Tất Tần Tật Cách Trả lời Phỏng Vấn Nhận Điểm Cộng Ngay Với Nhà Tuyển Dụng – Edumall Blog
Bạn mới ra trường nên chưa có kinh nghiệm phỏng vấn xin việc? Bạn lo sợ không biết cách trả lời phỏng vấn như thế nào để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng? Bạn không biết chuẩn bị gì khi đi phỏng vấn? Vậy thì còn ngần ngại gì nữa? Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây để biết được Vì sao cần chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn xin việc và cách trả lời? Đồng thời cũng tích lũy thêm cho mình những kỹ năng trả lời phỏng vấn thông minh nhất khi xin việc bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt, đặc biệt là các lỗi nên tránh để buổi phỏng vấn thêm hoàn hảo như ý bạn muốn nhé!
Mục Lục
Vì sao cần chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn xin việc và cách trả lời?
Số lượng sinh viên ra trường ngày càng nhiều và trình độ cũng ngày càng cao nên việc phỏng vấn cũng trở nên cạnh tranh hơn. Đứng trước một lượng hồ sơ nộp vào quá nhiều trong cùng một lúc mà ai trong họ cũng có năng lực thì buộc các nhà tuyển dụng phải “nâng cấp bộ câu hỏi” của mình lên để lựa chọn những ứng viên vừa giỏi nhưng cũng vừa phù hợp nhất.
Vì vậy, nếu không có sự chuẩn bị ở nhà thì bạn không thể đưa ra những câu trả lời hay và khéo léo nhất được. Và điều này dĩ nhiên sẽ khiến bạn mất điểm trong mắt của nhà tuyển dụng.
Hơn nữa, với tâm lý đã chuẩn bị sẵn, đã có kinh nghiệm trước thì khi đến phỏng vấn bạn cũng sẽ yên tâm và tự tin hơn. Đặc biệt là lúc đó bạn còn có thể làm chủ được các tình huống mà công ty đưa ra để “thử thách” mình.
Việc chuẩn bị sẵn sẽ cho người phỏng vấn thấy được bạn là một người nghiêm túc với công việc. Đó sẽ là một ấn tượng ban đầu khá tốt đối với người phỏng vấn.
Các câu hỏi phỏng vấn giới thiệu bản thân
Câu 1: Bạn hãy giới thiệu về bản thân mình
Đây là câu hỏi cực kỳ quen thuộc và luôn xuất hiện. Nó thường là câu hỏi mở đầu cho buổi phỏng vấn. Đây là cơ hội để bạn giới thiệu về những khả năng, điểm mạnh và những thành tựu mình đã đạt được,… nên hãy nắm bắt và sử dụng nó thật thốt nhé!
Khi trả lời phỏng vấn, bạn chỉ nên giới thiệu ngắn gọn về tên tuổi, tốt nghiệp trường nào vì đây là những thông tin mà trong CV bạn đã có sẵn rồi. Điều mà nhà tuyển dụng muốn nghe là những thông tin mới mà bạn không thể hiện trong CV. Vì vậy, hãy tập trung thời gian để nói nhiều hơn về những kinh nghiệm mình đã học được, những thành quả mà mình làm ra,… Chính những thông tin này mới cho người phỏng vấn thấy được bạn có năng lực đến đâu.
Đây là câu hỏi kinh điển và cực kỳ quen thuộc. Câu hỏi này thường mở đầu cho cuộc phỏng vấn. Hãy nắm ngay cơ hội này để giới thiệu về những khả năng, thói quen tốt trong nghề nghiệp của bạn… Hãy tập trung hướng câu nói của bạn vào công việc và những việc liên quan đến nghề nghiệp. Đừng làm mất thời gian của nhà tuyển dụng bằng cách dài dòng “tôi năm nay X tuổi, sinh ra tại tỉnh Y, tốt nghiệp trường đại học Z…”. Những thông tin này đã có trong CV của bạn.
Hãy đảm bảo rằng các vấn đề khi giải thích trong quá trình trả lời phỏng vấn được trình bày ngắn gọn, rành mạch, dễ hiểu gói gọn trọng 2 phút, tránh nói dài dòng, miên man tạo cảm giác chán nản cho người phỏng vấn hay nhà tuyển dụng.
Câu 2: Sở thích của bạn là gì?
Có thể bạn chưa biết, thông qua sở thích của một người mà người ta có thể sẽ đoán được phần nào tính cách của họ. Vì vậy, mục đích của câu hỏi này là để nhà tuyển dụng hiểu hơn về bạn, về con người của bạn, thông qua đó, họ sẽ biết được bạn có thực sự đam mê với công việc này không?
Vì vậy, hãy cân nhắc những sở thích lành mạnh như công việc xã hội, thể thao… để nhà tuyển dụng thấy được bạn là người sống có khoa học. Để cho câu trả lời thêm trọn vẹn, bạn nên để những sở thích liên quan đến công việc của mình lên trên đầu để tạo ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng.
Tuy nhiên, tuyệt đối không nhắc đến những sở thích vô bổ vì nó sẽ khiến bạn bị đánh giá chưa tốt trong mắt nhà tuyển dụng.
Câu 3: Ba từ để nói về bản thân bạn?
Với câu hỏi này, bạn cần tư duy thật nhanh về các yếu tố kiến mình trở nên nổi bật hơn trong mắt mọi người, những điều tốt đẹp mà người khác thường nói về bạn. Tuy nhiên, điều cần lưu ý là bạn phải luôn là chính mình, hãy trung thực với mọi câu hỏi của nhà tuyển dụng vì với kinh nghiệm lâu năm trong nghề thì chắc chắn họ sẽ biết được bạn đang nói thật hay nói dối về bản thân.
Xem thêm: Cách trả lời ấn tượng về bản thân khi phỏng vấn
Câu 4: Ba điểm tích cực mà người chủ nói về bạn?/Mọi người nhận xét về bạn như thế nào?
Nhìn vào thực tế, bạn sẽ thấy được rằng nếu như ai đó nói điều gì với bạn mà có kèm theo những “bằng chứng” để chứng minh thì lời nói của họ sẽ thêm tin tưởng hơn đúng không nào? Trong trường hợp này cũng vậy, đây là cơ hội tuyệt vời để bạn “khoe” với nhà tuyển dụng về những năng lực của bản thân mình thông qua sự xác nhận của một “nhân chứng” uy tín – sếp cũ.
Mọi người đều nói chung chung rằng bạn là một nhân viên chăm chỉ trong công việc, khéo léo trong cách ứng xử. Nếu chỉ trình bày một cách khái quát như vậy thì bạn dễ bị chìm nghỉm trong vô vàn hồ sơ sáng giá khác. Thay vào đó, bạn nên sáng tạo bằng cách kể một câu chuyện giữa bạn và đồng nghiệp và họ đã nhận xét như thế nào về bạn. Vì thực ra, người phỏng vấn sẽ muốn biết lý do tại sao mọi người nghĩ bạn xứng đáng với những mỹ từ đó hơn là những lời nói xuông.
Câu 5: Điểm mạnh/điểm yếu của bản thân?
Đây là câu hỏi luôn luôn xuất hiện trong buổi phỏng vấn. Vậy cách trả lời điểm yếu khi phỏng vấn như thế nào để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng?
Khi nghe đến điểm mạnh thì mọi người thường thao thao bất tuyệt về những gì bản thân mình có được. Tuy nhiên, cách trả lời này chưa hẳn đã đúng. Vì nếu với số lượng ứng viên đông, nhà tuyển dụng không có thời gian thì nó sẽ trở thành một điều gây khó chịu cho mọi người về sự lan man trong cách trả lời, làm mất thời gian của tập thể.
Thay vào đó, bạn hãy tóm tắt ngắn gọn những ưu điểm của bản thân và chắc chắn phải có những ưu điểm phù hơp với công việc để khả năng trúng tuyển cao hơn.
Đối với những điểm yếu, mọi người thường ngại nói ra vì sợ bị cười chê. Suy nghĩ này hoàn toàn sai vì trong cuộc sống không ai hoàn hảo cả, ai cũng phải có những khuyết điểm. Nhưng quan trọng là người đó có biết tìm cách khắc phục hay cứ mặc kệ để nó ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của mình hay không?
Vì vậy, hãy mạnh dạn trả lời những điểm yếu của bản thân mình cho nhà tuyển dụng biết nhưng hãy nhớ kèm theo những giải pháp khắc phục và cũng nên nói cho họ biết rằng với giải pháp này, bạn đã cải thiện được bao nhiêu phần trăm rồi. Như vậy, người phỏng vấn sẽ đánh giá được rằng bạn là người biết nhìn nhận lại và khắc phục những thiếu sót của chính bản thân mình.
Câu 6: Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?
Đây là câu hỏi mà người phỏng vấn muốn dùng nó để đánh giá sự chân thành của bạn, nên tốt hơn hết, hãy nói rõ về mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của bản thân, những dự định bạn sẽ quyết tâm để đạt được trong tương lai như sẽ thăng chức lên vị trí nào trong công ty, sẽ hoàn thành được bao nhiêu dự án lớn,…
Để trả lời tốt câu hỏi này, bạn nên tìm hiểu trước về mục tiêu, sứ mệnh của công ty trước khi đi phỏng vấn, từ đó đưa ra những mục tiêu của bản thân sao cho phù hợp nhất với công ty.
Hãy nhớ rằng, những mục tiêu kể đến phải có thể đạt được với năng lực bản thân của bạn. Nó không nên quá “ảo tưởng” xa vời. Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng nghĩ bạn là người kiêu căng đấy.
Câu 7: Các thành tích đã đạt được trong công việc?
Lại là một cơ hội tốt để bạn nói về những thành tựu của bản thân mình. Để câu trả lời thêm hay và có “trọng lượng” hơn thì hãy nhớ kèm theo những số liệu để chúng minh nhé!
Ngoài việc khoe những thành tích mà mình đạt được, bạn hãy cho nhà tuyển dụng biết cảm xúc của bạn khi đạt kết quả, những bài học rút ra từ các dự án đó. Nhà tuyển dụng có thể dựa voà câu hỏi này để thấy được sự tâm huyết của bạn với công việc, với các sản phẩm mình thực hiện, từ đó có cái nhìn tích cực hơn về bạn.
Câu 8: Thành tích lớn nhất bạn đã từng làm được trước đây là gì?
Câu hỏi này thường đi kèm với câu hỏi trên. Nếu ở trên bạn đã kể về các thành tích của mình, thì ở câu này hãy hạn chế nó lại vìnhà tuyển dụng “mắt thấy” hơn là “tai nghe”. Chính vì vậy, khi lựa chọn thành tích để trả lời, bạn cần nói đúng những gì mình đã làm được tránh phóng đại quá mức. Đừng thổi phồng những cống hiến của bạn cho công việc cũ vì nhà tuyển dụng không hề muốn nghe về những thành tích trước đây, thứ vốn không liên quan đến công việc của họ
Nếu bạn quá khoe khoang, bạn có thể bị loại vì nhà tuyển dụng không hề muốn nghe về những thành tích trước đây, thứ vốn không liên quan đến công việc của họ. Câu hỏi phỏng vấn của nhà tuyển dụng này vốn được đưa ra để đánh giá về sự khiêm nhường của bạn.
Câu 9: Kể về một câu chuyện ấn tượng của chính bạn khiến bạn tự hào?
Đối với câu hỏi này, nhà tuyển dụng quan tâm đến tính trung thực của câu chuyện và khả năng xử lý tình huống của bạn hơn là kết quả mà bạn đạt được. Vì vậy, hãy kể những câu chuyện có liên quan đến công việc mà bạn sắp làm, về một dự án mà bạn đóng vai trò quan trọng, về những khó khăn trong dự án đó và bạn đã làm thế nào để khắc phục chúng và hãy nhớ nhắc đến những lợi ích mà bạn đã mang lại cho công ty nhé.
Bạn nên hiểu rằng, câu chuyện này không đơn thuần chỉ để hỏi về năng lực, mà nó còn là cơ sở để nhà tuyển dụng đánh giá được kỹ năng xử lý tình huống, cách giải quyết vấn đề và đặc biệt là khả năng lên kế hoạch, chiến lược của bạn trong công việc. Nên dù kết quả của câu chuyện có tốt hay không thì bạn cũng cần nêu rõ cảm xúc của mình, bạn tự hào như thế nào về nó và hãy nói rằng đó là một trải nghiệm vô cùng quý giá với bản thân bạn và đừng quên nói đến việc bạn học được điều gì, rút được bài học gì từ câu chuyện đó.
Hiểu được vai trò quan trọng của Các Câu Hỏi Phỏng Vấn và Cách Trả Lời. Edumall xin tặng bạn “Khóa Học Kỹ Năng Tìm Việc Và Phỏng Vấn Xin Việc Hiệu Quả”. Để được trang bị đầy đủ kiến thức, thực hành các bài tập thực tế để cải thiện, nâng cao và phát triển kỹ năng giao tiếp của mình.
Câu 10: Kinh nghiệm của bạn trong công việc này?
Câu hỏi này thường dùng cho những người đã từng đi làm và có kinh nghiệm trong lĩnh vực sắp ứng tuyển. Cách để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng trong câu hỏi này là phải chân thật như cách bạn đang chia sẻ về những kinh nghiệm về cuộc sống của bản thân vậy. Đừng cố “nổ”, nói quá nhiều về những thứ mình không biết hoặc chưa bao giờ đụng tới. Vì nếu nhà tuyển dụng hỏi sâu về chuyên môn bạn sẽ bị “khớp” ngay.
Hãy thành thật nói ra những gì bạn được học hay những gì biết về công việc một cách ngắn gọn và đủ, cũng không nên kể chi tiết các công việc, quá dài dòng. Trong trường hợp bạn chưa có nhiểu kinh nghiệm, hãy rằng nói bạn đang muốn theo đuổi công việc này và dành nhiều thời gian học học, phát triển kỹ năng, bạn đang mong muốn tìm được một công ty tốt để gắn bó và cống hiến lâu dài.
Đối với các bạn sinh viên mới ra trường, khi chưa có bất cứ kinh nghiệm trong tay thì hãy nói về những việc mình đã làm được trong quá khứ mà nó có liên quan hay có thể giúp ích cho công việc này để thuyết phục nhà tuyển dụng.
Tuy nhiên, nên chú ý đến những gì bạn nói ra và những vì bạn viết trong các mẫu CV xin việc khi gửi cho nhà tuyển dụng. Đừng tạo ra sự khác nhau quá lớn giữa mục kinh nghiệm trong CV online và khi bạn trình bày thực tế.
Câu 11: Bạn làm cách nào để giải quyết áp lực?
Không có công việc nào mà không có áp lực. Vì vậy, khi gặp dạng câu hỏi này, bạn nên thể hiện rằng stress đi cùng với cơ hội để bộc phát tốt nhất và cho họ thấy rằng bạn có khả năng chịu được áp lực và có thể vượt qua được chúng.
Thực ra, nhà tuyển dụng cũng sẽ quan tâm hơn về cách bạn giải quyết và đối mặt với những áp lưc đó như thế nào? Do đó, hãy nói cho họ biết phương pháp bạn đã làm để cân bằng lại cuộc sống của mình. Có thể là thư giãn, nghỉ chơi, chơi thể thao, tập yoga hay thậm chí là nhờ đến sự giúp đỡ của những người xung quanh bạn.
Câu 12: Mô tả một chút về cách làm việc của bạn?
Thông qua việc hỏi về cách làm việc, nhà tuyển dụng có thể thấy được cách làm việc, cách tổ chức và quản lý công việc của bạn như thế nào. Một nhân viên ưu tú là người biết cách quản lý công việc của mình, thể hiện qua việc lên kế hoạch, báo cáo và theo dõi tiến độ công việc. Do đó, người phỏng vấn muốn đặt câu hỏi này để kiểm tra về năng lực làm việc, cách thức bạn xử lý công việc, đánh giá nó có thực sự phù hợp với văn hóa của công ty họ hay không.
Vì vậy, những mô tả bạn đưa ra nên thể hiện được rằng bạn là ngườil làm việc một cách khoa học và có hiệu quả, tốt nhất nên chuẩn bị câu trả lời ở nhà và luyện tập trả lời chúng.
Bạn có thể trả lời: “Tôi thích các công việc của mình được theo sát, qua các bản báo cáo, tôi thích làm việc theo kế hoạch vì nó giúp đạt hiệu quả cao hơn”, “Luôn tập trung tối đa khi làm việc, đây là cách giúp tôi hoàn thành tốt các mục tiêu đạt ra”, “Tôi thích ghi chép lại những gì mình học được, những kiến thức bổ ích, nó giúp tôi khá nhiều trong công việc”.
Xem thêm: 60+ câu hỏi khi đi phỏng vấn và cách trả lời hay nhất
Nhóm câu hỏi phỏng vấn đánh giá khả năng phản ứng
Câu 13: Bạn mong muốn gì ở công ty?
Câu hỏi này sẽ giúp bạn thấy được trách nhiệm mà bạn mong muốn công ty làm cho mình. Do đó, hãy nói thẳng thắng nói lên những nguyện vọng củ mình, những thắc mắc mà bạn còn băn khoăn về công việc, về quyền lợi hay những đãi ngộ mà công ty trợ cấp cho người lao động. Vì mục đích của câu hỏi này là để nhà tuyển dụng tìm ra được một ứng viên phù hợp với đặc thù tính chất công việc và phù hợp với ngân sách, chế độ đãi ngộ của công ty mà.
Câu 14: Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?
Đây là câu hỏi khá nhạy cảm vì nó đụng đến “tiền bạc” nhưng chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi trong những buổi phỏng vấn. Thực tế, các bạn sinh viên mới ra trường rất ngại khi được hỏi đến câu hỏi này vì nếu nhỡ nói cao quá thì sợ bị loại, nói thấp quá lại cảm thấy thiệt thòi hoặc có thể gây hiểu lầm cho nhà tuyển dụng về trình độ của bạn không được cao. Thực chất, không có cuộc trả giá nào ở đây cả vì mức lương đã được quy định theo từng vị trí trong công ty.
Vì vậy, tốt nhất, trước khi đến phỏng vấn bạn nên tìm hiểu kỹ về vị trí này có lương bao nhiêu trên mặt bằng chung, sau đó, dựa vào năng lực bản thân, những thứ bạn có thể làm được cho công ty để cân nhắc lên hay xuống so với mặt bằng chung đó.
Có 1 nguyên tắc khi trả lời câu hỏi trên là :
- Nếu mức lương <10 triệu thì sự chênh lệch giữa mức tối thiểu và tối đa là 1 triệu. Ví dụ như em mong muốn từ 5-6 triệu, hoặc từ 8-9 triệu
- Nếu mức lương >10 triệu khoảng cách chênh lệch là 2-3 triệu. Ví dụ: 12-15 triệu
- Nếu mức lương >20 triệu thì khoảng cách là 5 triệu. Ví dụ: 20-25 triệu
Ngoài lương ra, trong quá trình phỏng vấn, bạn cũng nên hỏi rõ ràng và cụ thể về những quyền lợi mà mình được hưởng như: Bảo hiểm xã hội, tiền phụ cấp xăng, ăn uống; Chế độ nghỉ thai sản … cho rõ ràng và cụ thể. Việc thẳng thắng với nhau ngay từ đầu sẽ giúp cả hai hiểu nhau hơn và tránh những sai lầm về sau.
Xem thêm: Những mẹo nhỏ khi deal lương bạn cần phải biết
Câu 15: Tại sao bạn chọn công ty chúng tôi?
Đối với câu hỏi này, bạn nên thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy tinh thần học hỏi và mong muốn được phát triển bản thân ở công ty. Ngoài ra, bạn cũng có thể nói rằng cảm thấy những định hướng của công ty sẽ phù hợp với những dự định sắp tới của mình trong tương lai.
Một số bạn chưa có kinh nghiệm nên đã trả lời một cách đơn giản à vô trách nhiệm như là “vì thấy có thông báo tuyển dụng nên đi”. Thay vào đó, bạn có thể trả lời rằng: “Tôi đã chọn ra một số công ty quan trọng có phương châm làm việc phù hợp với khả năng của tôi và công ty này nằm ở vị trí hàng đầu trong danh sách những lựa chọn ưa thích của tôi”.
Hãy cố gắng đưa ra những lý do cho thấy rằng bạn thực sự phù hợp với vị trí này trong công ty hơn ai hết.
Câu 16: Khả năng chịu áp lực trong công việc của bạn?
Nếu nhà tuyển dụng đã chủ động hỏi câu này nghĩa là công việc trong công ty cũng không hề nhẹ. Vì vậy, bạn cũng nên cân nhắc vể khả năng chịu đựng áp lực của bản thân mình xem có đủ sức để “gánh” được không?
Hơn nữa, qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng mong muốn nhận được các câu trả lời về cách bạn đối mặt với áp lực và khả năng xử lý chúng ra sao, thông qua đó có thể đánh giá được mức độ phù hợp của bạn đối với công ty ra sao.
Câu 17: Nếu được tuyển dụng bạn sẽ làm gì?
Người phỏng vấn hỏi câu này nhằm muốn biết bạn có thực sự có trách nhiệm trong công việc hay không? Và đặc biệt là những dự định và kết hoạch của bạn trong tương lai đối với công ty. Bạn nên đề cao tinh thần ham học hỏi, nâng cao kĩ năng và nghiệp vụ của bản thân trong câu trả lời của mình để nhà tuyển dụng thấy được rằng bạn thực sự có quyết tâm và đam vê với công việc này.
Câu 18: Bạn nghĩ sao về việc phải đi công tác?
Thực tế, chủ yếu câu hỏi này được đặt ra là để nhà tuyển dụng biết được thái độ và trách nhiệm của bạn so với gia đình là như thế nào, mức độ ưu tiên của bạn so với công việc. Vì vậy, ở đây không thể nào có câu trả lời chính xác được vì nó còn tùy thuộc vào hoàn cảnh gia đình, vào sức khỏe của bản thân và định hướng của bạn
Công tác là thứ không thể tránh khỏi đi đi làm. Nếu còn trẻ, còn độc thân, còn muốn trải nghiệm thì hãy “say yes” với việc đi công tác vì ở đó sẽ có rất nhiều thứ mới lại để bạn khám phá. Hơn nữa, đây còn là cơ hội để bạn chứng tỏ năng lực bản thân của mình đối với sếp, vậy thì tại sao lại từ bỏ chứ? Hãy nghĩ kỹ lại xem, nếu bạn được sếp tin tưởng và chọn đi công tác thì có phải là bạn đang giữ vai trò rất quan trọng và được tín nhiệm đúng không nào?
Tuy nhiên, bạn cũng nên hỏi rõ về mật độ và thời gian đi công tác như thế nào để có thể sắp xếp và cân bằng giữa công việc, gia đình và cuộc sống riêng của bản thân.
Câu 19: Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?
Thật sai lầm khi bỏ lỡ cơ hội đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng. Vì ở một số công ty, nếu ứng viên không hỏi gì thì đồng nghĩa với việc họ sẽ bị đánh rớt. Vì thế, bạn nên đặt ra những câu hỏi mà mình “lấn cấn” về công việc, về đãi ngộ hay về cả tiền lương của mình. Đừng ngại gì mà hãy hỏi hết những thắc mắc bạn nhé, nhà tuyển dụng luôn sẵn sàng để trả lời các câu hỏi của bạn. Nếu không còn câu hỏi nào, bạn có thể hỏi về văn hóa hay môi trường làm việc của doanh nghiệp để xem nó có thực sự phù hợp với mình không.
Tuy nhiên, bạn cần tránh những thông tin mà nó đã hiện sẵn ra trước mắt và có thể tự tìm hiểu được. Điều này sẽ khiến bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng vì lý do không chịu tìm hiểu kỹ về công ty đấy.
Câu 20: Bạn đã tìm hiểu về công ty chưa?
Câu hỏi này sẽ giúp công ty biết được bạn có sự chuẩn bị cho buổi phỏng vấn này hay không. Bằng việc nắm rõ kiến thức và định hướng của công ty, xác định mục tiêu của tổ chức, doanh nghiệp mà bạn đang muốn tham gia, bạn sẽ khiến nhà tuyển dụng hài lòng hơn về sự đầu tư của mình.
Khi được công ty hỏi câu này, bạn không nên chỉ trả lời là “có” hoặc “không” mà hãy nói thêm những gì bạn đã biết và tìm hiểu được về công ty. Qua đó, thể hiện rằng bạn có sự nghiêm túc với công việc này.
Câu 21: Bạn nghĩ mình có phù hợp với vị trí này không?
Ở câu hỏi này, bạn có thể nói lên những điểm mạnh, kinh nghiệm của bản thân và những gì sẽ làm được cho công ty để thể hiện rằng mình thực sự nổi bật và vượt trội hơn so với những ứng viên khác. Hãy là chính mình khi đứng trước người phỏng vấn, nêu lên những chuẩn bị đã tìm hiểu về việc bạn định ứng tuyển và trình bày kế hoạch của mình để phát triển công việc đó.
Mặt khác, bạn cũng không nên nói quá “lố” về năng lực của bản thân mình. Vì nếu khi vào làm việc bạn không thể chứng minh cho công ty thấy được thì dĩ nhiên bạn sẽ bị mất lòng tin nơi nhà tuyển dụng và nặng hơn nữa là có thể bị xa thải.
Câu 22: Nếu chúng tôi không chọn bạn thì bạn có gì để nói không?
Câu hỏi này dễ gây ra sự “tụt mood” của ứng viên vì nghĩ rằng mình không đậu phỏng vấn. Nhưng không sao, bạn đừng lo, đây chỉ là một câu hỏi để thửtphản ứng của ứng viên xem thái độ của ứng viên ra sao, nên hãy thoải mái và trả lời nhé.
Để trả lời câu hỏi này, điều đầu tiên là bạn phải thực sự tự tin vào năng lực của bản thân mình rằng không được chọn không có nghĩa là bạn không giỏi, mà có thể là do bạn chưa thực sự phù hợp với môi trường ở công ty này. Hãy vui vẻ nói rằng bạn sẵn sàng chấp nhận dù kết quả có ra sao vì đằng nào chính bạn cũng đã cố gắng hết sức và đã không từ bỏ cơ hội để thử thách bản thân mình và nhớ nói với họ rằng buổi phỏng vấn này cũng để lại cho bạn một trải nghiệm thú vị, đáng nhớ.
Câu 23: Tưởng tượng 5 năm sau bạn sẽ như thế nào?
Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong tương lai có phù hợp với định hướng của công ty trong vài năm tới không? Nên họ sẽ không quan tâm đến việc bạn muốn leo cao đến đâu mà muốn biết bạn có những kỹ năng và kế hoạch gì để thực hiện mục tiêu đã đề ra. Bạn không nên trả lời quá dè chừng hay phóng đại so với khả năng thực của mình.
Trong trường hợp này, nếu thực sự nghiêm túc và muốn phát triển ở công ty này thì hãy đề cập đến mục tiêu công việc và bạn có thể đóng góp gì cho công ty. Bạn nên nói rằng: “Tôi hy vọng công việc này sẽ là cơ hội để tôi có thể phát huy hết khả năng của mình và đóng góp vào thành tích chung của công ty”. Bạn cũng có thể chia sẻ được những điều bạn muốn cải thiện hoặc nâng cao trong tương lai gần, tuy nhiên phải cẩn thận nếu đó không phải là phạm vi mà bạn có thể can thiệp.
K
ỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc với những câu hỏi khó
Câu 24: Vì sao bạn muốn ứng tuyển vị trí này?
Khi hỏi câu này nghĩa là nhà tuyển dụng đang muốn biết rằng ứng viên của mình có tìm hiểu và có thực sự hiểu về vị trí mà mình đang ứng tuyển không. Vì vậy, một trong những cách tốt nhất để trả lời câu hỏi này là đề cập đến kinh nghiệm ở một vị trí trương đương, thể hiện sự đam mê nghề nghiệp mà bạn đang theo đuổi, thể hiện sự cầu tiến trong lĩnh vực bạn muốn chinh phục và cuối cùng hãy khẳng định năng lực của bạn hoàn toàn phù hợp đối với vị trí công ty đang tuyển.
Có thể sử dụng cách trả lời “Đây là vị trí công việc yêu thích của tôi, tôi đã dành nhiều thời gian để học tập và hoàn thiện các kỹ năng, tôi muốn đây là công việc gắn bó lâu dài với mình”
Một nhà tuyển dụng thông minh sẽ không bao giờ từ chối một ứng viên đã có kinh nghiệm và muốn cống hiến hết mình với công ty, nhưng nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm hãy thể hiện sự thích thú và đam mê với vị trí này và mong muốn được cống hiến và hoàn thiện thêm bản thân. Vì vậy, nếu bạn may mắn tìm được một công ty có lý tưởng và tầm nhìn phù hợp với mình, thì hãy biết nắm bắt cơ hội khôn khéo làm nổi bật điểm mạnh của bản thân để khiến mình nổi bật hơn so với các đối thủ trong buổi phỏng vấn.
Câu 25: Bạn sẽ hợp tác với chúng tôi bao lâu?
Đây là câu hỏi mà nhà tuyển dụng muốn kiểm tra xem mức độ trung thành của bạn với công ty là đến đâu. Nếu khôn ngoan, bạn không nên nói ra thời gian cụ thể vì nó sẽ làm cho nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn không có ý định gắn bó lâu dài với công ty. Thay vào đó, hãy đưa ra câu trả lời làm rõ ý định muốn nghiêm túc và gắn bó với công ty lâu nhất có thể. Nên đưa ra các câu trả lời có ý như: “tôi muốn gắn bó lây dài, chỉ cần công việc tốt và có cơ hội phát triển bản thân” hay “trước khi nộp đơn ứng tuyển tôi đã tìm hiểu rất kỹ về công ty, nên tôi rất mong muốn có thể hợp tác lâu dài cùng công ty”.
Câu 26: Bạn nghĩ gì về việc làm tăng ca?
Mục đích của câu hỏi này để nhà tuyển dụng “dò” xem ứng viên của mình có tinh thần trách nhiệm với công việc hay không. Thực tế, vấn đề mang việc về nhà là không thể tránh khỏi vì không phải công việc lúc nào cũng như ý muốn nên bắt buộc bạn phải “tăng ca” để giải quyết cho kịp tiến độ 2 bên.
Việc trả lời có sẽ thể hiện sự chủ động và trách nhiệm của bạn với công việc. Bạn có thể trả lời: “Tôi thấy việc tăng ca là bình thường và hầu hết các công ty đều có, tăng ca giúp tiến độ công việc được đảm bảo, các hoạt động của công ty không bị ảnh hưởng”, “Nếu việc tăng ca giúp cho hoàn thành mục tiêu, tôi nghĩ việc tăng ca sẽ được các nhân viên đồng ý”,…
Câu 27: Theo bạn nên làm việc độc lập hay theo nhóm?
Khi đi làm, kỹ năng làm việc nhóm hay làm việc cá nhân đều quan trọng như nhau. Bạn nên có cả 2 để đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng trong mọi hoàn cảnh. Khi đặt ra câu hỏi này nghĩa là công ty muốn biết bạn có khả năng làm việc một mình hay phối hợp với đồng nghiệp.
Nếu có thể, hãy nói với họ rằng cả 2 đều tốt, cả 2 bạn đều có thể làm được và để công việc đạt hiệu quả cao nhất cần có sự kết hợp của cả 2. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy được bạn là người có khả năng làm việc theo nhóm và làm việc độc lập tốt, khả năng phối hợp, trao đổi với đồng nghiệp để giải quyết vấn đề, cho thấy bạn có khả năng tập trung cao độ, biết cách để tìm ra hướng xử lý công việc một mình.
Câu 28: Sếp của bạn sai, hay cần góp ý bạn sẽ làm gì?
Thực tế, một số công ty đánh giá rất cao những ý kiến đóng góp mang tính tích cực của nhân viên để hoàn thiện hơn nên họ mong muốn cấp dưới của mình nhìn lại cách làm việc của sếp xem nó có thực sự phù hợp hay không. Vì chỉ những người này mới làm việc trực tiếp và hiểu cách làm việc của sếp mình nhất. Do đó, bạn đừng suy nghĩ quá sâu xa khi gặp câu hỏi này.
Hãy thẳng thắn cho họ biết rằng, trong trường hợp sếp sai, nếu nó liên quan tới vấn đề công việc bạn có thể trao đổi trực tiếp với sếp một cách thẳng thắn, người lãnh đạo sáng suốt sẽ biết cách sử dụng các thông tin có ích, tránh việc trao đổi, to tiếng trong cuộc họp hay khi sếp đang nóng giận.
Tuy nhiên, khi góp ý, thái độ của bạn sẽ quyết định việc sếp bạn có lắng nghe những góp ý đó không. Vì vậy nên bạn cần nói với thái độ kính trọng và chân thành, thực sự muốn góp ý chứ không phải là chê bai. Ngoài ra, nếu góp ý thì bạn cũng nên nêu ra những dẫn chứng để chứng minh và đưa ra những giải pháp phù hợp để làm rõ quan điểm của mình.
Câu 29: Bạn coi trọng điều gì hơn giữa tiền và công việc?
Thực ra, với câu hỏi này, nhà tuyển dụng không quan tâm bạn muốn chọn cái gì mà thứ họ muốn đề cập đến là bạn làm cách nào để vừa đạt được tiền mà cũng có thể hoàn thành công việc. Nên hãy trả lời với nhà tuyển dụng rằng cả 2 đều quan trọng và là 2 yếu tố luôn đi với nhau. Đồng thời cũng phải nói ra rằng cách để bạn kiếm tiền hiệu quả nhất đó là hoàn thành trọn vẹn công việc mà mình đang làm.
Câu 30: Bạn nghĩ mình có gì để hoàn thành được công việc chúng tôi giao?
Tất nhiên câu trả lời của bạn sẽ phải khẳng định rằng bạn có thể hoàn thành được công việc dưới dự hướng dẫn của họ vì bạn là “người mới” thì sẽ không thể nào biết hết những nguyên tắc cũng như cách làm việc của công ty. Nhưng đến khi đã hiểu và nắm kịp tiến độ công việc thì bạn có thể tự làm và chủ động với công việc được.
Bên canh đó, bạn cũng nên kể ra những ưu điểm về kỹ năng cũng như kinh nghiệm của mình mà phù hợp với công việc đó để nói rằng nếu được chỉ dẫn tận tình, bạn sẽ tự ý thức và quyết tâm để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Hoàn thành công việc đúng với yêu cầu từ công ty giao sẽ tốt hơn là hoàn thành một cách đối phó, không quan tâm đến.
Các câu hỏi phỏng vấn về sự phù hợp với công ty
Câu 31: Khi nào bạn có thể bắt đầu?
Bạn nên cảnh giác trước câu hỏi này vì một vài lý do. Đầu tiên, khi nhận câu hỏi này không đồng nghĩa với việc bạn đã “pass” nên đừng vui mùng vội. Nếu vẫn đang làm việc ở công ty khác, bạn nên nói thằng thời gian kết thúc và bàn giao công việc với nhà tuyển dụng để họ có thể sắp xếp công việc cho bạn. Mặt khác, nếu bạn có thể đi làm ngay lập tức (và họ biết bạn hiện không làm việc), bạn chắc chắn có thể nói bạn có thể bắt đầu vào ngày mai.
Việc bạn sẵn sàng và hứng thú để chào đón một công việc mới tại một môi trường mới luôn là điều tốt.
Câu 32: Điều gì là động lực giúp bạn hăng say làm việc?
Theo quán tính, bạn sẽ nghĩ đến tiền thưởng đầu tiên nhưng nó không nên được nói ra đầu tiên với nhà tuyển dụng. Vì thứ họ mong đợi đó là sự đam mê của bạn với công việc, là sự hứng thú với môi trường làm việc và đặc biệt là niềm vui của bạn khi vượt qua một thử thách. Đó mới chính là động lực trong sáng để giúp bạn tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Câu 33: Bạn thích làm việc trong môi trường nào nhất?
Bạn là người quyết định cho câu trả lời này. Vì muốn ứng tuyển vào vị trí nào thì hãy hướng mình đến những câu trả lời liên quan đến vị trí đó. Ví dụ nếu muốn ứng tuyển vào vị trí marketing thì hãy nói rằng bạn thích làm việc trong môi trường năng động, sáng tạo, thích làm việc nhóm. Còn nếu vị trí tuyển dụng thiên về nghiên cứu và làm việc một mình, hãy trả lời rằng bạn hoàn toàn có thể làm việc theo nhóm, nhưng bạn thích làm việc độc lập hơn.
Câu 34: Loại môi trường làm việc nào giúp bạn thúc đẩy năng suất làm việc của bạn nhiều nhất? Tại sao?
Dù làm việc nhóm hay làm việc cá nhân thì đều phải có cả 2 mặt tích cực và tiêu cực. Chính vì vậy, câu trả lời của bạn không nên phủ định một môi trường làm việc nào đó là tốt hay không tốt. Thay vào đó, bạn có thể nói lên những mặt tích cực của 2 môi trường và lựa chọn hình môi trường mình phù hợp hơn để cho nhà tuyển dụng thấy bạn có cái nhìn đa chiều. Và quan trọng nhất là đừng quên nêu kèm lý do tại sao bạn lại chọn môi trường đó nhé!
Ví dụ câu trả lời phỏng vấn như: “Tôi đã từng làm việc ở cả hai môi trường và tôi nhận thấy môi trường nào cũng có những mặt tích cực và hạn chế riêng. Theo tôi, lựa chọn môi trường làm việc nào thì tùy thuộc vào loại hình công việc, tính chất công việc. Có những dự án tôi cần phải làm việc một cách độc lập, tự đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm, làm chủ dự án, những lúc đó tôi cảm thấy mình hoạt động hết công suất và vận dụng hết khả năng của bản thân. Cũng có những dự án tôi làm việc theo nhóm vì tính chất công việc đòi hỏi các thành viên phải phối hợp với nhau, cùng nhau suy nghĩ và thực hiện”.
Câu 35: Lí do nào sẽ khiến bạn từ bỏ công việc ngay trong tháng đầu tiên?
Qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết được rằng nguyên nhân đầu tiên nào sẽ tác động mạnh nhất đến bạn để khiến bạn nghỉ việc. Bạn hãy khéo léo thể hiện mình là một người có sự quyết tâm, đã làm thì sẽ làm đến cuối cùng. Chỉ khi nào lý do nghiêm trọng quá thì mới dừng giữa chừng. Ví dụ như công ty không làm đúng những gì mà công ty cam kết, hoặc công ty không nhận được những giá trị mà bạn đem lại, bạn không phù hợp với công ty,…
Dù là lý do nào thì bạn cũng hãy cố gắng đưa ra câu trả lời phù hợp mà không ảnh hưởng gì đến kết quả phỏng vấn của mình. Đừng đưa ra câu trả lời như mục tiêu nghề nghiệp của bạn thay đổi hay môi trường không phù hợp, quản lý khó tính,… Vì nó thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp của bạn trong việc lựa chọn môi trường làm việc.
Câu 36: Khi nào anh/chị cảm thấy hài lòng với công việc nhất?
Câu hỏi này muốn nói đến động lực nào để khiến bạn làm việc tốt hơn cũng như qua đó có thể tìm hiểu thêm về sở thích của bạn. Vì vậy, bạn hãy tham khảo cáchh trả lời sau: “Ở công việc cũ tôi hài lòng nhất là được tiếp xúc với khách hàng, được hiểu họ và giải quyết những khúc mắc của họ để sản phẩm và dịch vụ của công ty tốt hơn và khách hàng hài lòng hơn”.
Các câu hỏi khi phỏng vấn việc làm cũ
Câu 37: Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?
Sự khéo léo của bạn dẽ được thể hiện qua cách trả lời câu hỏi này. Vì nếu nghỉ việc trong vui vẻ thì mọi thứ sẽ khác. Nhưng nếu lý do nghỉ của bạn không mấy tốt đẹp thì đừng nên nhắc đến nó trước mắt nhà tuyển dụng. Bạn hãy nhớ rằng, điều tối kỵ trong các buổi phỏng vấn là nói xấu sếp cũ, công ty cũ hay đồng nghiệp cũ của mình. Vì vậy, nếu bạn cứ thành thật mà trả lời do nội quy quá khắt khe, xung đột với đồng nghiệp hay do bất bình với sếp thì sẽ có thể bị loại ngay từ vòng gửi xe.
Vây trong trường hợp này phải trả lời như thế nào để vẹn cả đôi đường? Hãy trả lời câu hỏi phỏng vấn này bằng nhưng câu đại loại như: Định hướng phát triển của công ty cũ không còn phù hợp, bạn không được làm công việc như mong muốn (công việc bạn đang ứng tuyển), cơ hội để phát triển bản thân không cao, muốn tìm một môi trường làm việc mới năng động hơn, cơ hội phát triển và học hỏi cao hơn để có thể cống hiến lâu dài.
Các công ty sẽ thấy bạn là người thực sự đang muốn tìm một môi trường mới tốt hơn, do đó đừng quên đưa thêm lý do là: Qua tìm hiểu tôi được biết công ty có định hướng phát triển tốt, môi trường làm việc và các chế độ phù hợp với những gì tôi mong muốn.
Câu 38: Điều gì ở đồng nghiệp khiến bạn khó chịu?
Kể ra các điểm xấu của đồng nghiệp cũ là một sai lầm lớn của bạn, nó cho thấy bạn là người hay để ý và rất nhỏ nhen, có thể gây ảnh hưởng tới công ty họ sau này, cách trả lời phỏng vấn khi gặp câu hỏi này là nên khôn khéo đưa ra các câu trả lời rằng bạn kết hợp khá ăn ý với các đồng nghiệp, cho thấy bạn là người hòa đồng có thể hợp tác với nhiều người khác nhau vì mục đích công việc.
Như đã nói ở trên, đây chỉ là một cái “bẫy” nên bạn cần phải xử lý nó thật khéo léo. Thay vì kể ra những điểm xấu của đồng nghiệp cũ, bạn có thể nói rằng họ đã giúp đỡ bạn như thế nào, sự ăn ý của cả 2 bên ra sao. Cách trả lời này còn cho thấy bạn là người hòa đồng có thể hợp tác với nhiều người khác nhau vì mục đích công việc.
Câu 39: Kể một chút về sếp cũ hay công ty cũ của bạn?
Lại là một câu hỏi đánh vào tâm lý “bức xúc” của nhân viên khi nghỉ việc ở công ty cũ vì những lý do không hay. Tuy nhiên, đừng vì bất cứ lý do nào mà nói xấu công ty cũ cũng như sếp cũ của bạn, vì nếu nói thẳng ra thì diều này sẽ thực sự ảnh hưởng đến kết quả phỏng vấn của bạn. Vì vậy, dù có ra sao đi nữa thì hãy nói rằng bạn đã được học hỏi và giúp đỡ rất nhiều từ công ty hay sếp cũ củ mình và đây là một trải nghiệm cực kỳ quý giá của bạn trong thời gian qua.
Câu 40: Trong công việc cũ, bạn từng có thành tích gì?
Hãy kể ra 2 – 3 dự án bạn đã từng đảm nhận và thành công. Trong dự án đó, bạn đã đảm nhận vai trò gì? Đã làm gì để hoàn thành tốt những dự án đó? Và những thứ bạn đã học được từ những người cùng làm việc với mình trong dự án đó. Lưu ý rằng bạn nên chọn những dự án thành công về chất lượng hơn là nói về những dự án mà bạn đã kiếm được kha khá tiền thưởng.
Tuy nhiên, khi khoe về thành tích, hãy nhớ để kèm theo các số liệu gần đúng để chứng minh nhé> Nó sẽ tạo sự tin tưởng với nhà tuyển dụng hơn là việc bạn chỉ nói khơi khơi.
Cách trả lời phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh
Câu 1: Tell me a little about yourself. (Hãy giới thiệu một chút về bản thân bạn)
→ I’m Ngan. 23 years old this year. I live in Da Nang. I graduated from Da Nang University of Economics with a major in Hospitality Management. I’m a hard worker and I like to take on a variety of challenges. My hobbies include badminton, reading book and traveling.
(Tôi là Ngân. Năm nay 23 tuổi. Tôi tốt nghiệp Đại học Kinh tế Đà Nẵng với chuyên ngành Quản trị khách sạn. Tôi là một người làm việc chăm chỉ và muốn đón nhận nhiều thử thách. Sở thích của tôi là cầu lông, đọc sách và đi du lịch.)
Câu 2: What are your strengths? (Thế mạnh của bạn là gì?)
→ My strongest trait is in customer service. I listen and pay close attention to my customer’s needs and I make sure they are more than satisfied. And I’m good at keeping a team together and producing quality work in a team environment.
(Điểm mạnh nhất của tôi là về dịch vụ khách hàng. Tôi luôn lắng nghe và chú ý kỹ tới nhu cầu khách hàng và làm cho họ cảm nhận được cảm giác hơn cả hài lòng. Tôi cũng phối hợp rất tốt khi làm việc nhóm với mọi người.)
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số cụm từ để giới thiệu về thế mạnh của bản thân bên dưới:
- To be punctual – to be on time (đúng giờ):
“I’m a punctual person. I always arrive early and complete my work on time. My previous job had a lot of deadlines and I made sure that I was organized and adhered to (respected) all my jobs”
(Tôi là người đúng giờ. Tôi luôn đến sớm và hoàn thành công việc. Công việc trước đây của tôi luôn kèm theo yêu cầu về thời hạn và tôi phải đảm bảo rằng mình làm việc có kế hoạch và tuân thủ quy tắc công việc).
- To be a team-player – to work well with others (Làm việc nhóm tốt)
“I consider myself to be a team-player. I like to work with other people and I find that it’s much easier to achieve something when everyone works together and communicates well”.
(Tôi coi mình là một phần của tập thể. Tôi thích làm việc với người khác và nhận thấy dễ thực hiện mục tiêu hơn nếu mọi người cùng phối hợp và trao đổi).
- To be ambitious – to have goals (có tham vọng)
“I’m ambitious. I have always set myself goals and it motivates me to work hard. I have achieved my goals so far with my training, education and work experience and now I am looking for ways to improve myself and grow”.
(Tôi là người có tham vọng. Tôi luôn đặt cho mình mục tiêu và chúng thúc đẩy tôi làm việc chăm chỉ. Tôi đạt được mục tiêu bằng kinh nghiệm, đào tạo, học vấn và làm việc. Hiện, tôi đang tìm cách cải thiện và phát triển bản thân).
- To take initiative – to do something without having to be told to do it (chủ động, làm gì đó mà không cần được yêu cầu)
“When I work, I always take initiative. If I see something that needs doing, I don’t wait for instruction, I do it. I believe that to be get anywhere in life, you need this quality”
(Khi làm việc, tôi luôn chủ động. Nếu thấy có điều gì cần làm, tôi không đợi chỉ dẫn mà sẽ làm luôn. Tôi tin rằng để đến bất cứ đâu trong cuộc sống, bạn cần phải có phẩm chất này).
Một số phẩm chất khác gồm: “to keep your cool” (bình tĩnh), “focused” (tập trung) “confident” (tự tin), “problem-solver” (người giải quyết vấn đề)…
Một số câu hỏi khác nhưng vẫn có thể trả lời theo cách nói về thế mạnh bản thân:
- “Why do you think we should hire you?” (Tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn?)
- “Why do you think you’re the best person for this job?” (Tại sao bạn nghĩ bạn phù hợp nhất với công việc này?)
- “What can you offer us?” (Bạn có thể mang đến cho chúng tôi những gì?)
- “What makes you a good fit for our company?” (Điều gì khiến bạn phù hợp với công ty chúng tôi?)
Câu 3: What are your weaknesses? How do you improve that? (Điểm yếu của bạn là gì? Bạn đã cải thiện điều đó như thế nào?)
→ This might be bad, but in college I found that I procrastinated a lot. I realized this problem, and I’m working on it by finishing my work ahead of schedule.
(Điều này có thể là xấu, nhưng ở đại học, tôi thường hay trì hoãn. Tôi đã nhận ra vấn đề này, và đang cải thiện bằng cách hoàn thành công việc trước thời hạn.)
Câu 4: What are your short term goals? (Mục tiêu ngắn hạn của bạn là gì)
→ My short term goal is to find a position where I can use the knowledge and strengths that I have. I want to partake in the growth and success of the company I work for.
(Mục tiêu ngắn hạn của tôi là tìm một vị trí mà tôi có thể sử dụng kiến thức và thế mạnh mà tôi có. Tôi muốn cùng chia sẻ sự phát triển và thành công của công ty mà tôi sẽ làm việc.)
Câu 5: What are your long term goals? (Mục tiêu dài hạn của bạn là gì?)
→ I want to become a Front Office Manager in 10 years. I want to make a difference and I’m willing to work hard to achieve this goal. I don’t want a regular career, I want a special career that I can be proud of.
(Tôi muốn trở thành Trưởng bộ phận lễ tân trong vòng 10 năm nữa. Tôi muốn tạo nên sự khác biệt và sẵn sàng làm việc chăm chỉ để đạt được mục tiêu này. Tôi không muốn có một sự nghiệp bình thường, tôi muốn có một sự nghiệp đặc biệt mà tôi có thể tự hào.)
Câu 6: If you could change one thing about your personality, what would it be and why? (Nếu bạn có thể thay đổi một điều về tính cách của bạn, thì đó là gì và tại sao?
→ I get easily frustrated at people who don’t work very hard. But I know people have different work styles and different work habits. So if I could change something, I would like to be more understanding.
(Tôi dễ thất vọng với những người làm việc không chăm chỉ. Nhưng tôi biết mọi người đều có những phong cách và thói quen làm việc khác nhau. Vì vậy, nếu có thể thay đổi một điều gì đó, tôi muốn mình thấu hiểu mọi người nhiều hơn.)
Câu 7: What does success mean to you? (Theo bạn thành công có nghĩa là gì?)
→ Success means to achieve a goal I have set for myself.
(Thành công có nghĩa là đạt được mục tiêu mà tôi đã đặt ra cho bản thân mình.)
Câu 8: What does failure mean to you? (Vậy với bạn thất bại có nghĩa là gì?)
→ I think to fail at something is making a mistake and not learning anything from it.
(Tôi nghĩ rằng thất bại trong việc gì đó là phạm sai lầm và không học được bất cứ điều gì từ nó.)
[9] Are you an organized person? (Bạn có phải là người óc tổ chức không?)
→ I think I’m quite organized. I like my documents and papers in a way where I can retrieve them quickly. I also organize my work in a way where it’s easy to see exactly what I’m doing .
(Tôi nghĩ là tôi khá có tổ chức. Tôi thường đặt tài liệu và giấy tờ của mình ở nơi mà mình có thể lấy chúng nhanh chóng. Tôi cũng tổ chức công việc theo cách dễ dàng thấy được chính xác những gì tôi đang làm.)
Câu 9: In what ways do you manage your time well? (Bạn quản lý thời gian của mình bằng cách nào?)
→ I manage my time well by planning out what I have to do for the whole week. It keeps me on track and even helps me to be more efficient.
(Tôi quản lý thời gian của mình tốt bằng cách lập kế hoạch cho những việc tôi phải làm trong cả tuần. Nó giúp tôi theo dõi việc mình đang làm và thậm chí đạt hiệu quả cao hơn.)
Câu 10: How do you handle change? (Bạn ứng phó với sự thay đổi thế nào?)
→ I’ve experienced many changes previously. I handle the situation by quickly coming up to speed on the changes and applying myself to make them a success.
(Trước kia tôi đã trải qua nhiều sự thay đổi. Tôi đã ứng phó bằng cách nắm bắt thật nhanh thông tin về những thay đổi và làm việc chăm chỉ để đem lại thành quả.)
Câu 11; How do you make important decisions? (Bạn thường đưa ra những quyết định quan trọng như thế nào?)
→ Important decisions are made by knowledge through information and wisdom through experience. I’ll gather all the information I can and then apply my experience while analyzing the information. With this combination, I’m confident I’ll make the correct important decisions.
(Những quyết định quan trọng được đưa ra bằng sự hiểu biết thông qua thông tin và bằng sự sáng suốt thông qua kinh nghiệm. Tôi sẽ thu thập tất cả các thông tin mà tôi có thể tìm thấy và sau đó áp dụng kinh nghiệm của mình trong lúc phân tích các thông tin này. Bằng sự kết hợp đó, tôi tin là tôi sẽ đưa ra được các quyết định quan trọng đúng.)
Câu 12: Which category do you fall under? A person who anticipates a problem well, or a person who reacts to a problem well? (Bạn được xếp vào loại người nào? Một người có thể lường trước được một rắc rối giỏi, hay một người phản ứng lại một rắc rối giỏi?)
→ I think it’s good to be good at both. But in my experience, I realized I react to problems better.
(Tôi nghĩ nếu là cả hai thì tốt. Nhưng với tôi, tôi nhận ra mình phản ứng lại những rắc rối giỏi hơn.)
Câu 13: Are you a risk taker or do you like to stay away from risks? (Bạn là người chấp nhận rủi ro hay bạn là người tránh xa những rủi ro?)
→ I think it’s important to take some risks. If that’s what I’m really passionate about, I would definitely try. So I’m more of a risk taker.
(Tôi nghĩ liều lĩnh quan trọng lắm. Tôi đó là điều tôi thực sự đam mê thì nhất định tôi sẽ thử. Do đó, tôi là người chấp nhận rủi ro nhiều hơn.)
Câu 14: Why should I hire you? (Tại sao chúng tôi nên chọn bạn?)
→ There are two reasons I should be hired. First, my qualifications match your needs perfectly. Second, I’m excited and passionate about this hospitality industry and will always give 100%.
(Có hai lý do để anh/ chị nên chọn tôi. Thứ nhất, khả năng của tôi hoàn toàn phù hợp với các yêu cầu công việc. Thứ hai, tôi yêu thích ngành dịch vụ khách sạn và sẽ luôn luôn cống hiến 100% sức lực của mình cho công việc.)
Câu 15: Tell me about a time you made a mistake. (Hãy kể cho chúng tôi nghe về một lần bạn phạm sai lầm)
→ I was given a project to complete in a week. I understood the project, but I misinterpreted one section. After completing the project, I was told by my manager that it was done incorrectly. I really made a mistake by assuming incorrectly in one of the sections instead of asking for clarification. I realized for myself the lesson is to clarify all the issues that I don’t understand.
(Tôi được giao cho một dự án phải hoàn thành trong vòng một tuần.Tôi nắm được dự án đó nhưng lại hiểu sai 1 phần dự án. Sau khi hoàn thành dự án, người phụ trách đã nói với tôi dự án hoàn thành không đúng. Tôi thật sự mắc sai lầm do đã giả định sai một trong các phần của dự án thay vì hỏi để được giải thích chi tiết. Tôi nhận ra bài học là hãy làm rõ tất cả những vấn đề mà mình chưa hiểu.
Câu 16: What extracurricular activities were you involved in? (Bạn đã tham gia các hoạt động ngoại khóa gì?)
→ I was involved in our school newspaper. I was one of the writers for two years. I have also participated in volunteering campaigns for the community.
(Tôi đã tham gia vào tờ báo của trường. Tôi là một trong những người viết khoảng hai năm. Tôi cũng từng tham gia các chiến dịch tình nguyện vì cộng đồng.)
Câu 17: How would your best friend describe you? (Bạn thân nhất của bạn nói về bạn như thế nào?)
→ I think my best friend would say that I’m very responsible. Whenever our group of friends had to coordinate an activity, they always relied on me.
(Bạn thân nhất của tôi nói rằng tôi là người có trách nhiệm. Bất cứ khi nào nhóm bạn của tôi phải hợp tác với nhau trong một hoạt động nào đó, họ luôn tin tưởng tôi.)
Câu 18: How would your lecturers describe you? (Giảng viên Đại học nói về bạn như thế nào?)
→ My lecturer commented: “You are a very good leader and team-work.”
Giảng viên của tôi đã nhận xét rằng: “Em là người có khả năng lãnh đạo và làm việc nhóm rất tốt.”
Câu 19: During college, how did you spend your summer vacations? (Trong thời gian học đại học, bạn đã trải qua các kỳ nghỉ hè như thế nào?)
→ Every summers, I had to work to save money for tuition and I took extra English classes.
(Mỗi kỳ nghỉ hè, tôi thường làm thêm để dành tiền đóng học phí và tôi cũng tham gia các khóa học Tiếng Anh.)
Câu 20: Did you do any internships? Where do you intern? (Bạn có đi thực tập không? Thực tập ở đâu?)
→ Yes. I did two internships. The first internship was for A la carte Danang Beach. My position is receptionist and my second internship was for Pullman Danang Beach resort.
(Có. Tôi đã đi thực tập hai lần. Lần thực tập đầu cho Khách sạn A la carte Đà Nẵng. Vị trí của tôi là nhân viên lễ tân và lần thực tập thứ hai ở resort Pullman Đà Nẵng.)
Câu 21: If you could learn something such as a new skill, what would it be? (Nếu bạn có thể học một cái gì đó, chẳng hạn như một kỹ năng mới, thì đó sẽ là gì?)
→ I want to learn how to be a good presenter and be able to lead as well as an MC.
(Tôi muốn học cách để trở thành một người thuyết trình giỏi và có khả năng dẫn dắt như một MC.)
Câu 22: What is your management philosophy? (Phương châm quản lý của bạn là gì?)
→ I think management should provide guidance, direction, leadership, and finally set an example to subordinates.
(Tôi nghĩ người quản lý nên có khả năng đưa ra sự hướng dẫn, định hướng, có tinh thần lãnh đạo, và cuối cùng là phải là tấm gương cho cấp dưới noi theo)
Câu 23: What do you expect from your manager? (Bạn mong đợi gì từ người quản lý của mình?)
→ The most important thing I want from my manager is constructive feedback so I know where I need to improve. I want to continually grow and having a good manager will help me achieve my goal.
(Điều quan trọng nhất mà tôi muốn từ giám đốc của mình là những phản hồi mang tính xây dựng để tôi biết mình cần phải cải thiện điều gì. Tôi muốn mình liên tục phát triển và có một quản lý tốt giúp tôi đạt được mục tiêu của mình.)
Câu 24: What do you know about us? (Bạn biết gì về công ty chúng tôi?)
→ I heard ABC Company has a great work environment and a place where strong contributors are rewarded. I want to work for a company with opportunities and I know ABC Company provides these things.
(Tôi nghe nói Công ty ABC có một môi trường làm việc tốt và là nơi những người đóng góp sẽ được ghi nhận xứng đáng. Tôi muốn làm việc cho một công ty có nhiều cơ hội và tôi biết Công ty ABC đáp ứng những cơ hội này.)
Câu 25: How long have you been looking for a job? (Bạn đã tìm việc trong bao lâu rồi?)
→ I sent out my resumes just last week. I was very excited when I received an email inviting me to an interview from the company.
(Tôi vừa gửi CV xin việc tuần trước. Tôi rất hào hứng khi nhận được email mời tham gia phỏng vấn của công ty.)
Câu 26: If you don’t understand your assignment and you can’t reach your boss, what would you do? (Nếu bạn không hiểu về công việc mà không liên lạc được với sếp thì bạn sẽ làm gì?)
→ I would first see what the deadline is and if my manager will be back before the deadline. If not, I would leave a message on my manager’s phone. Afterwards, I would ask my peers or other managers to see if they know the assignment. I believe investigating the assignment further will help me understand it.
(Trước tiên tôi sẽ xem khi nào là hạn chót xử lý và liệu Quản lý có kịp về trước thời hạn này không. Nếu không, tôi sẽ để lại tin nhắn thoại cho Quản lý. Sau đó, tôi sẽ hỏi đồng nghiệp hoặc Quản lý khác để xem có ai biết về công việc này không. Tôi tin là tìm hiểu sâu hơn về công việc sẽ giúp tôi hiểu được nó.)
Câu 27: How If your supervisor tells you to do something that you believe can be done in a different way, what would you do? (Nếu cấp trên yêu cầu bạn làm việc gì mà bạn cho rằng mình có thể làm nó theo cách khác, bạn sẽ làm gì?
→ I will tell my supervisor an alternative way and explain the benefits. If my supervisor is not convinced, then I’ll follow his instructions.
(Tôi sẽ nói với cấp trên của mình một phương án thay thế và giải thích cho họ nghe về các điểm thuận lợi. Nếu tôi vẫn không thuyết phục được, tôi sẽ làm theo chỉ dẫn của cấp trên.)
Câu 28: How long do you plan on staying with this company? (Bạn dự tính sẽ làm cho công ty trong bao lâu?)
→ This company has everything I’m looking for. It provides the type of work I love and many advancement opportunities. I plan on staying a long time.
(Quý công ty có mọi điều mà tôi đang tìm kiếm. Công việc phù hợp và nhiều cơ hội thăng tiến. Tôi dự định sẽ làm ở đây lâu dài.)
Câu 29: Why did you leave your last job? (Tại sao bạn bỏ việc cũ?)
Câu hỏi này thường xuất hiện với những người đã làm việc lâu năm. Hãy lưu ý rằng, nếu chù động nghỉ thì không nên nói bất kỳ điều gì tiêu cực về công ty cũ hay đặc biệt là về sếp cũ của bạn. Một số cách trả lời bạn có thể tham khảo:
- “I’m looking for new challenges” (Tôi đang tìm kiếm thử thách mới).
- “I feel I wasn’t able to show my talents” (Tôi cảm thấy mình không thể hiện được tài năng).
- “I’m looking for a job that suits my qualifications” (Tôi muốn tìm một việc phù hợp với trình độ).
- “I’m looking for a job where I can grow with the company” (Tôi đang tìm một việc mà có thể phát triển cùng công ty).
Câu 30: Tell us about your education (Hãy cho biết trình độ học vấn của bạn)
Bạn không cần phải nói với nhà tuyển dụng mọi thứ từng học, nhưng phải liệt kê một số bằng cấp quan trọng. Bạn nên mang chúng theo nếu công ty muốn xem bản gốc.
- Degrees: bằng cử nhân đại học 3-4 năm.
- Diploma: văn bằng, thường có được sau khi kết thúc một khóa học ngắn hạn (khoảng một năm đổ lại).
- Certificate: chứng chỉ, giấy chứng nhận bạn đã tham gia một khóa học hay hoạt động nào đó.
Câu 31: What kind of salary do you expect? (Mức lương mong đợi của bạn?)
Trước khi tham dự phỏng vấn, bạn cần nghiên cứu mức lương trung bình của thị trường ở vị trí bạn ứng tuyển. Không nên nói không biết (I don’t know), vì điều đó khiến bạn trở nên kém tự tin.
Bạn nên đưa ra mức nhỉnh hơn lương trung bình thị trường một chút. Bởi thật ra, nhà tuyển dụng đã lên sẵn mức lương cho bạn, họ chỉ muốn kiểm tra hiểu biết của bạn về ngành nghề, lĩnh vực này.
Câu 32: Do you have any questions for me/ us? (Bạn có câu hỏi nào không?)
Đây là cách nhà tuyển dụng kết thúc cuộc phỏng vấn. Họ vẫn đang đánh giá bạn, ngay cả trong câu hỏi mà bạn được quyền chủ động. Do đó, đừng nói điều gì ngớ ngẩn như “what kind of work does your company do?” (Công ty làm về cái gì?) hoặc “how much vacation time do I get each year?” (Tôi có bao nhiêu ngày phép mỗi năm?). Thay vào đó, hãy tham khảo một số câu sau:
- Do you have any examples of projects that I would be working on if I were to be offered the job? (Anh, chị có ví dụ nào về dự án mà tôi sẽ thực hiện nếu được tuyển dụng không?)
- What is the typical day for this position (job)? (Một ngày đặc thù của vị trí này là gì?)
- Does the company offer in-house training to staff? (Công ty có mở lớp đào tạo cho nhân viên không?)
- What is the next step? (Bước tiếp theo là gì?). Câu hỏi này ám chỉ việc bạn cần làm gì, mất bao lâu để bạn nhận kết quả.
Câu 33: Do you work well under pressure? (Bạn có làm việc tốt khi bị áp lực không?)
→ During times of pressure, I try to prioritize and plan as much as I can. After I’m organized, I really just put my head down and work hard in a smart way. I don’t let the pressure affect me. So I believe I work well under pressure.
(Trong những lần bị áp lực, tôi cố gắng ưu tiên lập kế hoạch chi tiết nhất có thẻ. Sau khi sắp xếp xong, thực ra sẽ bắt tay vào làm việc chăm chỉ theo cách thông minh. Tôi luôn giữ không để áp lực ảnh hưởng đến tinh thần của mình. Vì vậy, tôi tin rằng tôi làm việc tốt khi bị áp lực.)
Các lỗi nên tránh khi trả lời những câu hỏi phỏng vấn xin việc
Kỹ năng giao tiếp kém
Kỹ năng giao tiếp là thứ cực kỳ quan trọng không chỉ đối với cuộc sống hằng ngày mà còn với cả trong công việc. Thông qua quá trình trả lời các câu hỏi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được cách giao tiếp của bạn. Họ sẽ quan sát từ cái bắt tay hay hành động nhìn vào mắt khi nói chuyện,..
Đôi khi, chỉ với một chi tiết nhỏ cũng sẽ làm cho người phỏng vấn thấy được bạn là một ứng cử viên sáng giá mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm, ngay cả khi bạn chưa trả lời các câu hỏi phỏng vấn. Nên hãy thật tự tin khi giao tiếp với họ nhé!
Không đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng
Đây là một thiếu sót cực kỳ lớn đối với những “tấm chiếu mới” khi đi phỏng vấn. Khi nhận được câu hỏi, có một số bạn sẽ thật thà và trả lời không có câu hỏi nào cho nhà tuyển dụng. Đối với một số công ty, nếu bạn không hỏi sẽ bị “đánh rớt” ngay từ đầu vì họ đánh giá rằng bạn đang chưa thực sự quan tâm và tìm hiểu kỹ về công việc này
Vì vậy, các bạn không dươc phép bỏ lỡ cơ hội này bởi lúc đưa ra các câu hỏi thích hợp chính là thời cơ thích hợp để bạn thể hiện sự quan tâm và nhiệt tình với công việc và công ty mà mình ứng tuyển.
Nếu không có câu hỏi nào dành cho nhà tuyển dụng về công việc, bạn có thể hỏi về văn hóa doanh nghiệp, hỏi về cách làm việc của những người mà mình có thể làm việc trực tiếp với họ trong công ty để hiểu hơn về con người và môi trường ở nơi này. Thông qua đó, chính bạn cũng có thể đánh giá được mình có phù hợp với công ty này hay không.
Nói quá nhiều hoặc nói không đủ ý
Đây là điểm yếu của hầu hết các sinh viên mới ra trường. Đôi khi, các bạn quá tập trung dành nhiều thời gian để nói về những thứ không cần thiết mà lại nói không đủ ý cho những câu hỏi trọng tâm. Nó là một điểm trừ khá lớn trong mắt nhà tuyển dụng.
Nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy tồi tệ và khó chịu khi bạn nói quá nhiều, lan man và thao thao bất tuyệt về tất cả các câu chuyện về cuộc đời bạn. Chính vì vậy mà bạn hãy trả lời các câu hỏi một cách súc tích, ngắn gọn và đơn giản, đúng trọng tâm.
Mặt khác, họ cũng sẽ khó chịu khi bạn trả lời cộc lốc chỉ với 1 – 2 từ, không đủ ý và đặc biệt là không có đầu đuôi. Điều này thể hiện bạn là người kém lịch sự.
Với những câu hỏi “Có/Không”, thay vì chỉ trả lời “có” hay “không” thì bạn có thể giải thích thêm vì sao bạn lại lựa chọn như vậy, từ đó cũng giúp nhà tuyển dụng hiểu hơn về bạn.
Trả lời sai câu hỏi của nhà tuyển dụng
Khi nhận được câu hỏi phỏng vấn, bạn không nên trả lời vội mà hãy bình tĩnh, chậm lại 2 – 3 giây để suy nghĩ câu hỏi cho thật kỹ, xem nhà tuyển dụng muốn nhận được cái gì từ câu hỏi này để bạn có thể lựa chọn cách trả lời cho hợp lý nhất. Ngoài ra, nó còn cho người phỏng vấn thấy được bạn là người điềm tĩnh, không vội vàng hấp tấp.
Tránh tình trạng nghe qua loa và trả lời ngay, sau đó mới sửa lại câu trả lời của mình. Nó sẽ thể hiện rằng bạn là người thiếu chuyên nghiệp và không cẩn thận đấy.
Cách để trả lời câu hỏi phỏng vấn thông minh nhất
Để có được cách trả lời phỏng vấn thông minh nhất, bạn hãy tham khảo những gợi ý bên dưới nhé!
Hiểu Mục đích khi nhà tuyển dụng đặt ra một câu hỏi nào đó
Khi hiểu được mục đích mà nhà tuyển dụng muốn đặt ra, bạn có thể biết cách lựa chọn câu trả lời cho hợp lý. Trả lời càng rõ ràng, tự tin, bạn càng có nhiều “điểm cộng” trong mắt nhà tuyển dụng.
Ngoài những câu hỏi khá đơn giản như giới thiệu về bạn thân, mục tiêu nghề nghiệp rồi kinh nghiệm. Thì nhà tuyển dụng cũng muốn thử sức bạn với những câu hỏi khó có chiều sâu nhằm mục đích hiểu rõ hơn và cách sử lý thông minh của bạn như thế nào.
Hiểu Nhà tuyển dụng mong chờ điều gì ở ứng viên
Hiểu rõ về công ty khi trả lời phỏng vấn
Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng thể hiện sự đầu tư của bạn đối với công việc ứng tuyển. Vì vậy, để gây thiện cảm và thể hiện thái độ muốn làm việc, bạn nên tìm hiểu kỹ về công ty mà bạn đang dự định ứng tuyển như văn hóa công ty, sản phẩm công ty hoặc các dịch vụ kinh doanh bên công ty họ là gì…
Ngoài ra, bạn có thể tìm kiếm thông tin qua website công ty, qua các trang mạng xã hội hoặc thậm chí các bài báo liên quan để kiếm được thông tin của công ty mình. Vì không ai muốn làm viêc với người mà không biết gì về chính họ cả.
Có kinh nghiệm
Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao về bạn và sẽ hiểu rõ giá trị của bạn để yên tâm giao cho bạn công việc cho một người đã từng có kinh nghiệm và đã từng thành công.
Vì vậy, trong bất cứ nhà tuyển dụng nào khi phỏng vấn một ứng viên, họ đều hỏi về kinh nghiệm. Vì thế hãy nói về những việc có liên quan bạn đã làm trước đây và nhấn mạnh về kết quả đạt được kèm theo những con số rõ ràng, cụ thể.
Không ngừng học hỏi
Tinh thần học hỏi là thứ cực kỳ cần thiết khi đi làm. Có thể bạn không giỏi, có thể bạn không biết nhiều, có thể bạn không có kinh nghiệm nhưng bắt buộc bạn phải có tinh thần học hỏi. Vì nó là cơ sở để công ty quyết định có nên giữ bạn lại để đào tạo và làm việc hay không.
Do đó, hầu hết các nhà tuyển dụng luôn uốn biết ứng viên của mình có sẵn sàng để thích nghi với cách học tập và làm việc mới hay không. Hãy tỏ ra mình là người có khả năng học hỏi, luôn muốn tìm hiểu thêm về lĩnh vực mới nhé!
Có kế hoạch rõ ràng
Mục tiêu quan trọng nhất trong cuộc phỏng vấn là chứng minh làm thế nào để bạn mang lại lợi ích cho công ty chứ không phải đòi hỏi xem công ty mang lại lợi ích gì cho bạn.
Vì vậy, hãy đề ra một kế hoạch và lộ trình rõ ràng, rằng mình sẽ làm những gì ở công ty, sẽ phát triển lên những vị trí nào? Không cần phải quá chi tiết nhưng phải thể hiện được những ý tưởng và dự định mà bạn nghĩ rằng mình có thể mang lại lợi ích cho công ty.
Khi đã hiểu rõ được những mong muốn của nhà tuyển dụng rồi thì việc của bạn là làm nổi bật những khả năng của bản thân để phù hợp với yêu cầu và mong muốn của công ty thì cơ hôi trúng tuyển của bạn đã tăng rất nhiều.
Đọc nhiều sách về kinh nghiệm trả lời phỏng vấn
Đọc sách là cách tốt nhất để tăng vốn kiến thức và phát triển bản thân. Việc đọc càng nhiều sách cũng sẽ giúp bạn cải thiện khả năng sử dụng ngôn từ của mình để hiểu được ý nhà tuyển dụng và cũng có thể đưa ra câu trả lời khéo léo nhất.
Ngoài ra, bạn cũng nên đọc thêm những cuốn sách về kỹ năng giao tiếp. Vì đây là yêu cầu tối thiểu phải có khi đi làm. Thông qua những cuốn sách đó, bạn cũng có thể biết thêm những cách để xử lý tình huống, tăng thêm tự tin, khôn khéo đưa cuộc nói chuyện theo sắp xếp của mình, làm nổi bật các thế mạnh của bản thân.
Hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước
Ngoài việc lên mạng và đọc sách để tìm hiểu, bạn có thể tăng sự thực tế bằng cách đi hỏi chính những người đi trước. Vì chính họ cũng đã trải qua giai đoạn này rồi nên chắc chắn sẽ có những lời khuyên thật tốt dành cho bạn.
Khi hỏi những người đi trước, bạn có thể nhìn nhận vấn đề thực tế hơn, không phải “màu hồng” như những thứ mà mình đọc phải ở trong sách hay trên mạng. Lúc đó, bạn sẽ càng tự tin hơn để bình tĩnh và xử lý những tình huống và câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra.
Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
Nếu bạn chưa từng đi phỏng vấn hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như kỹ năng phỏng vấn, thì hãy luyện tập trước khi tham gia buổi phỏng vấn thật. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo thêm những mẹo nhỏ được chia sẻ trên mạng xã hội từ những người đã trải qua rồi để tăng thêm sự tự tin.
Đọc các bài phỏng vấn mẫu
Tham khảo qua những bài phỏng vấn mẫu sẽ giúp bạn biết thêm những cách trả lời hay hoặc cũng có thể tạo cơ hội cho bạn tự nảy ra câu trả lời mang “thương hiệu riêng” của mình.
Ấn tượng tốt nhất mà bạn có thể cho nhà tuyển dụng thấy đó là sự tự tin của chính mình và những kiến thức cũng như kỹ năng cơ bản để xử lý các câu hỏi tuyển dụng một cách chính xác, đúng yêu cầu nhất, bỏ ra một chút thời gian để tìm hiểu toàn bộ các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn, giúp bạn không bị loại ngay từ vòng gửi xe.
Tìm hiểu kỹ về công ty và vị trí công việc ứng tuyển
Thái độ phỏng vấn quyết định đến 70% cơ hội việc làm của bạn. Việc bạn có đầu tư thời gian để hiểu về các sản phẩm cũng như định hướng của công ty sẽ cho nhà tuyển dụng thấy được rằng bạn đang thực sự nghiêm túc và muốn gắn bó với công việc này.
Như đã nói ở trên, chẳng ông giám đốc nào muốn nhận người không biết gì về sản phẩm hay dịch vụ của công ty mình vào làm. Biết đâu chính họ sẽ “phá vỡ” và làm rối loạn công việc cũng như tiến độ hoàn thành nhiệm vụ của cả tập thể thì sao?
Hãy tìm hiểu các thông tin về công ty, các sản phẩm và công việc họ yêu cầu, đây cũng là cách giúp bạn tự tin hơn khi phỏng vấn. Ngoài ra, nếu bạn đưa ra thêm những góp ý, định hướng phát triển sản phẩm của công ty theo cách tích cự và khéo léo thì sẽ càng ghi điểm với nhà tuyển dụng đấy.
Tỏ ra bạn đang quan tâm và yêu thích với công việc này, các định hướng phát triển của công ty phù hợp với bạn và thể hiện bạn đang muong muốn được kết hợp lâu
Như vậy, Edumall đã giúp bạn tổng hợp lại Tất tần tật cách trả lời phỏng vấn nhận điểm cộng ngay với nhà tuyển dụng và những bí kíp hay nhất để tạo ấn tượng tốt ngay từ lần gặp đầu tiên. Hy vọng bạn có thể vận dụng được! Chúc bạn thành công và thật tự tin nhé!