Tập bài giảng lý luận và phương pháp giáo dục thể chất | Xemtailieu

Tập bài giảng lý luận và phương pháp giáo dục thể chất

  • pdf

  • 166

    trang

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

Lê Trường Sơn Chấn Hải

TẬP BÀI GIẢNG

LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP

GIÁO DỤC THỂ CHẤT

(Lưu hành nội bộ)

HÀ NỘI – NĂM 2016

1

LÊ TRƯỜNG SƠN CHẤN HẢI

TẬP BÀI GIẢNG

LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP

GIÁO DỤC THỂ CHẤT

(Tài liệu dùng cho sinh viên ngành GDTC)

HÀ NỘI – NĂM 2016

2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

Chương 1: NHẬP MÔN VỀ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO

DỤC THỂ CHẤT

1

1.1. Thể dục thể thao là bộ phận hữu cơ của nền văn hóa xã hội

1

1.1.1. Khái niệm về văn hóa

1

1.1.2. Nguồn gốc của Thể dục thể thao

1

1.1.3. Tính lịch sử, tính giai cấp và tính dân tộc của Thể dục thể thao

2

1.1.4. Cách tiếp cận và khái niệm Thể dục thể thao

3

1.2. Những khái niệm cơ bản

4

1.2.1. Sức khỏe

4

1.2.2. Phong trào Thể dục thể thao

4

1.2.3. Thể chất, phát triển thể chất và hoàn thiện thể chất

4

1.2.4. Giáo dục thể chất, giáo dưỡng thể chất và chuẩn bị thể lực

5

1.2.5. Thể thao

6

1.2.6. Thể dục thể thao giải trí và Thể dục thể thao hồi phục

7

1.3. Chức năng cơ bản của Thể dục thể thao

7

1.3.1. Phương pháp luận xác định chức năng của Thể dục thể thao

7

1.3.2. Chức năng của Thể dục thể thao và mối liên hệ chức năng giữa chúng

7

1.4. Cấu trúc của Thể dục thể thao

8

1.4.1. Giáo dục thể chất trường học

9

1.4.2. Thể thao

9

1.4.3. Thể dục thể thao thực dụng

10

1.4.4. Thể dục thể thao hồi phục sức khoẻ

11

1.4.5. Thể dục thể thao vệ sinh, giải trí

11

1.5. Lý luận và phương pháp Giáo dục thể chất là một khoa học và môn học

12

1.5.1. Xu thế hình thành lý luận khoa học về Thể dục thể thao

12

1.5.2. Lý luận và phương pháp Giáo dục thể chất là một khoa học

14

1.5.3. Lý luận và phương pháp Giáo dục thể chất là một môn học

15

1.5.4. Phương pháp nghiên cứu lý luận và phương pháp Giáo dục thể chất

16

1.6. Khái niệm về hệ thống Giáo dục thể chất

22

1.7. Mục đích của Giáo dục thể chất Việt Nam

22

3

1.8. Nhiệm vụ của Giáo dục thể chất

23

1.8.1. Nâng cao thể chất và sức khoẻ của nhân dân

23

1.8.2. Nâng cao trình độ thể thao của đất nước

24

1.8.3. Góp phần làm phong phú, đời sống văn hóa và giáo dục con người mới

24

1.9. Nguyên tắc chung của Giáo dục thể chất

25

1.9.1. Nguyên tắc phát triển hợp lý con người toàn diện và cân đối

26

1.9.2. Nguyên tắc kết hợp và phục vụ cho lao động và quốc phòng

27

1.9.3. Nguyên tắc giữ gìn và nâng cao sức khoẻ

27

Chương 2: CÁC NGUYÊN TẮC VỀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC

THỂ CHẤT

30

2.1. Nguyên tắc tự giác và tích cực

30

2.2. Nguyên tắc trực quan

33

2.3. Nguyên tắc thích hợp và cá biệt hoá

36

2.4. Nguyên tắc hệ thống

40

2.5. Nguyên tắc tăng dần yêu cầu

45

2.6. Mối liên hệ giữa các nguyên tắc về phương pháp

48

Chương 3: CÁC PHƯƠNG TIỆN CỦA GIÁO DỤC THỂ CHẤT

51

3.1. Bài tập Thể dục, thể thao – phương tiện chủ yếu và chuyên biệt của

Giáo dục thể chất

51

3.2. Nội dung và hình thức của bài tập Thể dục, thể thao

52

3.3. Kỹ thuật của bài tập Thể dục, thể thao

54

3.3.1. Định nghĩa

54

3.3.2. Phân tích kỹ thuật bài tập theo các phần, các giai đoạn

55

3.3.3. Phân tích kỹ thuật bài tập theo cấu trúc và các đặc tính

56

3.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của bài tập Thể dục, thể thao

61

3.5. Phân loại bài tập Thể dục, thể thao

63

3.6. Các yếu tố thiên nhiên và vệ sinh môi trường

67

Chương 4: CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THỂ CHẤT

71

4.1. Cơ sở cấu trúc của các phương pháp Giáo dục thể chất

72

4.1.1. Lượng vận động và quãng nghỉ là các thành tố của phương pháp Giáo

dục thể chất

71

4.1.2. Những cách thức tiếp thu và định mức hoạt động vận động

73

4

4.2. Các phương pháp tập luyện có định mức chặt chẽ

74

4.2.1. Xu hướng chọn lọc và tổng hợp trong các phương pháp bài tập

74

4.2.2. Đặc điểm định mức lượng vận động và quãng nghỉ trong các phương

pháp bài tập

76

4.3. Các phương pháp tập luyện không có định mức chặt chẽ (Phương pháp

trò chơi và phương pháp thi đấu)

79

4.3.1. Phương pháp trò chơi

79

4.3.2. Phương pháp thi đấu

81

4.4. Đặc điểm phương pháp sử dụng lời nói và phương pháp trực quan trong

quá trình Giáo dục thể chất

82

4.4.1. Phương pháp sử dụng lời nói

82

4.4.2. Pháp trực quan

83

Chương 5: DẠY HỌC ĐỘNG TÁC TRONG GIÁO DỤC THỂ CHẤT

86

5.1. Nhiệm vụ của quá trình dạy học động tác

86

5.2. Đặc điểm của quá trình dạy học động tác

86

5.2.1. Các yếu tố chi phối đặc điểm quá trình dạy học động tác

86

5.2.2. Cơ chế và các quy luật hình thành kỹ năng và kỹ xảo vận động là cơ sở

khoa học xác định các giai đoạn của quá trình dạy học động tác

87

5.3. Cấu trúc và nội dung quá trình dạy học động tác

91

5.3.1. Tiền đề và cấu trúc các giai đoạn của quá trình dạy học động tác

5.3.2. Giai đoạn dạy học ban đầu

5.3.3. Giai đoạn dạy học đi sâu

91

5.3.4. Giai đoạn củng cố và tiếp tục hoàn thiện

100

Chương 6: GIÁO DỤC CÁC TỐ CHẤT VẬN ĐỘNG

104

6.1. Giáo dục sức mạnh

104

6.1.1. Sức mạnh là một tố chất thể lực

104

6.1.2. Phương pháp rèn luyện sức mạnh

107

6.2. Giáo dục sức nhanh

113

6.2.1. Khái niệm và các hình thức biểu hiện của sức nhanh

113

6.2.2. Cơ sở sinh lý, sinh hoá của sức nhanh

114

6.2.3. Phương pháp rèn luyện sức nhanh phản ứng vận động

115

6.2.4. Phương pháp rèn luyện tốc độ

117

92

98

5

6.3. Giáo dục sức bền

121

6.3.1. Các khái niệm chung

121

6.3.2. Các chỉ số đánh giá sức bền

124

6.3.3. Những nguyên lý chung

124

6.4. Giáo dục năng lực phối hợp vận động

133

6.4.1. Đặc điểm của năng lực phối hợp vận động

133

6.4.2. Ý nghĩa của năng lực phối hợp vận động

135

6.4.3. Phương pháp phát triển năng lực phối hợp vận động

136

6.5. Giáo dục tố chất mềm dẻo

137

6.5.1. Đặc điểm của tố chất mềm dẻo

137

6.5.2. Ý nghĩa của năng lực mềm dẻo

138

6.5.3. Phương pháp phát triển năng lực mềm dẻo

138

6.5.4. Nguyên tắc phát triển năng lực mềm dẻo

138

6.5.5. Kiểm tra năng 1ực mềm dẻo

139

Chương 7: HÌNH THỨC TỔ CHỨC TẬP LUYỆN TRONG GIÁO

DỤC THỂ CHẤT

141

7.1. Cơ sở cấu trúc bài học thể dục

141

7.1.1. Quan hệ giữa hình thức và nội dung bài học thể dục

141

7.1.2. Đặc tính chung của cấu trúc bài học thể dục

141

7.2. Đặc điểm hình thức bài học nội khoá và ngoại khoá

143

7.2.1. Hình thức bài học thể dục nội khoá

143

7.2.2. Hình thức buổi tập Thể dục, thể thao ngoại khóa

154

TÀI LIỆU THAM KHẢO

6

LỜI NÓI ĐẦU

Để góp phần đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên chuyên ngành Giáo

dục thể chất, nhằm thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới (từ tiểu học, trung học

cơ sở đến trung học phổ thông) do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành theo quyết

định số 16/2006/QĐ-Bộ Giáo dục – Đào tạo ngày 05-05-2006. Trường Đại học Sư phạm

Hà Nội 2 tổ chức biên soạn giáo trình, tập bài giảng, tài liệu hướng dẫn đào tạo sinh viên

chuyên ngành Giáo dục thể chất, trong đó có môn Lý luận và phương pháp Giáo dục thể

chất.

Lý luận và phương pháp Giáo dục thể chất là một lĩnh vực nghiên cứu sâu về lý

luận và phương pháp Giáo dục thể chất, được biên soạn theo chương trình đào tạo cho

sinh viên chuyên ngành Giáo dục thể chất, nội dung gồm các chương sau:

Chương 1: Nhập môn về lý luận và phương pháp Giáo dục thể chất

Chương 2: Các nguyên tắc về phương pháp Giáo dục thể chất

Chương 3: Các phương tiện của Giáo dục thể chất

Chương 4: Các phương pháp Giáo dục thể chất

Chương 5: Dạy học động tác trong Giáo dục thể chất

Chương 6: Giáo dục các tố chất vận động

Chương 7: Hình thức tổ chức tập luyện trong Giáo dục thể chất

Dạy học nói chung và Thể dục nói riêng trong trường học có vị trí rất quan trọng,

làm nền tảng tiếp thu học vấn và rèn luyện thể lực của học sinh, sinh viên. Do vậy luôn

luôn có những đòi hỏi tốt về chuyên môn cũng như hoàn thiện về mọi mặt của người giáo

viên. Tập bài giảng môn học Lý luận và phương pháp Giáo dục thể chất nhằm mục đích

bước đầu trang bị cho sinh viên các lớp hoàn thiện chương trình cử nhân sư phạm Giáo

dục thể chất về lý luận và phương pháp Giáo dục thể chất. Từ cơ sở lý luận đó giúp sinh

viên vận dụng tối ưu kỹ năng và các phương tiện Giáo dục thể chất trong giáo dục phổ

thông. Rất mong được các đồng nghiệp và bạn đọc khác quan tâm góp ý để Tập bài giảng

được hoàn thiện.

Tác giả

TS. Lê Trường Sơn Chấn Hải

7

Chương 1:

NHẬP MÔN VỀ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THỂ CHẤT

Mục tiêu chương 1

– Trang bị cho sinh viên một số khái niệm cơ bản của TDTT và GDTC trường học.

– Tính lịch sử, tính giai cấp và chức năng cơ bản của TDTT trong xã hội Việt Nam

hiện nay.

– Cấu trúc của TDTT ở Việt Nam.

– Mục tiêu, nhiệm vụ và nguyên tắc của TDTT.

Thông qua đó sinh viên có những kiến thức cơ bản về nền TDTT nước nhà và lĩnh

vực GDTC trong xã hội.

1.1. Thể dục thể thao là bộ phận hữu cơ của nền văn hóa xã hội

1.1.1. Khái niệm về văn hóa

Muốn hiểu được Thể dục thể thao (còn gọi là văn hoá thể chất) trước tiên cần hiểu

đúng khái niệm văn hóa, một hệ thống tập hợp lớn hơn, bao gồm cả Thể dục thể thao, mới

có thể tạo cơ sở mở đầu chung về phương pháp luận để đi sâu vào Thể dục thể thao, tìm

ra những cái chung và riêng (ở mức cần thiết) so với các bộ phận văn hoá khác.

Văn hoá trước hết là tài sản, thành tựu về tinh thần và vật chất, kể cả thể chất của từng

con người, của xã hội, xuất hiện trong quá trình phát triển lịch sử, được xác định như một

“thiên nhiên thứ hai”, được cải biến, nhân hóa qua nhiều thế hệ. Trong quá trình này, con

người vừa là chủ thể lẫn khách thể. Nói một cách khách quan hơn, văn hóa thể chất chỉ

đặc trưng vật chất và tinh thần của một thời đại (thí dụ, như văn hóa cổ đại), của một dân

tộc (như văn hóa Việt Nam), của phạm vi hoạt động sinh sống hoặc sáng tạo (văn hóa lao

động, văn hóa nghệ thuật, văn hóa thể chất – Thể dục thể thao). Văn hóa bao gồm những

thành tựu vật chất của hoạt động con người (máy móc, công trình xây dựng, nhà thi

đấu…), kết quả của nhận thức (tác phẩm nghệ thuật, chuẩn mực đạo đức, những luật lệ

ngày càng chính xác, công bằng trong thi đấu thể thao…), những khả năng được hiện thực

hoá trong đời sống (sự hiểu biết, tổ chức xã hội, phong tục, tập quán, trình độ thưởng

thức, thành tích thể thao…). Mỗi một hình thái kinh tế – xã hội được xác định một kiểu

văn hoá, đồng thời kế thừa nhiều giá trị văn hóa của quá khứ.

Trong điều kiện xã hội có giai cấp, song song với văn hóa của giai cấp thống trị, còn

có văn hóa của những người lao động bị thống trị, mang những yếu tố dân chủ và nhân

đạo. Ở Việt Nam, từ Cách mạng tháng Tám đến nay, chúng ta đang từng bước xây dựng

nền văn hóa mới, có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc. Tiếc rằng lâu nay,

chúng ta thường chỉ chú ý nhiều đến văn hóa tinh thần (khoa học, nghệ thuật…) mà còn

coi nhẹ văn hóa thể chất.

1.1.2. Nguồn gốc của Thể dục thể thao

Có thể hiểu rõ thêm bản chất xã hội, tính chất văn hóa – giáo dục của Thể dục thể thao

thông qua tìm hiểu cội nguồn và lịch sử phát triển của nó.

Thể dục thể thao ra đời phát triển theo sự phát triển của xã hội loài người. Lao động

sản xuất là nguồn gốc cơ bản của Thể dục thể thao. Nói cách khác, đó là cơ sở sinh tồn

1

của tất cả mọi hoạt động, là hoạt động thực tiễn cơ bản nhất. Trong quá trình tiến hoá từ

vượn thành người, hoàn cảnh sống khắc nghiệt, công cụ rất thô sơ, lao động thể lực cực

kỳ nặng nhọc, muốn kiếm đủ sống và sống an toàn, họ phải luôn đấu tranh với thiên tai và

dã thú. Thực tế đấu tranh khốc liệt để sinh tồn đó buộc con người phải biết chuẩn bị, dạy

và học (dù còn hiểu rất thô sơ) để trước hết biết chạy, nhảy, leo trèo, ném, bơi, mang vác

nặng và chịu đựng được trong điều kiện sống khắc nghiệt. Mầm mống của Thể dục thể

thao đã nẩy sinh chính từ thực tế của những hoạt động ấy và kết hợp tự nhiên ngay trong

quá trình lao động.

Mặt khác, Thể dục thể thao chỉ thực sự ra đời khi con người ý thức được về tác dụng

và sự chuẩn bị của họ cho cuộc sống tương lai, đặc biệt cho thế hệ trẻ; cụ thể là sự kế

thừa, truyền thụ và tiếp thu những kinh nghiệm và năng lực vận động (lao động). Do vậy,

đó là nội dung chủ yếu của giáo dục thời cổ xưa. Và ngay từ khi mới ra đời Thể dục thể

thao đã là một phương tiện giáo dục, một hiện tượng xã hội mà ở con vật không thể có

được.

Từ thời cổ xưa, con người thường có những hoạt động tế lễ dùng những động tác có

tính chất tượng trưng để biểu thị tình cảm, nỗi vui buồn, sự sùng bái thần linh. Vũ đạo ra

đời từ đó. Các động tác vật, giao đấu ra đời trong các cuộc xung đột giữa các bộ lạc, giữa

người với dã thú. Ngoài ra còn có các trò chơi vui thích trong lúc nhàn rỗi, giải trí và về

sau còn thêm một số hoạt động rèn luyện thân thể khác để phòng chữa một số bệnh. Tất

cả những cái đó đã góp phần quan trọng để phát triển Thể dục thể thao. Sau này, do trình

độ sản xuất, mức sống, khoa học kỹ thuật, nhu cầu đào tạo và giáo dục ngày càng cao nên

Thể dục thể thao dần trở thành một lĩnh vực tương đối độc lập, có một hệ thống khoa học

cho riêng mình.

1.1.3. Tính lịch sử, tính giai cấp và tính dân tộc của Thể dục thể thao

Điều kiện sống thô sơ, nghèo nàn và đời sống tinh thần, vật chất rất thấp của con

người trong xã hội cổ sơ (chưa phân chia giai cấp) hạn chế rất nhiều khả năng phát triển

Thể dục thể thao. Tuy vậy, so với điều kiện lịch sử thời ấy, nó cũng có ý nghĩa tiến bộ

nhất định vì mọi thành viên trong xã hội đều được hưởng thụ bình đẳng. Về sau, sự phân

chia giai cấp xuất hiện đã làm mất đi sự bình đẳng đó. Những cuộc xung đột, chiến tranh

hầu như liên miên giữa các bộ lạc, lãnh chúa, quốc gia cũng thúc đẩy Thể dục thể thao

phát triển nhanh để phục vụ cho những mục đích quân sự. Những tư liệu lịch sử để lại cho

thấy trình độ phát triển Thể dục thể thao thời cổ đại khá cao, (hệ thống tổ chức huấn luyện

thể lực – quân sự chặt chẽ và quy mô trong các nhà nước Spactơ, Aten; sự ra đời và phát

triển của các Đại hội Olympic; các tác phẩm nghệ thuật thể hiện lý tưởng phát triển thể

chất cân đối cho con người …). Trong xã hội có bóc lột, chỉ một số ít thuộc giai cấp thống

trị được hưởng thụ những giá trị đó. Trên nền của một chế độ áp bức, bóc lột, dù có thực

hiện phần nào việc Giáo dục thể chất cho một số người lao động, nhưng nếu không có tự

do, bình đẳng thì thực chất vẫn không thể đảm bảo tính nhân đạo thật sự.

Sự hạn chế về giai cấp đối với phát triển Thể dục thể thao trong bất cứ xã hội có phân

chia giai cấp nào cũng không đơn giản chỉ phụ thuộc vào những lợi ích chủ quan của giai

cấp thống trị, mà nói cho cùng còn phụ thuộc vào những quan hệ kinh tế khách quan gắn

bó với lợi ích thiết thân mà họ cần được củng cố. Những nhà sáng lập chủ nghĩa MácLênin đã phân tích sâu sắc mâu thuẫn giữa quy luật phát triển của các lực lượng sản xuất

đòi hỏi phát triển cân đối những người lao động với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã

2

làm cản trở sự phát triển này. Muốn loại bỏ mâu thuẫn đó, tạo điều kiện cho Thể dục thể

thao phát triển một cách thật sự triệt để, cơ bản thì phải gắn với quá trình phát triển và

hoàn thiện xã hội, từng bước xây dựng nên một xã hội tự do, bình đẳng và ngày càng

hạnh phúc hơn.

Trong xã hội tư sản hiện đại, các nhà cầm quyền cũng ít nhiều quan tâm đến phong

trào Thể dục thể thao cho những người lao động và con em họ. Đó trước tiên là do những

yêu cầu về tăng cường độ và chất lượng sản xuất; về quốc phòng và chiến tranh; về tuyên

truyền, lôi kéo, giáo dục cho đông đảo quần chúng, trước hết là thanh thiếu niên, lý tưởng

và lối sống theo quan niệm của họ. Mục đích cao nhất là củng cố chế độ chính trị hiện có,

thu được lợi nhuận càng nhiều. Ngoài ra, cũng không thể coi nhẹ áp lực của cuộc đấu

tranh của những người lao động đòi cải thiện điều kiện sống, trong đó có Thể dục thể

thao.

Tính dân tộc thể hiện rất rõ trong lối sống, nếp nghĩ, tập tục truyền thống và văn hoá

nói chung (trong đó có Thể dục thể thao) của từng dân tộc. Nó được hình thành và phát

triển trong quá trình dựng nước và giữ nước, đấu tranh trong tự nhiên và xã hội, trong

phát triển Thể dục thể thao của từng dân tộc trong từng điều kiện cụ thể. Tính dân tộc của

Thể dục thể thao Việt Nam như thượng võ, mang đậm tính chất nhân văn, liên kết cộng

đồng… thể hiện rất rõ qua kho tàng của dân tộc về mặt này, từ triết lý rèn luyện thân thể

cho đến các trò chơi dân gian, các môn võ dân tộc… và cả ở sự cải biên, sử dụng thể thao

dân tộc cho phù hợp với nhu cầu và điều kiện hiện đại.

Cần kế thừa những tinh hoa từ xưa để lại rồi từ đó sáng tạo nên những tinh hoa mới.

Xét cho cùng, lịch sử, giai cấp (trong xã hội có giai cấp) và dân tộc luôn gắn với nhau.

1.1.4. Cách tiếp cận và khái niệm Thể dục thể thao

Muốn xem xét Thể dục thể thao cho đúng, đầy đủ, ít nhất cũng phải theo bốn cách tiếp

cận sau:

– Đây là một quá trình hoạt động nhằm tác động có chủ đích, có tổ chức theo những

nhu cầu, 1ợi ích của con người (không vô thức). Không có vận động sẽ không có sự sống,

không có hoạt động (trong đó có hoạt động tập luyện) sẽ không thể phát triển thể chất tốt,

chưa nói tới tối ưu. Đặc điểm cơ bản, chuyên biệt của hoạt động này là vận động tích cực

của con người nhằm chủ yếu giữ gìn và phát triển sức lực hoạt động của họ. Nhưng chỉ

đem lại hiệu quả tốt nếu tập luyện đúng, sinh hoạt hợp lý và đảm bảo những điều kiện tối

thiểu khác.

– Thể dục thể thao còn là một tổng thể những giá trị có tính đối tượng rõ, những thành

tựu về vật chất, tinh thần và thể chất do xã hội tạo nên về mặt này. Ngày nay, những tiêu

chuẩn quan trọng để đánh giá trình độ Thể dục thể thao của mỗi nước là: Trình độ sức

khoẻ và thể chất của nhân dân; tính phổ cập của phong trào Thể dục thể thao quần chúng;

trình độ thể thao nói chung và kỷ lục thể thao nói riêng, các chủ trương, chính sách, chế

độ về Thể dục thể thao và sự thực hiện; cơ sở trang thiết bị về Thể dục thể thao. Thể thao

nâng cao và Thể dục thể thao quần chúng nói chung về cơ bản là thống nhất, hỗ trợ, thúc

đẩy lẫn nhau nhưng không phải là một, lúc nào cũng tương thích, cái này làm tốt thì tự

nhiên cái kia sẽ tốt.

– Tác dụng của Thể dục thể thao chủ yếu mang tính chất nhân hoá, nhập nội (tác động

ngay vào trong bản thân con người, biến thành thể lực, kỹ năng, ý chí, trí tuệ, niềm vui).

3

Đối tượng tác động chuyên biệt để đạt hiệu quả chính là thể chất của con người. Tuy

nhiên, vẫn rất cần phối hợp tác động tốt đối với các bộ phận văn hóa, những mặt giáo dục

khác trong chiến lược đào tạo con người nói chung, không nên để chúng tách biệt, “dẫm

chân” nhau, thậm chí bài xích, đối nghịch nhau.

– Thể dục thể thao còn có tính lịch sử rõ nét. Quá trình phát sinh và phát triển lâu dài

của Thể dục thể thao từng địa phương, quốc gia, thế giới đều gắn với điều kiện lịch sử cụ

thể, từ đó mà tạo nên truyền thống, nét độc đáo riêng. Tách rời điều kiện lịch sử cụ thể đó

sẽ không lý giải được sự phát triển trong quá khứ cũng như dự đoán triển vọng.

Khái niệm: Thể dục thể thao là bộ phận của nền văn hoá xã hội, một loại hình hoạt

động mà phương tiện cơ bản là các bài tập thể lực (thể hiện cụ thể qua các cách thức rèn

luyện thân thể) nhằm tăng cường thể chất cho con người, nâng cao thành tích thể thao,

góp phần làm phong phú sinh hoạt văn hoá và giáo dục con người phát triển cân đối hợp

lý.

1.2. Những khái niệm cơ bản

1.2.1. Sức khỏe

Khái niệm: Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đó là một trạng thái hài hòa về thể

chất, tinh thần và xã hội, mà không chỉ nghĩa là không có bệnh hay thương tật, cho phép

mỗi người thích ứng nhanh chóng với các biến đổi của môi trường, giữ được lâu dài khả

năng lao động và lao động có kết quả.

Sức khỏe bao gồm sức khỏe cá thể (từng người), sức khỏe gia đình, sức khỏe cộng

đồng, sức khỏe xã hội. Sức khỏe là một trong những yếu tố cơ bản, đầu tiên để học tập lao

động, đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế và xây dựng đất nước.

Sức khỏe phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Cá nhân, môi trường, cộng đồng, xã hội, tình

trạng và những vấn đề chung của từng nước và toàn thế giới (môi trường sinh thái, chiến

tranh khu vực, mức sống, sự bóc lột ở một số nước chậm phát triển…).

1.2.2. Phong trào Thể dục thể thao

Đó là một trào lưu xã hội (tự phát, tự động hay tổ chức, rộng hẹp theo nhiều cấp độ

khác nhau), bao gồm nhiều người hoạt động hợp tác với nhau, nhằm chủ yếu, trực tiếp sử

dụng, phổ biến và nâng cao những giá trị của Thể dục thể thao. Trong ngôn ngữ thông

thường, từ này còn có nghĩa là tình hình phát triển Thể dục thể thao ở nơi nào đó. Do nhu

cầu và trình độ phát triển Thể dục thể thao nước ta và trên thế giới, ngày càng có nhiều

phong trào đa dạng, với quy mô liên kết ngày càng rộng lớn, đáp ứng những hứng thú,

nhu cầu Thể dục thể thao khác nhau, rộng mở hoặc tập trung hơn. Thí dụ, phong trào

Olimpic, “Thể thao vì mọi người”, “Chạy vì sức khỏe”, hoặc “Chạy, bơi, bắn, võ” trong

thời kỳ chiến tranh chống đế quốc Mỹ ở nước ta. Bản chất xã hội của một phong trào Thể

dục thể thao nào đó ở bất cứ nước nào bao giờ cũng phụ thuộc chính vào những đặc điểm

về chính trị, kinh tế, xã hội, dân tộc…của từng địa phương, quốc gia trong từng giai đoạn

lịch sử cụ thể.

1.2.3. Thể chất, phát triển thể chất và hoàn thiện thể chất

Khái niệm: Thể chất là chỉ chất lượng thân thể con người. Đó là những đặc trưng

tương đối ổn định về hình thái và chức năng của cơ thể được hình thành và phát triển do

bẩm sinh di truyền và điều kiện sống (bao gồm cả giáo dục, rèn luyện).

4

– Thể chất bao gồm thể hình, khả năng chức năng và khả năng thích ứng.

+ Thể hình nói về hình thái, cấu trúc của cơ thể, bao gồm trình độ phát triển, những

chỉ số tuyệt đối về hình thái và tỷ lệ giữa chúng với những khả năng chức năng của các hệ

thống, cơ quan trong cơ thể, thể hiện chính qua hoạt động cơ bắp.

+ Khả năng chức năng bao gồm các tố chất thể lực (sức mạnh, sức nhanh, sức bền, độ

dẻo, sự khéo léo…) và những năng lực vận động cơ bản của con người (đi chạy, nhảy,

ném, leo trèo, bò, mang vác…).

+ Khả năng thích ứng chỉ trình độ (năng lực) thích ứng chủ yếu về chức năng của cơ

thể con người với hoàn cảnh bên ngoài, bao gồm cả sức đề kháng với các bệnh tật.

– Trạng thái thể chất chủ yếu nói về tình trạng cơ thể qua một số dấu hiệu về thể tạng,

được xác định bằng các cách đo tương đối đơn giản về chiều cao, cân nặng, vòng ngực,

dung tích sống, lực tay, chân, lưng… trong một thời điểm nào đấy.

Khái niệm: Phát triển thể chất đó là một quá trình hình thành, biến đổi tuần tự theo

quy luật trong cuộc đời từng người (tương đối lâu dài) về hình thái, chức năng và cả

những tố chất thể lực và năng lực thể chất. Chúng được hình thành “trên và trong” cái nền

thân thể ấy.

Đặc trưng của sự phát triển thể chất phụ thuộc nhiều vào các nguyên nhân tạo thành

(điều kiện bên ngoài và bên trong), sự biến đổi của nó theo một số quy luật về tính di

truyền và khả biến, sự phát triển theo lứa tuổi và giới tính, sự thống nhất hữu cơ giữa cơ

thể và môi trường, giữa hình thức – cấu tạo và chức năng của cơ thể.

Chỉ có thể đạt hiệu quả phát triển thể chất tốt nếu nhận, hiểu ra được, rồi biết tuân

theo, vận dụng, tác động theo những phương hướng, mục đích nhất định, nhằm đáp ứng

những nhu cầu và lợi ích của từng cá nhân và xã hội. Thể dục thể thao là một nhân tố xã

hội chuyên môn nhằm phát triển thể chất của con người, chủ yếu là về các tố chất vận

động và những kỹ năng vận động quan trọng trong đời sống.

Thể dục thể thao gắn bó chặt chẽ với quá trình phát triển thể chất. Thể dục thể thao là

một nhân tố xã hội chuyên môn nhằm tác động có chủ đích và hợp lý đến quá trình phát

triển thể chất của con người.

Khái niệm: Sự hoàn thiện thể chất là mức tối ưu (tương đối với một giai đoạn lịch sử

nhất định) của trình độ phát triển thể chất cân đối; đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của lao

động và những hoạt động cần thiết khác trong đời sống; phát huy cao độ, đầy đủ những

năng khiếu bẩm sinh về thể chất của từng người; phù hợp với những quy luật phát triển

toàn diện nhân cách và giữ gìn, nâng cao sức khỏe để hoạt động tích cực, bền lâu và có

hiệu quả.

1.2.4. Giáo dục thể chất, giáo dưỡng thể chất và chuẩn bị thể lực

Thuật ngữ Giáo dục thể chất đã có từ lâu trong ngôn ngữ nhiều nước. Riêng ở nước ta,

do bắt nguồn từ gốc Hán – Việt nên cũng có người gọi tắt Giáo dục thể chất là thể dục

theo nghĩa tương đối hẹp. Vì theo nghĩa rộng của từ Hán – Việt cũ, thể dục còn có nghĩa là

Thể dục thể thao.

Thông thường, người ta coi Giáo dục thể chất là một bộ phận của Thể dục thể thao.

Nhưng chính xác hơn, đó còn là một trong những hình thức hoạt động cơ bản có định

hướng rõ của Thể dục thể thao trong xã hội, một quá trình có tổ chức để truyền thụ và tiếp

5

thu những giá trị của Thể dục thể thao trong hệ thống giáo dục – giáo dưỡng chung (chủ

yếu trong các nhà trường).

Giáo dục thể chất là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận

động (động tác) và phát triển có chủ đích các tố chất vận động của con người.

Giáo dưỡng thể chất là một quá trình giáo dục với đầy đủ những dấu hiệu chung của

nó (vai trò chủ đạo của nhà giáo dục trong quá trình dạy học, tổ chức hoạt động theo

những nguyên tắc sư phạm…). Nhưng đặc trưng cơ bản, chuyên biệt thứ nhất của giáo

dưỡng thể chất là dạy học vận động (qua các động tác). Đó là truyền thụ và tiếp thu có hệ

thống những cách thức điều khiển hợp lý sự vận động của con người, qua đó sẽ hình

thành những kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản cần thiết và những hiểu biết có liên quan.

Đặc trưng thứ hai là sự tác động có chủ đích đến sự phát triển theo định hướng các tố

chất thể lực nhằm nâng cao sức lực vận động của con người.

Việc dạy học động tác và phát triển các tố chất vận động có liên quan chặt chẽ, làm

tiền đề cho nhau, thậm chí có thể “chuyển” lẫn nhau. Nhưng chúng không bao giờ đồng

nhất và quan hệ có khác biệt trong các giai đoạn phát triển thể chất và Giáo dục thể chất

khác nhau.

Chuẩn bị thể lực tương tự với thuật ngữ Giáo dục thể chất. Nhưng muốn nhấn mạnh

tới phương hướng, mục đích chuẩn bị thể lực thực dụng cho lao động hoặc hoạt động cụ

thể nào đó trong thực tế.

Chuẩn bị thể lực chung là một quá trình Giáo dục thể chất không chuyên môn hoá

hoặc chuyên môn hoá tương đối ít, nhằm tạo những tiền đề chung rộng rãi về thể lực là

chính để có thể đạt kết quả tốt trong một hoạt động (hoặc một số hoạt động) nào đó.

Chuẩn bị thể lực chuyên môn lại chỉ nhằm phục vụ cho yêu cầu chuyên biệt hẹp theo

từng nghề, môn thể thao, thậm chí động tác (kỹ thuật) trong từng tình huống cụ thể

thường được đặt trên nền và sau chuẩn bị thế lực chung.

1.2.5. Thể thao

Trong một số ngôn ngữ, thể thao được coi là một bộ phận chủ yếu, lớn, nổi bật, ưu thế

trong Thể dục thể thao. Cũng có nơi để ra ngoài một phần đáng có của nó hoặc đưa vào

trong đó những nội dung còn đang gây nhiều bàn cãi. Sự sử dụng thuật ngữ này có lúc

khá rộng (gần như cả Thể dục thể thao), có lúc lại rất hẹp (hầu như chỉ có thể thao đỉnh

cao) mà không có ước định trước nên đã gây ra nhiều khó khăn trong hệ thống hóa, chuẩn

mực hóa các thuật ngữ trong Thể dục thể thao.

Trước hết, đó là một hoạt động trò chơi (trình độ khác nhiều so với các trò chơi thông

thường đơn giản), một hình thức thi đấu đặc biệt, chủ yếu và phần nhiều bằng sự vận

động thể lực, nhằm phát huy những năng lực chuyên biệt, đạt những thành tích cao, cao

nhất, được so sánh trực tiếp và công bằng trong những điều kiện chuyên môn như nhau.

Sự vươn tới những thành tích cao nhất, tính chuyên biệt hóa, thi đấu và công diễn là

những dấu hiệu cơ bản của thể thao. Tuy vậy, mục đích của nó không chỉ đơn thuần dừng

lại ở những thành tích thi đấu trực tiếp. Trong nghệ thuật cũng có lúc có yếu tố đua tài, thi

đấu (như thi giọng hát hay, tay đàn giỏi…) nhưng không phải là thường xuyên, chuyên

biệt, cơ bản. Mặt khác, diễn biến và kết cục của thi đấu thể thao thường không biết trước.

6

Theo nghĩa rộng (khá phổ biến), thể thao không chỉ là hoạt động thi đấu, biểu diễn đặc

biệt mà còn là sự chuẩn bị cho nó cùng những quan hệ, chuẩn mực, những thành tựu đạt

được trong hoạt động này.

Mặt khác, nói cho thật chặt chẽ và đầy đủ hơn, thể thao không hoàn toàn thuộc về Thể

dục thể thao (tuy nó phụ thuộc chủ yếu vào lĩnh vực này). Trên nguyên tắc, bất kỳ một

loại hình hoạt động nào nhằm phát huy, hoàn thiện những năng lực của con người được

tạo ra để làm đối tượng cho thi đấu thể thao, tiến hành theo những quy luật của hoàn thiện

thể thao đều có thể thuộc về thể thao cả. Mặc dù, tuyệt đại đa phần các môn thể thao hiện

đại đều nằm trong lĩnh vực văn hóa thể chất, nhưng từ lâu đã có một số môn tuy được gọi

là thể thao nhưng không có đặc trưng thể chất như trên, hoặc có rất ít (các môn cờ, thể

thao mô hình hàng không và hàng hải…). Do vậy, mối liên hệ giữa Thể dục thể thao và

thể thao tuy rất chặt chẽ, có trùng lặp với nhau phần lớn, nhưng không phải hoàn toàn.

1.2.6. Thể dục thể thao giải trí và Thể dục thể thao hồi phục

Thể dục thể thao giải trí là hình thức các bài tập thể lực hoặc những môn thể thao đã

được đơn giản hoá về cách thức nhằm nghỉ ngơi tích cực, giải trí thoải mái.

Thể dục thể thao hồi phục là quá trình hoạt động có chủ định nhằm thích nghi và hồi

phục những chức năng về tâm sinh lý và những năng lực của con người đã bị mất hoặc

suy giảm đi phần nào trong các hoạt động khác, trước hết là lao động, và có cả tập luyện,

thi đấu thể thao nói riêng.

1.3. Những chức năng cơ bản của Thể dục thể thao

1.3.1. Phương pháp luận xác định chức năng của Thể dục thể thao

+ Chỉ có những đặc tính, quan hệ nào biểu hiện khách quan, tương đối rõ, ổn định, xác

thực trong thực tế mới được coi là những dấu hiệu để xác định, phân chia những chức

năng và hình thức nào đó.

+ Chỉ có những đặc điểm nào thể hiện ưu thế, chủ yếu rõ trong Thể dục thể thao,

nhưng không hoặc có ít trong những lĩnh vực khác mới được coi là những chức năng

chuyên biệt. Do đó, cần phân biệt giữa chức năng chuyên biệt và chung.

+ Phải xem xét chức năng gắn với những hình thức tổ chức thực hiện trong thực tế

mới dễ hiểu, dễ đọc, dễ làm.

Đó là một thành phần hữu cơ trong cấu trúc xã hội chung. Thể dục thể thao có tính kế

thừa theo quy luật. Do đó cũng phải chú ý tới những dấu hiệu tương đối ổn định của nó.

1.3.2. Chức năng của Thể dục thể thao và mối liên hệ chức năng giữa chúng

1.3.2.1. Chức năng chuyên môn

Có thể thấy rõ Thể dục thể thao là một bộ phận, mặt chuyên biệt, tương đối độc lập

trong văn hóa, mà không có thành phần nào khác có thể thay thế. Ở đây, còn có thể tách

thành những chức năng chuyên môn tổng hợp và những chức năng đặc trưng ưu thế của

một số phần, hình thức tổ chức và biến dạng, thuộc nó nhưng nhỏ hơn (chức năng phân

loại).

Những chức năng chuyên môn cơ bản của Thể dục thể thao là:

– Chức năng giáo dưỡng chuyên môn thể hiện rõ nhất trong hệ thống giáo dục – giáo

dưỡng chung, hình thành vốn quan trọng ban đầu về kỹ năng, kỹ xảo vận động cùng

những hiểu biết có liên quan (gắn với hệ thống nhà trường).

7

– Chức năng thực dụng chuyên môn thể hiện chủ yếu qua hệ thống đào tạo chuyên

môn về Thể dục thể thao nhằm phục vụ trực tiếp cho các nghề nghiệp trong lao động và

quốc phòng.

– Chức năng thể thao chuyên môn thể hiện rõ nhất trong thể thao cấp cao.

– Chức năng về giải trí và hồi phục sức khoẻ. Chức năng này cũng có thể chia làm hai.

1.3.2.2. Chức năng văn hoá chung

– Chức năng giao tiếp – liên kết: Trước hết đều phải nhằm mục đích chung, chủ yếu là

giáo dục con người. Thể dục thể thao có vai trò ngày càng to lớn trong quá trình xã hội

hoá nhân cách và liên kết xã hội. Hiệu quả thực hiện chức năng của Thể dục thể thao

không chỉ phụ thuộc vào tính năng chuyên biệt vốn có của nó, mà còn cả ở phương

hướng, nội dung, tổ chức của toàn bộ hệ thống giáo dục (trước hết là hệ thống chuyên

quản) trong xã hội. Không nên hiểu, cứ có chế độ chính trị – kinh tế – xã hội tốt thì sẽ tự

động có kết quả mỹ mãn trong Thể dục thể thao, mặc dù đó là những tiền đề cực kỳ quan

trọng. Thể dục thể thao không bao giờ có ảnh hưởng tuyệt đối hoàn mỹ hoặc ngược lại,

mà chỉ là tương đối ưu thế nhiều ít về một trong hai phía đó thôi.

– Chức năng truyền thông: Thể dục thể thao không những là vật dẫn những thông tin

có ích đối với xã hội loài người trong lĩnh vực này mà còn là vật chuyển tải những giá trị

của Thể dục thể thao sang những con người, tập thể, đất nước, thế hệ khác. Một phong

trào Thể dục thể thao sôi động và đông đảo, một kỷ lục thể thao thế giới… là những cột

mốc chứa đựng nhiều giá trị về văn hoá chung, tư tưởng, khoa học, phương pháp…

– Chức năng chuẩn mực hoá: Được hình thành cụ thể trong thực tiễn hoạt động Thể

dục thể thao để đáp ứng những nhu cầu trong giao lưu, đánh giá, điều khiển. Những chuẩn

mực về đạo đức, tư tưởng, pháp lý, tổ chức… cho đến kỹ thuật, thể chất… được xã hội

thừa nhận và thực thi hợp pháp thành một thể chế xã hội về Thể dục thể thao.

– Chức năng thẩm mỹ: Gắn với tính hấp dẫn, sự hoàn thiện cái đẹp của các hiện tượng,

(trong đó có bản thân con người) trong lĩnh vực này, đặc biệt trong thể thao đỉnh cao, biểu

diễn. Nó không phải chỉ được xác định duy nhất bằng đặc tính nội tại của Thể dục thể

thao mà còn phụ thuộc nhiều vào những yếu tố về tư tưởng, giáo dục xã hội chung và Thể

dục thể thao quyết định.

Các chức năng trên (chung và chuyên môn) liên quan chặt chẽ, làm tiền đề cho nhau,

không thể coi nhẹ hoặc bỏ qua phần nào. Nhưng trước hết phải chú ý tới chức năng tăng

cường thể chất của nhân dân (trong phần các chức năng văn hoá chung).

Có hiểu biết được về bản chất các chức năng trên cùng mối tương quan giữa chúng,

mới có thể xác định được đúng vai trò và ý nghĩa của Thể dục thể thao trong xã hội, đề ra

mục đích, nhiệm vụ, nội dung, nguyên tắc, phương pháp và tổ chức thực hiện phù hợp.

1.4. Cấu trúc của Thể dục thể thao

Theo quan niệm khoa học hiện đại, cấu trúc trước hết là một hợp phần của một đối

tượng, hiện tượng nào đó, được tạo thành bởi một số thành phần (bộ phận, loại hình) và

thứ hai là sự cấu tạo (mối liên hệ, tương quan và thứ tự sắp xếp bên trong giữa các thành

phần trong đó).

Thể dục thể thao có mối liên hệ, tác động xã hội rộng rãi (đơn biệt, giao thoa, cộng

hưởng) về mặt cấu trúc, chức năng với nhiều lĩnh vực khác nhau trong xã hội. Sự phân

8

chia các thành phần dưới đây của Thể dục thể thao mới ở mức đại thể, vì từng thành phần

chính này lại có nhiều phần, biến dạng nhỏ hơn. Chúng được hình thành tương đối ổn

định, rõ nét, đã có khá lâu trong đời sống; phản ánh đặc trưng chuyên biệt của từng thành

phần, gắn liền với những điều kiện hình thành và phát triển khác nhau; tuy giữa chúng có

sự giao thoa, thẩm thấu và trùng lặp ít nhiều.

1.4.1. Giáo dục thể chất trường học

Còn có thuật ngữ “Thể dục thể thao nhà trường”. Chức năng chuyên môn của Thể dục

thể thao cơ sở trước hết phải thể hiện trong Giáo dục thể chất cơ sở (dạy học những kỹ

năng, kỹ xảo vận động ban đầu cơ bản, phổ thông cùng những hiểu biết có liên quan) và

phát triển, chuẩn bị thể lực chung toàn diện, rộng rãi.

Những nội dung chính của Thể dục thể thao cơ sở (qua nhà trường) gồm:

– Hệ thống những động tác (vận động) có tính chất phân tích, những bài tập và phương

pháp thể dục cơ bản.

– Hệ thống những bài tập nhằm bồi dưỡng kỹ năng, cách thức cơ bản để dùng sức hợp

lý khi di chuyển trong không gian (đi, chạy, bơi . . . ).

– Hệ thống những động tác đối kháng cá nhân hoặc tập thể, phối hợp sử dụng trong

những hình thức hoạt động phức tạp như các trò chơi vận động, các môn bóng.

Quá trình Giáo dục thể chất ở Thể dục thể thao cơ sở phải được tiến hành phù hợp với

những mục đích và nguyên tắc về giáo dục và giáo dưỡng, phải thật sự là một quá trình

Giáo dục thể chất cơ bản (cơ sở), không nên lệch hẹp trong huấn luyện thể thao sớm cho

một số em nào đó mà quên mất phần chuẩn bị chung, tối thiểu ban đầu.

Loại hình Thể dục thể thao cơ sở này không chỉ giới hạn trong phạm vi nhà trường

dưới hình thức lên lớp chính khoá. Thực ra, còn phải tiếp tục thường xuyên, lâu dài sau

này nữa để củng cố và nâng dần trình độ thể chất chung đã đạt được bước đầu ở giai đoạn

học sinh phổ thông và giữ gìn sức khoẻ khi lớn tuổi.

Sự tập luyện sau thời kỳ đi học không rập khuôn, chung cho mọi người, mà thường

gắn với hứng thú, nhu cầu và điều kiện của từng cá nhân (chạy sức khỏe, tập thể dục

dưỡng sinh, luyện võ, thể dục nhịp điệu hay thể hình hoặc thiên về một môn thể thao nào

đó). Từ đó, một số – chủ yếu là thiếu niên, nhi đồng – sẽ được tiếp nối dẫn đến hình thức

thể thao cơ sở ban đầu – tổ năng khiếu thể thao ở các lớp, các trường, đội tập luyện của

các trường năng khiếu thể thao ban đầu.

1.4.2. Thể thao

So với các thành phần khác trong Thể dục thể thao, thể thao đòi hỏi cao và tạo điều

kiện mạnh mẽ nhất cho con người phát triển những năng lực thể chất của mình. Từng

môn thể thao đều có thể trở thành đối tượng chuyên môn hoá rất cao. Ngày nay không thể

có những nhà vô địch thể thao quốc tế trên nhiều môn, cự ly thi đấu mang tính chất khác

hẳn nhau.

Trong tập luyện và thi đấu thể thao, con người luôn phấn đấu đạt tới những đỉnh cao

của thành tích, vượt qua những giới hạn năng lực thể chất đã có. Bởi vậy, đặc trưng và

chức năng chính đó đòi hỏi vận động viên thể thao đỉnh cao phải được đào tạo có hệ

thống, khoa học trong những điều kiện nghiêm ngặt và cao về nhiều mặt (hệ thống thi đấu

với trình độ Ngày càng cao; hệ thống tập luyện, nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ; hệ thống

9

khen thưởng… ); không thể tách yếu tố chính trị khỏi thành tích thể thao đỉnh cao, đặc biệt

trong đối ngoại. Thành tích thể thao đỉnh cao thực chất là một hợp kim nhiều yếu tố của

cá nhân, tập thể, xã hội và đất nước nhất định. Mặt khác, có nhiều nước còn cho thể thao

là một phòng thí nghiệm tự nhiên khổng lồ. Qua đó, con người tìm tòi và phát hiện chính

mình, sáng tạo nên những cách thức mới để huy động và nâng cao những tiềm năng vốn

có. Nó có ý nghĩa sáng tạo, khai phá, và mở đường.

Bên cạnh thể thao đỉnh cao, thể thao cơ sở (quần chúng) lại chỉ nhằm đạt trình độ phổ

thông “phong trào”, chủ yếu để giữ gìn và nâng cao sức khỏe, thể lực chung và giải trí,

hồi phục, phục vụ cho hoạt động chính – lao động, học tập, quân sự (nếu là quân nhân).

Nếu chỉ tập ở mức độ thể thao “phong trào” thì rất khó có thành tích cao.

Ở nước ta không có thể thao nhà nghề hoàn toàn theo kiểu phương Tây, nhưng muốn

có thành tích thể thao cao thì phải có thể thao chuyên nghiệp. Xét về thực chất, chúng ta

đã có thể thao chuyên nghiệp. Xét về thực chất, chúng ta đã có thể thao chuyên nghiệp

bao cấp là chính ở mức độ nào đó. Giờ đây, Bóng đá Việt Nam đang chuẩn bị tiến bước đi

lên bán chuyên nghiệp trong điều kiện cơ chế kinh tế thị trường có định hướng. Từ muôn

vàn những người chơi thể thao ở cơ sở (trước tiên là đối tượng trẻ), chúng ta thường chỉ

chọn, đào tạo thành một số rất ít những nhân tài thể thao đỉnh cao thật sự. Điều đó có

nghĩa là tỷ lệ đào thải trong tuyển chọn vào đào tạo rất cao. Đã có nhà khoa học nước

ngoài tính được rằng chỉ chọn được khoảng 8 – 10 em trong số 5.000 trẻ ở Liên Xô,

CHDC Đức và Tiệp (cũ) để chuyên tập bơi. Và sau đó, có một em đạt tiêu chuẩn kiện

tướng (Bungacôva 1973, 1976). Nếu muốn vươn tới trình độ thể thao cấp quốc tế, vô địch

châu lục, Olympic, thế giới thì tỉ lệ đào thải còn cao hơn nhiều. Ở nước ta, điều kiện sống,

tập luyện còn rất thấp, mức trên càng khó đạt.

Tuy không phải cứ ai có năng khiếu thể thao đều có thể đạt tới đỉnh cao tuyệt đối (do

nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan phức tạp), nhưng nếu tham gia tập luyện ở

mức phổ thông phù hợp với điều kiện của mình thì từng người đều có thể nâng cao sức

khỏe, thể lực chung. Dù sao thể thao đỉnh cao với tư cách là “người mở đường” sẽ lần

lượt chinh phục những đỉnh cao mới, tích lũy kinh nghiệm, hiểu biết cùng cách thức để

truyền lại, thúc đẩy cho thể thao quần chúng, cấp thấp hơn (kể cả thể thao trẻ) phát triển.

Ngược lại, thể thao đỉnh cao cũng phụ thuộc, dựa trên thể thao quần chúng. Nó chỉ có thể

phát triển, nâng cao vững chắc trên cơ sở đó, đặc biệt là từ phong trào thể thao quần

chúng trong thanh thiếu niên. Nói cách khác, chúng có quan hệ chặt chẽ, thúc đẩy lẫn

nhau, nhưng không thay thế được cho nhau, cứ làm cái này tốt thì cái kia cũng tốt.

Ở nước ta tuy chưa có một số đẳng cấp vận động viên nêu trên, nhưng ở đây vẫn trình

bày nguyên bản để bạn đọc có khái niệm hoàn chỉnh về quá trình đào thải trong đào tạo

vận động viên cấp cao.

1.4.3. Thể dục thể thao thực dụng

Ở đây còn có thể chia thành hai phần nhỏ hơn. Thể dục thể thao thực dụng phục vụ

cho lao động sản xuất và Thể dục thể thao thực dụng quân sự. Xếp cái dưới vào phần này

là rất tương đối. Bởi vì đối với những người làm nghĩa vụ quân sự trong một thời gian

tương đối ngắn, công tác (hoạt động) quân sự không phải là nghề nghiệp lâu dài, thường

xuyên suốt đời. Mặt khác, trong quân đội, cũng có nhiều loại quân nhân không hoạt động

quân sự trực tiếp (kỹ thuật, hậu cần, văn thư, quân y…), chưa kể rất nhiều binh chủng với

các khí tài khác nhau thì nội dung, yêu cầu mức độ huấn luyện quân sự, thể chất quả thật

10

rất đa dạng. Dù sao, đặc điểm chức năng của nó vẫn thể hiện trong sự chuẩn bị chuyên

môn của con người cho những hoạt động nghề nghiệp cụ thể (lao động sản xuất hay quốc

phòng).

Thể dục thể thao thực dụng nhằm tạo tiền đề thể chất thuận lợi cho con người nắm

được nghề nghiệp nào đó, tối ưu hoá hoạt động nghề nghiệp (học nhanh, làm tốt, năng

suất cao hơn), đồng thời cũng tác động tốt đến con người (kể cả phòng tránh và chữa bệnh

nghề nghiệp bằng hoạt động Thể dục thể thao). Lao động thể lực không thể thay thế cho

Thể dục thể thao nói riêng là Thể dục thể thao thực dụng.

Căn cứ vào đặc trưng lao động, điều kiện sản xuất và đặc trưng ảnh hưởng đến con

người trong đó, cần tổ chức hoạt động Thể dục thể thao sao cho có thể góp phần tối ưu

hoá chính quá trình lao động (trước hết là cho năng suất và sức khoẻ) như Thể dục thể

thao trước sản xuất, những phút Thể dục thể thao ngắn tại chỗ sản xuất (như động tác thư

giãn sống lưng cho những công nhân phải ngồi cúi làm việc lâu) Thể dục thể thao giữa

giờ, tập luyện Thể dục thể thao hồi phục, giải trí sau giờ làm việc. Nói cách khác, phải

căn cứ vào quy luật tối ưu hóa quá trình lao động mà sử dụng phương tiện, phương pháp,

liều lượng và trình tự thích hợp. Theo quan điểm tổ chức lao động khoa học hiện đại,

chúng ta không những cần năng suất mà còn giữ gìn, nâng cao sức khỏe cho con người

lao động, không thể chỉ lo lỗ lãi đơn thuần trước mắt.

Xét về mục đích, mức độ và hiệu quả thực chất, Thể dục thể thao thực dụng gắn với

Thể dục thể thao cơ sở (quần chúng). Trước hết vì việc này được tiến hành trên nền tảng

của sự chuẩn bị thể lực chung, chủ yếu ở giai đoạn học sinh phổ thông, cho thanh thiếu

niên.

1.4.4. Thể dục thể thao hồi phục sức khoẻ

Đó là một bộ phận chuyên môn của Thể dục thể thao, chủ yếu dùng những bài tập thể

lực để chữa bệnh hoặc hồi phục những chức năng của cơ thể đã bị rối loạn (phá vỡ) hoặc

suy giảm do bệnh tật, chấn thương, quá sức hoặc các nguyên nhân khác. Từ thời cổ đại,

người ta đã biết dùng các hình thức và chế độ vận động để chữa bệnh. Quan điểm của Hải

Thượng Lãn Ông rất rõ về vấn đề này. Nội dung của Thể dục thể thao chữa bệnh hiện đại

gồm một tổ hợp các phương tiện và phương pháp (thể dục chữa bệnh; đi, chạy vì sức

khoẻ các bài tập thể lực khác nhằm hồi phục, chữa bệnh) phụ thuộc vào tính chất của

bệnh tật, chấn thương, sự rối loạn chức năng và hình thái cơ thể (mệt mỏi, uqs căng thẳng,

những biến đổi về bệnh lý theo lứa tuổi,…), thiếu vận động và stress do lao động quá sức.

Trong thể thao đỉnh cao, do lượng vận động tập luyện và thi đấu ngày càng cao. Vấn đề

hội phục nhanh để nâng cao năng lực vận động càng trở nên cần thiết, đặc biệt đối với các

vận động viên tập luyện hoặc thi đấu quá sức hay bị chấn thương.

1.4.5. Thể dục thể thao vệ sinh, giải trí

– Thể dục vệ sinh hàng ngày trong đời sống, như thể dục sáng, đi dạo chơi hoặc những

tập luyện nhẹ nhàng khác, thường được tiến hành tại nhà hoặc xung quanh nơi ở, công

viên.

– Thể dục thể thao giải trí, nghỉ ngơi tích cực theo sở thích như tham quan, du lịch, đi

săn… bằng cách đi bộ, xe đạp, leo núi, chèo thuyền… với lượng vận động không nặng và

không theo quy định thật chặt chẽ. Nói cách khác, đó là những hình thức giải trí ưu thế

bằng những vận động tích cực theo sở thích, nhằm điều chỉnh hoặc tối ưu hóa, bình

11

thường hóa tương đối nhanh trạng thái tâm – sinh lý của cơ thể, tạo đà tốt cho những hoạt

động cơ bản trong đời sống của từng người, tuy rằng chúng ảnh hưởng không nhiều đến

thể chất và phát triển thân thể. Do vậy, cần coi đó là một trong những thành tố quan trọng

trong lối sống (nhất là với thế hệ trẻ). Mặt khác muốn thực thi tốt thì phải kết hợp với các

thành phần khác trong Thể dục thể thao, trước hết là Thể dục thể thao cơ sở. Điều kiện

kinh tế – xã hội ở nước ta (kể cả mức sống) còn nhiều khó khăn nên việc mở rộng hình

thức này còn có những hạn chế nhất định. Dù sao cũng rất cần quan tâm, khuyến khích

phát triển phù hợp theo khả năng và điều kiện để góp phần xây dựng lối sống mới, đẩy lùi

những tệ nạn xã hội, trước hết trong thanh niên. Đó trước hết là trách nhiệm của Ngành

Thể dục thể thao, đoàn thanh niên và các tổ chức du lịch. Xu thế và hình thức này đang

phát triển rất mạnh và đa dạng ở nước ta cũng như trên thế giới.

Việc phân chia các thành phần cùng những chức năng tương ứng, ưu thế của Thể dục

thể thao chỉ có ý nghĩa định hướng tương đối, tuy bước đầu phải làm như vậy. Trong thực

tế, chúng giao thoa, lai tạo, kết hợp với nhau và với các mặt văn hóa khác còn phức tạp

hơn nhiều. Cần phải tính toán cho đủ, đúng những mối liên hệ hữu cơ này. Đồng thời vẫn

phải nắm chắc những đặc trưng chuyên biệt chủ yếu nhất, có liên quan đến trách nhiệm và

nhiệm vụ của những người làm công tác Thể dục thể thao cụ thể với các đối tượng khác

nhau. Cũng như một số lĩnh vực văn hóa nghệ thuật khác, Thể dục thể thao cũng có

những hình thức công diễn đa dạng như diễu hành Thể dục thể thao, biểu diễn thể thao.

Không ít các tác phẩm hội họa, điêu khắc, kiến trúc, văn hóa, ca nhạc, điện ảnh…có

chủ đề về Thể dục thể thao (nhất là thể thao). Qua đó, không chỉ phản ánh hiện tượng Thể

dục thể thao mà còn cả trình độ phát triển của những lĩnh vực văn hóa nghệ thuật kia.

Những công trình văn hóa nghệ thuật về Olympic là một minh chứng sống động và tiêu

biểu. Điều này cũng thể hiện qua mối liên hệ giữa các khoa học chung, các khoa học ở

các lĩnh vực khác và khoa học về Thể dục thể thao. Tất cả những cái đó càng làm cho ta

thấy rõ thêm Thể dục thể thao là một hiện tượng đa dạng, nhiều mặt, gắn liền với văn hóa

và xã hội nói chung. Còn biết bao nhiêu tiềm năng từ những mối liên hệ này mà chúng ta

cần tiếp tục tìm hiểu để khai thác, sử dụng phục vụ cho chiến lược đào tạo con người của

đất nước nói chung và phong trào Thể dục thể thao nói riêng.

1.5. Lý luận và phương pháp Giáo dục thể chất là một khoa học và môn học

1.5.1. Xu thế hình thành lý luận khoa học về Thể dục thể thao

Thể dục thể thao tuy ra đời rất sớm nhưng lại trở thành đối tượng nghiên cứu của

nhiều môn khoa học tương đối chậm so với nhiều lĩnh vực văn hoá khác. Nói cách khác,

một thời kỳ dài, trong lĩnh vực này không có một hệ thống kiến thức riêng, mà chủ yếu

dựa vào kinh nghiệm. Nhưng dần dần, thực tiễn phát triển mạnh mẽ và ý nghĩa xã hội

ngày càng cao của Thể dục thể thao đã đòi hỏi phải có những tư duy khoa học chặt chẽ,

đồng thời cũng tạo ra những khả năng thực tế để làm được việc này.

Quá trình hình thành hệ thống kiến thức trên không đồng bộ. Sớm nhất là những kiến

thức về Giáo dục thể chất. Bởi vì từ những ngày đầu tiên ra đời trong xã hội, Thể dục thể

thao đã là một bộ phận trong hệ thống giáo dục nói chung của toàn xã hội. Trên cơ sở hình

thành ra môn khoa học chính thức đầu tiên, khá lâu đời trong lĩnh vực này là lý luận và

phương pháp Giáo dục thể chất. Nó là một nhánh của giáo dục nói chung.

12

Trước khi có môn Lý luận và phương pháp Thể dục thể thao ra đời, Lý luận và phương

pháp Giáo dục thể chất được coi là một trong những môn khoa học tổng hợp nhất, có quan

hệ trực tiếp với Thể dục thể thao. Nhưng chưa thể coi là lý luận và phương pháp Thể dục

thể thao chung được vì Thể dục thể thao không chỉ dưới hình thức Giáo dục thể chất.

Tiếp theo là lý luận và phương pháp thể thao, lúc đầu chỉ là huấn luyện thể thao.

Phong trào thể thao Olimpic và thể thao đỉnh cao trên thế giới đã tạo động lực phát triển

môn khoa học tổng hợp này trong mấy chục năm gần đây. Thể thao đỉnh cao đã và đang

trở thành phòng thí nghiệm tự nhiên khổng lồ và tinh xảo. Nơi đây chứa đựng nhiều tiềm

năng nghiên cứu to lớn về những cách thức khám phá và phát triển những khả năng tối đa

của con người. Đúng như viện sĩ Akhin, nhà khoa học được giải thưởng Noben, đã nói:

“Những số liệu, cứ liệu hàm xúc, tiêu biểu nhất về sinh lý học con người không phải có từ

trong những quyển sách về vấn đề này, mà ở trong các kỷ lục thể thao thế giới”. Trong

những năm gần đây, lý luận và phương pháp huấn luyện thể thao, rồi thể thao tổng thể đã

từ là một nhánh của lý luận và phương pháp Giáo dục thể chất tách thành một môn khoa

học riêng, một môn khoa học trong đào tạo các chuyên gia thể thao.

Bên cạnh hai bộ phận, hình thức Thể dục thể thao quan trọng trên, cũng có những nội

dung khoa học khác được phát triển đáng kể như thể dục vệ sinh, Thể dục thể thao sản

xuất, Thể dục thể thao giải trí và hồi phục…Đó cũng là những vấn đề khá rộng lớn trong

Thể dục thể thao quần chúng, đáng được xem xét, nghiên cứu nghiêm túc. Hiện nay đã

hình thành một số môn lý luận và phương pháp Thể dục thể thao quần chúng nói chung

hoặc cho từng đối tượng tiêu biểu trong đó.

Cũng như các lĩnh vực khoa học khác, trong khoa học Thể dục thể thao cũng có xu thế

tương tác với nhau: Vi phân hoá, chuyên môn hoá, phân hoá các hiểu biết theo các đối

tượng, phương hướng nhỏ hẹp, cục bộ hơn và tích hợp hoá (hình thành các hiểu biết tổng

hợp, bắt nguồn từ những hiểu biết của từng phần trên). Một thời gian dài, khoa học Thể

dục thể thao chủ yếu phát triển theo hướng vi phân hoá. Từ đó đã xuất hiện nhiều môn

khoa học nhỏ, hẹp, có liên quan gián tiếp đến từng mặt, quá trình riêng lẻ hoặc các hệ

thống thứ phân trong Thể dục thể thao.

Theo tài liệu điều tra của Hiệp hội Giáo dục thể chất đại học, mới tính đến năm 1983

đã có khoảng hơn 100 môn khoa học – môn học được dạy trong các trường loại này.

Cùng với xu thế phát triển ngày càng tăng và nếu phân loại chặt chẽ, tỉ mỉ hơn thì con số

trên còn lớn hơn nhiều.

Trong đó có không ít các môn lý luận và phương pháp của từng môn thể thao (các

môn bóng, bơi, thể dục, vật, điền kinh…) hoặc lý luận và phương pháp cho từng đối

tượng, lĩnh vực hoạt động, đào tạo tiêu biểu trong Thể dục thể thao (cho vận động viên

trẻ, vận động viên cấp cao, vận động viên nữ, cho các cấp loại nhà trường, các nghề…).

Mặt khác cũng hình thành một số môn khoa học tự nhiên và xã hội chuyên ngành Thể dục

thể thao, bắt nguồn từ các môn khoa học lớp đã có từ lâu đời hơn (giải phẫu học, y học,

sinh lý học, sinh cơ học, tâm lý học, mĩ học, xã hội học…). Tuy nhiên chúng cũng chỉ làm

sáng tỏ những cơ sở khoa học từng phần, từng khía cạnh của Thể dục thể thao. Bên cạnh

đó đã hình thành những môn khoa học tổng hợp. Từ những năm 20 thế kỷ trước, ở Liên

Xô(cũ) đã có môn “lý luận và phương pháp chung của Thể dục thể thao” được dạy ở cấp

đại học cho chuyên ngành này. Ở đây, khái niệm lý luận có nghĩa rộng, bao quát cả một

lĩnh vực hoạt động, ở cấp tương tự như lý luận giáo dục, lý luận y học, lý luận quân sự…;

13