Tảo hôn là gì? Khi nào tảo hôn được công nhận? Hậu quả pháp lý tảo hôn

TẢO HÔN là một hủ tục vẫn còn đang tồn tại trong xã hội Việt Nam hiện nay, đặc biệt là tại các vùng sâu vùng xa, dân tộc thiểu số. Việc kết hôn ở độ tuổi trẻ em không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tinh thần của bản thân người tảo hôn, mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Việc tảo hôn đã và đang là hành vi bị cấm theo pháp luật Việt Nam hiện hành và Tòa án hoàn toàn có thể kết tội hình sự đối với người có hành vi này.

Tảo hôn là gì

Tảo hôn là gì?

Tảo hôn là gì?

Tảo hôn, theo Khoản 8 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định.

Căn cứ theo Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, quy định những điều kiện kết hôn của công dân Việt Nam, trong đó bao gồm độ tuổi được phép kết hôn là nam phải từ đủ 20 tuổi trở lên và nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

Như vậy, tảo hôn là hành vi bị cấm theo điểm b Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và thuộc một trong 03 trường hợp sau:

  • Nam lấy vợ khi chưa đủ 20 tuổi.
  • Nữ lấy chồng khi chưa đủ 18 tuổi.
  • Nam chưa đủ 20 tuổi và nữ chưa đủ 18 tuổi.

Trường hợp tảo hôn được công nhận vợ chồng

Theo khoản 2 Điều 11 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, các trường hợp kết hợp trái với quy định pháp luật, trong đó có tảo hôn vẫn được công nhận là vợ chồng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

Một là, tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 bao gồm:

  • Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
  • Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
  • Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
  • Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định tại Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 bao gồm: Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Hai là, hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân.

Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này.

Trường hợp tảo tôn được công nhận

Trường hợp tảo tôn được công nhận

Hậu quả pháp lý của việc tảo hôn

Với trường hợp tảo hôn có đăng ký kết hôn thì hành vi kết hôn đó là trái pháp luật và có thể bị hủy khi có yêu cầu của những người có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật. Lúc này, căn cứ theo Điều 12 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, việc hủy kết hôn trái pháp luật sẽ dẫn đến những hậu quả pháp lý sau:

  • Hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.
  • Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con (Nếu hai bên đã có con với nhau) được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.
  • Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định về giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.

Khi xem xét, giải quyết yêu cầu có liên quan đến việc hủy kết hôn trái pháp luật, Tòa án phải căn cứ vào yêu cầu của đương sự và điều kiện kết hôn, điều kiện công nhận quan hệ hôn nhân để đưa ra các quyết định có công nhận quan hệ hôn nhân này hay không. Đồng thời, Tòa án cũng giải quyết thì quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con; quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên từ thời điểm kết hôn đến thời điểm hủy việc kết hôn trái pháp luật.

(CSPL:  Điều 4 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP và Điều 12 Luật Hôn nhân và gia đình 2014).

Xử lý đối với hành vi tảo hôn

Xử phạt hành chính của việc tảo hôn

  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

CSPL: Điều 58 Nghị định 82/2020/NĐ-CP

Tảo hôn bị xử lý hình sự

Tảo hôn bị xử lý hình sự

Tảo hôn có bị xử lý hình sự không?

Điều 183 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội Tổ chức tảo hôn. Theo đó, người có hành vi tổ chức tảo hôn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Tổ chức tảo hôn nếu người đó tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Khung hình phạt cho tội danh tổ chức tảo hôn như sau:

  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
  • Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

Luật sư tư vấn về tảo hôn

  • Tư vấn về thủ tục yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật trong trường hợp tảo hôn;
  • Tư vấn về các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức tảo hôn;
  • Tư vấn về trường hợp được công nhận việc kết hôn trái pháp luật.

Có thể nói, Tảo hôn đã và đang mang đến sự nghèo đói, thất học, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và các mối quan hệ xã hội. Chính vì thế, hủ tục tảo hôn cần được loại bỏ khỏi xã hội. Hy vong với bài viết trên, Luật L24H đã cung cấp cho quý khách những thông tin bổ ích. Mọi thắc mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn về luật hôn nhân và gia đình, kính mời Quý khách liên hệ số hotline 1900.633.716 để được các luật sư tư vấn miễn phí hỗ trợ 24/24. Xin cảm ơn.

Scores: 4.7 (34 votes)

Thank for your voting!