Tăng Cường Bồi Dưỡng Cảm Xúc Tích Cực Cho Giáo Viên Mầm Non Trong Chăm Sóc Và Giáo Dục Trẻ Mầm Non
Tăng cường bồi dưỡng cảm xúc tích cực cho giáo viên mầm non trong chăm sóc và giáo dục trẻ
Bồi dưỡng cảm xúc tích cực cho giáo viên mầm non (GVMN) trong chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trên thực tế hoạt động sư phạm của GVMN có những đặc thù, khác biệt không thể so sánh với bất kỳ dạng lao động sư phạm nào khác vì đối tượng lao động là trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi, lứa tuổi còn non nớt, đang trong quá trình hình thành và phát triển những phẩm chất ban đầu của nhân cách. Trẻ em mầm non rất hiếu động, chưa đủ khả năng điều chỉnh hành vi và tự chăm sóc bản thân nên các nguy cơ về tai nạn có thể xảy ra, vì thế, đòi hỏi GVMN phải chăm sóc, giáo dục trẻ một cách tỉ mỉ, cẩn thận, chu đáo, tận tâm. Các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày của GVMN rất đa dạng như đón trẻ, cho trẻ chơi, thể dục, học, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, ăn các bữa chính, bữa phụ, ngủ….do đó GV phải tổ chức sao cho phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi. Thời gian lao động của GVMN mang tính liên tục, vượt ra ngoài khuôn khổ của 8 tiếng (từ 9 – 10 tiếng/ngày). Dư luận xã hội, kì vọng từ cha mẹ trẻ cũng ảnh hưởng rất lớn đến công tác nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ, bất cứ tác động ảnh hưởng nào, nhất là những yếu tố không mong muốn như: lớp đông, trẻ hiếu động có thể cào cấu nhau, trẻ ngã, nôn trớ, khóc, kém ăn, khó ngủ cũng có thể gây sự hiểu lầm, hiểu sai với giáo viên; phụ huynh nóng nảy, phản ứng tiêu cực với giáo viên, phản hồi với lãnh đạo các cấp, phát tán thông tin lên mạng xã hội…Đó là những áp lực vô cùng lớn đối với GVMN, khiến cho không ít GVMN đang gặp khó khăn trong quản lý cảm xúc.
Bạn đang xem: Tăng cường bồi dưỡng cảm xúc tích cực cho giáo viên mầm non trong chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non
Bạn đang đọc: Tăng Cường Bồi Dưỡng Cảm Xúc Tích Cực Cho Giáo Viên Mầm Non Trong Chăm Sóc Và Giáo Dục Trẻ Mầm Non
Với tổng thể những nguyên do trên, việc bồi dưỡng cảm xúc tích cực cho GVMN là một việc làm rất là thiết yếu. Hơn ai hết người GVMN phải là người biết tự làm chủ cảm xúc của mình, tự tin và triển khai tốt trách nhiệm chăm nom giáo dục trẻ, giữ gìn hình ảnh là nhà giáo mẫu mực, vững vàng trước những nguồn dư luận xã hội .
Để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ quản lý và GVMN, ngày 27 tháng 4 năm 2021, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức lớp tập huấn” Tăng cường bồi dưỡng cảm xúc tích cực cho GVMN trong chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non”.
Xem thêm: Vận Dụng Quy Luật Thống Nhất Và Đấu Tranh Giữa Các Mặt Đối Lập
Mục đích bồi dưỡng cảm xúc tích cực giúp GVMN xây dựng được bầu không khí tâm lý vui vẻ, thoải mái hào hứng tích cực khi tổ chức các hoạt động cho trẻ, khi làm việc với đồng nghiệp và khi giao tiếp ứng xử với các bậc cha mẹ; sẵn sàng hỗ trợ mọi người cùng giải tỏa tâm lý trạng thái cảm xúc căng thẳng, chuyển hóa chúng thành cảm xúc tích cực trong cuộc sống và hoạt động nghề nghiệp của GVMN, xây dựng mối quan hệ thân thiện, cởi mở, hợp tác trong cuộc sống cũng như công việc và nâng cao chất lượng hiệu quả công việc.
Tại lớp tập huấn các học viên đã tập trung nghiên cứu và thảo luận về một số vấn đề lý luận về cảm xúc tích cực và bồi dưỡng cảm xúc tích cực, thực trạng cảm xúc tích cực của người giáo viên mầm non và hoạt động bồi dưỡng cảm xúc tích cực cho giáo viên mầm non trong chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non. Đồng thời các học viên trao đổi thảo luận về biện pháp tăng cường cảm xúc tích cực của giáo viên mầm non trong chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non./.
Source: https://evbn.org
Category: Giáo Viên