Cảm xúc đàn ông tuổi 30

Tuổi 30, ta bồn chồn nhất lại là trước một chuyến đi về, về với mái ấm gia đình nơi ta đã nhận ra là nơi duy nhất trên toàn cầu này có một tình yêu vô điều kiện kèm theo ngự trị. Và sẽ dang tay đón ta về bất kể ta là ai, thành hay bại, tốt hay xấu, sang hay hèn .

Thế hệ, một thời gọi là “vàng”, 8x của chúng ta người đã sang tuổi 30, người cũng sắp thành 30. Đến độ tuổi này, nói là già thì cũng chưa phải, với đàn ông, người ta nói 30 chính là quãng đời hiệu quả nhất của cuộc đời họ, nhưng cũng đủ vốn sống và trải nghiệm để bắt đầu thấm thía sự ngắn ngủi, vô thường của đời người.

Tuổi 30, ta độ lượng với mọi người và đặc biệt với bản thân hơn một chút. Phải chăng là vì trong quá trình đi chứng minh bản thân và tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi: ta là ai? Ta sống vì cái gì, ta đã ngộ ra giới hạn của bản thân mình? Có một người khi luận bàn về giới hạn của con người đã đặt ra một yêu cầu rất đơn giản, bạn thử giơ tay lên trời 10 phút, xem bạn có làm được dễ dàng không?

Hiểu được giới hạn của bản thân, tự động làm ta trân trọng hơn những gì người khác làm được, dù việc đó rất nhỏ nhặt và tưởng chừng có vẻ như không có gì đặc biệt. Vì ta biết để đọc hiểu một đoạn văn, ta có thể chỉ mất 1, 2 phút là xong, nhưng để viết được những câu văn ấy, có khi ta sẽ mất cả đời tập luyện cộng với một chút năng khiếu thiên bẩm.

Nếu tuổi 20 ta tập chơi một bản nhạc, thì mục tiêu biểu diễn là để “lấy le” với các em. Đệm hát tán gái là cẩm nang đầu giường của anh em tập guitar thời ấy. Tuổi 30 cầm cây đàn lên chỉ muốn thể hiện được lòng mình. Nhiều khi, ta chỉ muốn được tấu lên một giai điệu đã trở thành một phần thời thơ ấu của ta, khi còn chân đất bứt phượng hái bàng, bắn bi. Ta tìm đến âm nhạc như một công cụ để diễn đạt lòng mình hơn là để khoe, hay lấy lòng ai đó.

Tuổi 20, ta xem những người cũng theo đuổi những mục tiêu giống mình. Ví dụ nghề nghiệp là đối thủ bởi ta sợ họ sẽ lấy mất phần cơ hội mà ta cũng muốn giành lấy. Tuổi 30, ta lại xem những người ấy là tri kỷ là bởi vì thật quý giá và đặc biệt biết bao khi giữa dòng đời xô bồ này, ta gặp được người đồng điệu với mình.

Tuổi 20, ta hồi hộp nhất là trước một chuyến đi xa. Đêm nằm không chợp mắt, mơ tưởng về những điều mới lạ ở những vùng trời mà ta chưa từng đặt chân đến, có chăng chỉ được nghe kể trong những chuyện cổ tích trong sách vở. Trái đất lúc đó đối với ta như biển cả mênh mông, rộng mà không có bến đỗ.

Tuổi 30, ta hồi hộp nhất lại là trước một chuyến đi về, về với gia đình nơi ta đã nhận ra là nơi duy nhất trên trái đất này có một tình yêu vô điều kiện ngự trị. Và sẽ dang tay đón ta về bất kể ta là ai, thành hay bại, tốt hay xấu, sang hay hèn. Tuổi 30, trái đất này như cái ao làng thu nhỏ, cũng có lúc sóng vỗ dạt dào nhưng không khiến ta quá hoảng sợ nữa.
Có người từng kể, sau 5 năm đi xa quay trở về, đứng trên sân nhà mình nhìn xuống vườn thấy bỗng nhiên thấy vườn không còn sâu hun hút như ngày xưa mà cảm giác rất gần với sân. Có lẽ, không phải vườn được nâng lên mà khái niệm cao thấp tương đối trong thế giới quan của anh ta đã thay đổi.

Ta già đi đồng nghĩa với thế hệ tương lai ta sẽ lớn lên và dần dần thay thế ta. Bỗng nhiên ta tưởng tượng: một môi trường mà ở đó Đô sang nhà Ken tập piano, Bin sang nhà Chíp chơi violon… Một môi trường nơi mà tâm hồn của trẻ em Việt thế hệ tương lai được nuôi dưỡng bằng những lời ru, dòng nhạc. Biết đâu khi trưởng thành các Đô, Ken, Bin, Chíp ngày ấy sẽ cảm ơn thế hệ cha mẹ chúng đã tạo điều kiện cho những dòng nhạc nuôi dưỡng tâm hồn chúng ngay từ bé.

Minh Quang

Source: https://evbn.org
Category: Giới Tính