Tầm nhìn chiến lược của Đảng về vấn đề “tam nông”

34be_7-1.JPG

Chính sách đúng đắn của Đảng đã giúp nông nghiệp, nông thôn, nông dân phát triển bền vững, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế đất nước. Ảnh: Trọng Đức

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, sự đột phá về chính sách của Đảng cũng được khởi đầu thực hiện ở lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Những chủ trương “Khoán 10”, “Khoán 100” vào những năm 70, 80 của thế kỷ trước đã khơi dậy các tiềm năng to lớn ẩn giấu trong từng gia đình nông dân. Từ chỗ không thiết tha đến ruộng đất, nông dân đã có ý thức chăm sóc và sử dụng đất đai có hiệu quả hơn. Nhờ đó, nông nghiệp nước ta phát triển mạnh mẽ, tạo được những thành tựu to lớn trong nhiều năm liền.

Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách pháp luật về đầu tư cho “tam nông” trên tất cả các lĩnh vực và có bước đi phù hợp trong từng thời kỳ, tạo điều kiện cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn phát triển. Vấn đề “tam nông” được Đảng thường xuyên bổ sung, hoàn thiện dựa trên sự tổng kết thực tiễn tình hình nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở mỗi giai đoạn phát triển của đất nước.

Chính vì vậy, việc quán triệt quan điểm của Đảng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn của “tam nông” cũng là một nhiệm vụ thường xuyên đối với các cấp, các ngành, các địa phương, đội ngũ cán bộ quản lý có liên quan và chính bản thân nông dân. Từ chỗ đất nước đang khủng hoảng lương thực nghiêm trọng, hằng năm phải nhập hàng triệu tấn lương thực của nước ngoài, nhưng chỉ trong hơn một thập niên, chúng ta đã vươn lên trở thành quốc gia xuất khẩu gạo đứng vào hàng thứ ba trên thế giới và xuất khẩu các mặt hàng nông sản nhiệt đới đứng hàng đầu thế giới.

Năm 1989, lần đầu tiên sản lượng lương thực của Việt Nam vượt mức 20 triệu tấn, xuất khẩu 1,4 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 310 triệu USD. Năm 2010, tổng sản lượng lương thực của Việt Nam đạt 44,6 triệu tấn, đạt kỷ lục về số lượng và giá trị xuất khẩu gạo với 6,88 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu là 3,23 tỷ USD. An ninh lương thực được bảo đảm đã góp phần đưa nông nghiệp Việt Nam từ độc canh lúa chuyển dần sang phát triển nông nghiệp tương đối toàn diện.

Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 7 (khóa X), ngày 28-8-2008, đã ban hành Nghị quyết số 26/NQ-TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn thể hiện tầm nhìn chiến lược trong công tác xây dựng và phát triển nông thôn, đề ra các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp toàn diện, cơ bản cho phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nước ta.

Để tổ chức triển khai Nghị quyết 26/NQ-TW, Chính phủ đã ban hành Bộ tiêu chí nông thôn mới và Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4-6-2010 về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nhằm phát triển kinh tế – xã hội, chính trị và an ninh – quốc phòng trên địa bàn khu vực nông thôn, trong đó vai trò người nông dân là chủ thể, huy động cả hệ thống chính trị và toàn xã hội tham gia.

Trên nền tảng đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (tháng 1-2011) đã thông qua nhiều văn kiện quan trọng, quyết định đối với sự phát triển toàn diện và bền vững của đất nước trong giai đoạn cách mạng mới. Lồng ghép trong các văn kiện đó, Đảng ta tiếp tục đưa ra những quan điểm chỉ đạo đối với vấn đề “tam nông”.

5 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã có bước chuyển dịch tích cực theo hướng đẩy mạnh sản xuất các loại nông sản hàng hóa có nhu cầu thị trường và có giá trị kinh tế cao. An ninh lương thực quốc gia tiếp tục bảo đảm tốt, tuy diện tích trồng lúa giảm để chuyển sang nuôi trồng thủy sản và các cây trồng khác có giá trị kinh tế cao, nhưng sản lượng lương thực vẫn tăng.

Sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả có sự điều chỉnh mạnh theo nhu cầu thị trường để xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu, hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với công nghiệp bảo quản, chế biến. Trình độ khoa học, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản từng bước được nâng lên theo hướng sử dụng giống mới, công nghệ sinh học, phương thức canh tác tiên tiến để nâng cao năng suất chất lượng nông sản, thủy sản.

Nhiều khâu trong sản xuất nông nghiệp được cơ giới hóa. Quan hệ sản xuất được xây dựng ngày càng phù hợp. Kinh tế trang trại đã góp phần đáng kể vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Trong nội bộ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng đã có sự chuyển dịch tích cực hơn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trên cơ sở đó, đã tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội nông thôn mà biểu hiện rõ nhất là thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu hộ nông thôn theo hướng ngày càng tăng thêm các hộ làm công nghiệp, thương mại và dịch vụ, giảm dần số hộ làm nông nghiệp thuần túy. Bộ mặt nông thôn ở nhiều nơi được đổi mới, văn minh hơn, cơ sở hạ tầng thiết yếu được nâng cấp, hệ thống chính trị cơ sở tiếp tục được củng cố, thu nhập và điều kiện sống của người dân được cải thiện và nâng cao, phấn đấu hoàn thành mục tiêu năm 2015 có 20% số xã trong toàn quốc và tới năm 2020 có 50% xã đạt tiêu chí nông thôn mới.

Những thành tựu trong “tam nông” không chỉ góp phần quan trọng vào việc ổn định chính trị – xã hội nông thôn và nâng cao đời sống nông dân trên phạm vi cả nước, mà còn ngày càng tạo thêm những tiền đề vật chất cần thiết, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nông nghiệp chính là một yếu tố quan trọng giúp nước ta đứng vững trước những tác động mạnh của cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực và thế giới.

Bên cạnh đó, những kết quả to lớn và toàn diện trong lĩnh vực “tam nông” đang dần hiện thực hóa mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2020: Giá trị gia tăng nông nghiệp bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 2,6 – 3%/năm. Tỉ trọng lao động nông nghiệp năm 2015, chiếm 40 – 41% lao động xã hội. Thu nhập của người dân nông thôn tăng 1,8 – 2 lần so với năm 2010.

Đến thời điểm này, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng trưởng liên tục và đạt mức cao. Tổng kim ngạch xuất khẩu ngành nông nghiệp năm 2014 đạt 30,86 tỷ USD (tăng 11,2% so với năm 2013), trong đó, 10 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, gồm: Gạo, cà phê, cao su, điều, tiêu, sắn, rau quả, tôm, cá tra, lâm sản. Năm 2014, tổng sản lượng gạo cả nước đạt trên 27,5 triệu tấn, sau khi trừ tiêu dùng nội địa, sản lượng gạo hàng hóa dành cho xuất khẩu đạt trên 8 triệu tấn. Tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn cũng đã giảm từ 66,4% xuống còn dưới 14% vào năm 2014.

Nhìn lại chặng đường 30 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, những kết quả trong thực hiện chính sách “tam nông” là một trong những nguyên nhân quan trọng và cơ bản nhất đưa đến các kết quả, thành tựu tăng trưởng kinh tế khả quan, tạo ra những tiền đề vật chất trực tiếp để Việt Nam giữ vững cân đối vĩ mô của nền kinh tế, góp phần ổn định và phát triển kinh tế – xã hội đất nước theo hướng bền vững.

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, sự đột phá về chính sách của Đảng cũng được khởi đầu thực hiện ở lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Những chủ trương “Khoán 10”, “Khoán 100” vào những năm 70, 80 của thế kỷ trước đã khơi dậy các tiềm năng to lớn ẩn giấu trong từng gia đình nông dân. Từ chỗ không thiết tha đến ruộng đất, nông dân đã có ý thức chăm sóc và sử dụng đất đai có hiệu quả hơn. Nhờ đó, nông nghiệp nước ta phát triển mạnh mẽ, tạo được những thành tựu to lớn trong nhiều năm liền.Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách pháp luật về đầu tư cho “tam nông” trên tất cả các lĩnh vực và có bước đi phù hợp trong từng thời kỳ, tạo điều kiện cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn phát triển. Vấn đề “tam nông” được Đảng thường xuyên bổ sung, hoàn thiện dựa trên sự tổng kết thực tiễn tình hình nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở mỗi giai đoạn phát triển của đất nước.Chính vì vậy, việc quán triệt quan điểm của Đảng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn của “tam nông” cũng là một nhiệm vụ thường xuyên đối với các cấp, các ngành, các địa phương, đội ngũ cán bộ quản lý có liên quan và chính bản thân nông dân. Từ chỗ đất nước đang khủng hoảng lương thực nghiêm trọng, hằng năm phải nhập hàng triệu tấn lương thực của nước ngoài, nhưng chỉ trong hơn một thập niên, chúng ta đã vươn lên trở thành quốc gia xuất khẩu gạo đứng vào hàng thứ ba trên thế giới và xuất khẩu các mặt hàng nông sản nhiệt đới đứng hàng đầu thế giới.Năm 1989, lần đầu tiên sản lượng lương thực của Việt Nam vượt mức 20 triệu tấn, xuất khẩu 1,4 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 310 triệu USD. Năm 2010, tổng sản lượng lương thực của Việt Nam đạt 44,6 triệu tấn, đạt kỷ lục về số lượng và giá trị xuất khẩu gạo với 6,88 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu là 3,23 tỷ USD. An ninh lương thực được bảo đảm đã góp phần đưa nông nghiệp Việt Nam từ độc canh lúa chuyển dần sang phát triển nông nghiệp tương đối toàn diện.Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 7 (khóa X), ngày 28-8-2008, đã ban hành Nghị quyết số 26/NQ-TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn thể hiện tầm nhìn chiến lược trong công tác xây dựng và phát triển nông thôn, đề ra các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp toàn diện, cơ bản cho phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nước ta.Để tổ chức triển khai Nghị quyết 26/NQ-TW, Chính phủ đã ban hành Bộ tiêu chí nông thôn mới và Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4-6-2010 về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nhằm phát triển kinh tế – xã hội, chính trị và an ninh – quốc phòng trên địa bàn khu vực nông thôn, trong đó vai trò người nông dân là chủ thể, huy động cả hệ thống chính trị và toàn xã hội tham gia.Trên nền tảng đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (tháng 1-2011) đã thông qua nhiều văn kiện quan trọng, quyết định đối với sự phát triển toàn diện và bền vững của đất nước trong giai đoạn cách mạng mới. Lồng ghép trong các văn kiện đó, Đảng ta tiếp tục đưa ra những quan điểm chỉ đạo đối với vấn đề “tam nông”.5 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã có bước chuyển dịch tích cực theo hướng đẩy mạnh sản xuất các loại nông sản hàng hóa có nhu cầu thị trường và có giá trị kinh tế cao. An ninh lương thực quốc gia tiếp tục bảo đảm tốt, tuy diện tích trồng lúa giảm để chuyển sang nuôi trồng thủy sản và các cây trồng khác có giá trị kinh tế cao, nhưng sản lượng lương thực vẫn tăng.Sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả có sự điều chỉnh mạnh theo nhu cầu thị trường để xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu, hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với công nghiệp bảo quản, chế biến. Trình độ khoa học, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản từng bước được nâng lên theo hướng sử dụng giống mới, công nghệ sinh học, phương thức canh tác tiên tiến để nâng cao năng suất chất lượng nông sản, thủy sản.Nhiều khâu trong sản xuất nông nghiệp được cơ giới hóa. Quan hệ sản xuất được xây dựng ngày càng phù hợp. Kinh tế trang trại đã góp phần đáng kể vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Trong nội bộ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng đã có sự chuyển dịch tích cực hơn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Trên cơ sở đó, đã tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội nông thôn mà biểu hiện rõ nhất là thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu hộ nông thôn theo hướng ngày càng tăng thêm các hộ làm công nghiệp, thương mại và dịch vụ, giảm dần số hộ làm nông nghiệp thuần túy. Bộ mặt nông thôn ở nhiều nơi được đổi mới, văn minh hơn, cơ sở hạ tầng thiết yếu được nâng cấp, hệ thống chính trị cơ sở tiếp tục được củng cố, thu nhập và điều kiện sống của người dân được cải thiện và nâng cao, phấn đấu hoàn thành mục tiêu năm 2015 có 20% số xã trong toàn quốc và tới năm 2020 có 50% xã đạt tiêu chí nông thôn mới.Những thành tựu trong “tam nông” không chỉ góp phần quan trọng vào việc ổn định chính trị – xã hội nông thôn và nâng cao đời sống nông dân trên phạm vi cả nước, mà còn ngày càng tạo thêm những tiền đề vật chất cần thiết, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nông nghiệp chính là một yếu tố quan trọng giúp nước ta đứng vững trước những tác động mạnh của cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực và thế giới.Bên cạnh đó, những kết quả to lớn và toàn diện trong lĩnh vực “tam nông” đang dần hiện thực hóa mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2020: Giá trị gia tăng nông nghiệp bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 2,6 – 3%/năm. Tỉ trọng lao động nông nghiệp năm 2015, chiếm 40 – 41% lao động xã hội. Thu nhập của người dân nông thôn tăng 1,8 – 2 lần so với năm 2010.Đến thời điểm này, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng trưởng liên tục và đạt mức cao. Tổng kim ngạch xuất khẩu ngành nông nghiệp năm 2014 đạt 30,86 tỷ USD (tăng 11,2% so với năm 2013), trong đó, 10 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, gồm: Gạo, cà phê, cao su, điều, tiêu, sắn, rau quả, tôm, cá tra, lâm sản. Năm 2014, tổng sản lượng gạo cả nước đạt trên 27,5 triệu tấn, sau khi trừ tiêu dùng nội địa, sản lượng gạo hàng hóa dành cho xuất khẩu đạt trên 8 triệu tấn. Tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn cũng đã giảm từ 66,4% xuống còn dưới 14% vào năm 2014.Nhìn lại chặng đường 30 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, những kết quả trong thực hiện chính sách “tam nông” là một trong những nguyên nhân quan trọng và cơ bản nhất đưa đến các kết quả, thành tựu tăng trưởng kinh tế khả quan, tạo ra những tiền đề vật chất trực tiếp để Việt Nam giữ vững cân đối vĩ mô của nền kinh tế, góp phần ổn định và phát triển kinh tế – xã hội đất nước theo hướng bền vững.