Tâm lý trẻ mầm non và những điều cần lưu ý | Trường Mầm non KindyCity

Từ lúc sinh đến trưởng thành, con người luôn phát triển về mặt thể chất, cảm xúc, tâm trí, tinh thần… Đặc biệt trong những năm tháng đầu đời, sự tăng trưởng thường xảy ra nhanh nhất.

Hành vi và nhu cầu của trẻ ở các giai đoạn phát triển khác nhau.

A – Tâm lý tuổi nhà trẻ

Khi trẻ mới sinh, trẻ hoàn toàn cần sự giúp đỡ và lệ thuộc người khác để được an toàn về thể chất và cảm xúc.Trẻ cần được giám sát thường xuyên vì trẻ không ý thức về sự an toàn.

  • Trẻ gắn bó với người chăm sóc và phát triển cảm giác yêu thương và tin tưởng
  • Sau đó trẻ cũng có cảm giác lo sợ khi phải xa cách mẹ, biết phân biệt người quen và người lạ.
  • Trẻ hiểu nguyên nhân và hậu quả (vd, nếu đẩy trái banh trên sành nhà, thì banh sẽ lăn)
  • Trẻ hiểu sự tồn tại của đồ vật mặc dù trẻ không còn thấy (vd trò chơi ú òa)
  • Hiểu lời nói và làm theo lệnh đơn giản
  • Biết tên một số đồ vật quen thuộc, vài bộ phận trong cơ thể, và khái niệm như trong/ngoài, hoặc mở/đóng
  • Trở thành độc lập khi tự chơi một mình trong thời gian lâu.
  • Trẻ học di chuyển cơ thể như ngóc đầu lên, tự ăn, ngồi, đứng, đi.
  • Trẻ học cách sử dụng cùng lúc bàn tay và mắt để thao tác và ném đồ vật.
  • Trẻ phát triển thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác và khứu giác.

 

Những điều cần quan tâm

  • Trẻ không được đáp ứng các nhu cầu sẽ không phát triển về sự tin tưởng vào người khác khi trở thành người lớn.
  • Khi trẻ không được nâng đỡ và động viên hoặc bị khiển trách, thì trẻ sẽ hay khiển trách và nghi ngờ khả năng của mình (vd trẻ bị khiển trách khi tiểu dầm)

 

Vai trò của người chăm sóc

  • Nhất quán trong giờ ăn, tắm, thay quần áo để giúp trẻ phát triển sự tin cậy.
  • Thân thiện và chấp nhận,động viên trẻ hoàn thành công việc.

A – Tâm lý tuổi nhà trẻ

  1. Về mặt tâm lý xã hội.
  • Phát triển ngôn ngữ và hiểu biết bản thân
  • Suy nghĩ về những điều kỳ diệu, xa thực tế
  • Học luật xã hội
  • Tìm hiểu cái gì thật và cái gì tưởng tượng (vd trò chơi tưởng tượng, ác mộng)
  • Nghĩ về” bây giờ và ở đây” hơn là tương lai
  • Đặt nhiều câu hỏi
  • Bắt đầu hiểu hậu quả của việc làm/cảm xúc và phân biệt đúng/sai
  • Bắt đầu đi nhà trẻ/mẫu giáo và tập đếm số
  • Bắt đầu quan hệ với bạn bè và thầy cô.
  1. Về mặt thể chất.
  • Kỹ năng tự lập (mặc quần áo,ăn uống, vệ sinh)
  • Có nhiều năng lượng

Những điều cần quan tâm

  • Không tự lập được có thể dẫn đến mặc cảm tội lỗi và sợ thử những công việc mới
  • Có khuynh hướng lệ thuộc vào người lớn quá đáng
  • Có thể khó quan hệ với người khác sau này trong cuộc sống
  • Khó có khả năng ứng xử và quyết định

Vai trò của người chăm sóc

  • Cho phép trẻ có kinh nghiệm và đồng thời cho giới hạn
  • Trả lời trung thực các câu hỏi của trẻ
  • Khen ngợi khi trẻ hoàn thành công việc
  • Không la mắng hoặc đánh đập khi trẻ thất bại một số công việc, giúp trẻ học cách làm tốt hơn hoặc khác hơn
  • Động viên sự sáng tạo
  • Động viên trẻ nói về cảm xúc (vd chia sẻ cảm xúc của cha mẹ, quan sát trẻ và thử diễn giải cảm xúc của trẻ)

Trên đây là những vấn đề đang được đông đảo quý phụ huynh quan tâm trong buổi TRÒ CHUYỆN CÙNG CHUYÊN GI – Kỳ II tại trường Mầm non Quốc tế Kindy City với sự tham gia góp mặt và thỏa đáp của TS Giáo Dục học Nguyễn Thị Bích Hồng.

1243