Tâm lý của trẻ mầm non và những điều các bậc cha mẹ cần lưu ý

Sự phát triển tâm lý của trẻ mầm non ở mỗi giai đoạn phát triển đều có những điểm khác nhau. Hiểu được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở từng giai đoạn sẽ giúp cha mẹ dễ dàng nuôi dạy con cái trưởng thành, giúp giáo viên lựa chọn phương pháp dạy phù hợp, giúp con hình thành nhân cách tốt, định hướng cho sự học tập và phát triển của trẻ. Vậy tâm lý của trẻ ở lứa tuổi mầm non như thế nào? Mời quý phụ huynh đọc hết bài viết hôm nay của trường mầm non song ngữ Con Mèo Vàng để tìm hiểu nhé!

1. Những đặc điểm chính về tâm lý của trẻ mầm non

Đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non

Các nghiên cứu khoa học cho thấy, tâm sinh lý của trẻ mầm non có các đặc điểm như sau:

Trẻ thường tò mò, yêu thích khám phá thế giới xung quanh

Tâm lý của trẻ mầm non thích khám phá thế giới xung quanh

Những điều mới mẻ luôn khiến trẻ mầm non thích thú và khơi gợi trí tò mò và các con luôn có sở thích khám phá mọi thứ diễn ra trong cuộc sống xung quanh. Ở giai đoạn này, biểu hiện thích thú của trẻ khiến cha mẹ cảm thấy khó chịu khi trẻ hỏi quá nhiều, từ những câu hỏi đơn giản đến phức tạp. Nhưng cha mẹ hãy để con thỏa mãn sở thích này, vì trẻ càng đòi hỏi nhiều thì não bộ của trẻ càng phát triển và thật đáng lo nếu một đứa trẻ mầm non không hỏi và thắc mắc gì về thế giới xung quanh.

Trẻ có xu hướng tin tưởng và gắn bó với người chăm sóc mình

Khi mới bắt đầu tiếp xúc với thế giới bên ngoài, tâm lý của trẻ mầm non có xu hướng cảm thấy sợ sệt nên cần sự yêu thương, đùm bọc của gia đình và những người xung quanh nhưng các con cũng rất nhanh hòa nhập với môi trường mới. Và, các con cũng có xu hướng gắn bó với những người chăm sóc mình như cô giáo hay cô bảo mẫu. Chính vì vậy, cha mẹ và các cô giáo cần tạo một môi trường thân thiện và an toàn để trẻ thoải mái chia sẻ những suy nghĩ của mình. Khi con mắc lỗi, thay vì la mắng sẽ khiến con sợ hãi, cha mẹ và cô giáo nên nhẹ nhàng chỉ ra lỗi sai, phân tích nhẹ nhàng để con hiểu ra vấn đề.

Trẻ bắt đầu phát triển kỹ năng giao tiếp

Tâm lý của trẻ mầm non bắt đầu phát triển lỹ năng giao tiếp

Trong quá trình hình thành và phát triển tâm lý của trẻ mầm non, trẻ đã bắt đầu phát triển các kỹ năng giao tiếp và nhạy bén hơn với ngôn ngữ. Lúc này, trẻ đã có khả năng quan sát mọi thứ xung quanh, thường bắt chước ngôn ngữ thông qua việc cha mẹ hoặc ông bà trong giao tiếp hàng ngày. Vì vậy, trong gia đình, cha mẹ nên chú ý hơn đến cách dùng từ khi nói chuyện với nhau, vì trẻ sẽ nhanh chóng tiếp thu và có những động tác, lời nói tương tự. Khi ở trường, các cô giáo nên chú ý trong việc sử dụng từ ngữ để giao tiếp một cách chính xác và tránh sử dụng từ địa phương gây cản trở quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ.

Trẻ thích được trở thành trung tâm của sự chú ý

Tâm lý của trẻ mầm non thích trở thành trung tâm của sự chú ý

 

Hầu hết trẻ em có xu hướng thích trở thành trung tâm của sự chú ý và được mọi người quan tâm. Chỉ vì trẻ muốn được chú ý nhiều hơn và cũng muốn khẳng định cái “tôi” của trẻ. Vì vậy, chúng ta không nên nghĩ rằng một đứa trẻ không chịu chia sẻ hoặc muốn trở thành người đầu tiên thực hiện một ưu tiên nào đó là ích kỷ nhé.

Ngoài ra, dù bận rộn công việc, cha mẹ cũng nên luôn dành sự quan tâm nhất định cho con cái bởi khi trẻ không nhận được sự quan tâm thường xuyên từ cha mẹ, chúng sẽ cảm thấy lạc lõng, sống khép kín và ít chia sẻ hơn.

Tâm lý của trẻ mầm non có xu hướng thích tự lập

Tâm lý của trẻ mầm non có xu hướng thích tự lập

Càng lớn trẻ càng có xu hướng thích làm điều gì đó mới và tò mò về những gì đang diễn ra xung quanh. Vì vậy, ở giai đoạn này, cha mẹ không nên bảo bọc quá mức hoặc cố gắng phớt lờ những gì con mình đang làm mà hãy để con tự mình làm những công việc vừa sức như tự đánh răng rửa mặt, tự ăn, tự đi toilet,… một cách độc lập, chú ý quan sát, dành đủ thời gian cho con, cùng làm để trẻ hứng thú và dần có niềm tin vào tính tự lập của mình.

Trẻ mầm non bắt đầu hình thành tính cách và ý thức cá nhân

Trẻ bắt đầu hình thành nhân cách với những suy nghĩ và quan điểm của riêng mình từ khi còn ở lứa tuổi mầm non. Ở giai đoạn này, ngoài việc bắt chước các hành vi và thói quen của người lớn, trẻ cũng có thể bình luận sau khi xem một bộ phim hay hoặc nghe một bản nhạc. Trẻ không ngại thể hiện bản thân một cách mạnh mẽ và nghĩ rằng những gì chúng làm là hoàn toàn bình thường. Vì vậy, cha mẹ nên tạo điều kiện để con thỏa sức thể hiện bản thân, cho con nói ra những suy nghĩ và cảm nhận của mình để từ đó tìm ra phương pháp và cách thức giáo dục con tốt nhất.

2. Tại sao sự phát triển tâm lý của trẻ mầm non lại đặc biệt quan trọng?

Với mỗi giai đoạn khác nhau, những thay đổi về hành vi, tâm lý, nhu cầu của trẻ cũng hoàn toàn khác nhau. Nhưng giai đoạn có ảnh hưởng lớn nhất đối vẫn là những năm học mầm non, bởi đây là giai đoạn nền tảng, đặt nền móng cho những cột mốc sau này của con.

Việc thấu hiểu tâm lý của trẻ mầm non và giáo dục con đúng cách cũng giống như khi vẽ những màu đầu tiên trên một trang giấy trắng, chúng nổi bật, dễ nhìn và dễ nhớ. Tuy nhiên, khi trang đầy màu sắc thì những màu vẽ sau này không còn đặc sắc nữa. Đó là lý do tại sao, những gì bé tiếp xúc trong giai đoạn này có thể ảnh hưởng lớn đến sau này.

→ Có thể mẹ quan tâm: Chế độ dinh dưỡng hợp lý dành cho trẻ mầm non giúp con phát triển toàn diện

3. Những lưu ý khi chăm sóc tâm lý của trẻ mầm non

Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non có vai trò vô cùng quan trọng với sự phát triển của các con. Vì vậy, cha mẹ và các cô giáo nên lưu ý một số điều sau để có thể yêu con đúng cách nhé!

– Động viên, khuyến khích, hướng dẫn trẻ học tập, sinh hoạt, vui chơi với thái độ thân thiện, vui vẻ, hòa nhã. Đây là điều giúp trẻ cởi mở, khoan dung, năng động, và hiệu quả trong quá trình học tập.

– Tổ chức các hoạt động một cách nhất quán để hình thành thói quen và phát triển lòng tin ở trẻ. Đối với trẻ mẫu giáo, hãy để trẻ làm những gì có thể để phát triển tính độc lập, trách nhiệm và những kinh nghiệm tốt cho cuộc sống sau này.

– Không la mắng, đánh đập và chửi thề trước mặt trẻ. Hãy cố gắng hết sức, trung thực về những vấn đề của con, khen ngợi khi con làm tốt và nghiêm khắc khi con mắc lỗi và đừng quên tạo cơ hội tốt nhất để trẻ học hỏi và sáng tạo.

– Trở thành người bạn thân trò chuyện, lắng nghe, chia sẻ cảm xúc và cùng bé giải quyết vấn đề. Khi có vấn đề hay một sự việc xảy ra, hãy đặt mình ở vị trí một đứa trẻ mầm non để thấu hiểu tâm lý của con, từ đó đưa ra hướng giải quyết phù hợp.

Trên đây là những đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non mà các bậc phụ huynh và các thầy cô giáo cần nắm được để có phương pháp nuôi dạy con phù hợp, giúp trẻ phát triển toàn diện cả thể chất và tinh thần. Nuôi dạy con cái là một hành trình, cha mẹ và thầy cô luôn là người động viên và đồng hành cùng con trong suốt chặng đường. Ngoài ra, trường mầm non song ngữ Con Mèo Vàng tự hào là đơn vị tiên phong ứng dụng phương pháp Mother Goose Time và mô hình STEAM giúp con phát triển toàn diện. Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0908270004 để được tư vấn lớp học phù hợp cho con nhé!