tailieunhanh – Giáo trình Giáo dục học đại cương: Phần 2 – Hà Thị Mai (biên soạn)
(NB) Giáo trình Giáo dục học đại cương: Phần 2 trình bày khái quát về các con đường giáo dục, lý luận về quản lý giáo dục, nhà trường và người giáo viên. Mời bạn đọc tham khảo tài liệu để hiểu rõ hơn về các nội dung trên. | CHƯƠNG 4 KHÁI QUÁT VỀ CÁC CON ĐƯỜNG GIÁO DỤC I. KHÁI NIỆM CON ĐƯỜNG GIÁO DỤC – Trong giáo dục học các phạm trù lí luận đã được xác định tương quan với nội dung và cấu trúc của các quá trình giáo dục. Các quá trình giáo dục đều diễn ra theo trình tự mục tiêu nội dung phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục. nhưng trong thực tiễn hoạt động giáo dục các phạm trù này thường thâm nhập đan xen lẫn nhau rất khó tách bạch như trong lý luận ví dụ như giữa nội dung và phương pháp tổng quát giữa phương pháp và các biện pháp cách thức tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục . Hơn thế nữa thực chất toàn bộ quá trình giáo dục đều nhằm vào việc hình thành và phát triển nhân cách con người theo mục đích giáo dục đã xác định. Nhân cách con người có được đó chính là sản phẩm của các hoạt động tích cực của con người. Do đó phạm trù hoạt động chính là phạm trù có tính xuất phát đồng thời chính là cơ sở để xác định con đường giáo dục thích hợp. Có nghĩa là nhân cách chỉ có thể hình thành phát triển thông qua các dạng hoạt động với những con đường khác nhau . – Như vậy Con đường giáo dục không chỉ là một phạm trù lí luận mà chính là sự thể hiện tổng hợp việc tổ chức thực hiện các hoạt động thực tiễn giáo dục và tự giáo dục của con người nhằm giúp con người lĩnh hội một cách tích cực sáng tạo các giá trị văn hoá xã hội đồng thời góp phần sáng tạo nên các giá trị mới cho đời sống xã hội. Từ cách hiểu này chúng ta thấy khái niệm về con đường giáo dục là một khái niệm rộng nhấn mạnh đến sự tổ chức hoạt động sáng tạo năng động của con người hướng tới mục đích giáo dục đã định vừa lĩnh hội các giá trị văn hoá đã có vừa sáng tạo nên các giá trị mới để phục vụ đời sống. Việc xác định đúng con đường giáo dục thực chất là việc vận dụng linh hoạt sáng tạo nguyên lí giáo dục Học đi đôi với hành giáo dục kết hợp với lao động sản xuất nhà trường gắn liền với xã hội trong giai đoạn mới từ đó làm cho nguyên tắc phương pháp giáo dục các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trở nên mềm dẻo thích ứng .