Tại sao phải nắm rõ nhóm máu của mình?

Trần Linh – Theo Redcrossblood

  –  

Thứ tư, 20/11/2019 21:43 (GMT+7)

Với các loại hệ thống nhóm máu hiện nay, việc biết rõ mình thuộc nhóm máu nào rất quan trọng trong quá trình truyền máu khi cần thiết. Điều này có nghĩa là đảm bảo rằng máu của người hiến tương thích với máu của bệnh nhân, để giảm thiểu các phản ứng trong khi truyền máu và tránh mọi hậu quả không mong muốn.

Tại sao phải nắm rõ nhóm máu của mình?Nguồn: Timesofindia

Các nhóm máu hiện nay

Nhóm máu của mỗi người được thừa hưởng từ cha mẹ. Có bốn nhóm máu chính được xác định bởi sự hiện diện hoặc vắng mặt của hai loại kháng nguyên – A và B – trên bề mặt hồng cầu.

Loại máu phân biệt được dựa trên sự hiện diện hoặc không có kháng nguyên và kháng thể trong máu. Kháng nguyên là các protein gọi là yếu tố Rh, bám trên bề mặt tế bào hồng cầu, trong khi các kháng thể được tạo ra trong huyết tương hoặc phần lỏng của máu. Loại kháng nguyên cơ thể có cho biết nhóm máu của mỗi người là gì.

Loại protein – yếu tố Rh có thể có mặt (+) hoặc vắng mặt (-), tạo ra 8 nhóm máu phổ biến nhất ( A+, A-, B+, B-, O+, O-, AB+, AB- ).

Nhóm máu A

 

Nhóm máu B

 

Nhóm máu O

 Nhóm máu O (không chứa lượng huyết tương đáng kể và do đó không có lượng kháng thể tự nhiên đáng kể) có thể được cung cấp an toàn cho bất kỳ nhóm máu nào khác.

Nhóm máu AB

  

Nhóm máu hiếm

Theo Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, tại Việt Nam, nhóm máu hiếm nhất chính là nhóm Rh-. Bởi  99,96% là Rh+ (hoặc O+ hoặc B+ hoặc A+ hoặc AB+, xếp theo tỉ lệ giảm dần); 0,04%-0,07% dân số thuộc nhóm máu Rh- (hoặc O- hoặc B- hoặc A- hoặc AB-)

Cơ chế cho nhận của các nhóm máu

 

Vì sao cần biết nhóm máu của chính mình?

Việc bệnh nhân biết nhóm máu chính xác là rất quan trọng khi cần truyền máu. Nếu máu được truyền cho bệnh nhân có nhóm máu không tương thích với nhóm máu mà bệnh nhân nhận được, nó có thể gây ra đông máu tĩnh mạch trong máu của bệnh nhân dẫn tới gây tử vong.

Cơ thể của bệnh nhân có thể bắt đầu tạo ra các kháng thể tấn công các kháng nguyên trên các tế bào máu trong máu được truyền cho bệnh nhân, gây ra phản ứng và thải ghép.

Rất may với tình hình phát triển của y tế hiện nay, trước khi thực hiện truyền máu, nhóm máu của bệnh nhân sẽ được kiểm tra và đối chiếu chéo với máu của người hiến, giúp giảm thiểu nguy cơ phản ứng truyền máu.

Biết nhóm máu Rh cũng rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Nếu một phụ nữ âm tính với Rh và mang thai một đứa trẻ có Rh dương tính, nó có thể dẫn đến một tình trạng gọi là không tương thích Rh. Nếu máu của em bé Rh dương hòa trộn với mẹ, nó có thể kích hoạt việc sản xuất kháng thể chống lại máu của em bé được gọi là nhạy cảm với Rh. 

Một trong những lý do quý giá nhất để biết về nhóm máu của mỗi người là giúp đỡ người khác. Bởi trong cuộc sống không thiếu những tình huống bất ngờ không mong muốn xảy ra, và ngân hàng dự trữ máu khan hiếm nhóm máu mà bệnh nhân đang cần. Thì những người có cùng nhóm máu với bệnh nhân có thể giúp đỡ truyền máu kịp thời.