Tại sao nước biển lại mặn? Nước biển có uống được không? – Tân Á Mỹ
Thực chất là nước biển rất mặn và không thể uống được. Vậy vì sao nước biển lại mặn và không hề uống được, hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời nhé!
Tại sao nước biển lại mặn
Lí do khiến nước biển mặn là do chúng chứa một lượng muối rất lớn. Tính trung bình, các đại dương trên Trái đất có chứa khoảng 3,5% muối (natri clorua),tương đương tổng cộng khoảng 50 triệu tỉ tấn muối. Nếu bạn dải toàn bộ số muối này lên đất liền, chúng có thể tạo ra một lớp dày khoảng 152 mét.
Theo nghiên cứu, một phần muối trong nước biển có nguồn gốc từ đá và trầm tích dưới đáy biển. Số muối khác lại thoát ra từ miệng phun núi lửa nằm ẩn sâu dưới đáy đại dương. Tuy nhiên, phần lớn lượng muối trong các đại dương lại bắt nguồn từ đất liền bao quanh chúng ta.
Nước mưa giúp hòa tan các khoáng chất và muối từ các lớp đá và đất khô, rồi cuốn trôi chúng ra sông. Tuy nhiên, lượng muối tích tụ ở sông vẫn rất nhỏ, không đầy 1/200 lượng NaCl tồn tại trong nước biển. Dẫy vậy, lượng muối nhất định này vẫn tích tụ ở đó và cuối cùng vẫn được đưa đến các đại dương khi nước sông đổ về qua các cửa biển.
Độ mặn của nước biển ở mỗi nơi sẽ không như nhau trên khắp Trái đất. Ở các vùng cực, nước biển không mặn bằng những nơi khác vì nó đã được băng tan hòa loãng. Trong khi đó, các vùng nhiệt đới quanh xích đạo, lượng nhiệt nóng tăng thêm sẽ khiến lượng nước bốc hơi lớn ngưng đọng lại và chút xuống làm nước biển mặn hơn.
Hiện ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy, độ mặn của nước biển trên khắp toàn cầu là khác nhau và sự khác biệt này ngày càng tăng lên. Chẳng hạn như, khi nhiệt độ nước biển tăng lên, một phần Đại Tây Dương tăng tốc bốc hơi nước và do đó tăng độ mặn của nước biển. Hiện tượng này có vẻ không quan trọng, nhưng càng có nhiều muối nước biển càng mặn và càng làm chậm lại quá trình hải lưu, ảnh hưởng tới sự lưu thông của các chất dinh dưỡng thiết yếu từ đó ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái trong đại dương.
Nước biển có uống được không?
Theo các nghiên cứu chỉ ra rằng nước biển có độ mặn cao, với nồng độ muối trong nước biển dao động từ 3,1 – 3,5 %, điều này có nghĩa là cứ 1 lít nước biển thì có đến 35g muối, chủ yếu là muối NaCl. Chính vì vậy con người không thể dùng nó để cung cấp nước cho cơ thể.
Với lượng muối như trên trong nước biển, con người không thể dùng để uống chống khát cầm hơi. Chưa nói đến việc nước biển còn nên rất khó uống. Nếu như bạn chịu đựng để uống nước biển thì cơ thể bạn phải chịu một áp lực rất lớn.
Trên thực tế, nếu bạn cố uống nước biển để chống lại cơn khát thì tác dụng đem lại hoàn toàn trái ngược. Uống nước biển sẽ khiến bạn ngày càng khát hơn, bởi chúng ta phải mất nhiều lượng nước dự trữ hơn để thải muối trong nước biển ra ngoài. Bởi vậy nếu chọn uống nước biển để chống cơn khát thì bạn hoàn toàn sai lầm.
Bên cạnh đó, thận của con người bình thường sẽ có khả năng điều tiết lượng muối trong cơ thể ở mức 9g/L tương đương 0,9%.Nếu lượng muối trong nước lớn hơn con số này thì thận của bạn phải làm việc nhiều hơn. Chính vì vậy mà con số 3,5% lượng muối trong nước biển sẽ làm thận phải việc quá sức. Đây cũng là lý do tại sao những người hay ăn mặn thường mắc các bệnh về thận.
Nước biển, nước muối chỉ thích nghi với một số loài sinh vật khác và không phù hợp cho con người. Nguồn nước con người cần bổ sung vào cơ thể mỗi ngày là nước ngọt với các khoáng chất như Kali, Magie, Natri,.. Chính vì vậy hãy lựa chọn sử dụng thiết bị máy lọc nước để cung cấp nguồn nước thích hợp cho cơ thể nhé!
Tham khảo thêm:
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG & THƯƠNG MẠI TÂN Á MỸ
Địa chỉ : Số 165 Ngõ 1141 – Giải Phóng – Thịnh Liệt – Hoàng Mai – Hà Nội
Hotline: 1900299985
Điện thoại: (024)66891100 – Fax: (024)6288.4843
Email : [email protected]
Website : tanamy.com.vn