Tại sao nói Xô viết Nghệ – Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 — 1931

Xô Viết Nghệ – Tĩnh ra đời từ cao trào của phong trào cách mạng 1930-1931. Tháng 9/1930, phong trào dâng cao ở một số nơi ở 2 tỉnh Nghệ AnHà Tĩnh. Hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến bị tê liệt, tan rã ở nhiều thôn, xã. Nhiều cấp ủy Đảng ở thôn xã lãnh đạo nhân dân tự quản lý đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương, làm chức năng của chính quyền, gọi là Xô viết (Như Liên Xô – Liên bang Xô viết)

Nội dung chính

Show

  • 2 – Vì sao Xô Viết Nghệ Tĩnh lại đạt được đỉnh cao đó?
  • 3 – Đảng Cộng sản Việt Nam mới ra đời đã phát động được cao trào 1930-1931 vì
  • Xô viết nghệ – tĩnh có những chính sách đem lại lợi ích cho nông dân là
  • Ý NGHĨA LỊCH SỬ  VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

– Sau khi nắm chính quyền, Xô viết đã thực hiện quyền làm chủ, điều hành mọi mặt đời sống xã hội, đưa ra những chính sách tiến bộ trên các mặt:

+ Chính trị: Quần chúng tự do tham gia các đoàn thể cách mạng; Các đội tự vệ đỏtòa án nhân dân thành lập.

+ Kinh tế: Chia ruộng đất công cho dân cày nghèo; Bãi bỏ thuế vô lýxóa nợ cho người nghèo; Đắp đê, phòng lụt, sửa chữa cầu đường; Lập các tổ chức sản xuất để nông dân giúp đỡ nhau

+ Văn hóa, xã hội: Xóa bỏ tệ nạn xã hội: mê tín, dị đoan, rượu chè, cờ bạc, trộm cắp, … 

Trật tự trị an giữ vững, tình thần đoàn kết, giúp đỡ xây dựng, phát triển

⇒ Những chính sách này đã mang lại quyền tự do, dân chủ cho nhân dân. Xô viết Nghệ – Tĩnh là trở thành nhà nước của dân, do dân, vì dân đầu tiên của nước ta.

⇒  Xô viết Nghệ – Tĩnh là đỉnh cao của cách mạng năm 1930 – 1931

 

Đề bài:

A. Đã khẳng định quyền làm chủ của nông dân.

B. Đã đánh đổ thực dân Pháp và phong kiến tay sai.

C. Đã làm lung lay tận gốc chế độ phong kiến ở nông thôn trên cả nước.

D. Đã thiết lập được một chính quyền kiểu mới, của dân, do dân và vì dân.

 

– Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã tác động nặng nề đến nền kinh tế Đông Dương. Nhiều nhà máy, xí ngiệp , đồn điền đã bị thu hẹp quy mô sản xuất . Hàng vạn công nhân bị sa thải. Đời sống của các tầng lớp nhân dân lao động vô cùng khó khăn….do đó họ chỉ có một con đường là vùng dậy đấu tranh.

Có thể bạn quan tâm

  • Miễn trừ GRE của Đại học Bắc Texas Mùa thu 2023
  • Vị trí của sao Mộc vào năm 2024 là gì?
  • Trọng lượng của các chương trong Vật lý NEET 2023
  • Trẻ em 8 tháng cao bao nhiêu?
  • Năm mới 2023 có phải là ngày nghỉ lễ ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất không?

– Nhân dân ta vốn có truyền thống đấu tranh anh dũng. Sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2-1930), thực dân Pháp đã lập Hội đồng đề hình thường trực, đưa hàng loạt chiến sĩ yêu nước lên máy chém. Lòng căm thù của các tầng lớp nhân dân Việt Nam đối với bọn thực dân đế quốc càng sâu sắc. Do đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam phong trào đấu tranh của quần chúng đã phát triển mạnh mẽ khắp ba miền Bắc-Trung-Nam, phong trào phát triển thành cao trào cách mạng diễn ra hết đợt này đến đợt khác cho tới giữa năm 1931.

– Nghệ Tĩnh là nơi phong trào cách mạng phát triển nhất: Khí thế phong trào sục sôi , quyết liệt, rộng khắp ở hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Một hình thức chính quyền nhân dân kiểu Xô-Viết được thành lập.

2 – Vì sao Xô Viết Nghệ Tĩnh lại đạt được đỉnh cao đó?

– Vì những nguyên nhân chung của cao trào cách mạng 1930-1931, như tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933)…. Đặc biệt Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã kịp thời lãnh đạo quần chúng cả nước đứng lên đấu tranh.

– Vì nguyên nhân riêng trong điều kiện cụ thể của Nghệ Tĩnh: Thuộc những tỉnh nghèo nhất Việt Nam, lại bị đế quốc phong kiến bóc lột cùng cực, được thừa hưởng những truyền thống cách mạng lâu đời của địa phương, có một số cơ sở công nhân ở Vinh-Bến Thuỷ là trung tâm kỹ thuật lớn nhất Trung Kỳ, tổ chức cơ sở Đảng ở Nghệ Tĩnh khá mạnh…

3 – Đảng Cộng sản Việt Nam mới ra đời đã phát động được cao trào 1930-1931 vì

– Cao trào cách mạng 1930-1931 là kết quả tất yếu của những mâu thuẫn kinh tế , chính trị trong lòng xã hội Việt Nam lúc đó.

– Tuy mới ra đời, song Đảng đã nắm bắt quy luật phát triển khách quan của xã hội Việt Nam.

– Đảng có đường lối chính trị đúng đắn ngay từ khi mới ra đời, có sức tập hợp lực lượng rất to lớn. Vừa mới ra đời, Đảng đã kịp thời lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống đế quốc Pháp và phong kiến tay sai, giành độc lập, tự do. Hệ thống tổ chức Đảng vững chắc, các cấp bộ Đảng có năng lực tổ chức thực tiễn, Đảng có uy tín trong quần chúng ….Sự ra đời của Đảng ;là nhân tố quyết định dẫn đến cao trào cách mạng 1930-1931.

Tại sao nói Xô viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 -- 1931

Nói: Xô viết Nghệ – Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931, vì:

– Xô Viết Nghệ – Tĩnh ra đời từ cao trào của phong trào cách mạng 1930-1931. Tháng 09/1930, phong trào dâng cao ở một số nơi ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến bị tê liệt, tan rã ở nhiều thôn, xã. Nhiều cấp ủy Đảng ở thôn xã lãnh đạo nhân dân tự quản lý đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội ở địa phương, làm chức năng của chính quyền, gọi là Xô viết.

– Sau khi nắm chính quyền, Xô viết đã thực hiện quyền làm chủ, điều hành mọi mặt đời sống xã hội, đưa ra những chính sách tiến bộ trên các mặt:

+ Chính trị: Quần chúng tự do tham gia các đoàn thể cách mạng; Các đội tự vệ đỏ và tòa án nhân dân thành lập.

+ Kinh tế: Chia ruộng đất công cho dân cày nghèo; Bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, thuế muối, xóa nợ cho người nghèo; Đắp đê, phòng lụt, sửa chữa cầu đường; Lập các tổ chức sản xuất để nông dân giúp đỡ nhau

+ Văn hóa, xã hội: Xóa bỏ tệ nạn mê tín, dị đoan, rượu chè, cờ bạc, trộm cắp;

Trật tự trị an giữ vững, tình thần đoàn kết, giúp đỡ nhau được xây dựng.

=> Những chính sách này đã mang lại quyền tự do, dân chủ cho nhân dân. Xô viết Nghệ – Tĩnh là trở thành nhà nước của dân, do dân, vì dân đầu tiên của nước ta.

=> Xô viết Nghệ – Tĩnh là đỉnh cao của cách mạng.

 

Vì sao Xô viết Nghệ – Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931?

A. Đã làm lung lay tận gốc chế độ phong kiến ở nông thôn trên cả nước.

 

B. Đã đánh đổ thực dân Pháp và phong kiến tay sai.

 

C. Đã khẳng định quyền làm chủ của nông dân.

 

D.  Đã thiết lập được một chính quyền kiểu mới, của dân, do dân và vì dân.

 

Đáp án D

Từ tháng 9-1930 trở đi, phong trào cách mạng 1930 -1931 đạt đến đỉnh cao ở Nghệ An, Hà Tĩnh do:

– Phong trào đã sử dụng hình thức đấu tranh vũ trang: Cuộc biểu tình của nông dân có vũ trang tự vệ với hàng nghìn người tham gia kéo đến huyện lị, tỉnh lị đòi giảm sưu thuế. => Hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến bị tê liệt, tan rã ở nhiều thôn, xã.

Chính quyền địch tan rã ở nhiều thôn xã, chính quyền Xô viết được thành lập: Nhiều cấp ủy Đảng ở thôn xã đã lãnh đạo nhân dân đứng lên tự quản lí đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương, làm chức năng của chính quyền gọi là “Xô viết”, thực hiện quyền làm chủ mọi mặt đời sống xã hội. Những chính sách cụ thể của chính quyền Xô viết Nghệ – Tĩnh thể hiện đây là chính quyền của dân, do dân và vì dân.

Tại sao nói Xô viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 -- 1931

Xô viết nghệ – tĩnh có những chính sách đem lại lợi ích cho nông dân là

Những việc làm của Chính quyền Xô viết:

– Thông qua “Sắc lệnh hòa bình” và “Sắc lệnh ruộng đất”.

– Thực hiện các biện pháp nhằm thủ tiêu những tàn tích cũ của chế độ phong kiến, xóa bỏ sự phân biệt đẳng cấp, những đặc quyền của Giáo hội, thực hiện nam nữ bình quyền, các dân tộc bình đẳng và có quyền tự quyết.

– Thành lập các cơ quan trung ương và Xô viết các địa phương, thay thế hoàn toàn chính quyền tư sản.

– Thành lập Hồng quân công nông để bảo vệ chính quyền mới.

– Tiến hành quốc hữu hóa các nhà máy, xí nghiệp của giai cấp tư sản, thành lập Hội đồng Kinh tế quốc dân tối cao.

⟹ Những việc làm ở trên của Chính quyền Xô viết đem lại lợi ích cho quần chúng nhân dân, cho giai cấp vô sản bị áp bức bóc lột.

Ý NGHĨA LỊCH SỬ  VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Xô viết  Nghệ – Tĩnh là kết quả cao trào đấu tranh cách mạng của quần chúng nhân dân và tại các “làng đỏ” – các Xô viết, Ban Chấp hành Nông hội đỏ (xã bộ nông) đã lãnh đạo quần chúng thực thi một số biện pháp đầu tiên của chính quyền cách mạng: 1) Chính quyền thực dân và những luật lệ cũ bị xóa bỏ, thực hiện quyền tự do, dân chủ cho nhân dân và mọi người dân đều được tự do thảo luận và góp sức vào công việc chung; 2) Thi hành tịch thu ruộng đất công, tiền, lúa công để chia cho dân cày nghèo; bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, thuế muối, xóa nợ cho người nghèo, thực hiện giảm tô…; 3) Quần chúng nhân dân được hưởng cuộc sống mới; sách, báo và tài liệu của cách mạng được phổ biến rộng rãi. Việc học chữ quốc ngữ được coi trọng gắn với đẩy mạnh phong trào bài trừ hủ tục mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội; 4) Các đội tự vệ đỏ được thành lập để bảo vệ chính quyền nhân dân, giữ gìn an ninh trật tự, trấn áp kẻ thù, chống khủng bố. Các tổ chức quần chúng hoạt động động mạnh, trong đó phụ nữ và thiếu niên tham gia sinh hoạt đoàn thể và nhiều hoạt động xã hội như tự vệ, liên lạc, tuyên truyền, cổ động, rải truyền đơn… 5) Tình làng, nghĩa xóm gắn kết chặt chẽ; trong đó, nhiều hội ái hữu, tương tế được thành lập; người neo đơn, ốm đau được chăm sóc…

Lo sợ trước cao trào đấu tranh cách mạng của công nhân và nông dân ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, thực dân Pháp đã tiến hành các biện pháp khủng bố dã man. Ngày 12/9, cuộc biểu tình của 8.000 nông dân ở Hưng Nguyên và Nam Đàn bị máy bay ném bom của Pháp sát hại hơn 200 người và làm hơn 100 người bị thương. Những ngày sau đó, nông dân các huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Hương Sơn… vẫn tổ chức biểu tình, phản đối hành động dã man của chính quyền thực dân. Công nhân các nhà máy khu Vinh – Bến Thủy cũng đấu tranh quyết liệt hơn để đòi tăng lương, giảm giờ làm, chống sa thải công nhân, ủng hộ các cuộc biểu tình của nông dân… Thực hiện “Tuyên bố về việc bảo vệ Nghệ An đỏ chống khủng bố trắng” của Trung ương Đảng, ở Trung Kỳ, Nam Kỳ và Bắc Kỳ, phong trào đấu tranh cách mạng phát triển rộng lớn, làn sóng biểu tình to lớn diễn ra với nhiều hình thức phong phú, thể hiện tinh thần đoàn kết, ủng hộ, bảo vệ Xô viết  Nghệ – Tĩnh, chống “khủng bố trắng”, thiết thực chống chính sách áp bức, bóc lột của chính quyền thực dân, phong kiến.

Xô viết Nghệ – Tĩnh là một dấu mốc lịch sử trong hành trình đấu tranh cho độc lập, tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân và đó chính là “giá trị của Xô viết  Nghệ – Tĩnh trong lịch sử Đảng ta, đấy cũng là ý nghĩa của việc nghiên cứu Xô viết Nghệ – Tĩnh trong quá trình nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam”(9).

Dù còn sơ khai, song thực sự các Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh đã thực thi chức năng của chính quyền nhà nước; tỏ rõ bản chất cách mạng và tính ưu việt của mình, thực sự là một chính quyền của dân, do dân, vì dân. Dù chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian không dài do bị chính quyền của thực dân, phong kiến địa phương đàn áp, song Xô viết Nghệ – Tĩnh với chính quyền kiểu mới thực sự do nhân dân làm chủ vẫn khắc sâu trong tâm trí quần chúng; đồng thời, cũng để lại những kinh nghiệm quý báu trong công tác lãnh đạo của Đảng ta. 

Một là, cao trào cách mạng 1930 – 1931 nói chung và Xô viết Nghệ – Tĩnh nói riêng là cuộc “tổng diễn tập” đầu tiên của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Xô viết  Nghệ – Tĩnh đã đánh dấu bước ngoặt phát triển của cao trào cách mạng 1930-1931; trong đó, Đảng Cộng sản và giai cấp công nhân đã khẳng định vai trò, vị trí lãnh đạo của mình. Đồng thời, sự phối hợp chặt chẽ trong đấu tranh cách mạng giữa giai cấp công nhân và nông dân cho thấy vai trò quan trọng của mối liên minh công – nông trong quá trình tập hợp lực lượng cách mạng đấu tranh chống đế quốc và phong kiến ở Việt Nam. 

Tại sao nói Xô viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 -- 1931

Tượng đài Xô viết – Nghệ Tĩnh (thị trấn Nghèn – Can Lộc- Hà Tĩnh).

Hai là, cao trào 1930 – 1931 và Xô viết Nghệ – Tĩnh là minh chứng cho thấy “đây là lần đầu tiên dân cày, thợ thuyền và lính khố xanh đã siết chặt tay nhau trên chiến trường, đoàn kết lại để hình thành một đoàn thể duy nhất, một đạo quân duy nhất… Cuộc đấu tranh quyết liệt của dân cày và công nhân Nghệ An và những kết quả đạt được… mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên đấu tranh để xóa bỏ các giai cấp, kỷ nguyên đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa tư bản, thói bạo ngược của bọn cường hào quan lại”(8). Đồng thời, cũng để lại cho Đảng bài học kinh nghiệm về việc xây dựng chủ trương, đường lối đúng đắn; đề ra khẩu hiệu đấu tranh phù hợp, đáp ứng nhu cầu và khát vọng của quần chúng nhân dân, những người đã và đang đói khát, lại phải chịu “sưu thuế nặng nề và nạn áp bức xã hội và chính trị làm cho cảnh ngộ của họ càng cùng cực hơn”. 

Ba là, thông qua cuộc thử lửa đầy gay go, ác liệt này, Đảng Cộng sản Việt Nam và đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng không chỉ được tôi luyện trong thực tiễn mà còn khẳng định vai trò lãnh đạo và sức ảnh hưởng trong quần chúng. Thông qua cuộc “tổng diễn tập” này, Đảng rút kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo và chỉ đạo thực tiễn, nhất là việc cần phải nắm sát tình hình, chuẩn bị tốt lực lượng, đón đúng thời cơ khi tương quan lực lượng cho phép và phải được chuẩn bị chu đáo mới tiến hành khởi nghĩa… 

Bốn là, diễn tiến phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng  cùng những báo cáo của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về cách mạng Việt Nam nói chung và Xô viết  Nghệ – Tĩnh nói riêng đã giúp Quốc tế Cộng sản, các tổ chức trực thuộc Quốc tế Cộng sản cùng các Đảng cộng sản hiểu rõ hơn về những “biểu hiện của một Đảng Bônsơvích mặc dầu còn ấu trĩ mắc phải tả khuynh và nhiều thiếu sót trong công tác”(10) và phương pháp đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam. Thông qua đó, ghi nhận “phong trào cách mạng bồng bột trong cả xứ Đông Dương đã góp phần tăng thêm ảnh hưởng cộng sản trong các xứ thuộc địa nhất là các nước phương Đông”(11), kịp thời cổ vũ, động viên phong trào của quần chúng; đồng thời, đề ra chủ trương, biện pháp phù hợp, uốn nắn và giúp đỡ Đảng Cộng sản Đông Dương khắc phục hạn chế trong công tác./.