Tại sao em bé gò trong bụng mẹ và nằm ngửa có tốt không?

Tại sao em bé lại gò trong bụng mẹ, cách phân biệt hiện tượng này, khi bị hiện tượng này thì nằm ngửa có nên không? Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu thông tin chi tiết!

Em bé gò là như thế nào?

Thông thường, mẹ bầu thường thấy sự xuất hiện của những cơn gò với tần suất, cường độ khác nhau, đặc biệt là những tháng cuối thai kỳ. Vậy, em bé gò là như thế nào? Đây chính là hiện tượng bụng của mẹ bầu sẽ gò lên một cục cứng ngắc, thậm chí có thể “méo” bụng. Có khá nhiều trường hợp khiến bụng mẹ bầu bị gò lên như: 

Thai máy: Khi bước vào khoảng tuần thứ 16 của thai kỳ chính là thời điểm xuất hiện thai máy khá nhiều. Cơ thể mẹ bắt đầu cảm nhận được sự cử động của thai nhi vào tuần thứ 18 – 20 của thai kỳ. Khi số lần thai máy giảm đi là dấu hiệu báo động tình trạng sức khỏe của bé kém đi. Số lần thai máy tăng lên là dấu hiệu khi thai nhi khỏe mạnh, tay và chân hay toàn thân thai nhi cử động và có những cử động như xoay trở mình.

Em bé gò là như thế nào?

Cơn gò sinh lý: Cơn gò sinh lý xuất hiện vào khoảng tháng thứ 4 của chu kỳ thai kỳ. Thai phụ có thể dùng thuốc giảm co thông thường trong trường hợp quá khó chịu. Những cơn đau cũng có thể do tăng nhu động ruột vì tử cung chèn ép lên chứ không hẳn vì gò tử cung, do đó cơn đau này thường không đáng ngại. Để giảm bớt cơn gò sinh lý, mẹ bầu nên dành thời gian nghỉ ngơi và nằm nghiêng sang bên trái, chuyển sang tư thế khác để giảm đau, uống nhiều nước. Những cơn gò này là bước đầu để rèn luyện khả năng chịu đựng của người mẹ, giúp tử cung luyện tập cho ngày sinh. Thực tế, cơn gò sinh lý thường không đều và không có tính chu kỳ, chúng xuất hiện vào khoảng tháng thứ 4 của chu kỳ thai kỳ, còn gọi là cơn gò chuyển dạ giả. 

Cơn gò chuyển dạ: Có hai loại cơn gò chuyển dạ đó là cơn gò chuyển dạ sinh non diễn ra từ tuần 22 đến tuần thứ 37 của thai kỳ, cơn gò chuyển dạ đủ tháng diễn ra sau 37 tuần. Khi có cơn gò chuyển dạ thật sự, thai phụ sẽ thấy các cơn đau dồn dập, kéo dài cũng như tăng dần và sẽ chuẩn bị sinh con trong một vài giờ đồng hồ.

Tại sao em bé gò trong bụng mẹ?

Tại sao em bé gò trong bụng mẹ? Một số nguyên nhân phổ biến là: 

Những vết rạn da: Hiện tượng gò cứng bụng sẽ xảy ra khi làn da chưa kịp thích ứng, bụng mẹ bầu phát triển nhanh hơn. Hiện tượng rạn da cũng chính là hiện tượng xuất hiện khi mẹ bầu tăng cân quá đột ngột. 

Tâm trạng, cảm xúc của mẹ bầu: Nguyên nhân dẫn đến tại sao em bé gò trong bụng mẹ có thể do những cảm xúc tiêu cực của thai phụ. Chúng ta nên tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của bé, các mẹ nên học cách quản lý cảm xúc tự nhiên thay vì lo lắng. Hiện tượng em bé gò trong bụng mẹ sẽ càng rõ rệt hơn nếu mẹ bầu thường xuyên căng thẳng, buồn bã. Chúng ta có thể thấy, tâm trạng, cảm xúc của người mẹ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của em bé. Hơn hết, thai nhi và người mẹ luôn có sự kết nối chặt chẽ với nhau.

Tại sao em bé gò trong bụng mẹ?

Mẹ bị táo bón: Tình trạng rối loạn tiêu hóa sẽ xảy ra khi chúng ta ăn quá ít rau xanh, hoa quả tươi, uống không đủ nước. Ngoài ra, nguyên nhân của việc táo bón còn tới từ việc chúng ta ăn quá nhiều đồ ăn thức uống chứa nhiều chất gây nóng, chế độ ăn uống không hợp lý, tử cung phát triển về kích thước. Có thể thấy, táo bón là tình trạng cực kỳ phổ biến ở phụ nữ mang thai, tình trạng này tạo áp lực lên các vùng lân cận, trong đó có tử cung của nữ giới, khiến hệ tiêu hóa của bạn phải hoạt động hết công suất. 

Hệ xương của thai nhi phát triển: Mẹ bầu sẽ gặp các cơn gò bụng thường xuyên khi em bé bắt đầu giao tiếp với mẹ thông qua các cú đá và xoay người. Lúc này, chiều cao và cân nặng của bé cũng tăng lên đáng kể, hệ xương đang phát triển. Phần lớn các cơn gò vùng bụng xảy ra vào gần cuối quý 2 của thai kỳ, những cú đạp trong bụng mẹ góp phần tăng cường sức mạnh cho em bé, hoàn thiện các cơ quan trong quá trình mẹ bầu mang thai. 

Do tử cung chịu nhiều áp lực: Mẹ bị gò bụng trong quá trình mang thai là do tử cung phát triển về kích thước, gây áp lực trực tiếp lên các cơ quan xung quanh. Các cơn đau sẽ rõ ràng trong 3 – 4 tháng đầu của thai kỳ, lúc này cũng là lúc tử cung mở rộng nhanh chóng để thích ứng với nhu cầu của em bé.

Nguyên nhân bị gò bụng khi mang thai 5 tháng

Bị gò bụng khi mang thai 5 tháng là dấu hiệu chứng tỏ con yêu đang phát triển và đã cứng cáp hơn nhiều. Khi mang thai tháng thứ 5 bé đạp nhiều hoặc bé yêu cử động thì mẹ bầu sẽ cảm nhận được những cơn gò nhẹ rất rõ. Lúc này, hệ xương của thai nhi đang phát triển và ngày càng tăng dần về kích thước. 

Nguyên nhân bụng gò cứng khi mang thai tháng thứ 8

Các mẹ có tiền sử sinh non, sảy thai khi thấy những cơn gò bất thường phải nhanh chóng đến bệnh viện để được theo dõi ngay. Tuy nhiên, bụng gò cứng khi mang thai tháng thứ 8 không phải là dấu hiệu nguy hiểm. Hơn hết, mẹ bầu cũng cần chú ý theo dõi vì đã gần đến thời điểm chuẩn bị sinh.

Bầu 3 tháng cuối hay bị gò cứng bụng có sao không?

Bầu 3 tháng cuối hay bị gò cứng bụng có thể là dấu hiệu của sinh non, điều bạn cần làm là hãy đến bệnh viện ngay để được kiểm tra. Ngoài ra, bụng căng cứng có thể xuất phát do quan hệ tình dục khiến tử cung bị kích thích, hoặc nguyên nhân mẹ không được nghỉ ngơi đầy đủ và làm việc quá sức. 

Nằm ngửa bụng cứng khi mang thai có nên không?

Tư thế nằm ngủ khi mang thai luôn nhận được sự quan tâm của rất nhiều mẹ bầu. Vậy, nằm ngửa bụng cứng khi mang thai có nên không? Các chuyên gia y tế khuyến cáo phụ nữ mang thai tránh nằm ngửa khi ngủ. Tác hại khi nằm ngửa khi ngủ của mẹ bầu chính là: 

Chứng ngưng thở khi ngủ: Hiện tượng ngưng thở trong lúc ngủ ở mẹ bầu sẽ xảy ra khi tăng cân, chóng mặt, gây tụt huyết áp, đặc biệt là khi mang thai 3 tháng giữa.

Nằm ngửa bụng cứng khi mang thai có nên không?

Huyết áp thấp ở mẹ và chậm nhịp tim ở thai nhi: Mẹ bầu nằm ngửa sẽ gây chậm nhịp tim của thai nhi, giảm lượng máu đến nhau thai, dẫn đến khó chịu, chóng mặt, gây nên tình trạng hạ huyết áp, gây khó khăn cho quá trình lưu thông máu trở lại tĩnh mạch chủ, làm tử cung chèn ép tĩnh mạch chủ dưới. 

Đau lưng, bệnh trĩ, ảnh hưởng đến hệ hô hấp, hệ tiêu hóa: Mẹ bầu nằm ngửa sẽ gây giảm tuần hoàn thai nhi, gây bệnh trĩ và suy tuần hoàn làm cho mẹ khó chịu, tử cung sẽ đè lên cơ lưng, ruột, cột sống cũng như các mạch máu lớn dẫn đến đau lưng. 

Có thể nói, nằm ngửa bụng cứng khi mang thai là do mẹ bầu nằm ngủ sai tư thế. Để có một giấc ngủ ngon thì mẹ cũng cần nằm ở một tư thế thoải mái nhất. Chúng ta cần thay đổi tư thế nằm sao cho phù hợp bởi càng gần tới ngày sinh thai nhi sẽ càng phát triển mạnh mẽ nhất.

Nguyên nhân bụng gò cứng sau khi quan hệ

Nên hạn chế quan hệ khi màng nhầy ở cổ tử cung mở, khi bị dò nước ối, chảy máu âm đạo bất thường, khi sắp tới ngày sinh. Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ đều có thể quan hệ tình dục an toàn trong kỳ thai nghén. Nếu bạn mang thai bình thường, cực khoái không làm tăng nguy cơ sinh sớm. Trạng thái “lên đỉnh” cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới co thắt tử cung, nhưng những cơn co thắt này hoàn toàn khác với sự co thắt khi đau đẻ. Lúc này, việc dùng bao cao su là cần thiết nếu bạn hoặc đối tác có bệnh về sinh dục. Bởi thực tế, khi mang thai, các tác nhân lây bệnh qua đường tình dục sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai nhi và sức khỏe của em bé. 

Bụng gò cứng sau khi quan hệ

Bụng gò cứng sau khi quan hệ là hiện tượng phổ biến, chúng ta không cần quá lo lắng. Trạng thái kích thích cao độ, bao gồm cả “lên đỉnh”, thậm chí chỉ là tưởng tượng đến “chuyện ấy” cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng bụng gò cứng sau khi quan hệ. Bởi khi mang thai, máu sẽ được di chuyển xuống phía dưới vùng chậu và khu vực sinh dục, khiến cho âm đạo trở nên nhạy cảm hơn. Để không tạo áp lực lên thai nhi và không bị “vướng” khi quan hệ bạn nên thay đổi một chút như nằm nghiêng, hay nữ ở trên. Ngoài ra, khi bào thai đã lớn, tư thế truyền thống sẽ không phù hợp.

Mẹ bầu sẽ có các cơ bị căng bởi kích thước của em bé, từ đó gây nên cảm giác gò cứng vùng bụng khi đạt cực khoái. Hiện tượng này cũng được xem là một động tác mát xa nhẹ nhàng cho em bé.

Trên đây là toàn bộ lý do tại sao em bé lại gò trong bụng mẹ, cách phân biệt hiện tượng này, khi bị hiện tượng này thì nằm ngửa có nên không? Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Tại sao Bùi Tiến Dũng không được bắt chính? Tin mới nhất của ĐTVN

Đời Sống –