Tại sao bà bầu không được với tay cao và nhón chân? | HAHUMA

Trong quá trình mang thai, các mẹ không những phải kiêng khem trong việc ăn uống, lựa chọn đồ ăn phù hợp mà phải chú ý đến từng hành động nhỏ. Bởi chỉ cần một sơ suất nhỏ cũng có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Một trong những hành động mà các mẹ bầu cần phải kiêng đó là nhón chân và với tay cao.

Vậy tại sao bà bầu không được với tay cao và nhón chân? Hành động này sẽ gây ra nguy hiểm gì? Để có câu trả lời chính xác, các mẹ có thể tham khảo một số phân tích ngay sau đây, qua đó chủ động điều chỉnh để đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn bé.

Tại sao bà bầu không được với tay cao và nhón chân?

Có thể thấy nhón chân (kiễng chân) và với tay cao là những thói quen mà rất nhiều người gặp phải. Đặc biệt khi bạn không thể lấy được những vật nằm ở quá cao thì chúng ta thường có thói quen là nhón chân lên rồi dùng tay để với đồ.

Tuy nhiên đối với phụ nữ đang mang bầu thì hành động này được xem là không tốt và không nên thực hiện. Lý giải về điều này, các chuyên gia cho rằng, khi mẹ bầu nhón chân thì tức là mẹ chỉ đứng bằng đầu các ngón chân nên thân thể sẽ phải dùng gấp đôi sức lực so với bình thường để giữ cân bằng. Hơn nữa lúc này mẹ đang mang bầu nên trọng lượng cơ thể đã rất lớn, nếu kiễng sẽ gây áp lực cực lớn cho cơ thể, không tốt cho thai nhi.

Thêm vào đó, khi mẹ cố gắng dùng tay để với sẽ dễ chạm vào đồ rồi khiến chúng rơi xuống người. Nhiều trường hợp với đồ nặng sẽ gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai. Thậm chí nhiều mẹ còn bị trượt ngã, gây đau, tổn thương đến thai nhi và dễ gây sinh non.

Ngoài ra khi phải kiễng chân và dùng tay với cao sẽ khiến các mẹ mỏi tay, làm căng giãn cơ bụng, khiến mẹ khó chịu và mệt mỏi. Chính vì thế khi muốn lấy đồ ở trên cao mà không đủ sức thì chị em  nên dùng ghế chắc chắn để đứng lên hoặc là nhờ người thân lấy giúp chứ không nên tự mình với tay.

Bà bầu với tay cao sẽ dễ khiến bé bị dây rốn quấn cổ có đúng không?

Rất nhiều mẹ truyền tai nhau cho rằng khi mang bầu mà mẹ lại thường xuyên dùng tay với cao, nhất là khi treo quần áo thì sẽ vô tình khiến cho dây rốn quấn vào cổ của thai nhi, gây nguy hiểm cho em bé ở trong bụng mẹ. Dân gian còn gọi là hiện tượng tràng hoa quấn cổ, vì thế không được với tay cao thường xuyên.

Tuy nhiên các bác sĩ cho rằng đó chỉ là quan niệm dân gian và chưa được khoa học chứng minh. Bởi hiện tượng dây rốn quấn cổ chỉ thường xảy ra do tư thế xoay chuyển của em bé ở trong tử cung trước khi sinh. Nhất là các bé càng hiếu động và nghịch ngợm nhiều thì càng dễ bị dây rốn quấn vào cổ. Bên cạnh đó còn có thể là do cấu tạo tế bào gốc thành mạch rốn thiếu, cấu trúc dây rốn yếu hoặc dây rốn dài bất thường gây ra.

Bà bầu với tay cao sẽ dễ khiến bé bị dây rốn quấn cổ có đúng không?

Các tư thế và hành động mẹ bầu nên kiêng trong giai đoạn mang bầu

Ngoài thói quen nhón chân và với tay cao, các mẹ cũng cần tránh xa hành động sau:

– Không nên trèo cao: hành động trèo cao hoặc đứng lên ghế cao rất nguy hiểm bởi mẹ phải lên xuống liên tục, dễ bị xảy chân ngã nên cần phải chú ý tránh leo trèo độ cao.

– Tránh ngồi lâu và đứng lâu: các mẹ cần lưu ý khi mang thai tử cung mở rộng làm chèn ép lên tuần hoàn máu nên dễ gây phù thũng. Nếu mẹ càng ngồi lâu 1 chỗ hoặc đứng lâu sẽ tăng khả năng bị giãn tĩnh mạch và cả phù thũng.

– Không nên ngồi xổm: việc ngồi xổm khi bụng bầu to sẽ kích thích tử cung, không tốt cho thai nhi, tốt nhất nên ngồi trên ghế.

– Không nên nằm ngửa: khi bụng to, việc nằm ngửa sẽ khiến tử cung chèn ép cột sống, dạ dày, cơ lưng và các mạch máu và làm giảm tuần hoàn thai nhi

– Không được khom lưng: khi khom lưng nhặt đồ sẽ dễ gây hoa mắt chóng mặt

– Tránh chạy nhảy mạnh: điều này sẽ kích thích tử cung, tăng nguy cơ sinh non

– Không nhấc vật nặng: việc nâng vật nặng sẽ khiến mẹ dễ sảy thai hoặc bị sinh non.

Tư thế đứng chuẩn khi mang thai

Các tư thế tốt cho mẹ bầu và thai nhi

– Mẹ nên nằm nghiêng về bên trái: đây là tư thế được các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên thực hiện bởi nó không chỉ tốt cho mẹ mà còn tốt cho thai nhi. Bởi nằm ở tư thế này sẽ giúp lưu thông máu tốt hơn, cung cấp dinh dưỡng tới thai nhi để bé phát triển tốt. Đồng thời tránh cho tử cung không chèn ép vào tĩnh mạch chủ, giúp mẹ ngủ ngon hơn.

– Thường xuyên đi lại nhẹ nhàng, mỗi ngày dành ít nhất 30 phút để đi bộ sẽ giúp thả lỏng cơ thể, tăng khả năng lưu thông máu, giúp mẹ khỏe mạnh và ngủ sâu giấc.

– Khi nằm hay ngủ, các mẹ cũng có thể dùng thêm gối ôm bà bầu để gác chân hoặc dựa lưng khi nằm. Như vậy mẹ sẽ thấy dễ chịu, ngủ ngon và tránh bị đau lưng.

Tư thế nằm ngủ đúng cách cho bà bầu