Tài phán là gì? (Cập nhật 2023)
Tài phán là gì? Quyền tài phán là gì? Tài phán là một thuật ngữ được nhắc tới nhiều trên bản tin, bài báo và các văn bản luật quốc tế. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu và nắm rõ nội dung này. Bài viết dưới đây của ACC nhằm giúp bạn đọc trả lời câu hỏi tài phán là gì, đồng thời làm rõ các quy định pháp luật liên quan đến tài phán.
Tài phán là gì?
Mục Lục
1. Tài phán, quyền tài phán là gì?
Để tìm hiểu rõ nội dung tài phán là gì thì chúng ta cần hiểu rõ về quyền tài phán là gì?
Quyền tài phán của một quốc gia được hiểu là quyền lực riêng biệt trong các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Theo nghĩa rộng, quyền tài phán bao gồm:
– Thẩm quyền đưa ra các quyết định, quy phạm pháp luật trong quốc gia đó;
– Thẩm quyền giám sát việc thực hiện, tuân thủ các quy định của các chủ thể khác;
– Thẩm quyền xét xử của tòa án đối với một lĩnh vực cụ thể;
Theo nghĩa hẹp, quyền tài phán là thẩm quyền pháp định của tòa án khi giải quyết tranh chấp phát sinh một người hay một việc.
2. Tài phán hành chính là gì?
– Về bản chất pháp lý, tài phán hành chính là việc xem xét và ra phán quyết giá trị pháp lý nhằm giải quyết tranh chấp liên quan đến hành vi, quyết định hành chính.
Theo nghĩa rộng: tài phán hành chính là hoạt động giải quyết các tranh chấp hành chính hay các tranh chấp nảy sinh trong quá trình điều hành và quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước. Công việc chủ yếu là việc xem xét, phán quyết về tính đúng đắn (tính hợp pháp, hợp lý) của các quyết định hay hành vi quản lý của cơ quan quản lý nhà nước.
Tài phán hành chính là tổng thể những quyền hạn của Tòa án hoặc cơ quan hành chính về việc đánh giá khía cạnh pháp lý của những sự kiện cụ thể, trong đó có việc giải quyết những tranh chấp hành chính và áp dụng chế tài theo luật định.
– Ví dụ về tài phán hành chính tại một số nước trên thế giới:
Tài phán hành chính được thực hiện chủ yếu tại Tòa án hành chính. Tòa án hành chính là hệ thống độc lập và song song với tòa án tư pháp. Các nước theo mô hình này có thể kể đến: Đức, Phần Lan, Pháp, v.v…Ngoài ra, Thái Lan là nước Đông Nam Á đang theo mô hình tòa án hành chính; tại Việt Nam và một số nước khác trên thế giới giải quyết tranh chấp hành chính được thực hiện tại Toà án nhưng sẽ không tổ chức thành hệ thống độc lập mà Toà hành chính là một bộ phận của Toà án.
Bên cạnh đó, những người thực hiện nhiệm vụ tại cơ quan tài phán hành chính ngoài kiến thức luật pháp phải có kinh nghiệm để có thể đánh giá tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định cũng như hành vi bị khiếu kiện, bảo đảm sự cân bằng giữa lợi ích của công dân và lợi ích chung của cả cộng đồng.
3. Quyền tài phán trong luật quốc tế
– Quốc gia ven biển được đưa ra các quyết định, ban hành các quy phạm pháp luật và thực hiện giám sát các hoạt động diễn ra trên biển trong giới hạn phạm vi thuộc quyền quản lý của quốc gia đó, nói cách khác thì quyền tài phán là một thẩm quyền riêng và đặc trưng của những quốc gia ven biển:
+ Cấp phép cho một số hoạt động trên biển;
+ Hoạt động liên quan đến đảo nhân tạo;
+ Quản lý và sử dụng các thiết bị và công trình trên biển.
– Công ước của Liên hợp quốc về luật Biển năm 1982 quy định rõ về Quyền tài phán. Căn cứ vào đó, quyền tài phán của quốc gia ven biển bao gồm:
+ Quyền tài phán của quốc gia trong nội thủy;
+ Quyền tài phán của quốc gia trong vùng lãnh hải;
+ Quyền tài phán của quốc gia trong vùng tiếp giáp lãnh hải;
+ Quyền tài phán của quốc gia trong vùng đặc quyền kinh tế;
+ Quyền tài phán của quốc gia trong thềm lục địa.
4. Câu hỏi thường gặp
Phán quyết trọng tài là gì?
Căn cứ theo khoản 10 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về khái niệm:
Phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài.
Đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài gồm những gì?
Điều 70 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài cụ thể như sau:
1. Đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
– Ngày, tháng, năm làm đơn;
– Tên và địa chỉ của bên có yêu cầu;
– Yêu cầu và căn cứ huỷ phán quyết trọng tài.
2. Kèm theo đơn yêu cầu phải có các giấy tờ sau đây:
– Bản chính hoặc bản sao phán quyết trọng tài đã được chứng thực hợp lệ;
– Bản chính hoặc bản sao thoả thuận trọng tài đã được chứng thực hợp lệ.
Giấy tờ kèm theo đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được chứng thực hợp lệ.
Hủy phán quyết trọng tài trong trường hợp nào?
Các trường hợp hủy phán quyết trọng tài:
– Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu;
– Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật này;
– Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường hợp phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì nội dung đó bị huỷ;
– Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài;
– Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Như vậy, bài viết trên đây với tựa đề Tài phán là gì của ACC đã cung cấp cho quý bạn đọc đầy đủ các thông tin về tài phán là gì và những thông tin liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như có bất cứ điều gì thắc mắc hay quan tâm đến tài phán là gì, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
- Hotline: 19003330
- Zalo: 084 696 7979
- Gmail: [email protected]
Chúng tôi hận hạnh được hỗ trợ Quý khách hàng!
5/5 – (4405 bình chọn)
✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin