Tài phán hành chính. Quan niệm về tài phán hành chính

Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc thêm kiến thức về quan niệm về tài phán hành chính; cụ thể chúng ta trả lời câu hỏi khách hàng sau: ” Kính thưa Luật sư Minh Khuê, tôi muốn biết rõ hơn về quan niệm về tài phán hành chính? …”

Khách hàng: Kính thưa Luật sư Minh Khuê, tôi muốn biết rõ hơn về quan niệm về tài phán hành chính?

Cảm ơn!

Trả lời:

 

1. Tài phán là gì?

Quyền tài phán trong lĩnh vực quốc tế đó chính là thẩm quyền riêng biệt của quốc gia ven biển trong việc đưa ra các quyết định, quy phạm và giám sát việc thực hiện chúng, như: cấp phép, giải quyết và xử lý đối với một số loại hình hoạt động, các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển, trong đó có việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo các thiết bị và công trình nghiên cứu khoa học về biển; bảo vệ và gìn giữ môi trường biển trong vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của quốc gia đó.

Ở mức độ khái quát chung, tài phán được hiểu là “phán xử phải trái, đúng sai”. Nhà nước với tư cách trung tâm thực hiện quyền lực chính trị, là chủ thể thực hiện quản lí xã hội sẽ, Nhà nước có trách nhiệm phải thực hiện nhiều hoạt động, bằng nhiều phương thức khác nhau để thiết lập, duy trì và bảo vệ tật tự xã hội, bảo vệ lợi ích của các thành viên trong xã hội, trong đó phương tiện chủ yếu nhất là pháp luật.

Nhà nưởc sẽ căn cứ vào pháp luật để thực hiện quyền phán quyết đôì với cách xử sự của chủ thể nào đó là đúng hay sai và đưa ra cách xỷ lí thích ứng đối vối chủ thể có cách xử sự trái pháp luật, nhằm bảo đảm cho pháp luật được tôn trọng.

Quyền phán quyết đó, được hiểu là quyền tài phán của nhà nước. Tài phán là quyền luôn gắn với nhà nước, xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của nhà nước phải duy trì trật tự, công bằng xã hội. Nhà nước Việt Nam hay bất kì một nhà nước nào cũng có quyền và trách nhiệm thực hiện hoạt động tài phán.

 

2. Hành chính là gì?

Hành chính – hiểu một cách đơn giản, đó là Hoạt động dưới sự lãnh đạo của bộ máy nhà nước cao nhất là chính phủ để tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm hoạt động thường xuyên, liên tục của các cơ quan nhà nước.

Hành chính nhà nước đó là một hoạt động đa dạng, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành, nghề khác nhau. Do đó, bản chất của hành chính nhà nước có nội hàm rất rộng vừa mang bản chất chính trị, mang tính pháp lý, vừa là hoạt động quản lý và là một nghề.

Hành chính có thể được chia thành hành chính công – tư khác nhau. Vấn đề hành chính ta tìm hiểu ở đây sẽ tìm hiểu rõ hơn về hành chính công.

Theo đó, hành chính công là hoạt động thực thi quyền hành pháp của Nhà nước, là sự tác động có tổ chức và là sự điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật của Nhà nước tới các quá trình xã hội và hành vi của con người thông qua việc các cơ quan hành chính Nhà nước từ trung ương đến địa phương tiến hành nhằm duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật, thoả mãn nhu cầu hợp pháp của công dân. Hành chính công trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc nhằm đạt được các mục tiêu của quốc gia một cách hữu hiệu nhất trong từng giai đoạn phát triển.

Quản lý hành chính công được thực hiện bởi các công chức, những người làm việc trong các cơ quan, tổ chức công ở mọi cấp của chính phủ và có nhiều nhiệm vụ khác nhau. Trong đó có thể là thu thập và phân tích số liệu thống kê, giám sát quỹ, soạn thảo luật, phát triển chính sách, thi hành chính sách của chính phủ. Công chức có thể đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau như nhà phân tích chính sách, biên tập, nhà quản lý của các cơ quan tổ chức nhà nước ở mọi cấp.

 

3. Quyết định hành chính

Quyết định hành chính là hình thức thể hiện ý chí quyền lực đơn phương của cơ quan hành chính nhà nước hoặc chức vụ nhà nước có thẩm quyền và của tổ chức khác khi được ủy quyền, được ban hành trên cơ sở pháp luật và nhằm thực hiện pháp luật theo trình tự và hình thức văn bản hoặc văn nói theo quy định của pháp luật.

Mục tiêu của quyết định hành chính là nhằm định ra các chính sách; đặt ra, sửa đổi, bãi bỏ các quy phạm pháp luật hành chính hoặc làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính cụ thể, để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của quyền hành pháp. Nói cách khác, quyết định hành chính là hành vi của các cơ quan hành chính nhà nưốc (hoặc cá nhân, tổ chức được ủy quyền) nhằm đưa ra những quy định chung hoặc tình trạng pháp lý cụ thể, cá biệt cho công dân hoặc tổ chức.

Trong bất kì lĩnh vực hoạt động xã hội nào, hành vi xử sự của con người cũng luôn có nguy cơ vi phạm pháp luật, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, cần thiết phải có hoạt động tài phán của nhà nước để đảm bảo công bằng về quyền lợi, nghĩa vụ của các thành viên dựa trên cơ sở pháp luật.

Hoạt động quản lí hành chính nhà nước không nằm ngoài qui luật khách quan này. Quản lí hành chính được hiểu là hoạt động quản lí nhà nước trong lĩnh vực thực thi quyền hành pháp. Hoạt động quản lí hành chính nhà nước được thực hiện chủ yếu bởi hệ thống cơ quan hành chính nhà nước và các cá nhân có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước.

Các chủ thể quản lí hành chính được trao quyền lực nhà nước trong lĩnh vực hành pháp để thực hiện những hoạt động quản lí mang tính chất chấp hành – điều hành.

Có nghĩa là các chủ thể quản lí hành chính sẽ thực hiện những hoạt động có nội dung là chấp hành các văn bản Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết của cơ quan quyền lực nhà nước, nhằm tổ chức chỉ đạo các hoạt động về kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Trong quá trình thực hiện hoạt động quản lí hành chính nhà nước, các chủ thể quản lí có quyển ban hành các quyết định hành chính hoặc thực hiện các hành vĩ hành chính mang tính quyền lực nhà nưốc, có tính đơn phương, bật buộc thi hành đôì với các đốì tượng quản lí.

Vì nhiều lí do khác nhau, các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính do các chủ thể quản lí hành chính thực hiện có thể trái pháp luật, xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức là đối tượng quản lí. hoặc cũng có thê các đối tượng quản lí chủ quan cho rằng mình bị xâm hại bởi các quyết định hành chính, hành vi hành chính.

Tất cả những trường hợp như vậy đều có thể nảy sinh những tranh chấp giữa chủ thể quản lí hành chính nhà nước với các đối tượng bị quản lí, đòi hỏi phải có người đứng ra làm trọng tài để phán quyết về tính hợp pháp của các quyết định hành chính, hành vi hành chính của các chủ thể quản lí, đưa ra những biện pháp hợp lí bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Không ai khác, nhà nước phải là nước có quyền và trách nhiệm xem xét về tính hợp pháp của các quyết định hành chính, hành vi hành chính của các chủ thể quản lí.

 

4. Quan niệm về tài phán hành chính

Tài phán hành chính là một vấn đề phức tạp, Phạm vi khái niệm tài phán hành chính phụ thuộc vào điều kiện chính trị- xã hội, điều kiện lịch sử và cách thức tổ chức bộ máy nhà nước. Do đó, ở từng giai đoạn lịch sử của quốc gia hoặc ở các quốc gia khác nhau có quan niệm khác nhau về phạm vi khái niệm tài phán hành chính.

Như đã phân tích ở mục 3, tất cả các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính do các chủ thể quản lí hành chính thực hiện có thể trái pháp luật, xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức là đối tượng quản lí hoặc cũng có thê các đối tượng quản lí chủ quan cho rằng mình bị xâm hại bởi các quyết định hành chính, hành vi hành chính. Đối với những trường hợp như vậy đều có thể nảy sinh những tranh chấp giữa chủ thể quản lí hành chính nhà nước với các đối tượng bị quản lí, đòi hỏi phải có người đứng ra làm trọng tài để phán quyết về tính hợp pháp của các quyết định hành chính, hành vi hành chính của các chủ thể quản lí, đưa ra những biện pháp hợp lí bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

Lúc này chủ thể có quyền đứng ra làm trọng tài xem xét, để phán quyết về tính hợp pháp của các quyết định hành chính, hành vi hành chính – chủ thể đó không ai khác mà nhà nước phải là chủ thể có quyền và trách nhiệm xem xét về tính hợp pháp của các quyết định hành chính, hành vi hành chính của các chủ thể quản lí.

Với các tranh chấp giữa một bên là nhà nước mà đại diện là các chủ thể thực hiện quyền hành pháp để ban hành các quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính mang tính mệnh lệnh đơn phương với các cá nhân tổ chức là đối tượng bị quản lí có nghĩa vụ phải phục tùng các quyết định hành chính hành vi hành chính đó, được gọi là các tranh chấp hành chính.

=> Như vậy, hoạt động tài phán hành chính chính là việc giải quyết các tranh chấp hành chính này bằng việc đưa ra phán quyết về tính hợp pháp của quyết định hành hành chính, hành vì hành chính đồng thời quyết định hình thức xử lí thích hợp cho từng vụ việc tranh chấp hành chính.

 

5. Quan niệm tài phán hành chính theo pháp luật Việt Nam

Với quan niệm về hoạt động tài phán hành chính như trên, theo pháp luật Việt Nam hiện nay, hoạt động tài phán hành chính gồm:

– Hoạt động xem xét giải quyết khiếu nại hành chính của các cơ quan nhà nưởc có thẩm quyền.

– Hoạt động thanh tra, kiểm tra trong hệ thống cơ quan hành chính

– Hoạt động xét xử các tranh chấp hành chính (vụ án hành chính) do Tòa án nhân dân thực hiện.

Tuy nhiên, cũng có quan niệm về tài phán hành chính với nội dung hẹp hơn. Đó là quan niệm cho rằng, tài phán hành chính là hoạt động xét xử các vụ án hành chính (giải quyết các tranh chấp hành chính) do Tòa án thực hiện theo trình tự tố tụng hành chính.

Theo đó, Bộ máy nhà nước dù được tổ chức theo nguyên tắc phân quyền hay quyền lực thống nhất thì Bộ máy nhà nước vẫn có sự phân công phân nhiệm (ở các mức độ khác nhau) giữa quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Hoạt động thực thi mỗi nhánh quyền lực giữa quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp đó phải tuân thủ những nguyên tắc đặc trưng, phù hợp với tính chất của từng loại hoạt động. Điều đó có nghĩa, cần có sự phân biệt tương đối giữa các hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp.

– Về hoạt động lập pháp phải được đặc trưng bởi nguyên tắc đại diện cho ý chí nguyên vọng của cử tri. Quyền lập pháp thuộc về cơ quan do cử tri bầu ra, đại diện cho nhân dân để ban hành Hiến pháp, luật nhằm thiết lập các trật tự xã hội.

– Về quyền hành pháp được giao cho hệ thông cơ quan thực hiện các hoạt động triển khai thực hiện pháp luật nhằm tổ chức, điều hành xã hội. Đặc trưng của hoạt động hành pháp là có sự phân cấp quản lí, cấp dưới phải tuân thủ các mệnh lệnh của cấp trên theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

– Về quyền tư pháp sẽ được giao cho cơ quan có nhiệm vụ thực hiện quyền bảo vệ pháp luật, duy trì trật tự xã hội. Cơ quan tư pháp có tính độc lập tương đối, hoạt động theo nguyên tắc độc lập chỉ tuân theo pháp luật nhằm đảm bảo có được những phán quyết khách quan.

=> Như vậy, từ những việc phân tích về tính chất của các hoạt động quyền lực nhà nước giữa quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp như trên, cái quan niệm quyền tài phán sẽ thuộc về Tòa án.

Tài phán hành chính không thể là một nội dung của quản lí hành chính. Nó phải là hoạt động tách khỏi hoạt động hành chính nhà nước mang tính lệ thuộc giữa cấp trên cấp dưới trong hệ thống hành chính. Như vậy, tài phán hành chính được hiểu là hoạt động xét xử các tranh chấp hành chính do Tòa án thực hiện, nhằm đưa ra các phán quyết về tính hợp pháp của các quyết định hành chính, hành vi hành chính của chủ thể quản lí, quyết định hình thức xử lí thích hợp theo qui định của pháp luật đối với những trường hợp quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tố chức.

 

Trân trọng!