Tai nạn giao thông là gì? Trình tự giải quyết tai nạn giao thông
Khái niệm tai nạn giao thông là gì? Các nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông? Quy trình giải quyết tai nạn giao thông tại Việt Nam?
Tai nạn giao thông-một vấn đề đáng báo động hiện nay, bởi lẽ tình trạng người tham gia giao thông sử dựng rượu bia ở nước ta khá phổ biến. Mặc dù, pháp luật nước ta đã ban hành các quy định cũng như biện pháp xử lý mạnh nhưng dường như tình trạng tai nạn giao thông vẫn diễn ra hằng ngày.
Căn cứ pháp lý:
- Nghị định 63/2020/TT-BCA quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của lực lượng cảnh sát giao thông;
Dịch vụ Luật sư tư vấn pháp luật qua điện thoại: 1900.6568
1. Tai nạn giao thông là gì?
Nhiều người nghe đến tai nạn giao thông đều hiểu đây là sự việc bất ngờ xảy ra ngoài ý muốn của người điều khiển các phương tiện giao thông khi đang tham gia giao thông. Nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông thì rất nhiều mà chắc hẳn ai cũng biết mà hậu quả để lại thì không thể lường trước được. Tai nạn giao thông chủ yếu tại Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới là loại hình tai nạn giao thông đường bộ.
Tình trạng tai nạn giao thông tại Việt Nam diễn ra thường xuyên và số lượng tử vong do tai nạn giao thông ở nước ta chiếm tỷ lệ cao hằng năm. Cụ thể chỉ tính riêng trong 3 tháng đầu năm 2016, cả nước xảy ra 4.985 vụ tai nạn giao thông cướp đi tính mạng của 2.193 người và làm 4.522 người bị thương.
Ngoài những thiệt hại về người, thiệt hại về kinh tế bởi tai nạn giao thông cũng không hề nhỏ. Chi phí chữa trị cho người gặp tai nạn, chi phí mai táng, thiệt hại về phương tiện, cơ sở hạ tầng…Tai nạn giao thông gây bệnh tâm lý với người gặp tai nạn, người thân của họ cũng như rất nhiều người dân cùng tham gia giao thông.
Xem thêm: Luật sư tư vấn giải quyết tai nạn giao thông trực tuyến miễn phí
2. Các nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông:
Nguyên nhân để dẫn đến tài nạn giao thông hiện nay có rất nhiều. Nhưng dù xuất phát từ nguyên nhân chủ quan hay khách quan thì đều mang lại nhiều hậu quả nghiêm trọng và tài sản và tính mạng con người. Cụ thể có một số nguyên nhân phổ biến sau đây:
- Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng kém chất lượng, xuống cấp khiến giao thông khó khăn, nguy hiểm. Bố trí hệ thống biển báo giao thông không phù hợp. Tại các thành phố lớn, đặc biệt là thành phố lớn nhất cả nước thành phố Hồ Chí Minh, một những nơi có hệ thống giao thông xuống cấp trầm trọng. Nhiều tuyến đường với những “ổ gà” chằng chịt nhau, nhiều nơi xuất hiện hiện tượng nứt, thậm chí lún đất khiến cho người tham gia giao thông khi đi qua những nơi đó thường bị bất ngờ, tránh không kịp lại va vào những phương tiện lưu thông khác. Từ đó, gây ra những vụ tai nạn giao thông kinh hoàng.
- Chất lượng của các phương tiện tham gia giao thông không đạt tiêu chuẩn an toàn. Nhiều phương tiện tham gia giao thông với tình trạng chân thắng không đảm bảo hoặc đèn xe không đủ sáng, gương chiếu hậu không có. Chính những tình trạng trên dẫn đến việc nhiều cá nhân xử lý không kịp thời khi có sự cố bất ngờ xảy ra, hoặc chủ quan không quan sát gương chiếu hậu…
- Không có đầy đủ các kiến thức, kỹ năng lái xe khi tham gia giao thông. Tình trạng người tham gia giao thông thiếu kiến thức về luật giao thông xảy ra rất nhiều. Chính vì không hiểu biêt pháp luật mà nhiều cá nhân đi vào làn đường cấm, đi vào những ngã rẻ cấm hoặc vượt cả đèn giao thông, vạch kẻ đường…Tình trạng người tham gia giao thông chưa có bằng lái xe hay mua bằng giả khi tham gia giao thông xảy ra khá nhiều.
- Ý thức chấp hành luật giao thông, ý thức tham gia giao thông của người dân chưa tốt, hay thậm chí là văn hóa giao thông. Đây được xem là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều vụ tai nạn giao thông thương tiếc xảy ra. Người tham gia giao thông quá chủ quan, tin rằng không xảy ra tai nạn nếu vượt đèn đỏ, hay đi vào làn đường xe khác, đi ngược chiều, vượt ẩu…
Ngoài ra cũng có nguyên nhân do ảnh hưởng của thời tiết, mưa bão, lũ lụt…
Xem thêm: Giải quyết tại nạn giao thông
3. Quy trình giải quyết tai nạn giao thông tại Việt Nam:
Khi tai nạn giao thông xảy ra, trình tự giải quyết tai nạn giao thông được thực hiện như sau:
Thứ nhất, tiếp nhận tin báo và xử lý tin báo
Một, tiếp nhận tin báo
Các đơn vị Cảnh sát giao thông có trách nhiệm tiếp nhận tin báo:
- Đội Cảnh sát giao thông; Đội Cảnh sát giao thông, trật tự Công an quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Đội Cảnh sát giao thông Công an cấp huyện);
- Phòng Cảnh sát giao thông; Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ; Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh);
- Cục Cảnh sát giao thông.
- Tất cả các vụ tai nạn giao thông phải được thông báo cho Công an cấp huyện nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông để giải quyết theo thẩm quyền hoặc phối hợp khi có yêu cầu.
Hai, xử lý tin báo
Lãnh đạo trực chỉ huy sau khi tiếp nhận được tin báo vụ tai nạn giao thông thì tiến hành cử cán bộ có thẩm quyền đến ngay hiện trường vụ án
- Giải quyết ban đầu khi cán bộ Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát phát hiện vụ tai nạn giao thông hoặc được phân công đến hiện trường vụ tai nạn giao thông như: Tổ chức cứu nạn, cứu hộ, Bảo vệ hiện trường vụ tai nạn giao thông; Tổ chức, hướng dẫn giao thông không để xảy ra ùn tắc; Thu thập thông tin ban đầu; Huy động, trưng dụng phương tiện,…
Trường hợp vụ tai nạn giao thông có tình tiết phức tạp làm từ 03 người chết trở lên; gây ùn tắc giao thông kéo dài liên tuyến, liên địa bàn, liên tỉnh; gây thảm họa hoặc cần thiết phải có sự phối hợp cứu nạn, cứu hộ, điều tiết, giải tỏa ùn tắc giao thông của Công an nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Trường hợp cán bộ Cảnh sát giao thông khi đến nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông nhưng các bên liên quan đã rời khỏi hiện trường (không còn hiện trường) thì phải lập Biên bản vụ việc hành chính.
Thứ hai, khám nghiệm hiện trường;
Một, những việc làm trước khi khám nghiệm hiện trường:
- Tiếp nhận các công việc của bộ phận bảo vệ hiện trường;
- Xác định phạm vi hiện trường; vị trí nạn nhân, tang vật, phương tiện, dấu vết; nhận định hiện trường còn nguyên vẹn hay đã bị xáo trộn. Sử dụng máy camera được trang cấp cho Cảnh sát giao thông để ghi hình lại toàn bộ khu vực hiện trường trước khi khám nghiệm;
- Xác định thành phần khám nghiệm:
- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên tham gia khám nghiệm;
- Chọn phương pháp khám nghiệm; xác định chiều hướng khám nghiệm phù hợp; xác định vật chuẩn (điểm làm mốc), mép đường chuẩn để định vị vị trí nạn nhân, tang vật, phương tiện, dấu vết. Vật chuẩn phải có tính bền vững theo thời gian, vị trí, dễ nhận biết, thuận lợi cho việc đo, vẽ sơ đồ hiện trường;
- Chuẩn bị các phương tiện, thiết bị kỹ thuật, công cụ phục vụ cho công tác khám nghiệm hiện trường.
Hai, tiến hành khám nghiệm
Thứ ba, tạm giữ, xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề và tạm giữ người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ liên quan đến vụ tai nạn giao thông để điều tra, xác minh theo thủ tục hành chính;
Thứ tư, khám nghiệm phương tiện giao thông liên quan đến vụ tai nạn giao thông;
Thứ năm, ghi lời khai
Một, ghi lời khai của những người điều khiển phương tiện giao thông có liên quan đến vụ tai nạn giao thông
Biên bản ghi lời khai của người điều khiển phương tiện giao thông có liên quan đến vụ tai nạn giao thông theo mẫu số 10/TNĐB ban hành theo Thông tư này, phải ghi rõ thời gian (giờ, ngày, tháng, năm), địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp, giấy phép lái xe, nhân thân của người điều khiển phương tiện; thời gian, địa điểm xảy ra tai nạn, mật độ giao thông; vị trí của phương tiện giao thông trên mặt đường, hướng chuyển động, tốc độ, các thao tác kỹ thuật; tình trạng sức khỏe, nhận biết của người điều khiển phương tiện giao thông trước khi vụ tai nạn xảy ra và việc xử lý của họ như thế nào trước, trong và sau khi vụ tai nạn xảy ra.
Hai, ghi lời khai của những người bị nạn và người có liên quan khác trong vụ tai nạn giao thông
- Biên bản ghi lời khai của người bị nạn và người có liên quan khác trong vụ tai nạn giao thông theo mẫu số 10/TNĐB ban hành theo Thông tư này, phải ghi rõ thời gian, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp, nhân thân của người bị nạn và người có liên quan khác; thời gian, địa điểm xảy ra tai nạn, mật độ giao thông; lời khai của người bị nạn, người có liên quan. Nội dung lời khai phải làm rõ về diễn biến, nguyên nhân vụ tai nạn, thương tích trên người do vụ tai nạn gây ra.
- Trường hợp có người bị thương nặng hoặc có thể bị tử vong phải ghi lời khai ngay; cần đặt câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng. Nếu người bị nạn do bị thương nặng không thể nói được phải lập biên bản ghi nhận về việc đó.
Ba, ghi lời khai của những người làm chứng
Thứ sáu, một số hoạt động khác để thu thập tài liệu liên quan đến vụ tai nạn giao thông như: Xem xét dấu vết trên thân thể người bị nạn; Xác định chỉ tiêu kỹ thuật cầu, đường liên quan đến vụ tai nạn giao thông; Kiểm tra, xác minh phương tiện, người điều khiển phương tiện; hành khách, hàng hóa vận chuyển và các giấy tờ có liên quan; Dựng lại hiện trường,…
Thứ bảy, giám định chuyên môn;
Thứ tám, xem xét kết quả điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông.