Tải mẫu hợp đồng thương mại mới nhất 2020 [File word]
Trong nền kinh tế Việt Nam, hoạt động thương mại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Phát triển hoạt động thương mại luôn gắn liền với các giao dịch kinh doanh, mua bán giữa các bên. Quá trình thực hiện giao dịch này, các bên phải cùng nhau ký kết hợp đồng thương mại.
Hợp đồng thương mại là loại hợp đồng mang tính phổ biến trong giao dịch kinh doanh nói chung và với doanh nghiệp nói riêng. Vậy hợp đồng thương mại là gì? Hợp đồng thương mại có vai trò gì? Giữa hợp đồng thương mại và hợp đồng dân sự có mối quan hệ như thế nào với nhau. Khi nào các hợp đồng thương mại đã ký kết được coi là có hiệu lực? Toàn bộ những khúc mắc trên sẽ được EVBN giải đáp trong nội dung bài viết dưới đây.
Mục Lục
Hiểu thế nào là hợp đồng thương mại?
Hợp đồng thương mại (HĐTM) được hiểu là văn bản được lập ra trong quá trình thực hiện các hoạt động nhằm mục đích sinh ra lợi nhuận như mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ… Văn bản này được lập ra trên cơ sở tự nguyện thỏa thuận giữa các bên tham gia hoạt động kinh doanh với nhau nhằm mục đích xác lập, thay đổi, hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong hoạt động thương mại giữa các bên.
Việc lập và ký kết HĐTM giữa các bên được coi như một hành vi pháp lý. Hợp đồng được coi như sự thể hiện ý chí của các bên qua điều khoản, cam kết về quyền lợi của chủ thể và nghĩa vụ với đối phương. Hợp đồng chỉ được được xác lập khi hai bên đã thống nhất được về ý chí. Các thỏa thuận thống nhất này được pháp luật công nhận và bảo vệ kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực.
Hợp đồng thương mại có vai trò gì?
– Các HĐTM được xác lập đều là các thỏa thuận có giá trị pháp lý, ràng buộc quyền lợi và nghĩa vụ song hành của các bên liên quan trong hoạt đông mua bán, trao đổi các loại hàng hóa, dịch vụ.
– Những cam kết, điều khoản trong hợp đồng thương mại giúp doanh nghiệp phát hiện sớm và xử lý nhanh chóng các vấn đề phát sinh trước khi xảy ra tranh chấp. Các cam kết trong hợp đồng này cũng chính là cơ sở mấu chốt để các bên liên quan giải quyết khi phát sinh tranh chấp trong quan hệ với đối tác.
– Các HĐTM còn đặt nền móng quan trọng cho các hoạt động đầu tư và kinh doanh của doanh nghiệp, là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng, nhờ đó, tạo ra mối liên kết, hợp tác sâu rộng hơn giữa doanh nghiệp với đối tác trong tương lai.
– HĐTM vừa là cầu nối, vừa là công cụ dò đường, giúp doanh nghiệp thâm nhập và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
Mối quan hệ giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại
Tuy là những mẫu hợp đồng khác nhau nhưng giữa hai loại hợp đồng này có một số điểm tương đồng và có mối quan hệ với nhau.
– Đều là những giao dịch mang tính chất dân sự, hai hợp đồng đều được hình thành dựa trên sự thỏa thuận tự nguyện đi đến thống nhất về các điều khoản, vừa đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp, vừa đảm bảo trách nhiệm, nghĩa vụ với đối tác
– HĐTM cũng như hợp đồng dân sự đều hướng tới lợi ích cá nhân của mỗi bên tham gia nhưng không mâu thuẫn với lợi ích của đối tác và cùng hướng đến lợi ích chung.
– Cả hai loại hợp đồng này đều xuất hiện một số điều khoản tương tự về chủ thể, đối tượng của hợp đồng, giá cả, quyền và nghĩa vụ của các bên, phương thức thanh toán…
– Về hình thức nói chung, cả hai loại hợp đồng này có thể thỏa thuận miệng (với hợp đồng đơn giản, giá trị giao dịch nhỏ), giao kèo bằng văn bản (với những họp đồng có nhiều điều khoản, cam kết; giá trị của hợp đồng lớn) hay một số hình thức khác.
Hợp đồng thương mại đã ký kết khi nào có hiệu lực
Thực tế cho thấy, không hiếm các trường hợp hợp đồng kinh tế đã ký kết nói chung và HĐTM nói riêng bị tuyên vô hiệu hóa khi các bên phát sinh tranh chấp. Vây khi nào hợp đồng đã ký kết được coi là có hiệu lực pháp lý, tránh được thấp nhất các thiếu sót, tranh chấp?
HĐTM có giá trị pháp lý tuyệt đối chỉ khi các bên tham gia giao kết hoàn toàn tự nguyện, trung thực, đưa lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. Cụ thể như sau:
– Các bên tham gia ký hợp đồng phải đảm bảo có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện các điều khoản, cam kết trong hợp đồng, nếu không hợp đồng sẽ coi như vô hiệu. Các trường hợp người tham gia ký kết không có năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự đều không đủ kiều kiện để ký kết hợp đồng.
– Mục đích của các hợp đồng giao dịch thương mại là phát sinh lợi nhuận nhưng không phải bằng mọi giá, vậy nên, các điều khoản trong nội dung của hợp đồng thương mại không được vi phạm các quy của pháp luật cũng không được trái với đạo đức xã hội.
– Hợp đồng được soạn thảo và ký kết phải hoàn toàn dựa trên tinh thần tự nguyện của các bên tham gia, không chịu bất kỳ sự ép buộc nào. Trường hợp phát hiện bất kỳ HĐTM được ký kết nào mà một trong ai bên bị đối phương cưỡng ép, lừa dối hay đe dọa… thì hợp đồng sẽ lập tức bị tuyên bố vô hiệu hóa.
– Các giao kèo trong hợp đồng này có thể bằng lời nói, văn bản hoặc hình thức khác như fax, điện báo, dữ liệu điện tử… nhưng để nâng cao hiệu lực pháp lý, căn cứ vững chắc cho hợp đồng, đảm bảo hợp đồng sẽ trở thành chứng cứ khi phát sinh tranh chấp thì các bên nên giao kèo dưới dạng văn bản và nên công chứng hợp đồng.
Hợp đồng TM được ký kết hai bên có hiệu lực ngay khi hai bên hoàn thành giao kết hoặc theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Tải mẫu hợp đồng thương mại mới nhất
Hi vọng những thông tin cung cấp trong bài viết trên đây giúp ích các bạn phần nào trong quá trình tìm hiểu những vấn đề liên quan đến hợp đồng thương mại. Phần cuối cùng trong bài viết này, chúng tôi sẽ gửi các bạn tham khảo một vài mẫu hợp đồng thương mại mới nhất hiện nay.