Tải mẫu biên bản nghiệm thu mới nhất năm 2020 [File word]

Trong hầu hết các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, mỗi công trình, dự án, sản phẩm sau khi hoàn thành đều phải nghiệm thu. Công tác này giúp doanh nghiệp kiểm tra, đánh giá được chất lượng của sản phẩm, dịch vụ trước khi đưa đến cho khách hàng sử dụng, trải nghiệm. Quy trình nghiệm thu này, các đơn vị có trách nhiệm thực hiện phải lập thành biên bản để nghiệm thu chất lượng, khối lượng cũng như mức độ hoàn thành các sản phẩm, dịch vụ, hay công trình. Trên cơ sở các nội dung ghi lại trong biên bản nghiệm thu, các bên liên quan có cơ sở tiến hành các công việc sau này.

Thế nào là biên bản nghiệm thu?

Biên bản nghiệm thu (BBNT) được dùng rộng rãi trong các lĩnh vực kinh tế khác nhau  từ sản xuất, xây dựng đến dịch vụ nhằm các mục đích khác nhau: nghiệm thu việc hoàn thành số lượng sản phẩm, nghiệm thu đánh giá chất lượng công trình xây dựng, nghiệm thu đánh giá chất lượng dịch vụ…

BBNT là biên bản lập ra để thẩm định, kiểm nghiệm chất lượng, số lượng, mức độ hoàn thành các sản phẩm, dịch vụ, các dự án đã sản xuất, thi công có đạt yêu cầu so với hợp đồng, thiết kế ban đầu hay không.

Biên bản này được thành lập hoàn toàn dựa trên sự tự nguyện. Nội dung biên bản là kết quả sự chứng kiến, kiểm nghiệm, đánh giá của các bên liên quan một cách khách quan, công tâm nhất về một công trình hay sản phẩm, dịch vụ nào đó.

Cơ sở nghiệm thu dựa trên những quy chuẩn về bản vẽ, thiết kế, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn lao động hoặc hợp đồng đã ký trước đó giữa các bên liên quan. Dựa trên cơ sở kết quả ghi lại trong biên bản, các bên có trách nhiệm liên đới sẽ quyết định có hay không đưa sản phẩm, công trình, dịch vụ đó ra thị trường, cho khách hàng sử dụng.

Trong hồ sơ thanh toán công việc, BBNT là biểu mẫu bắt buộc phải có. Nghiệm thu chất lượng sản phẩm hoàn thành là tiền đề lập biên bản thanh lý hợp đồng giữa các bên.

Mẫu biên bản nghiệm thu

Nghiệm thu là bước cuối để hoàn thành công việc

Những lưu ý cơ bản khi lập biên bản nghiệm thu và bàn giao sản phẩm, dịch vụ.

Mỗi ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, BBNT có đôi chút khác biệt. Tuy nhiên, về cơ bản thì ngành nghề nào nào cũng đảm bảo không được bỏ sót một số nội dung sau trong mẫu biên bản này:

– Thông tin các bên tham gia nghiệm thu: tên doanh nghiệp, tên người đại diện nghiệm thu, hạng mục nghiệm thu.

– Nêu đầy đủ, cụ thể, chính xác các nội dung đã nghiệm thu.

– Một số BBNT liên quan đến kỹ thuật cần có thêm nội dung thực hiện hoặc bảng tiêu chuẩn các thông số kỹ thuật để tăng thêm tính thuyết phục cho biên bản.

– Kết quả, kết luận sau quá trình nghiệm thu cần trình bày chi tiết làm cơ sở cho quyết định có đưa hạng mục, sản phẩm nghiệm thu đó vào sử dụng hay bán ra thị trường hay không.

– Trường hợp nghiệm thu nhiều sản phẩm, dịch vụ cùng lúc, sử dụng cùng một biên bản thì các bên có thể lập thành bảng ghi rõ: mô tả sản phẩm, dịch vụ; đơn vị tính; số lượng; yêu cầu; kết quả…

– Chuẩn bị thêm biên bản giao nhận trong trường hợp cần thiết để ghi chép giao nhận hàng hóa, các giấy tờ một cách chi tiết, cụ thể nhất. Biên bản giao nhận sẽ giúp các bên liên quan có thêm căn cứ đánh giá công việc, tăng mối liên kết, ràng buộc trách nhiệm với nhau hơn cũng như đảm bảo quyền lợi của các bên, tránh phát sinh các tranh chấp không đáng có.

– Hai bên cần ký và đóng dấu đầy đủ lên BBNT để bảo đảm tính pháp lý cho biên bản đó.

– BBNT được chia thành nhiều loại  khác nhau: BBNT hoàn thành, BBNT khối lượng, BBNT bàn giao, BBNT tư vấn giám sát, BBNT hồ sơ thiết kế… nên nội dung mỗi loại có sự điều chỉnh khác nhau. Trước khi lập BBNT , các bên xác định rõ BBNT thuộc loại nào.

– Nếu BBNT kết luận đạt yêu cầu thì các sản phẩm, công trình, dịch vụ sẽ được đưa đến tay khách hàng sử dụng, trải nghiệm. Ngược lại, nếu kết luận nghiệm thu không cho đi vào hoạt động, tiêu dùng thì phải nêu rõ yêu cầu sửa chữa hay hoàn thiện ở nội dung nào.

Mẫu biên bản nghiệm thu mới nhất

Một mẫu cơ bản giấy nghiệm thu

Viết biên bản nghiệm thu như thế nào cho chuẩn

Phần đầu biên bản

Cũng giống như nhiều biểu mẫu khác các bạn đã được làm quen, phần đầu BBNT cần ghi rõ:

–  Quốc hiệu, tiêu ngữ và tên biên bản nghiệm thu, số hiệu biên bản.

 – Đối tượng nghiệm thu: ghi rõ tên sản phẩm, dịch vụ, hạng mục, công trình.

– Nêu tên địa điểm và thời gian các bên tiến hành nghiệm thu

– Các thành phần tham gia nghiệm thu: ghi tên tất cả đơn vị tham gia nghiệm thu cùng tên và chức vụ người đại diện, có thể thêm một số thông tin khác về các bên nghiệm thu nếu cần như địa chỉ, điện thoại, fax, giấy phép kinh doanh, mã số thuế, tài khoản ngân hàng – tên ngân hàng…

Nội dung chính của biên bản

Tùy mục đích, số lượng sản phẩm, công trình nghiệm thu mà nội dung có khác biệt nhưng cần lưu ý:

– Tài liệu làm căn cứ nghiệm thu: bản thiết kế, hợp đồng, kết quả thí nghiệm chất lượng vật liệu, hợp đồng ký kết…

– Kết quả kiểm tra về chất lượng, số lượng sản phẩm, dịch vụ, dự án ghi rõ đạt hay không đạt, cần sửa chữa ở điểm nào, hạng mục nào… Lập bảng kê chi tiết nếu có nhiều sản phẩm, hạng mục nghiệm thu đồng thời.

– Kết luận rút ra sau nghiệm thu trong biên bản cần ghi rõ chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu để làm cơ sở tiến hành các công việc tiếp theo. Nếu có sai sót thì ghi rõ để sửa chữa, hoàn thiện trước khi đưa vào sử dụng

Phần cuối biên bản

Đại diện các bên tham gia vào quán trình nghiệm thu trên ký và ghi rõ họ tên vào biên bản.

Tải mẫu biên bản nghiệm thu mới nhất

Cuối cùng, mình xin gửi các bạn tham khảo những mẫu nghiệm thu được sử dụng phổ biến và mới nhất hiện nay.

Tải mẫu biên bản nghiệm thu thiết bị Tại đây

Tải mẫu biên bản nghiệm thu khối lượng Tại đây

Tải mẫu biên bản nghiệm thu vật tư hàng hóa Tại đây

Tải mẫu biên bản nghiệm thu sửa chữa Tại đây

Tải mẫu biên bản nghiệm thu công việc nội bộ Tại đây