Tài liệu giảng dạy môn Giáo dục học đại cương.pdf (Giáo dục học đại cương) | Tải miễn phí

Tài liệu giảng dạy môn Giáo dục học đại cương

pdf

Số trang Tài liệu giảng dạy môn Giáo dục học đại cương
80
Cỡ tệp Tài liệu giảng dạy môn Giáo dục học đại cương
883 KB
Lượt tải Tài liệu giảng dạy môn Giáo dục học đại cương
14
Lượt đọc Tài liệu giảng dạy môn Giáo dục học đại cương

652

Đánh giá Tài liệu giảng dạy môn Giáo dục học đại cương

4.8

(

10

lượt)

80883 KB14

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Đang xem trước 10 trên tổng 80 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

Chủ đề liên quan

Tài liệu tương tự

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY
Trà Vinh, tháng 05 năm 2014

Lưu hành
nội bộ ĐẠI CƯƠNG
MÔN GIÁO DỤC
HỌC

GV biên soạn: Nguyễn Thị Ngọc Xuân

Trà Vinh, tháng 06 năm 2014
Lưu hành nội bộ

Ngày ban hành:
……………………………
DUYỆT CỦA BỘ MÔN

GIÁO VIÊN BIÊN SOẠN

NGUYỄN THỊ NGỌC XUÂN

2

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

CHƯƠNG 1. GIÁO DỤC HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC …………………………………… 4
BÀI 1: GIÁO DỤC LÀ MỘT HIỆN TƯỢNG XÃ HỘI ĐẶC BIỆT ………………… 4
BÀI 2: CÁC CHỨC NĂNG GIÁO DỤC …………………………………………………… 8
BÀI 3: GIÁO DỤC HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC ……………………………………… 12
BÀI 4: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA GIÁO DỤC HỌC ……………………….. 21
BÀI 5: CẤU TRÚC CỦA GIÁO DỤC HỌC VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁO
DỤC HỌC VỚI CÁC KHOA HỌC KHÁC ……………………………………………… 25
CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ
PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH ………………………………………………………………………… 27
BÀI 1: GIÁO DỤC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH ………………………….. 27
BÀI 2: GIÁO DỤC VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH ………. 38
THEO LỨA TUỔI …………………………………………………………………………….. 38
CHƯƠNG 3: MỤC ĐÍCH, NGUYÊN LÝ VÀ CÁC CON ĐƯỜNG GIÁO DỤC 44
BÀI 1: MỤC ĐÍCH, MỤC TIÊU GIÁO DỤC ………………………………………….. 44
BÀI 2: NGUYÊN LÝ GIÁO DỤC …………………………………………………………. 54
CHƯƠNG 4:HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN VIỆT NAM …………………… 59
BÀI 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN ……… 59
BÀI 2: CƠ CẤU HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN VIỆT NAM ……………. 62
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN…………… 69
BÀI 1: VAI TRÒ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA NGƯỜI 69
GIÁO VIÊN …………………………………………………………………………………….. 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………………………………… 80

3

CHƯƠNG 1. GIÁO DỤC HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC
BÀI 1
GIÁO DỤC LÀ MỘT HIỆN TƯỢNG XÃ HỘI ĐẶC BIỆT
 Mục tiêu học tập:
1. Giải thích giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt
2. Phân tích nội dung các tính chất cơ bản của giáo dục
 Nội dung bài học
1. Giáo dục là nhu cầu tồn tại và phát triển của xã hội loài người
Ngay từ khi xuất hiện trên trái đất, để tồn tại con người phải tiến hành hoạt động lao
động. Trong lao động và trong cuộc sống hàng ngày con người tiến hành nhận thức thế giới
xung quanh, dần dần tích luỹ được một kho tàng kinh nghiệm phong phú bao gồm các tri
thức, kỹ năng, kỹ xảo cùng những giá trị văn hóa xã hội như các chuẩn mực về đạo đức,
niềm tin, các dạng hoạt động giao lưu của con người trong xã hội… Để duy trì sự tồn tại và
phát triển của xã hội loài người, con người có nhu cầu trao đổi và truyền thụ lại những kinh
nghiệm đã tích lũy ấy cho nhau. Sự truyền thụ và tiếp thu hệ thống kinh nghiệm đó chính là
hiện tượng giáo dục.
Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt vì chỉ có trong xã hội loài người giáo dục
mới nảy sinh, phát triển và tồn tại vĩnh hằng. Xã hội loài người ngày càng biến đổi, phát
triển, giáo dục cũng phát triển và trở thành một hoạt động được tổ chức chuyên biệt: có
chương trình, kế hoạch, có nội dung, phương pháp khoa học… Như vậy, giáo dục là hoạt
động truyền thụ và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử – xã hội từ thế hệ trước cho thế hệ sau
nhằm chuẩn bị cho thế hệ sau tham gia lao động sản xuất và đời sống xã hội.
Một quy luật của sự tiến bộ xã hội là thế hệ trước phải truyền lại cho thế hệ sau
những hiểu biết, năng lực, phẩm chất cần thiết cho cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình,
cộng đồng. Thế hệ sau không chỉ lĩnh hội, kế thừa các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, giá trị… mà
còn phải tìm tòi, sáng tạo và làm phong phú hơn những giá trị đó. Nhờ lĩnh hội, tiếp thu,
phát triển những kinh nghiệm mà mỗi cá nhân hình thành và phát triển nhân cách của mình.
Nhân cách mỗi người được phát triển ngày càng đầy đủ, phong phú, đa dạng, sức mạnh về
tinh thần và thể chất của mỗi con người được phát huy sẽ tạo nên nguồn lực cơ bản đáp ứng
4

các yêu cầu phát triển xã hội trong những giai đoạn lịch sử cụ thể. Như vậy, sự truyền thụ
và lĩnh hội những kinh nghiệm được tích lũy trong quá trình phát triển xã hội loài người
chính là nét đặc trưng cơ bản của giáo dục với tư cách là một hiện tượng xã hội đặc biệt.
Giáo dục là hoạt động có ý thức, có mục đích của con người, là hệ thống các tác động nhằm
làm cho người học nắm được hệ thống các giá trị văn hóa của loài người và tổ chức cho
người học sáng tạo thêm những giá trị văn hoá đó. Giáo dục làm nhiệm vụ chuyển giao
những tinh hoa văn hoá, đạo đức, thẩm mỹ… của nhân loại cho thế hệ sau, là cơ sở giúp các
thế hệ sau nối tiếp nhau sáng tạo, nâng cao những gì mà nhân loại đã học được. Cho nên có
thể coi giáo dục như một kiểu di truyền xã hội – giáo dục thực hiện cơ chế di sản xã hội: là
cơ chế truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm đã được tích lũy trong quá trình phát triển của xã
hội loài người. Chúng ta có thể thấy nếu không có cơ chế di sản xã hội – không có giáo dục
thì không có tiến bộ xã hội, không có học vấn, không có văn hoá, văn minh. Vì vậy, bất kỳ
xã hội nào muốn tồn tại và phát triển được đều phải tổ chức và thực hiện hoạt động giáo dục
liên tục đối với các thế hệ con người. Giáo dục là nhu cầu tất yếu của xã hội loài người và
sự xuất hiện hiện tượng giáo dục trong xã hội là một tất yếu lịch sử.
Tóm lại, giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt chỉ có trong xã hội loài người,
giáo dục nảy sinh, biến đổi và phát triển cùng với sự nảy sinh, biến đổi và phát triển của xã
hội loài người. Bản chất của hiện tượng giáo dục là sự truyền thụ và lĩnh hội kinh nghiệm
lịch sử – xã hội của các thế hệ loài người, chức năng trọng yếu của giáo dục đối với xã hội
là hình thành và phát triển nhân cách con người. Với ý nghĩa đó giáo dục là nhu cầu không
thể thiếu được cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
2. Các tính chất cơ bản của giáo dục
2.1. Tính phổ biến và vĩnh hằng
Giáo dục hiện diện trong tất cả các chế độ, các giai đoạn lịch sử của nhân loại, không
hoàn toàn lệ thuộc vào tính chất, cơ cấu xã hội như thế nào. Trong bất kì một chế độ xã hội
hay một giai đoạn lịch sử nào thì mục đích của giáo dục vẫn là chăm sóc, dạy dỗ, đào tạo
con người, là truyền thụ một cách có ý thức cho thế hệ trẻ những kinh nghiệm xã hội, những
giá trị văn hoá, tinh thần của loài người và dân tộc, làm cho thế hệ trẻ có khả năng tham gia
mọi mặt vào cuộc sống xã hội. Vì vậy giáo dục tồn tại và phát triển mãi cùng với sự tồn tại
và phát triển của xã hội loài người.
2.2. Tính nhân văn
Giá trị nhân văn là những giá trị chung đảm bảo cho sự sống, tồn tại và phát triển
chung của mọi người, mọi dân tộc, quốc gia trên trái đất, là những giá trị vì con người, cho
5

con người, những giá trị vì sự sống hôm nay và ngày mai. Giáo dục luôn phản ánh những
giá trị nhân văn – giá trị văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ chung nhất của nhân loại và những nét
bản sắc văn hóa truyền thống của từng dân tộc, từng quốc gia. Giáo dục luôn hướng con
người đến những cái hay, cái đẹp, cái tốt, phát huy những yếu tố tích cực trong mỗi con
người nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách mỗi người.
2.3. Tính xã hội – lịch sử
Trong suốt quá trình tồn tại và phát triển, giáo dục có mối liên hệ có tính quy luật với
trình độ phát triển của xã hội, thể hiện tính qui định của xã hội đối với giáo dục. Giáo dục
nảy sinh trên cơ sở kinh tế – xã hội nhất định, do đó tính chất, mục đích, nhiệm vụ, nội dung
của một nền giáo dục bao giờ cũng chịu sự quy định của các quá trình xã hội trong xã hội
đó. Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã trải qua các hình thái kinh tế – xã hội khác
nhau, do đó các nền giáo dục tương ứng cũng khác nhau. Khi những quá trình xã hội biến
đổi, bắt nguồn từ những biến đổi về trình độ sức sản xuất, tính chất của quan hệ sản xuất xã
hội kéo theo những biến đổi về chính trị – xã hội, cấu trúc xã hội, hệ tư tưởng xã hội thì toàn
bộ hệ thống giáo dục tương ứng với hình thái kinh tế – xã hội đó cũng phải biến đổi theo.
Chẳng hạn, lịch sử loài người đã phát triển qua năm giai đoạn và có năm nền giáo dục tương
ứng với năm giai đoạn phát triển của xã hội, đó là nền giáo dục công xã nguyên thủy, nền
giáo dục chiếm hữu nô lệ, nền giáo dục phong kiến, nền giáo dục tư bản chủ nghĩa và nền
giáo dục xã hội chủ nghĩa.
Ngay trong một xã hội nhất định, ở mỗi thời kỳ lịch sử cụ thể, giáo dục mang những
tính chất và hình thái cụ thể khác nhau. Mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục, hình
thức tổ chức giáo dục, chính sách giáo dục…tại một giai đoạn phát triển của xã hội luôn
chịu sự qui định bởi các điều kiện xã hội ở giai đoạn xã hội ấy. Vì vậy trong quá trình phát
triển của giáo dục luôn diễn ra việc cải cách, đổi mới giáo dục nhằm làm cho nền giáo dục
đáp ứng ngày càng cao những yêu cầu phát triển của thực tiễn xã hội trong từng giai đoạn
nhất định.
Từ tính chất này của giáo dục có thể thấy giáo dục “không nhất thành bất biến”; việc
sao chép nguyên bản mô hình giáo dục của một nước này cho một nước khác, giai đoạn này
cho giai đoạn khác là một việc làm phản khoa học. Những cải tiến, thay đổi, điểu chỉnh, cải
cách giáo dục qua từng thời kỳ phát triển xã hội là một tất yếu khách quan.
Giáo dục Việt nam hiện nay nhằm đóng góp tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá
và hiện đại hoá. Học tập là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi công dân, “Phát triển giáo dục và
đào tạo là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá, là
6

điều kiện để phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng
kinh tế nhanh và bền vững”.
Chẳng hạn, lịch sử loài người đã phát triển qua 5 giai đoạn và có 5 nền giáo dục tương
ứng với 5 giai đoạn phát triển của xã hội, đó là nền giáo dục công xã nguyên thuỷ, nền giáo
dục chiếm hữu nô lệ, nền giáo dục phong kiến, nền giáo dục tư bản chủ nghĩa và nền giáo
dục xã hội chủ nghĩa.
2.4. Tính giai cấp
Trong xã hội có giai cấp, giáo dục bao giờ cũng mang tính giai cấp – đó là một tính
qui luật quan trọng trong việc xây dựng và phát triển giáo dục. Tính giai cấp của giáo dục là
sự phản ánh lợi ích của giai cấp đó trong các hoạt động giáo dục, thể hiện Giáo dục cho ai?
Giáo dục nhằm mục đích gì? Giáo dục cái gì? và Giáo dục ở đâu?… Trong xã hội có giai
cấp, giáo dục là một phương thức đấu tranh giai cấp, nhà trường là công cụ của chuyên
chính giai cấp, hoạt động giáo dục cũng như môi trường nhà trường là một trận địa đấu
tranh giai cấp. Tính giai cấp của giáo dục thể hiện trong toàn bộ hệ thống giáo dục và trong
toàn bộ hoạt động của nhà trường, từ mục đích giáo dục, nội dung giáo dục đến phương
pháp và hình thức tổ chức giáo dục…
Trong xã hội có giai cấp đối kháng thì giai cấp thống trị bao giờ cũng dành độc
quyền về giáo dục và dùng giáo dục làm công cụ, phương thức truyền bá tư tưởng, duy trì vị
trí xã hội, củng cố nền thống trị và sự bóc lột của nó đối với nhân dân lao động. Do đó toàn
bộ nền giáo dục từ mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục đến việc tổ chức các kiểu
học, các loại trường và việc tuyển chọn người học, người dạy…đều nhằm phục vụ cho mục
đích và quyền lợi của giai cấp thống trị xã hội. Nền giáo dục trong xã hội có giai cấp đối
kháng mang tính chất bất bình đẳng, phản dân chủ rõ rệt và tính chất phát triển phiến diện
trong việc đào tạo con người.
Nền giáo dục Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền giáo dục mang tính dân chủ, tính
nhân đạo sâu sắc, hướng vào việc phát triển toàn diện và hài hoà nhân cách của mọi thành
viên trong xã hội. Nhà trường của chúng ta là công cụ của chuyên chính vô sản theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, nên mục tiêu chung của giáo dục là nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước; tạo cơ hội và điều kiện cho mọi người đều được học
tập, được phát triển toàn diện về nhân cách và trở thành người công dân, người lao động
sáng tạo, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển đất nước giàu mạnh.

7

 Câu hỏi củng cố:
1. Vì sao nói giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt?
2. Phân tích nội dung các tính chất cơ bản của giáo dục?
Bài tập về nhà:
1. Ở đâu có con người, ở đó có giáo dục vì:
a. Giáo dục là một hoạt động có mục đích của con người.
b. Giáo dục là một hoạt động có ý thức của con người.
c. Giáo dục là một chức năng đặc trưng của xã hội loài người.
d. Giáo dục là yêu cầu cần thiết của xã hội.
e.Cả a,b,c.
2. Giáo dục là một hiện tượng phổ biến của xã hội loài người vì:
a. GD là phương thức để tái sản xuất sức lao động xã hội.
b. GD là phương thức để tái sản xuất những nhân cách phù hợp với yêu cầu xã hội.
c. GD là chức năng đặc trung của xã hội loài người.
d. GD là phương thức để tái sản xuất những hoạt động sống của xã hội.
e. Cả 4 yếu tố trên.
3. GD là một tất yếu và không bao giờ mất đi (vĩnh hằng) vì:
a. GD ra đời sau sự ra đời của xã hội.
b. GD ảnh hưởng to lớn đến sự phát triến của xã hội.
c. GD là nhân tố tái sản xuất xã hội.
d. Cả a, b, c.

BÀI 2: CÁC CHỨC NĂNG GIÁO DỤC

 Mục tiêu học tập:
1. Hiểu được các chức năng giáo dục trong đời sống
2. Trình bày các chức năng cơ bản của giáo dục
 Nội dung bài học
8

1. Chức năng kinh tế – sản xuất
Xã hội loài người muốn tồn tại và phát triển thì phải có việc thế hệ đi trước truyền lại
những kinh nghiệm lịch sử – xã hội cho thế hệ đi sau để họ tham gia vào đời sống xã hội,
phát triển sản xuất, thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu của con người. Công việc đó do giáo
dục đảm nhận. Bất kỳ một nước nào muốn phát triển kinh tế, sản xuất thì phải có đủ nhân
lực và nhân lực phải có chất lượng cao. Nhân lực là lực lượng lao động của xã hội, là đội
ngũ những người lao động đang làm việc trong tất cả các ngành nghề, các lĩnh vực kinh tế,
văn hóa, xã hội… đảm bảo cho xã hội vận động và phát triển đúng quy luật.
– Giáo dục được xem xét ở góc độ hoạt động tạo thành nhân cách của người học – một
hoạt động sản xuất đặc biệt.
– Giáo dục được coi là một hoạt động sản xuất vì :
+ Là quá trình tác động giữa nhà giáo dục (chủ thể) đến người được giáo dục (đối tượng
chịu sự tác động) và kết quả là làm biến đổi nhân cách của người được giáo dục.
+ Quy trình giáo dục cũng có các công đoạn như : đầu vào, đầu ra, thông tin, người lao
động.
Giáo dục là hoạt động sản xuất đặc biệt vì từng công đoạn có những đặc điểm riêng biệt,
quy trình công nghệ mang tính linh hoạt, sáng tạo cao (ví dụ : cùng bậc giáo dục tiểu học,
từng học sinh có những đặc điểm tâm sinh lí khác nhau, các giáo viên khác nhau lựa chọn
phương pháp, phương tiện, hình thức giáo dục không giống nhau, nên đầu ra (học sinh tốt
nghiệp tiểu học) không giống nhau hoàn toàn về trình độ học vấn, sự phát triển của các quá
trình tâm lí, sinh lí).
– Sản phẩm (đầu ra) của hoạt động giáo dục là nhân cách của người học đáp ứng yêu cầu
lao động sản xuất của xã hội (giáo dục đã hình thành những tri thức, kĩ năng, thái độ v.v. về
một lĩnh vực lao động nào đó cho người học).
– Giáo dục đã tái tạo ra sức lao động xã hội, tạo ra sức lao động mới có hiệu quả hơn.
– Giáo dục đã tạo ra một năng suất lao động ngày càng cao, thúc đẩy sản xuất xã hội ngày
càng phát triển.
– Giáo dục đào tạo ra nguồn nhân lực thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Vì thế, đầu tư cho
giáo dục là đầu tư cho sự phát triển nói chung và phát triển kinh tế nói riêng.

9

– Đầu tư cho giáo dục đồng nghĩa với việc đầu tư cho một quy trình sản xuất (đầu tư cho
từng công đoạn).
Như vậy, với chức năng kinh tế – sản xuất giáo dục là động lực chính thúc đẩy nền
kinh tế phát triển và giáo dục phải đi trước sự phát triển kinh tế – xã hội. Khi nền khoa học
và công nghệ đạt đến trình độ phát triển cao, nhu cầu xã hội đa dạng, người lao động phải là
những người có trình độ học vấn cao, có kiến thức rộng, có tay nghề vững, có tính năng
động, sáng tạo… thì giáo dục phải đào tạo nhân lực một cách có hệ thống, chính qui ở trình
độ cao.
2. Chức năng chính trị – xã hội
Bên cạnh chức năng tái sản xuất sức lao động xã hội, giáo dục còn mang chức năng
chính trị-xã hội. Giáo dục không đứng ngoài chính trị mà nó là phương thức tuyên truyền,
phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách… của một chế độ chính trị, giai cấp hay chính
đảng cầm quyền. Giáo dục trực tiếp truyền bá hệ tư tưởng chính trị, đường lối chính sách
của giai cấp nắm quyền và trực tiếp đào tạo chuẩn bị cho thế hệ trẻ tham gia vào cuộc sống,
bảo vệ chế độ chính trị, xã hội đương thời.
Xã hội nào cũng có cấu trúc của nó – đó là một tổng thể, một tập hợp bao gồm các bộ
phận, các yếu tố tạo thành xã hội như cộng đồng xã hội, dân tộc, giai cấp, tầng lớp, nhóm xã
hội… đã được hình thành một cách lịch sử – tự nhiên, tất yếu khách quan trong những điều
kiện kinh tế – xã hội nhất định. Giáo dục tác động đến cấu trúc xã hội là tác động đến tập
hợp các bộ phận xã hội và tính chất của các mối quan hệ giữa các bộ phận đó.
3. Chức năng tư tưởng – văn hóa
Giáo dục có tác dụng to lớn đến việc xây dựng một hệ tư tưởng chi phối toàn xã hội,
hình thành ở mỗi cá nhân thế giới quan, tư tưởng chính trị, ý thức, tình cảm và hành vi đạo
đức phù hợp với các chuẩn mực xã hội.
Giáo dục là quá trình truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử – xã hội của các thế
hệ, quá trình này giúp cho mỗi cá nhân tích lũy kiến thức, mở mang trí tuệ, hình thành và
nâng cao trình độ văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ cho mỗi cá nhân và cho toàn xã hội. Một quốc
gia giàu mạnh là một quốc gia có nền kinh tế vững mạnh, khoa học công nghệ tiên tiến,
chính trị bền vững và trình độ dân trí cao. Giáo dục góp phần xây dựng và nâng cao trình độ
dân trí – trình độ văn hóa chung cho toàn xã hội. Nền giáo dục không chỉ hướng vào việc
nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực mà còn hướng vào quá trình phát hiện và bồi dưỡng nhân
tài cho đất nước.

10