Tài liệu Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên mầm non module 20, 24, 30

Mô tả:

PHÒNG GD&ĐT LƯƠNG SƠN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỈ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG MN THANH LƯƠNG

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO
Kết quả thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên
Năm học 2016 – 2017
Kính gửi: – Ban giám hiệu trường mầm non Thanh Lương
– Tổ chuyên môn : Mẫu giáo
Thực hiện Kế hoạch số 18/KH-PGD&ĐT-GDMN ngày 03/6/2016 của Phòng
Giáo dục và Đào tạo Lương Sơn về Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ
quản lý và giáo viên mầm non, năm học 2016 – 2017;
Thực hiện Kế hoạch số 01/KH-MN Thanh Lương ngày 20/07/2016 của
Trường mầm non Thanh Lương về Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ
quản lý và giáo viên mầm non, năm học 2016-2017;
Tôi xin báo cáo kết quả thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên, năm học
2016-2017 như sau :
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Thuận lợi
– Được PGD&ĐT đã mở các lớp chuyên đề tại các cum trường để bồi dưỡng
thường xuyên đến cán bộ giáo viên.
– Nhà trường và tổ chuyên môn luôn quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho
giáo viên trong công tác giảng dạy và các hoạt động tự học, tự bồi dưỡng nhằm
nâng cao kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn.
– Được nhà trường cung cấp một số tài liệu cơ bản để nghiên cứu và phụ
trách chuyên môn hướng dẫn cách học hiệu quả nhất.
2. Khó khăn
– Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn, chưa đảm bảo cho các hoạt
động tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên. (tài liệu, phòng máy, mạng internet…)

– Khó khăn về thời gian để đi sâu vào nghiên cứu tài liệu, thời gian thảo luận
nhóm với nhau còn nhiều hạn chế.
– Khi xây dựng kế hoạch giảng dạy bản thân tôi gặp khó khăn vì độ tuổi trẻ
không đồng đều nên sự truyền đạt đến trẻ không đạt được hiệu quả như mong
muốn.
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN BDTX
1. Việc xây dựng kế hoạch
– Việc xây dựng kế hoạch có ý nghĩa quan trọng trong quá học tập BDTX của
cá nhân.
– Từ những nội dung bồi dưỡng, những bài học trong tài liệu kết hợp với thực
tế giảng dạy cán bộ, giáo viên trong nhà trường đã chủ động xây dựng kế hoạch,
được tổ chuyên môn và Ban giám hiệu nhà truờng trực tiếp ký duyệt. Giáo viên
xây dựng kế họach học tập BDTX sao cho phù hợp với nhu cầu bản thân, của
truờng, của lớp đang giảng dạy, nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo
viên (các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh;
– Để đạt đuợc hiệu quả cao trong công tác BDTX, bản thân các giáo viên phải
chủ động, tích cực nghiên cứu không chỉ ở tài liệu, các kênh truyền thông như báo,
đài, internet, mà qua cả thục tế các buổi sinh hoạt chuyên môn của Phòng giáo dục,
nhà truờng tổ chức.
– Rút kinh nghiệm và chắt lọc những nội dung phù hợp với thực tế nơi mình
công tác.
2. Tổng số đợt tham gia bồi dưỡng
– cấp tỉnh : 0
– cấp huyện : 01
– cấp trường : 06
* Nhận xét, đánh giá chung:
+ Ưu điểm :
– Được các báo cáo viên hướng dẫn cách học bài, nội dung trọng tâm cần
chú trọng nhiều.
– Được cung cấp đầy đủ tài liệu để học tập và nghiên cứu.

– Khi tham gia các lớp bồi dưỡng tôi được trao đổi, thảo luận, học hỏi kinh
nghiệm từ các đồng nghiệp.

BDTX tập trung nhằm hướng dẫn tự học, thực hành, hệ thống hóa kiến
thức, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn những nội dung BDTX khó đối với
giáo viên; đáp ứng nhu cầu của giáo viên trong học tập BDTX; tạo điều
kiện cho giáo viên có cơ hội được trao đổi về chuyên môn, nghiệp vụ và
luyện tập kỹ năng.

Giáo viên vận dụng các kiến thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao hiệu
quả công việc hàng ngày và đánh giá được hiệu quả của việc vận dụng
các kiến thức tự học, tự bồi dưỡng.

– Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên; năng lực tự đánh
giá hiệu quả bồi dưỡng thường xuyên;
– Nghiên cứu nắm vững Quy chế, chương trình bồi dưỡng thường xuyên,
lựa chọn xác định nội dung tự bồi dưỡng sát hợp, thiết thực đối với thực
tiễn yêu cầu nâng cao nghiệp vụ sư phạm của bản thân.
– Xây dựng kế hoạch, thực hiện bồi dưỡng thường xuyên theo kế hoạch
đảm bảo chất lượng.
– Cập nhật kịp thời các vấn đề đổi mới trong giáo dục và công tác nuôi
dưỡng chăm sóc, giáo dục trẻ ở độ tuổi mầm non.
+ Hạn chế :
– Do thời gian còn hạn chế, nên chưa dành nhiều thời gian cho công tác
nghiên cứu, bồi dưỡng thường xuyên, nên kết quả đạt đuợc chưa cao.
+ Biện pháp khắc phục :
– Cần sắp xếp thời gian khoa học, hợp lý hơn để đảm bảo cho công tác bồi
dưỡng thường xuyên đạt kết quả cao hơn. Góp phần vào việc rèn luyện nâng cao
năng lực chuyên môn cho bản thân.
Đồng thời đem lại hiệu quả tối đa cho việc lập kế hoạch và tổ chức các hoạt
động chăm sóc và giáo dục trẻ.
3. Việc thực hiện tự học, tự BDTX
– Việc thực hiện tự học, tự BDTX cho giáo viên là một trong nhiều mô hình

nhằm phát triển nghề nghiệp liên tục cho giáo viên và được xem là mô hình có ưu
thế giúp số đông giáo viên được tiếp cận với các chương trình phát triển nghề
nghiệp.
– Ý thức được việc tự học để nâng cao năng lực chuyên môn, đem lại hiệu
quả cao trong việc giảng dạy, nên việc tự học – tự nghiên cứu của cá nhân tôi nói
riêng cũng như các giáo viên nói chung đã tiến bộ rất nhiều, thể hiện nơi sự quan
tâm cập nhật kiến thức cuộc sống hàng ngày, kiến thức chuyên môn qua các
phương tiện thông tin như báo đài, tài liệu tham khảo và đặc biệt trên mạng
Internet…
– Các giáo viên đã chủ động xây dựng kế hoạch tự BDTX ngay từ đầu năm
học và tực hiện học tập theo tháng, theo đúng kế hoạch đã đề ra.
– Việc tự học, tự BDTX giúp cho giáo viên chủ động trong việc học cũng
như thời gian học của mình. Ghi chép sạch sẽ, cụ thể những nội dung và kết quả đã
đạt được.
– Các nội dung học tập BDTX đem lại hiệu quả rất thiết thực, được áp dụng
vào thực tế giảng dạy. Giúp cho giáo viên có căn cứ rõ rang để xây dựng các mục
tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ theo từng độ tuổi cho trẻ. Thiết kế các hoạt động
giáo dục theo đúng chương trình GDMN.
– Bên cạnh đó, các đồng chí chuyên môn nhà truờng luôn trực tiếp, đôn đốc
và kiểm tra, giám sát việc tự học, tự BDTX của các đồng chí giáo viên, động viên,
khích lệ chị em chủ động, sáng tạo, tích cực tự học tâp, rèn luyện, luôn nhận đuợc
sự giúp đỡ, tư vấn của tổ cốt cán, tổ chuyên môn nhà truờng, giải quyết kịp thời
những vướng mắc của các cán bộ giáo viên.
– Tuy nhiên, quá trình học tập BDTX tài liệu lý thuyết của một số mođun hơi
nhiều. Nếu có những tình huống cụ thể để giáo viên được trải nghiệm trực tiếp, xử
lý và đưa ra những cách thức, phương pháp giải quyết tình huống, thì sẽ tiếp thu
được nhiều kinh nghiệm thực tế hơn.
* Nhận xét, đánh giá chung :
+Ưu điểm :
– Tóm lại, việc tự học, tự BDTX thúc đẩy tinh thần tự học, tự sáng tạo của

giáo viên, bản thân mỗi các nhân sẽ có khả năng tập trung cao hơn, không bị
phân tán vì các yếu tố khách quan như ngoại cảnh, đồng nghiệp…
– Giúp chúng ta chủ động, linh hoạt về mặt thời gian, phuơng pháp học, rèn
cho mình ý thức tự giác và khả năng làm việc tự lực.
– Chủ động, tích cực trong việc tự học, tự BDTX giúp cho bản thân các giáo
viên bù đắp được những nhu cầu bản thân của mỗi giáo viên, bù đắp những kiến
thức thức, kỹ năng còn thiếu, còn yếu cũng như đáp ứng nhu cầu được bồi dưỡng
nâng cao năng lực nghề nghiệp của bản thân.
+ Hạn chế:
– Phần lớn nội dung BDTX lại là tự học với hàng loạt mã mô-đun liên quan
đến các chủ đề được cấp sẵn. Nhiệm vụ “quan trọng” của giáo viên là chỉ cần chép
và chép lại vào sổ. Do đó, một số giáo viên chưa thực sự chủ động trong công tác
tự học và tự BDTX của bản thân. Việc học còn mang nặng tính hình thức, bắt
buộc, sao chép…Nên dẫn đến việc học không mang lại hiệu quả.
+ Biên pháp khắc phục :
– Bộ GD&ĐT cùng các cấp quản lí nghiên cứu hàng năm giảm tải bớt những
nội dung BDTX cho giáo viên. Tập trung vào những tài liệu chuyên môn của từng
môn học, những kiến thức cơ sở cần thiết phục vụ công tác giảng dạy và giáo dục,
những văn bản hướng dẫn, các bộ luật thiết thực.
– Đồng thời, thay vì để giáo viên tự học, tự mày mò bồi dưỡng bằng việc ghi
chép, cần tổ chức các chuyên đề, hội thảo cấp tổ, cấp trường, nhóm trường với các
hình thức tổ chức sinh động, hữu ích để những kiến thức lí luận dễ đi vào nhận
thức.
– Công tác kiểm tra đánh giá cần nghiêm túc, thiết thực hơn. Có như vậy mới
tạo ra động lực, thậm chí là “áp lực” thúc đầy chất lượng công tác BDTX.
II. NỘI DUNG BỒI DƯỠNG
* Nội dung 1 : Khối kiến thức bắt buộc. Thời lượng 30 tiết
Các văn bản chỉ đạo của Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo và của Ngành theo
từng năm học và từng giai đoạn, bao gồm các nội dung bồi dưỡng về chính trị, thời

sự, nghị quyết, chính sách, chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước, của tỉnh và
của địa phương, chính sách phát triển giáo dục của ngành; kiến thức các hoạt động
học, lĩnh vực phát triển, các hoạt động giáo dục thuộc chương trình giáo dục mầm
non và dự án.
Cụ thể như sau:
– Triển khai Chỉ thị, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2016-2017.
– Quyết định số 1008 /QĐ-TTg ngày 02/6/2016 phê duyệt Đề án tăng cường
tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn
2016-2020, định hướng đến năm 2025.
– Xây dựng Kế hoạch BDTX và hồ sơ BDTX năm học 2016-2017.
– Học tập quy chế dân chủ trường học, quy chế chi tiêu nội bộ của nhà
trường.
– Văn bản 2417/TTg-KGVX ngày 31/12/2015 ngày 31/12/2015 của Văn
phòng chính phủ thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc kéo
dài thực hiện một số chính sách đối với trẻ và giáo viên mầm non.
– Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khoá XI
về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
– Học tập về công tác xây dựng trường chuẩn Quốc giatheo điều lệ trường
mầm non.
– Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách HCM.
– Nghị định số 56/2015/NĐ – CP ngày 09/06/2015 Nghị định về đánh giá và
phân loại cán bộ, công chức, viên chức.
– Thông tư 13/2010/ TT-BGDDT ngày 15/4/2010 Thông tư Ban hành quy
định về xây dựng trường học an toàn phòng, chống tai nạn, trong cơ sở GDMN.
– Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 17/5/2016 Quy
định về công tác y tế trường học.
– Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT- BNV ngày 16/3/2015 Quy
định về Danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc
trong cơ sở GDMN công lập.

– Quyết định số 29/QĐ-UBND ngày 14/07/2016 quyết định ban hành quy
định, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của SGD&ĐT tỉnh
Hòa Bình.
* Nội dung 2: Khối kiến thức bắt buộc. Thời lượng 30 tiết.
– Xây dựng kế hoạch BDTX của cá nhân và có kế hoạch học tập cụ thể rõ
ràng.
– Hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ 12
đến 36 tháng tuổi ở trường mầm non.
– Phòng chống suy dinh dưỡng và thừa cân, béo phì cho trẻ mầm non
– Nâng cao năng lực quản lý sự thay đổi để hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển
từ mầm non lên tiểu học.
– Đổi mới quản lý chất lượng giáo dục mầm non.
– CBQLMô đun 2: Tổ chức bữa ăn và nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ tại
trường mầm non.
– Mô đun 3: Thu hút cha mẹ và cộng đồng tham gia chăm GD trẻ mầm non.
– Hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ mầm
non.
– Hướng dẫn sử dụng Bộ Chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi để nâng cao chất
lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non.
– Công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non.
– Giáo dục kỹ năng xã hội cần thiết để chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi vào
lớp một.
* Nội dung 3: Khối kiến thức tự chọn. Thời lượng 60 tiết.
* Mô đun 6:
* Mô đun 20: Sự cần thiết đổi mới phương pháp dạy học.
– Khái quát chung về phương pháp dạy học tích cực.
+ Tìm hiểu khái niệm và bản chất về PP dạy học tích cực.
+ Tìm hiểu về đặc điểm của PP dạy học tích cực.
– Phương pháp dạy học tích cực trong GD học MN.

– Thực hành thiết kế một số hoạt động vận dụng phương pháp dạy học tích cực
trong giáo dục mầm non.
* Mô đun 24: Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội của trẻ nhà trẻ và trẻ mẫu
giáo.
+ Tìm hiểu nội dung phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội của trẻ mầm non.
+ Nội dung phát triển tình cảm kỹ năng xã hội của trẻ mầm non.
– Phương pháp dạy học tích hợp thích hợp với nội dung phát triển tình cảm, kỹ
năng xã hội của trẻ mầm non.
+ Tìm hiểu PP dạy học tích cực.
+ Tìm hiểu PP dạy học tích hợp thich hợp với nội dung phát triển TCKNXH
– Thực hành PP dạy học tích cực thích hợp với nội dung phát triển tình cảm xã hội.
+ Thực hành PP dạy học tích cực thích hợp với nội dung phát triển tình cảm xã hội
ở trẻ độ tuổi nhà trẻ.
+ Thực hành PP dạy học tích cực thích hợp với nội dung phát triển tình cảm xã hội
ở trẻ độ tuổi mẫu giáo.
* Mô đun 30: Làm đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo.
– Đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo đối với sự phát triển của trẻ mầm non.
– Yêu cầu sư phạm đối với đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo.
– Quan sát mẫu đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo kết hợp với chỉ dẫn cách làm.
– Thực hành làm một số đồ dùng dạy học đồ chơi tự tạo, phù hợp với điều kiên địa
phương.
– Tham quan học tập kinh nghiêm làm và sử dụng đồ dùng dạy học đồ chơi tự tạo
trong trường mầm non.
* Nhận xét, đánh giá chung:
+Ưu điểm :
– Được sự quan tâm của PGD, tổ cốt cán chuyên môn của PGD, đã cung cấp
các văn bản chỉ đạo, các tài liệu BDTX cho cán bộ, giáo viên học tập.

– Ban giám hiệu nhà trường cùng tổ chuyên môn đã phối hợp tổ chức các
buổi chuyên đề, tạo cơ hội cho giáo viên được học tập, mở rộng kiến thức, học hỏi
đồng nghiệp.
– Các nội dung bồi dưỡng đã cung cấp cho giáo viên những kiến thức cơ
bản, đáp ứng nhu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ.
+ Hạn chế :
Do đặc trưng của ngành học mầm non, chiếm phần lớn thời gian trong ngày,
nên việc học tập BDTX còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là học tranh thủ nên kết
quả học tập BDTX còn hạn chế
+ Biên pháp khắc phục :
– Cần bố trí sắp xếp thời gian cho khoa học, hợp lý.
III. HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG
1. Hình thức bồi dưỡng
1.1. Đối với nội dung bồi dưỡng 1
– Nhà trường tổ chức cho giáo viên học tập, nghiên cứu các văn bản có liên quan
đến công tác giáo dục;
– Các giáo viên chủ động nghiên cứu công văn, tự học, tự bồi dưỡng để nắm bắt
và hiểu rõ được các quy định của thông tư, chỉ thị, nghị quyết…đã được ban hành.
1.2. Đối với nội dung bồi dưỡng 2
– Giáo viên lựa chọn nội dung bồi dưỡng trong các nội dung đã được bồi
dưỡng sao cho đảm bảo số tiết theo qui định, phù hợp với cá nhân. Đảm bảo
theo yêu cầu của năm học;
– Căn cứ các nội dung đã lựa chọn, tổ chức bồi dưỡng tập trung dưới các
hình thức: Hệ thống hóa kiến thức, trao đổi, thảo luận, giải đáp thắc mắc, hướng
dẫn các nội dung khó, dự giờ, rút kinh nghiệm giờ dạy…
– Cá nhân tự nghiên cứu những nội dung được bồi dưỡng, lập kế hoạch áp dụng
kiến thức thu được vào quá trình giảng dạy của mình theo từng lĩnh vực cụ thể.
1.3. Đối với nội dung bồi dưỡng 3
– Căn cứ theo Thông tư số 36/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 17/ 8/ 2011 của
Bộ GD&ĐT ban hành chương trình Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm

non. Giáo viên tự lựa chọn các mô đun cần bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu cá
nhân.
– Bồi dưỡng theo hình thức tự học: cá nhân tự học, tự nghiên cứu tài liệu kết
hợp với các buổi sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt tổ hoặc cụm trường để bồi
dưỡng kiến thức.
– Bồi dưỡng theo hình thức học tập từ xa: Học qua mạng Internet.
2. Phương pháp bồi dưỡng
– Đáp ứng nhu cầu của cán bộ quản lí trong học tập bồi dưỡng chuyên môn;
– Cán bộ quản lí có cơ hội được trao đổi về chuyên môn, nghiệp vụ và luyện
tập kỹ năng;
– Tổ chuyên môn tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên dưới hình thức trao đổi,
thảo luận, giải đáp thắc mắc, dự giờ, rút kinh nghiệm giờ dạy.
– Tham gia đầy đủ các buổi chuyên đề, của phòng và nhà trường, tổ chức
sinh hoạt nhóm, tổ chuyên môn.
– Lấy việc tự học là chính (tự nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu thông tin trên
Intenet).
– Tham gia đầy đủ các buổi học tập trung do phòng và nhà trường tổ chức
nhằm trao đổi chuyên môn nghiệp vụ và luyện tập kỹ năng.
– Kịp thời điều chỉnh, bổ sung kế hoạch và rút kinh nghiệm sau mỗi mô đun
bài học.
– Chủ động xin BGH, Tổ chuyên môn sắp xếp để đuợc dự giờ đồng nghiệp
đẻ học hỏi và rút kinh nghiệm cho nhau.
IV. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
Thực hiện đánh giá xếp loại theo đúng Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT
ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy chế bồi dưỡng
thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên;
1. Kết quả đánh giá xếp loại theo từng nội dung bồi dưỡng:
+ Nội dung 1: Bài viết thu hoạch, hay bài KT…..
* Tổng số điểm :……………….xếp loại…………..
+ Nội dung 2: Bài viết thu hoạch, hay bài KT…..

* Tổng số điểm :……………….xếp loại…………..
+ Nội dung 3: Bài viết thu hoạch, hay bài KT…..hay phiếu dự giờ
* Tổng số điểm : Mô đun 8 : ………điểm
Mô đun 20 : ………điểm
Mô đun 24: ………điểm
Mô đun 30: ………điểm
* Tổng số điểm chia TB cho ND 3 :………… điểm – Xếp loại :…………….
2. Kết quả đánh giá, xếp loại chung : Xếp loại :………………..
V. KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ TRƯỜNG
Trên đây là báo cáo kết quả thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên
năm học 2016-2017 của cá nhân tôi trong năm học 2016-2017.
Nơi nhận:
– BGH nhà trường;
– Tổ CM………..
……………, ngày

DUYỆT CỦA PHÓ HIỆU TRƯỞNG

tháng 4 năm 2017

NGƯỜI VIẾT BÁO CÁO

PHỤ TRÁCH CM ………………………..

Bùi Thị Quế

– Xem thêm –