Tài khoản kế toán là gì? Những quy định chung về tài khoản kế toán
Tài khoản kế toán là thuật ngữ vô cùng quen thuộc đối với kế toán. Vậy bạn hiểu tài khoản kế toán là gì? Và có những quy định chung nào về tài khoản kế toán không? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây của Trung tâm đào tạo NewTrain.
>>> Bài viết liên quan: Mối quan hệ giữa tài khoản và bảng cân đối kế toán
1. Khái niệm tài khoản kế toán
Tài khoản kế toán là phương tiện giúp kế toán phân loại các đối tượng kế toán để phản ánh, kiểm tra và giám sát một cách thường xuyên liên tục và có hệ thống tình hình hiện có và sự vận động của từng loại tài sản, từng loại nguồn vốn cũng như các quá trình sản xuất kinh doanh khác nhau trong các doanh nghiệp.
Ví dụ: Tài khoản 111 giúp kế toán phản ánh các nghiệp vụ liên quan đến thu chi tiền mặt trong doanh nghiệp.
Phương pháp tài khoản kế toán là phương pháp đặc thù của hạch toán kế toán. Biểu hiện của phương pháp tài khoản kế toán là:
– Các tài khoản kế toán
– Cách ghi chép phản ánh nghiệp vụ phát sinh trên tài khoản kế toán.
2. Nội dung, kết cấu của tài khoản kế toán
Tuỳ theo mức độ phản ánh của số liệu hạch toán kế toán trên tài khoản kế toán, tài khoản kế toán được phân thành những cấp độ khác nhau: Tài khoản cấp I, tài khoản cấp II…
a. Nội dung kết cấu chung của tài khoản kế toán
Tài khoản kế toán được mở theo từng đối tượng kế toán riêng biệt (tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí). Mỗi một đối tượng được theo dõi trên một tài khoản.
Mỗi đối tượng kế toán cụ thể có nội dung kinh tế riêng, có đặc điểm vận động riêng biệt.
Xét về sự vận động của các đối tượng kế toán thì bất kỳ đối tượng nào cũng vận động theo hai mặt đối lập nhau, như: Sự vận động của tiền mặt là thu và chi; Sự vận động của nợ phải trả là phải trả nợ và đã trả nợ…
Vậy để phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống sự vận động của các đối tượng kế toán, kết cấu của tài khoản kế toán gồm hai phần chủ yếu để phản ánh sự vận động của hai mặt vận động đối lập đó.
b. Kết cấu của tài khoản kế toán
Kết cấu cơ bản của 1 tài khoản kế toán như sau:
– Ở giữa: Ghi số hiệu và tên tài khoản Nợ TÊN TÀI KHOẢN Có
– Bên trái theo quy ước gọi là bên Nợ
– Bên phải theo quy ước gọi là bên Có
Hai từ “Nợ”, “Có” là thuật ngữ của kế toán quy ước để chỉ hai bên của tài khoản kế toán. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến các đối tượng kế toán làm cho chúng vận động, thay đổi và chuyển hoá thì khi ghi Nợ tài khoản phản ánh đối tượng kế toán này phải ghi đối ứng Có tài khoản phản ánh đối tượng kế toán có liên quan để phản ánh sự vận động và chuyển hoá đó.
>>> Xem thêm: Quy định và nguyên tắc cơ bản trong kế toán
Mọi thắc mắc các bạn xin để lại comment bên dưới bài viết hoặc liên hệ trực tiếp với Trung tâm đào tạo NewTrain theo thông tin sau:
Trung tâm đào tạo NewTrain
Hotline: 098.721.8822
Fanpage:
Email: [email protected]
Trung tâm đào tạo NewTrain chúc các bạn thành công!