Tái chế rác thải nhựa có ý nghĩa gì? Một số ý tưởng tái chế độc đáo nhất
Tái chế rác thải nhựa giúp giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường, tiết kiệm năng lượng. Không những vậy cách này còn mang đến cuộc sống trong lành, hạn chế các bệnh nguy hiểm.
Để hiểu hơn về tầm quan trọng của hành động kể trên hãy cùng Phế Liệu Tuấn Hùng tham khảo bài viết sau. Qua đó, bạn sẽ có thêm nhiều ý tưởng tái chế rác thải nhựa, mang lại những sản phẩm handmade độc đáo, ấn tượng.
Rác thải nhựa là gì? Tác hại của nó đến cuộc sống
Rác thải nhựa bao gồm tất cả những loại chai, lọ, thùng, xô, chậu,… và các vật phẩm phát sinh liên quan tới nhựa đã qua sử dụng và bị vứt bỏ. Chúng thường tạo thành từ polymer có trọng lượng phân tử cao nhất, thêm một số chất để cải thiện hiệu năng cũng như tiết giảm chi phí.
Theo như nhiều nghiên cứu cũng như thực tiễn có thể thấy, rác nhựa là mối nguy hại đối với môi trường. Loại này gây ra nhiều tác hại rất nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên, cũng như sức khỏe con người.
Những loại rác kể trên thường không phân hủy hoặc thời gian phân hủy rất lâu lên tới hàng trăm năm. Bởi lẽ vậy, bên cạnh việc xử lý theo công nghệ hiện đại, người ta còn tận dụng, tái chế rác thải nhựa thành đồ trang trí.
Ý nghĩa của việc tái sử dụng rác thải nhựa
Theo thống kê, người Việt Nam mỗi năm phát thải khoảng 2 triệu tấn nhựa. Để phân hủy hoàn toàn số vật dụng nhựa này phải mất tới 450 năm. Chính vì thế, mô hình tái chế rác thải nhựa được xem là một trong những phương pháp vô cùng hữu ích. Ngoài ra, hành động này còn mang đến nhiều ý nghĩa:
Ý nghĩa của tái chế rác thải nhựa
Chi tiết
✅ Tiết kiệm năng lượng
Tái chế rác thải nhựa giúp tiết kiệm năng lượng hơn so với việc sản xuất vật liệu nhựa mới. Bởi theo thống kê, việc chôn lấp, xử lý rác plastic tốn chi phí gấp 3 lần khi tái chế. Vậy nên, rất nhiều quốc gia hiện nay đã và đang áp dụng các chính sách khuyến khích người dân tận dụng các loại rác thải này.
✅ Giảm ô nhiễm môi trường
Một số báo cáo cho thấy, rác thải nhựa đang khiến cho đại dương gánh chịu áp lực nặng nề. Không ít loài sinh vật sống có nguy cơ tuyệt chủng do ảnh hưởng từ phế thải này.
Nếu không tái chế, lượng rác thải xả ra môi trường ngày càng nhiều trong khi lớp trước chưa kịp phân hủy. Rất có thể bạn phải sống xung quanh đống rác với toàn chai nhựa bẩn.
Chưa hết, tình trạng này còn làm hại đến hoạt động canh tác nông nghiệp do nhựa chứa thành phần độc hại nếu để trong đất lâu. Môi trường nước như: Ao, hồ, kênh, rạch,… bị ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng tới sinh hoạt và chăn nuôi.
Đặc biệt, xử lý rác không đúng cách còn tác động nghiêm trọng tới sức khỏe con người. Đây cũng là nguyên do gây nên tình trạng biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính.
✅ Tiết kiệm tài nguyên
Ý nghĩa của việc tái chế rác thải nhựa
giúp tiết kiệm hơn 75% năng lượng, chất thải mỏ quặng. Bên cạnh đó, phương pháp này còn giảm 90% các nguồn nguyên liệu thô.
✅ Kích thích sự sáng tạo, nâng cao tinh thần bảo vệ môi trường
Việc tái chế nhựa phế liệu không chỉ cần hành động của các quốc gia mà còn là sự chung tay của mỗi người dân và toàn xã hội. Việc này kích thích sự sáng tạo và nâng cao tinh thần bảo vệ môi trường – ngôi nhà chung toàn cầu. Rất nhiều
sản phẩm tái chế từ rác thải nhựa
vừa hữu ích, độc đáo và ấn tượng ra đời.
Ý tưởng tái chế rác thải nhựa độc đáo nên thử
Một trong những cách tái chế rác thải nhựa chính là làm đồ thủ công, handmade thành các vật dụng hàng ngày. Bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây để tạo ra các sản phẩm đẹp mắt, tính ứng dụng cao.
Tái chế chai nhựa thành chậu trồng cây
Tái chế rác thải nhựa đơn giản thành chậu trồng cây, rau xanh được nhiều người áp dụng. Ý tưởng này góp phần giảm thải rác ra môi trường hiệu quả. Bạn có thể dùng chai nhựa, hộp nhựa hay cốc uống nước, kèm theo đó không thể thiếu keo nến, súng bắn keo, kéo… và thực hiện như sau:
-
Bước 1: Rửa sạch các loại chai nhựa rồi để khô tự nhiên.
-
Bước 2: Dùng que sắt nung nóng tạo thành các lỗ thoát nước dưới đáy.
-
Bước 3: Lấy bút dạ đánh dấu hình cần cắt. Sau đó dùng kéo hoặc dao rọc giấy để rạch theo mẫu.
-
Bước 4: Cho đất tơi xốp vào và có thể tiến hành trồng cây. Nếu muốn treo, bạn chỉ cần đục lỗ hai bên rồi buộc dây sắt hoặc dây vải lên là xong.
Bảng học chữ cái và số
Nếu cha mẹ muốn con nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, hãy cùng chúng làm đồ handmade từ chai nhựa. Cách này thực hiện rất đơn giản, các bé sẽ cảm thấy kích thích, tò mò. Bạn chỉ cần chuẩn bị: Bìa carton, 34 chai nhựa, bút lông dầu đen, súng bắn keo,…
-
Bước 1: Cắt bìa carton thành kích thước 40cm x 60cm.
-
Bước 3: Cắt 34 đầu chai(chỗ vặn nắp), bạn nhớ chừa khoảng 2cm dưới thân chai. Sau đó hãy dùng bút lông viết lên nắp 24 chữ cái, 10 chữ số từ 0 – 10.
-
Bước 3: Chia đều 24 chữ cái và 10 chữ số trên bìa carton lần lượt theo vị trí. Tiếp đến dùng súng bắn keo cố định các đầu chai vào bảng.
-
Bước 4: Cuối cùng, bạn chỉ cần ghi thêm chữ cái in thường, số lên trên bìa carton là xong.
Với bảng học tập này, cha mẹ hãy hướng dẫn bé cách đọc, lựa chọn chữ cái/số trên nắp chai phù hợp với thông tin trên bảng. Nhờ vậy các bé không chỉ hứng thú mà còn ghi nhớ hình ảnh mặt chữ/số hiệu quả hơn.
Chậu hoa trang trí trong nhà
Một trong những ý tưởng tái chế rác thải nhựa tuyệt vời đó chính là làm chậu hoa trang trí trong nhà. Chỉ với chai nước bỏ đi cùng vài sợi len màu bạn đã có ngay một món đồ phụ kiện để bàn, treo cửa sổ.
-
Bước 1: Cắt phần đáy chai, dùng bật lửa hơ xung quanh vết cắt tránh cạnh sắc gây nguy hiểm.
-
Bước 2: Sử dụng các sợi len(màu tùy thích) quấn quanh đáy đã được cắt ở trên cho đến khi phủ kín toàn bộ. Như vậy là xong, bạn đã hoàn thành món đồ thủ công rất độc đáo.
Tái chế chai nhựa thành hộp đựng bút độc đáo
Với các bạn học sinh, tái chế rác thải nhựa thành hộp đựng bút vô cùng thiết thực. Không chỉ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường mà còn giúp tiết kiệm chi phí mua đồ dùng học tập. Bạn chỉ cần chuẩn bị chai nhựa kích thước khác nhau như: Chai nước ngọt, bình nước xả vải,….
Hộp đựng bút làm từ chai nhựa vô cùng đơn giản
Ngoài ra, nếu thích màu sắc bạn hãy dùng thêm sơn phun hoặc sợi len nhiều màu. Cách thực hiện như sau:
-
Bước 1: Cắt 1/3 đầu chai(nên chừa vết cắt khoảng 2 – 3cm để tạo nắp cho hộp).
-
Bước 2: Trang trí theo sở thích bằng màu phun hoặc len. Nếu dùng len, bạn nên dùng keo nến để đảm bảo chắc chắn. Vật dụng này có thể để ở góc học tập vừa nâng cao tính thẩm mỹ và còn rất hữu dụng.
Dùng chai nhựa làm dụng cụ tưới cây
Nếu bạn đang quá nhàm chán với việc tưới cây, sử dụng rác thải nhựa tái chế để hỗ trợ là ý tưởng không tồi. Thay vì phải tốn tiền đầu tư, bạn hoàn toàn có thể thiết kế hệ thống tưới nước tự động đơn giản bằng chai nhựa. Cách làm như sau:
-
Cách 1: Dùng que sắt nóng đục nhiều lỗ trên nắp. Khi sử dụng, bạn chỉ cần đổ đầy nước vào chai và đóng nắp lại sẽ đảm bảo lượng nước chảy ra vừa phải, không làm xói mòn gốc.
-
Cách 2: Tạo một khung thép làm dàn, kết hợp cùng ống nước cỡ nhỏ. Tại mỗi gốc cây, bạn tiến hành đục một lỗ trên ống nước. Sau đó, cắt phần đáy của chai nhựa và cố định vào ống. Phía dưới nắp làm lỗ nhỏ để nước chảy vừa phải.
Thiết kế tấm khảm bằng nắp chai nhựa
Những chiếc nắp chai nhựa thường bị ném lung tung. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể sáng tạo chúng thành một tấm khảm nghệ thuật. Đương nhiên, muốn làm ra sản phẩm đẹp, bạn cần lên ý tưởng, tốt nhất hãy vẽ sẵn hoặc in ra giấy và thực hiện như sau:
-
Bước 1: Thu gom số lượng nắp chai với màu sắc phù hợp với tác phẩm.
-
Bước 2: Phác thảo ý tưởng trên bảng nhựa hoặc tấm bìa carton lớn để dễ hình dung.
-
Bước 3: Sử dụng súng bắn keo đính nắp chai theo mẫu.
Tái chế chai nhựa thành dụng cụ tách lòng đỏ trứng
Một trong những cách tái chế rác thải nhựa đơn giản chính là làm dụng cụ tách lòng đỏ trứng. Thay vì phải tốn tiền mua vật dụng, bạn hãy áp dụng ngay cách này. Theo đó, sau khi đập trứng ra bạn, bạn dùng đầu chai nhựa để gần lại lòng đỏ và bóp nhẹ để hút vào trong.
Ngoài những cách tái chế trên đây, bạn có thể tham khảo thêm nhiều ý tưởng như: Làm đồ chơi trẻ em, bức tranh hoa, đèn trang trí, ổ chó mèo,…. Tùy vào khả năng sáng tạo, tin chắc ai cũng có thể hô biến những phế liệu Plastic thành đồ hữu dụng.
Hy vọng với chia sẻ trên đây bạn đã hiểu hơn về ý nghĩa của việc tái chế rác thải nhựa. Mỗi hành động của bạn chính là đang bảo vệ môi trường sống của bản thân và hàng tỷ người trên thế giới.
Xem thêm: Rác tái chế gồm những loại nào? Lợi ích của việc tái chế rác
4/5 – (2 bình chọn)