Tái chế là gì? 10 ý tưởng tái chế rác thải nhựa đơn giản
Hiện nay môi trường sống của chúng ta đang bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, chính vì vậy những xu hướng sống xanh và các giải pháp bảo vệ môi trường ngày càng được đề cao. Một trong số đó là tái chế rác thải từ những sản phẩm đã qua sử dụng để tạo thành những thứ hữu ích. Đừng bỏ qua top 10 ý tưởng tái chế rác thải nhựa tuyệt vời nhưng lại vô cùng đơn giản của Vệ Sinh Nhà 247 dưới đây.
Tái chế là gì?
Khái niệm tái chế tưởng chừng như không còn xa lạ với chúng ta nhưng vẫn có nhiều người băn khoăn rằng tái chế rác thải là gì? Những loại rác thải, phế liệu đã qua sử dụng mà con người thải ra môi trường sẽ trở thành một số vật liệu mới có tính ứng dụng khác sau khi trả qua một quá trình chuyển đổi. Những vật liệt mới này được tái chế để phục vụ đời sống sản xuất của con người, đồng thời cũng góp phần giảm tình trạng ô nhiễm môi trường đáng kể.
Các loại chất thải thường được tái chế đa số đều ở dạng rắn như inox, sắt, nhôm và đặc biệt là nhựa. Những chất thải này sẽ được các cơ sở thu mua phế liệu gom lại và chuyển đến nhà máy sản xuất thành các vật khác hữu ích hơn tùy thuộc vào mức độ còn sử dụng được hoặc tình trạng hư hại…
Tại sao chúng ta nên tái chế rác?
Tái chế rác thải nhựa là một hành động đẹp mà ai cũng có thể thực hiện, đồng thời còn có thể giúp ích rất nhiều cho con người và cho môi trường sống hiện nay:
-
Giảm thiểu tối đa tình trạng ô nhiễm môi trường, hạn chế xả thải ra môi trường nước và môi trường đất.
-
Góp phần bảo vệ sức khỏe của con người và động vật trên trái đất.
-
Biến rác thải trở thành những sản phẩm mới, công dụng mới giúp giảm được nhiều chi phí không đáng có trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh và cuộc sống hàng ngày.
-
Tiết kiệm tối đa chi phí xử lý môi trường.
-
Giúp hạn chế khí đốt rác thải, chôn dưới lòng đất, từ đó hạn chế được lượng khí độc, khí gây ra hiệu ứng nhà kính và sự biến đổi các chất ảnh hưởng tiêu cực đến con người và tất cả các sinh vật trên trái đất.
Cách tái chế rác thải nhựa thành các sản phẩm hữu ích
Tái chế rác thải nhựa thành những chậu cây
Các sản phẩm làm từ nhựa có thời gian phân hủy vô cùng dài, lên đến hàng trăm nghìn năm. Chính vì vậy, việc tái chế rác thải nhựa thành chậu cây được coi là ý tưởng tái chế giúp bảo vệ môi trường và làm giảm lượng rác thải ra môi trường. Ngoài ra, cách tái chế này rất dễ làm, vừa giúp bảo vệ môi trường lại vừa khuyến khích ý thức trồng cây, gây rừng.
Cách tái chế rác thải nhựa thành chậu cây như sau:
- Bước 1:
Lấy các chai nhựa không sử dụng, rửa lại bằng nước rửa chén thật sạch sẽ rồi để chúng khô tự nhiên.
- Bước 2:
Bạn dùng que sắt nung nóng xiên vào chai nhựa để tạo ra những lỗ thoát nước cho chậu cây mới và cho đất vào.
- Bước 3:
Cuối cùng, bạn chỉ cần trồng các loại rau dễ sinh trưởng như rau cải, rau mồng tơi, xà lách, sen đá, xương rồng… và đặt chúng trên ban công.
Biến rác thải nhựa thành vật liệu trang trí
Ý tưởng tái chế rác thải nhựa thành đồ trang trí không những giúp bạn tiết kiệm chi phí, có được các món đồ giúp không gian nhà bạn trở nên đẹp mắt mà còn góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác thải ra ngoài môi trường. Không chỉ vậy, việc làm sản phẩm từ vật liệu tái chế đối với các bạn nhỏ còn là cách giáo dục về sự tiết kiệm, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cũng như khơi gợi khả năng sáng tạo không có ranh giới.
Một vài gợi ý tái chế rác thải nhựa thành đồ trang trí:
-
Sử dụng cốc giấy một lần sau khi sử dụng làm đèn lồng
-
Sử dụng thìa nhựa sau khi ăn sữa chua để làm thành đèn chùm để trên bàn làm việc
-
Sử dụng chai thủy tinh và đèn nháy để tạo thành những chiếc đèn handmade lấp lánh trên tủ đồ
-
Sử dụng giấy báo cũ làm thành một bó hoa thật xinh xắn
Các sản phẩm tái chế từ lốp xe ô tô cũ
Lốp xe cũ là một trong những vật liệu tái chế được nhiều người sử dụng để tạo ra các sản phẩm hữu ích, có thể kể đến như giường ngủ cho thú cưng, làm chậu cây hoặc sơn màu lên để trang trí…
Tái chế lốp xe cũ thành chỗ ngủ cho thú cưng
Dùng lốp xe cũ để trồng cây
Làm ghế ngồi, bàn trang trí với lốp xe cũ
Các sản phẩm tái chế từ đồ thủy tinh
Hiện nay trên thị trường sử dụng rất nhiều sản phẩm với thủy tinh, đặc biệt là các chai lọ đựng đồ uống, ly thủy tinh, hộp đựng thực phẩm… Thủy tinh có thể tái chế vô số lần mà vẫn không giảm đi các đặc tính ưu việt, vì vậy các sản phẩm tái chế từ thủy tinh được khá nhiều người yêu thích.
Đối với những chai, lọ thủy tinh còn nguyên vẹn, bạn có thể rửa sạch để tiếp tục đựng các sản phẩm khác như mật ong, nước lọc hoặc cắm hoa, làm vật trang trí… Còn đối với những chai lọ, ly thủy tinh đã rơi vỡ thì bạn có thể thu gom lại để tái chế thành các loại chai, lọ khác, bình nước… hoặc thay thế cát trong nhiều ứng dụng công nghiệp xây dựng.
Tái chế chai thủy tinh thành đèn chùm, đèn treo xinh xắn
Tái chế chai lọ thủy tinh thành các vật trang trí để bàn
Các ý tưởng tái chế đồ thủy tinh độc đáo và hữu ích
Những công nghệ tái chế rác thải trên thế giới
Công nghệ tái chế nhựa poly thành dầu mỏ
Nhựa poly là loại nhựa phổ biến nhất trên thế giới, nằm trong chai nhựa, bao bì thực phẩm, túi ni lông cho đến màng bọc thực phẩm… Các nhà hóa học đã sử dụng chất xúc tác hóa học để phân giải polymers, tách các nguyên tử hydro ra để các nguyên tử cacbon liên kết với nhau, sau đó bị bẻ gãy và liên kết với hydro, từ đó tạo thành dầu diesel và xăng.
Công nghệ tái chế nhựa PET tại Áo
Công nghệ tái chế nhựa PET được một công ty tại Áo áp dụng, sử dụng enzyme từ một loại nấm để tái chế nhựa PET. Quá trình tái chế rác thải nhựa PET như sau: enzyme từ nấm làm phân hủy nhựa thành phân tử, các phân tử này được tái chế để chuyển thành loại nhựa chất lượng cao. Nhờ vào việc phát hiện ra các enzyme có khả năng “ăn nhựa”, các nhà quản lý về môi trường đã có thêm cách tái chế rác thải nhựa PET hiệu quả và an toàn so với cách đốt rác gây ô nhiễm không khí như trước kia.
Mô hình MR6 tại Cumbira – Anh
Mô hình MR6 tại Cumbira – Anh xuất phát từ ý tưởng của kỹ sư Mccartney khi thấy người dân Ấn Độ lấp ổ gà, ổ voi trên đường bằng cách đốt nhựa. Mô hình này sử dụng chất thải nhựa hoặc chất thải nông nghiệp để rải đường, có tuổi thọ gấp 10 lần và chất lượng tốt gấp 0,6 lần so với loại đường nhựa thông thường. Mô hình MR6 được áp dụng ở toàn bộ quận Cumbira gây thích thú và truyền được cảm hứng, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân nơi đây.
Mô hình “mượn chai nước” – Na Uy
Một trong những đất nước đi đầu trong việc xử lý và tái chế rác thải nhựa chính là Na Uy với tỷ lệ tái chế chai nhựa lên đến 97%. Mô hình “mượn chai nước” của đất nước này được áp dụng rất rộng rãi và có hiệu quả cao, cụ thể: mỗi khi mua một chai nước bằng nhựa thì bạn sẽ phải trả thêm một khoản phí và bạn sẽ được trả lại tiền nếu như đặt lại vỏ chai tại những chiếc máy tự động đặt khắp thành phố. Điều đặc biệt là bạn chỉ cần scan mã vạch in trên chai nhựa thì tiền sẽ tự động được chuyển vào tài khoản của bạn.
Bên cạnh đó, với những khách hàng trả lại vỏ chai nhựa tại các cửa hàng tiện lợi thì sẽ nhận được điểm thưởng hoặc tặng tiền mặt. Cách làm này vừa giúp bảo vệ môi trường lại vừa khuyến khích và nâng cao ý thức giữ gìn môi trường xanh, sạch đẹp.
Công viên tái chế tại Rotterdam – Hà Lan
Công viên tái chế tại Rotterdam (Hà Lan) ra mắt vào tháng 8 năm 2018 do quỹ Recycled Island Foundation và 25 đối tác liên quan khác. Công viên nổi trên mặt nước này được làm hoàn toàn bằng rác thải và nhựa tái chế tạo thành hình tròn ô lục giác. Thiết kế này tái hiện khung cảnh sông Mass ở nơi đây trước khi bị những tác động tiêu cực bởi con người, đồng thời chúng cũng chính là môi trường sống cho một số loài sinh vật: cá đẻ trứng trên mặt nước, thực vật phát triển cả trên và dưới bề mặt sông…
Trên đây là toàn bộ những thông tin về tái chế rác thải nhựa cũng như những cách tái chế vừa dễ làm lại vừa giúp bảo vệ môi trường. Vệ Sinh Nhà 247 mong rằng sau khi đọc xong bài viết này, bạn đã nhận được cho mình những thông tin hữu ích và không ngừng hành động, nâng cao ý thức giảm thiểu rác thải ra môi trường nhé.