TẢI Bản đồ Hành Chính Huyện Phú Giáo, Tỉnh Bình Dương khổ lớn 2023
Bạn đang tìm hiểu về thông tin huyện Phú Giáo hay các xã của huyện Phú Giáo phóng to, nhằm tra cứu thông tin quy hoạch của khu vực chính xác. Chúng tôi BanDoVietNam.com.vn tổng hợp thông tin trên từ nguồn Internet một cách chi tiết.
Trung tâm hành chính huyện Phú Giáo
Mục Lục
Vị trí địa lý và đơn vị hành chính huyện Phú Giáo
+ Vị trí: nằm phía đông bắc của tỉnh Bình Dương, bao quanh huyện Phú Giáo là Phía đông giáp tỉnh Đồng Nai; phía tây giáp huyện Bàu Bàng; phía nam giáp huyện Bắc Tân Uyên; phía bắc giáp tỉnh Bình Phước.
+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất là 543 km², dân số khoảng 90.825 người. Trong đó, ở Thành thị có 15.068 người; ở Nông thôn có 75.757 người.
+ Đơn vị hành chính: Tính đến thời điểm năm 2023, Phú Giáo là huyện có 01 thị trấn Phước Vĩnh và 10 xã: An Bình, An Linh, An Long, An Thái, Phước Hòa, Phước Sang, Tam Lập, Tân Hiệp, Tân Long, Vĩnh Hòa.
Quá trình hình thành và phát triển huyện Phú Giáo
Phú Giáo là một huyện nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Bình Dương, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70km. Phía Đông giáp huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai), phía Tây giáp huyện Bến Cát (Bình Dương), phía Nam giáp huyện Bắc Tân Uyên (Bình Dương), phía Bắc giáp huyện Đồng Phú (Bình Phước).
Thuở xa xưa, vùng đất có tên gọi Phú Giáo ngày nay là một nơi hoang vu thuộc xứ Đồng Nai “rừng rậm hàng nghìn dặm” (theo Lê Qúy Đôn – Phủ biên tạp lục). Cuối thế kỷ XVII nhà Nguyễn cử quan lại vào tổ chức chính quyền phân chia vùng đất mới thành các phiên, trấn. Đất Phú Giáo lúc đó nằm trong trấn Biên Hòa, sau đổi thành tỉnh Biên Hòa.
Năm 1858 Pháp xâm lược Việt Nam, chia Biên Hòa thành 3 tỉnh, Phú Giáo khi ấy thuộc huyện Tân Uyên tỉnh Biên Hòa. Đến năm 1954, Mỹ thay chân Pháp chiếm Miền Nam Việt Nam, Mỹ tiến hành phân nhỏ các tỉnh và Biên Hòa lại được chia thành 3 tỉnh: Biên Hòa, Long Khánh, Phước Long. Vùng đất Phú Giáo nằm trong các huyện Tân Uyên và Đôn Luân (tức Đồng Xoài) của 2 tỉnh Biên Hòa và Phước Long.
Năm 1959, phong trào đấu tranh chống Mỹ và chế độ ngụy quyền phát triển mạnh. Tháng 11/1959, ngụy quyền cắt một phần đất Tân Uyên (Biên Hòa) lập thành một tỉnh mới mang tên Phước Thành. Tỉnh Phước Thành gồm 3 quận: Tân Uyên, Phú Giáo, Hiếu Liêm.
Đến lúc này cái tên Phú Giáo mới bắt đầu xuất hiện. Khi đó Phú Giáo chỉ có 5 xã: Phước Hòa, Bình Mỹ, Tân Bình, Vĩnh Hòa, Vĩnh Tân. Sau trận tấn công tỉnh lỵ Phước Thành ngụy quyền ngày càng trở nên rệu rã, năm 1965 ngụy quyền đã giải thể tỉnh Phước Thành. Quận Phú Giáo được đưa trở lại quận Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa.
Về phía cách mạng, trước năm 1951, tổ chức hành chính các tỉnh, huyện được phân chia tương ứng với tổ chức hành chính của chính quyền thực dân Pháp. Tuy vậy, vùng đất Phú Giáo vẫn có một số thay đổi. Sau tháng 5 năm 1951, Uỷ Ban kháng chiến hành chính Nam Bộ thành lập những tỉnh mới trên cơ sở sát nhập một số tỉnh. Vùng đất Phú Giáo thuộc tỉnh Thủ Biên (gồm Thủ Dầu Một và Biên Hòa).
Tháng 7 năm 1951, tỉnh Thủ Biên thành lập huyện mới lấy tên là Đồng Nai, các xã của huyện Phú Giáo thuộc huyện Đồng Nai. Năm 1955, để phù hợp với tình hình đấu tranh sau Hiệp định Giơnevơ, xứ ủy Nam Bộ tách tỉnh Thủ Biên thành hai tỉnh Thủ Dầu Một và Biên Hòa, vùng đất Phú Giáo thuộc tỉnh Biên Hòa.
Đến năm 1959, Phú Giáo chuyển về tỉnh Thủ Dầu Một. Năm 1961 Trung ương cục thành lập tỉnh Phước Thành gồm 2 huyện Tân Uyên 1 và Tân Uyên 2, sau đổi thành Phú Giáo và Tân Uyên. Huyện Phú Giáo gồm 8 xã: An Linh, An Long, Phước Sang, Phước Hòa Sở, Phước Hòa xã, Phước Vĩnh, Tân Bình và Lai Uyên.
Tháng 11/1966 do nhu cầu tập trung lực lượng đối phó với “chiến tranh cục bộ” của Mỹ, Trung ương Cục quyết định giải thể tỉnh Phước Thành. Huyện Phú Giáo trực thuộc tỉnh Thủ Dầu Một. Năm 1968 Phú Giáo sát nhập trở lại huyện Tân Uyên. Đến năm 1969, Phú Giáo lại tách ra khỏi Tân Uyên để trở thành một huyện riêng.
Ngày 1/9/1973, sau Hiệp định Pari, Trung ương Cục và Bộ chỉ huy Miền Nam thành lập một tỉnh căn cứ lớn phía Bắc Sài Gòn, lấy tên là Tân Phú. Tỉnh Tân Phú gồm: Phú Giáo và Tân Uyên. Huyện Phú Giáo được tái lập gồm 9 xã (Tân Bình, Bình Mỹ, Phước Hòa, Phước Vĩnh, Lai Uyên, An Long, An Linh, Vĩnh Hòa, Phước Sang).
Sau ngày giải phóng, toàn huyện có 14 xã và thị trấn gồm: Tân Bình, Bình Mỹ, Phước Hòa, Tân Hưng 1, Tân Hưng 2, An Bình, Tân Long, Hưng Hòa, Lai Uyên, An Long, An Linh, Tân Hiệp, Phước Sang và Phước Vĩnh.
Do yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị, quốc phòng, ngày 2/7/1976, các xã phía bắc Sông Bé thuộc huyện Phú Giáo được sát nhập về Đồng Xoài (sau đổi thành huyện Đồng Phú). Các xã Tân Bình, Bình Mỹ, Phước Hòa và Tân Hưng II của Phú Giáo thuộc huyện Tân Châu (Tân Uyên và Châu Thành). Các xã Tân Hưng 1, Lai Uyên phía Tây của Phú Giáo chuyển về Bến Cát.
Ngày 20/8/1999 Chính Phủ quyết định tái lập huyện Phú Giáo lần thứ hai. Lúc này Phú Giáo gồm 8 xã và một thị trấn gồm: An Bình, An Linh, An Long, Tân Long, Tân Hiệp, Phước Sang, Phước Hòa, Vĩnh Hòa và Thị trấn Phước Vĩnh. Năm 2004, xã Vĩnh Hòa được tách ra một phần, thành lập xã mới có tên là Tam Lập. Năm 2005 thêm một xã mới ra đời là An Thái, tách ra từ xã An Linh. Đến năm 2015 huyện Phú Giáo có 10 xã và một thị trấn.
Như vậy, trong suốt chặng đường dài lịch sử, tổ chức hành chính của huyện thường xuyên biến động, đặc biệt từ sau 1954 cho đến những năm gần đây. Tuy nhiên, từ khi tái lập huyện Phú Giáo vào năm 1999 đến nay, với những điều kiện tổ chức quản lý thuận lợi hơn, nên các mặt kinh tế, xã hội của huyện tiếp tục phát triển mạnh.
Từ một vùng đất vùng sâu, vùng xa kém phát triển, với nền sản xuất nhỏ, nặng về tự túc, tự cấp nay Phú Giáo đã trở thành một huyện có kinh tế khá phát triển, đặc biệt trên lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp với sự phát triển của các công ty cao su và sự ra đời của của hàng trăm trang trại tư nhân. Kinh tế Phú Giáo đã bắt đầu chuyển lên thành nền kinh tế hàng hóa theo hướng sản xuất lớn. Đó là một thành tựu to lớn của địa phương trên bước đường xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh, đóng góp vào sự phát triển nhanh chóng của tỉnh Bình Dương và của cả nước.
Bản đồ hành chính huyện Phú Giáo khổ lớn
Bản đồ hành chính huyện Phú Giáo mới nhất, Click vào phóng to
Thông tin quy hoạch huyện Phú Giáo
Về dân số
– Quy hoạch phát triển trung tâm xã An Bình với quy mô dân số khoảng 1.500 đến 5.000 người .
– Quy hoạch phát triển trung tâm cụm xã An Long – Tân Long với trung tâm tại xã Tân Long, dân số khoảng 3.500 người.
– Quy hoạch phát triển trung tâm cụm xã Tân Lập dân số khoảng 3.000 người.
Trong năm 2020, Thông tin phát triển 03 đô thị thuộc huyện Phú Giáo:
– Thị trấn Phước Vĩnh (hiện hữu): Là trung tâm Hành chính – Kinh tế – Văn hóa Xã hội – Dịch vụ của huyện Phú Giáo, quy mô dự kiến 28.000 – 30.000 dân.
– Thị trấn mới Phước Hòa: Đây là khu vực được Quy hoạch phát triển trung tâm cụm xã Phước Hòa – Vĩnh Hòa), là trung tâm Công nghiệp – Dịch vụ – Du lịch, quy mô dự kiến 8000 dân.
– Thị trấn An Linh: Đây là khu vực được quy hoạch phát triển trung tâm cụm xã An Linh – Tân Hiệp – Phước Sang, là trung tâm cụm xã phía Bắc của huyện Phú Giáo, quy mô dự kiến 6.000 dân.
Về khu công nghiệp
Theo Quyết định số 47/QĐ-UBND tỉnh Bình Dương vào ngày 12/1/2015, phê duyệt 5 cụm công nghiệp với tổng diện tích 307,84 ha tại Huyện Phú Giáo. Trong đó, cụm công nghiệp Tam Lập 1, vị trí tại xã Tam Lập với quy mô lên đến 68,24 ha được hình thành đầu tiên.
Trong năm 2017, huyện Phú Giáo đã trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương cho phép triển khai thực hiện đầu tư thêm Cụm công nghiệp Tam Lập 2 (75 ha) và Cụm công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng tại xã Phước Hòa (66,62 ha).
Huyện tiếp tục phát triển hệ thống các khu công nghiệp trên địa bàn, cụ thể:
Cụm công nghiệp Tam Lập 1 với diện tích 68,24 ha được triển khai xây dựng và đã có nhà đầu tư thực hiện dự án nhà máy sản xuất lốp ô tô du lịch.
Cụm công nghiệp Tam Lập 2 đã có chủ trương đầu tư, hiện đang hoàn tất các thủ tục;
Cụm công nghiệp Phước Hòa với quy mô hơn 66,6 ha đã hoàn tất các bước để triển khai đầu tư;
Cụm công nghiệp Tam Lập 3, diện tích hơn 70,3 ha đang hoàn thiện các thủ tục pháp lý.
Cụm công nghiệp Tam Lập 4, diện tích hơn 50,6 ha ha đang hoàn thiện các thủ tục pháp lý.
Đưa vào quy hoạch Khu công nghiệp Vĩnh Lập với quy mô 500 ha;
Đặc biệt, huyện Phú Giáo dự kiến có thêm KCN VSIP IV Tam Lập. Cụ thể vào tháng 8/2020, Becamex IDC đã có buổi làm việc chính thức với UBND huyện Phú Giáo, về việc khảo sát quỹ đất tại Phú Giáo, triển khai Khu công nghiệp VSIP IV Tam Lập.
Bản đồ các khu công nghiệp tại huyện Phú Giáo
Về giao thông:
Thông tin quy hoạch đường giao thông huyện Phú Giáo Bình Dương được rất nhiều khách hàng cũng như các nhà đầu tư, cư dân đô thị khu vực đặc biệt quan tâm.
Huyện Phú Giáo được quy hoạch là đô thị vệ tinh TP Thủ Dầu Một. Vì vậy, tỉnh Bình Dương đã ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng giao thông ngày càng hiện đại.
Tính đến năm 2023, Toàn huyện Phú Giáo có 789 tuyến đường giao thông với tổng chiều dài 1.000 km. Trong đó tuyến ĐT 741 (Quốc lộ 14 hay Nguyễn Văn Thành) đã được đầu tư mở rộng trở thành tuyến đường giao thông huyết mạch của Huyện, trong tương lai tuyến giao thông động lực phát triển kinh tế nơi đây sẽ kết nối Bàu Bàng – Phú Giáo – Bắc Tân Uyên với quy mô 06 làn xe
Bản đồ Kinh tế tại Phú Giáo
Hiện nay, huyện Phú Giáo đang triển khai xây dựng dự án đường Tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng, dài 47.35km với quy mô 6 làn xe. Có điểm đầu ngã 3 Tân Thành, ĐT 746 (cách trụ sở UBND xã Tân Thành, huyện Bắc Tân Uyên khoảng 100m), điểm cuối tuyến tại thị trấn Lai Uyên, huyện Bàu Bàng, đoạn qua huyện Bắc Tân Uyên dài 9,32km, huyện Phú Giáo dài 29,38 km và huyện Bàu Bàng dài 8.648 km. Hiện nay, UBND huyện Phú Giáo đang nỗ lực giải phóng mặt bằng dự án đường Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng.
Bên cạnh đó, Huyện đã khởi công nâng cấp tuyến đường DH516 từ xã Tân Long đi An Long, đoạn đường này dài 10,8 km, tổng vốn đầu tư 52 tỷ 820 triệu đồng; khánh thành công trình xây dựng mới cầu Bến Tăng, xã Vĩnh Hòa, chiều dài 150m nối 2 xã Vĩnh Hòa và Tân Hiệp.
Đặc biệt với tuyến đường giao thông ĐT 741 nối thành phố Thủ Dầu Một (Bình Dương) với thị xã Đồng Xoài (Bình Phước) tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của địa phương.
Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 12,44%, cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch đúng hướng, trong đó ngành nông nghiệp – lâm nghiệp chiếm 40%; công nghiệp – xây dựng 31,9%; thương mại dịch vụ 28,1%.
Thu nhập bình quân đầu người đến cuối năm 2014 đạt 34,5 triệu đồng/ người/năm. Lưới điện quốc gia phủ kín 70/70 khu, ấp với tỷ hộ sử dụng điện đạt 99,8%, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh đạt 100%. Toàn huyện có 31/37 trường công lập các bậc học đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ kệ 83,8%.
Giai đoạn 2022-2025, huyện Phú Giáo đã đề ra các chỉ tiêu, trong đó thu nhập bình quân đầu người đạt 87 triệu đồng/năm vào năm 2025 (theo tiêu chí nông thôn mới). Số lao động được giải quyết việc làm mới từ 1.000 – 1.200 lao động/năm. Giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm 0,5% theo tiêu chí mới của tỉnh. 100% Trạm Y tế xã, thị trấn duy trì đạt chuẩn quốc gia. 100% trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT công lập đạt chuẩn quốc gia.
Bản đồ Nông nghiệp tại Phú Giáo
Tỷ lệ khu công nghiệp, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt yêu cầu đạt 100%. Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý triệt để đạt 100%. Tỷ lệ chất thải rắn đô thị được thu gom, xử lý đạt 99%.
Tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom, xử lý đạt 90%. Tỷ lệ chất thải y tế được thu gom, xử lý đạt 100%. Đến cuối năm 2025, tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%, hộ dân đô thị sử dụng nước sạch đạt 86%.
Bên trên là tất tần tật thông tin về Bản đồ hành chính huyện Phú Giáo và Thông tin quy hoạch mới nhất do đội ngũ BanDoVietNam.com.vn tổng hợp. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin quy hoạch về các khu vực khác ở phía dưới. Chúng tôi khuyến khích bạn đóng góp ý kiến cá nhân, bằng cách bình luận bên dưới.
Xem thêm:
Bản đồ Quy hoạch sử dụng đất huyện Phú Giáo đến năm 2030
Bản đồ cụm và khu công nghiệp tại huyện Phú Giáo 2023