Tắc ruột non – Rối loạn tiêu hóa – Cẩm nang MSD – Phiên bản dành cho chuyên gia
Tắc ruột non hoàn toàn ưu tiên điều trị bằng nội soi ổ bụng sớm dù vậy phẫu thuật có thể trì hoãn 2 đến 3 giờ để cải thiện tĩnh trạng thiếu dịch và lượng nước tiểu trên bệnh nhân mất nước nghiêm trọng. Tổn thương nên cắt bỏ bất cứ khi nào có thể. Nếu sỏi mật là nguyên nhân gây tắc nghẽn, nó sẽ được lấy ra thông qua phẫu thuật cắt ruột và không cần phải phẫu thuật cắt túi mật. Cần thực hiện các thủ tục để ngăn ngừa tái phát, bao gồm phục hồi chỗ thoát vị, loại bỏ các dị vật và ly giải các chỗ dính gây tắc. Trên những bệnh nhân tắc ruột sớm sau mổ, hoặc tắc ruột tái phát do dính khi không có dấu hiệu viêm phúc mạc, nên điều trị thử bằng đặt sonde theo chiều dài của ống thông đường ruột thay vì phẫu thuật (nhiều bác sĩ cho rằng sonde mũi dạ dày có hiệu quả tương đương), trong trường hợp không có dấu hiệu phúc mạc.
Tắc nghẽn ruột non do ung thư lan tỏa trong phúc mạc là một nguyên nhân chính gây tử vong ở người lớn có ung thư đường tiêu hóa. Bỏ qua đoạn tắc, đặt stent qua mổ mở hoặc qua nội soi, có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng trong thời gian ngắn.
Tắc ruột do u đại tràng đôi khi có thể được điều trị bằng cắt bỏ một thì và lập lại lưu thông ruột, có hoặc không mở thông đại tràng hoặc mở thông hỗng tràng tạm thời. Khi không thể áp dụng được thủ thuật này, thì cắt bỏ khối u và tạo mở thông đại tràng hoặc mở thông hỗng trang; có thể là đóng hậu môn nhân tạo thì hai. Đôi khi, cần phải mở thông đại tràng chuyển hướng kèm theo cắt bỏ trì hoãn. Việc sử dụng stent trong nội soi để tạm thời làm giảm tắc nghẽn đang gây tranh cãi. Mặc dù stent đóng một vai trò trong giảm nhẹ ung thư gây tắc nghẽn bên trái ở những bệnh nhân không thể chịu được phẫu thuật, nhưng vẫn có khả năng xảy ra thủng, và một số nghiên cứu đã cho thấy giảm tỷ lệ sống sót so với phẫu thuật cắt bỏ theo lịch mổ phiên khi sử dụng stent để bắc cầu một loại ung thư gây tắc có khả năng chữa khỏi.