Tác dụng và cách ăn Cua biển đảm bảo đúng chuẩn

Trong các loại hải sản, cua biển được rất nhiều người yêu thích. Bởi thịt chắc, thơm ngon, tươi ngọt và chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng. Cua biển còn có rất nhiều cách chế biến khác nhau với hương vị vô cùng hấp dẫn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách ăn cua biển như thế nào đúng cách để bổ sung tối đa chất dinh dưỡng và thơm ngon. Vì vậy, bạn hãy tham khảo ngay các thông tin trong bài viết sau đây.

» Chả mực Hạ Long, đặc sản Hạ Long vươn tầm thế giới

» Cách chọn Cua biển và chế biến món ngon, có lợi cho sức khỏe

» Cua Cà Mau, Cách phân biệt và lựa chọn con Cua ngon nhất

I. Tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe khi ăn cua biển

Cua biển là một loại hải sản sống ở vùng ven biển và có kích thước lớn hơn nhiều so với cua đồng. Loại cua này có rất nhiều thịt và là một loại thực phẩm có tính ấm. Vì vậy, khi ăn cua biển sẽ mang lại rất nhiều tác dụng cho sức khỏe con người. Cụ thể:

1. Ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu

Cua biển có chứa nhiều vitamin B12 , vitamin B9 giúp ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu do tình trạng thiếu vitamin. Vì vậy, ăn cua biển sẽ giúp người bệnh tăng hồng cầu và giảm suy nhược cơ thể, mệt mỏi.  Bên cạnh đó, cua biển còn có chứa nhiều đồng giúp cơ thể hấp thụ được nhiều sắt bên trên trong dạ dày. Đồng thời, máu trong cơ thể được lưu thông, nhanh tái tạo tế bào và lành chấn thương.

=> Tham khảo hướng dẫn cách chọn Cua biển và chế biến mon ngon có lợi cho sức khỏe

Ăn cua biển giúp giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu vitamin

2. Giảm các bệnh về tim mạch

Thịt cua biển chứa hàm lượng lớn axit béo omega-3 có lợi cho các bệnh nhân tim mạch. Bởi loại axit này cân bằng lại mức cholesterol, giúp giảm tình trạng đông máu và chống viêm. Vì vậy, những người bị cao huyết áp hay bệnh tim mạch ăn cua biển rất tốt. Bên cạnh đó, thịt cua còn giúp giảm và ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch gây tắc mạch máu.

3. Tăng cường hoạt động của não bộ

Thịt cua biển chứa nhiều chất dinh dưỡng bao gồm đồng, vitamin B2, selen, axit béo. Vì vậy, nó có tác dụng lên hệ thần kinh làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mất trí nhớ hay Alzheimer. Bên cạnh đó, các chất trong thịt cua còn giúp tăng cường myelin, bảo vệ tối đa cho hệ thần kinh và giảm mảng bám trong dây thần kinh. Điều này giúp máu luôn được lưu thông lên não.

=> Tham khảo tác dụng của con hàu đối với sức khỏe và 12 cách chế biến

4. Thúc đẩy xương phát triển tối đa

Trong cua biển còn chứa rất nhiều khoáng chất như canxi, photpho. Đây là những chất quan trọng giúp xương luôn khỏe mạnh. Vì vậy, trẻ em ăn cua biển sẽ giúp xương phát triển, cao lớn hơn mỗi ngày. Còn người già sẽ tránh được các nguy cơ gây ra bệnh loãng xương.

5. Chống viêm hiệu quả

Cua biển chứa rất nhiều omega-3, các chất khoáng, chất dinh dưỡng có khả năng làm giảm viêm. Nếu bạn sử dụng lâu dài thì tình trạng viêm còn có thể biến mất. Vì vậy, các vấn đề về viêm khớp hay viêm đường tiêu hóa sẽ dần được cải thiện nhờ ăn thịt cua biển.

=> Tham khảo Cua Cà Mau cách phân biệt và lựa chọn Cua đúng chuẩn

Thịt cua chứa nhiều dưỡng chất để chống viêm hiệu quả

6. Cải thiện hệ thống miễn dịch cho cơ thể

Thịt cua chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp hệ miễn dịch của cơ thể được cải thiện một cách tối ưu. Khoáng chất trong thịt cua như Selenium và riboflavin giúp chống lại các bệnh mạn tính và tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.  Các chất này còn giúp vô hiệu gốc tự do gây đột biến tế bào.

=> Tham khảo Cách ăn Hàu sống đảm bảo sức khỏe

II. Hướng dẫn cách ăn cua biển đơn giản

Cua biển có giá trị dinh dưỡng cao do đó được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, việc ăn cua sao cho đúng cách lại là điều không phải ai cũng biết. Việc ăn cua không cẩn thận có thể sẽ tiềm ẩn những rủi ro nhất định mà bạn không ngờ tới.

Cua biển có phần thịt cua khá nhiều nằm trong lớp vỏ cứng. Vì vậy, bạn cần phải biết cách ăn mới có thể thưởng thức trọn vẹn hương vị cũng như hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng.

Đầu tiên, bạn cần tách hết chân và càng ra ngoài. Sau đó, bạn dùng kẹp bấm nhẹ nhàng để tách vỏ và không làm nát thịt bên trong. Tiếp đến, phần thân thì vứt bỏ yếm và tách mai cua ra. Mắt, phổi, phần mềm như hai hàng lông ở bên bụng cua thì bạn nên bỏ đi. Việc ăn cua biển đúng cách như trên sẽ giúp đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như thưởng thức được trọn vẹn hương vị.

=> Tham khảo cách làm món Cua biển hấp

Cần ăn cua biển đúng cách để tốt cho sức khỏe

III. Một số lưu ý khi ăn Cua biển mà bạn nên biết

Cua biển là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn không biết một số lưu ý sau còn có thể rước bệnh vào người:

1. Nấu cua biển chín kỹ trước khi ăn

Cua biển là một loài sinh vật sống dưới biển nên thức ăn của chúng chủ yếu ăn mùn đất và xác động vật. Vì vậy, nếu bạn không làm sạch và nấu kỹ trước khi ăn sẽ có rất nhiều loại vi khuẩn xâm nhập. Điều này sẽ gây nên tình trạng đau bụng, khó tiêu hoặc tiêu chảy.

Bạn nên chà thật sạch cua để đảm bảo hết đất bùn bám tại thành, mai và chân càng cua. Bạn có thể ngâm chúng với nước muối loãng để đảm bảo các chất bẩn được loại bỏ hoàn toàn.

=> Tham khảo cách làm món Cua biển luộc

2. Lựa chọn cua biển đang còn sống

Khi lựa chọn cua biển để chế biến, bạn nên chọn các con cua đang còn sống, khỏe mạnh và đủ chân càng. Những con cua như vậy mới cho thịt tươi ngon và săn chắc. Bạn đừng nên chọn cua đông lạnh hoặc đã chết bởi thịt có thể đã bị vi khuẩn xâm nhập và bở bục.

Mua cua chết, cua bị rụng càng thịt cua dễ bị nhiễm khuẩn, có mùi khai, thịt bở không ngon. Đôi khi cua còn bị óp, ít thịt không ngon. Vì vậy, nhất định phải chọn cua còn bơi, đủ các bộ phận.

=> Tham khảo bài viết Con ghẹ là con gì? lợi ích và chế biến ghẹ ngon nhất

Lựa chọn cua biển còn sống để đảm bảo độ tươi ngon

3. Không nên ăn quá nhiều cua biển một lúc

Thịt cua biển rất chắc và thơm ngon nên nhiều người thường hay ăn quá nhiều cùng lúc. Tuy nhiên, cua có tính hàn và nhiều chất đạm nên ăn nhiều sẽ khiến hệ tiêu hóa làm việc quá tải. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng đau bụng, buồn nôn hoặc tiêu chảy.

Vì vậy, bạn chỉ nên ăn khoảng từ 1 đến 2 con mỗi lần là vừa đủ. Bạn cũng không nên ăn cua vào buổi tối bởi việc tiêu hóa không kịp sẽ khiến bụng khó chịu ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn.

=> Tham khảo thông tin về đặc điểm và cách chọn con ghẹ biển tươi ngon

4. Sau khi ăn cua biển không nên uống trà, ăn quả hồng

Bạn không nên uống trà xanh trong lúc đang ăn cua hoặc sau khi ăn 1 tiếng. Bởi thành phần trong nước trà sẽ làm axit trong dạ dày và làm thịt cua bị đóng lại. Điều này sẽ làm dạ dày khó tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng từ cua.

Bên cạnh đó, khi ăn cua bạn cũng không nên ăn quả hồng. Bởi chất tanin trong hồng sẽ khiến protein trong cua khó có thể tiêu hóa. Bạn sẽ có cảm giác buồn nôn, đau bụng và nguy hiểm hơn có thể hình thành sỏi.

=> Tham khảo cách ăn ghẹ sống và lưu ý cần biết

5. Những người không nên ăn Cua biển

Những người bị cảm sốt và mắc các bệnh dạ dày thì không nên ăn cua biển. Bởi cua có tính hàn nên sẽ khiến bệnh trở nặng hơn. Bên cạnh đó, ai bị dị ứng với hải sản cũng nên bỏ món cua biển ra khỏi thực đơn.

Thận trọng cho trẻ nhỏ ăn cua biển

Cua biển chứa rất nhiều dưỡng chất, rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều loại hải sản khác, việc sử dụng có thể dẫn đến dị ứng bởi cua nhiều chất.

Chính vì lẽ đó, khi cho trẻ nhỏ ăn đặc biệt trẻ dưới 9 tháng cần phải cẩn thận. Bạn nên đảm bảo trẻ không bị dị ứng, những lần đầu ăn nên ăn ít một. Điều này sẽ giúp việc hấp thụ được trọn vẹn.

Trên đây là một số thông tin mà bạn cần biết khi ăn cua biển. Hy vọng bạn đã có thêm kinh nghiệm để bổ sung thêm nhiều dưỡng chất từ món ăn hấp dẫn này cho cả gia đình.

=> Tham khảo đặc sản Chả Mực Hạ Long

=> Tham khảo tốp 14 món đặc sản Hạ Long

Từ khóa:

Từ khóa: