Sự phát triển của xã hội học trên thế giới và Việt Nam

Mỗi ngành khoa học đều được phản ánh trong mối quan hệ và tác động qua lại của chính ngành khoa học ấy với hoạt động thực tiễn xã hội. Xã hội học là bộ môn khoa học đã phản ánh cũng như có vai trò quan trọng không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới

Xã hộị học là một bộ môn khoa học độc lập ra đời vào nửa đầu thế kỷ XIX ở phương Tây, nơi diễn ra sự biến đổi xã hội một cách căn bản. Những căn cứ lịch sừ cho thấy sự hình thành và phát triển của khoa học xã hội học là một tất yếu về mặt lý luận và thực tiễn gắn liền với quá trình biến đổi xã hội từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp, từ cơ cấu xã hội truyền thống sang cơ cấu xã hội hiện đại, từ hình thái kinh tế – xã hội phong kiến sang hình kinh tế tư bản chủ nghĩa. Xã hội học ra đời gắn liền với những điều kiện khách quan và chủ quan trong tiến trình phát triển của lịch sử xã hội, những điều kiện và căn cứ đó được biểu hiện cụ thể qua những cơ sở khoa học và thực tiễn

1. Sự phát triển của xã hội học nửa sau thế kỷ XIX

Nửa sau thế kỷ XIX là giai đoạn hành thành của Xã hội học, với sự ra đời của các khoa đào tạo về xã hội học trong các trường đại học ở Đức, Mỹ, Pháp, cùng với việc phát hành tờ tạp chí xã hội học (1896) và sự phát triển nhanh chóng của đội ngũ các nhà nghiên cứu và giảng dạy về xã hội học ở các trường đại học. Trong thời kỳ này, nhiều công trình nghiên cứu về xã hội học lần đầu tiên ra đời tại Pháp, Anh, Đức với những nhà xã hội học đi tiên phong như Auguste Comte, Karl Marx, Herber Spencer, Emile Durkheim, G Simmel, Max Werber,… tiếp sau học thuyết về thực chứng luận và vật lý học xã hội của A.Comte, K. Marx đã đưa ra học thuyết về hình thái kinh tế- xã hội và lý luận về đấu tranh giai cấp. H. Spencer đưa ra lý thuyết về tiến hóa luận, E. Durkheim đưa ra quan điểm đối tượng của xã hội học là các “sự kiện xã hội” để thay thế cho tâm lý học cá nhân, G. Simmel đưa ra lý thuyết về hình thức tương tác xã hội, M. Werber đưa ra lý thuyết về hành động xã hội. Mỗi tác giả đều có những tìm tòi, nghiên cứu riêng biệt nhằm phát triển các lý thuyết của xã hội học và mở đường cho sự hình thành các trường phái khoa học khác nhau trong xã hội học ở thế kỷ XX.

2. Sự phát triển của xã hội học thế kỷ XX

Sau Comte và Durkheim, Spencer, Marx, Weber, là sự phát triển nở rộ của xã hội học châu Âu cùng với những thành tựu liên tiếp đạt được trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ. Xã hội học đã ngày càng khẳng định vị trí và vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Trong những năm đầu của thế kỷ XX đã hình thành một loạt các trường phái, lý thuyết về xã hội học tại khắp mọi nơi trên thể giới, đặc biệt là Châu Âu, và cùng với nó là việc đẩy mạnh xu hướng nghiên cứu về xã hội học thực nghiệm.

Đến giữa thế kỷ XX, với sự phát triển nhanh chóng của xã hội học ờ hai khu vực lớn trên thế giới là Châu Âu và nước Mỹ đã hình thành nên hai cách tiếp cận về đối tượng nghiên cứu của xã hội học là: nghiên cứu cấu trúc xã hội và hành vi xã hội. Đó cũng là hai trào lưu lớn buổi đầu trong nghiên cứu về xã hội học trên thế giới: xã hội học cấu trúc và xã hội học hành vi. Từ những năm 50 ở Châu Âu và Mỹ, xã hội học đã được đưa vào giảng dạy trong các trường đại học ở Pháp, Đức rồi đến Anh nó chứng tỏ những kiến thức về xã hội học đã trở nên ổn định và có ích chung cho toàn xã hội. Các nhà xã hội học được chính phủ và các tổ chức xã hội mời tham gia tư vấn trong các chương trình xã hội và hoạch định các chính sách về xã hội. Từ đó xã hội học phát triển mạnh mẽ và mở rộng ra các lĩnh vực chuyên ngành, được tổ chức ứng dụng và thực nghiệm một cách rộng rãi. Nhờ việc áp dụng những kết quả nghiên cứu thực nghiệm vào đời sống, các kiến thức về xã hội học đã góp phần quan trọng trong việc duy trì trật tự xã hội và ổn định hệ thống chính trị xã hội tại các nước tư bản, nó giúp giảm thiểu và hạn chế những xung đột xã hội, làm tăng thêm hiệu quả của hoạt động quản lý và kiểm soát xã hội, góp phần làm gia tăng đối với năng suất lao động xã hội.Đổng thời, cũng từ những năm 1960 trở đi, xã hội học thế giới đã phát hiển theo hướng chung, có sự thâm nhập vào nhau giữa xã hội học Mỹ và xã hội học Châu Âu. Bên cạnh sự phát triển của các trào lưu xã hội học phương Tây và Mỹ là sự nở rộ của những trường phái khoa học khác nhau trong đó có các nước xã hội chủ nghĩa như Liên Xô, Bungari, Hungari, Ba Lan,… tại những nước này xã hội học đã phát triển theo hướng tiếp cận riêng, lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm cơ sở cho nhận thức luận và tập trung nghiên cứu các hình thái kinh tế – xã hội cùng với những vấn đề lý luận cơ bản về nhận thức xã hội. Xã hội học phát triển ở các quốc gia này được gọi chung là trường phái xã hội học Max xít. Trường phái xã hội học Marxist đã có những đóng góp rất lớn cho sự phát triển của những quốc gia này theo hướng xã hội chủ nghĩa nói chung và có những đóng góp rất lớn cho sự phát triển của xã hội học nói nói riêng.

3. Sự phát triển của xã hội học hiện nay

Thời kỳ này được coi là giai đoạn xã hội học đi vào cuộc sống, nhiều trường phái xã hội học tiếp tục ra đời hòa nhập vào trường phái xã hội học Max xít và trào lưu xã hội học thế giới. Vào cuối những năm 80, do sự phát triển của xã hội nhiều vấn đề nảy sinh trong xã hội, đứng trước vẩn đề đó tại các nước xã hội chủ nghĩa người ta đã tách xã hội học ra trở thành một ngành khoa học độc lập. Bên cạnh đó phân ngành xã hội học cũng ngày một phân nhỏ hơn, nhiều phân ngành xã hội học mới ra đời đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Cho tới nay, số lượng các lý thuyết xã hội học nói chung cũng như cấp độ lý luận chuyên biệt đã tăng lên rất nhiều. Cùng với sự phát triển về các cấp độ lý thuyết và sự hoàn thiện tăng lên đáng kể về các phương pháp nghiên cứu, điều tra xã hội học.

Trước hết là, sự thống nhất ba cấp độ phương pháp nghiên cứu xã hội học: Cấp độ phương pháp luận, cấp độ phương pháp nghiên cứu và cấp độ kỹ thuật nghiên cứu điều tra.

Hai là, sự thong nhất giữa phương pháp nghiên cứu định tỉnh và phương pháp nghiên cứu định lượng, giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, giữa nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm, giữa cấp độ đại cương và nghiên cứu chuyên biệt.

Hiện nay xã hội học đã phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các nước trên thế giới, và nó ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng của mình đối với sự ổn định và phát triển xã hội.

4. Sự phát triển của xã hội học ở Việt Nam

Ở Việt Nam xã hội học bắt đầu được nghiên cứu từ những năm 70 của thế kỷ XX. Xã hội học ở Việt Nam còn khá non trẻ, nhưng tư tưởng của Hồ Chí Minh về xã hội học đã được soi sáng bằng học thuyết Marx, Engel và Lê nin. Tuy xã hội học Việt Nam chưa phát triển mạnh, nhưng sự phát triển về lý luận về xã hội học nói chung và những nghiên cứu xã hội học cụ thể của Marx và Engel đã đặt nền móng quan trọng trong việc hình thành, phát triển xã hội học Việt Nam.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống lý luận hoàn chỉnh về cách mạng Việt Nam trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và con người. Tư tưởng của Người là nền tảng cho mọi hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc. Trong các tác phẩm của Người có nhiều nội dung về xã hội học. Từ việc phân tích phong trào cách mạng Đông Dương, phân tích tình hình chính trị Quốc tế và sự phát triển của chủ nghĩa Tư bản. Người đã phân tích về phân tầng xã hộ’i, đấu tranh giải phóng dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Trên cơ sờ đó, các nhà lý luận cách mạng Việt Nam nghiên cứu các thời kỳ phát triển lịch sử cụ thể của đất nước đã xây dựng nên hệ thống phương pháp luận xã hội học.

Từ năm 1992 xã hội học được đưa vào giảng dạy tại các trường cao đẳng, đại học và ngày càng có nhiều điều kiện phát triển ờ Việt Nam. Từ đó cho đến nay nhiều công trình nghiên cứu về xã hội học được triển khai và đã tham gia tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát ưiển đất nước. Những tri thức của xã hội học đã thâm nhập ngày một sâu rộng vào các lĩnh, vực hoạt động của đời xã hội nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội, và hạn chế những mặt trái của nền kinh tể thị trường. Đồng thời đội ngũ những người làm công tác nghiên cứu về xã hội học cũng ngày một gia tăng cả về số lượng lẫn chất lượng.

Qua quá trình hình thành và phát triển trong thời gian qua xã hội học đã thể hiện rõ là một ngành khoa học độc lập và ngày càng phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam.

5. Nhiệm vụ của xã hội học

5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận

Một trong những nhiệm vụ quan trọng cùa xã hội học là xây dựng, phát triển và hoàn thiện hệ thống lí luận xã hội học bao gồm các khái niệm, phạm trù, lý thuyết khoa học riêng, đặc thù đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội.

5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu thực nghiệm

Thông qua nghiên cứu thực nghiệm để kiểm nghiệm, chứng minh các giả thuyết khoa học, phát hiện bằng chứng và những vấn đề mới nảy sinh, làm cơ sở cho việc sửa đổi, phát triển và hoàn thiện hệ thống khái niệm, kích thích tư duy xã hội học. Bên cạnh đó, xã hội học còn hướng tới vạch ra cơ chế, điều kiện hoạt động và hình thức biểu hiện của các quy luật xã hội học làm cơ sở cho việc đưa tri thức khoa học vào cuộc sống.

5.3. Nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng

Nghiên cứu ứng dụng là việc vận dụng những phát hiện về nghiên cứu lý luận và nghiên cứu thực nghiệm vào cuộc sống. Mục đích nghiên cứu ứng dụng là nhằm hướng tới việc đề ra các giải pháp và’ vận dụng những kết quả nghiên cứu xã hội học vào hoạt động thực tiễn.