Sự khác nhau giữa hợp đồng ủy quyền và giấy ủy quyền

Tìm hiểu căn cứ pháp luật và khái niệm giấy uỷ quyền và hợp đồng uỷ quyền để phân biệt rõ hai loại văn bản này.

Căn cứ pháp luật điều chỉnh

– Hợp đồng ủy quyền: được quy định tại Bộ luật dân sự 2015; ngoài ra có quy định tại Luật công chứng 2014, Nghị định 23/2015/NĐ-CP

– Giấy ủy quyền: Chỉ được thừa nhận trong thực tế không có văn bản nào quy định cụ thể

>>> Xem thêm: Phí công chứng hợp đồng ủy quyền

Khái niệm từng loại

– Giấy ủy quyền là một hình thức đại diện ủy quyền do chủ thể bằng hành vi pháp lý đơn phương thực hiện, trong đó ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định tại Giấy ủy quyền

– Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

>>> Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ làm sổ đỏ

 

Tiêu chí

 

Hợp đồng ủy quyền

 

Giấy ủy quyền

 

 

 

1.Khái niệm

 

Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định (Điều 562 Bộ luật dân sự 2015).

 

Giấy ủy quyền là một hình thức đại diện ủy quyền do chủ thể bằng hành vi pháp lý đơn phương thực hiện, trong đó ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định tại Giấy ủy quyền

 

2. Căn cứ pháp luật

 

Bộ luật Dân sự năm 2015

 

Chỉ được công nhận trong thực tế không có văn bản nào quy định cụ thể

 

 

 

3.Chủ thể

 

Hợp đồng ủy quyền được lập và ký bởi người ủy quyền và người được ủy quyền

 

Giấy ủy quyền được lập và ký bởi người ủy quyền (hay gọi là ủy quyền đơn phương)

 

 

4.Bản chất

 

Là một hợp đồng, có sự thỏa thuận thống nhất ý chí giữa các bên

 

Là hành vi pháp lý đơn phương của bên ủy quyền và áp dụng nhiều trong trường hợp cấp trên ủy quyền cho cấp dưới thực hiện công việc thông qua giấy ủy quyền

 

 

 

 

5. Ủy quyền nối tiếp

 

Bên được uỷ quyền chỉ được uỷ quyền lại cho người thứ ba, nếu được bên uỷ quyền đồng ý hoặc pháp luật có quy định

 

 

 

 

 

Người được ủy quyền không được ủy quyền lại, trừ trường hợp pháp luật có quy định

 

 

 

 

 

6.Giá trị khi thực hiện

 

Đòi hỏi phải có sự tham gia ký kết của cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền

Việc lập hợp đồng ủy quyền đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và có giá trị bắt buộc phải thực hiện các công việc đã nêu trong hợp đồng, đồng thời bên nhận ủy quyền có thể được nhận thù lao (theo thỏa thuận, nếu có)

 

 

Khi ủy quyền, không cần có sự tham gia của bên nhận ủy quyền (ủy quyền đơn phương)

Việc lập giấy ủy quyền không đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và  không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc ghi trong giấy

 

 

7.Thời hạn ủy quyền

 

Thời hạn uỷ quyền do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thoả thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng uỷ quyền có hiệu lực một năm, kể từ ngày xác lập việc uỷ quyền. (Điều 563 BLDS 2015)

 

 

Thời hạn uỷ quyền do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thoả thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng uỷ quyền có hiệu lực một năm, kể từ ngày xác lập việc uỷ quyền. ( Điều 563 BLDS 2015)

 

Thời hạn ủy quyền do Người ủy quyền quy định hoặc do pháp luật quy định

 

8.Đơn phương chấm dứt thực hiện uỷ quyền

 

Hợp đồng ủy quyền quy định rõ ràng về nghĩa vụ của bên được ủy quyền, và nếu có thiệt hại thì phải bồi thường nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền

 

 

Sau khi Giấy ủy quyền được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc thì bên ủy quyền cũng không có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện, kể cả việc bồi thường thiệt hại.

 

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

Miễn phí công chứng ngoài giờ hành chính

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: [email protected]