Sự khác nhau của doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại – Bravo

Mỗi loại hình doanh nghiệp sản xuất doanh nghiệp thương mại cũng có những điểm khác biệt nhất định. Tùy theo mỗi loại hình sẽ có những chức năng chung và xu hướng vận dụng những khái niệm, phương pháp quản trị riêng. Nhưng nhìn chung, các doanh nghiệp thường tham gia kinh doanh vào nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả hoạt động sản xuất và hoạt động thương mại, cung cấp dịch vụ.

doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại

Khái niệm doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại

Trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa, quá trình sản xuất bao gồm: sản xuất, phân phối, trao đổi, và tiêu dùng. Việc sản phẩm được đem bán trên thị trường là hình thức chuyển đổi hình thái giá trị từ H-T. Lĩnh vực này đòi hỏi sự chuyên môn hóa cao để giúp các nhà sản xuất bán được hàng hóa và làm cho quá trình lưu thông hàng hóa diễn ra nhanh hơn, người tiêu dùng được tiếp cận trực tiếp với sản phẩm nhanh nhất khi có nhu cầu.

Khái niệm doanh nghiệp sản xuất là tổ chức kinh tế hợp pháp. Một loại hình doanh nghiệp được thành lập với mục đích sử dụng các nguồn lực cần thiết (nhân lực – tài lực – vật lực) tạo ra các sản phẩm đem trao đổi trong thương mại, đáp ứng nhu cầu sử dụng và tiêu dùng của con người.

Doanh nghiệp thương mại là tổ chức kinh tế hợp pháp, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá bao gồm đầu tư tiền của, công sức và tài năng… vào lĩnh vực mua bán hàng hoá đáp ứng nhu cầu của thị trường nhằm kiếm lợi nhuận. Doanh nghiệp thương mại không trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm.

Điểm khác biệt trong hai loại hình doanh nghiệp

Doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại tuy có những chức năng, xu hướng vận dụng khái niệm (sản xuất, thương mại) và phương pháp quản trị tương đồng. Song đặc điểm hoạt động trong hai loại hình doanh nghiệp này cũng có nhiều khác biệt.

Sự khác biệt giữa hoạt động doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại:Sự khác biệt giữa hoạt động doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại

Quy trình quản lý tại doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại

Hoạt động Quản lý trong doanh nghiệp sản xuất (Quản lý quy trình sản xuất) có sự tham gia của tất cả các bộ phận tại nhà máy (ban giám đốc nhà máy và các phòng ban, bộ phận trực thuộc), với các công việc tuần tự sau:

–       Bộ phận sản xuất kế thừa “kế hoạch sản xuất” từ bộ phận kinh doanh và xây dựng các “kế hoạch sản xuất” chi tiết theo các công đoạn sản xuất.

–       Dựa trên kế hoạch sản xuất, tồn kho nguyên liệu khả dụng sẽ tiến hành dự trù nguyên liệu phục vụ sản xuất.

–       Kiểm tra và theo dõi thời gian dừng máy để dự trù vật tư sửa chữa, bảo dưỡng.

–       Lập các đề nghị mua vật tư, đề nghị xuất/lĩnh vật tư chuyển bộ phận kỹ thuật kiểm tra và gửi về phòng mua hàng.

–       Dựa trên kế hoạch và nguồn lực phù hợp tiến hành lập các “lệnh sản xuất” chuyển tới các phân xưởng, công đoạn sản xuất trong nhà máy để tiến hành quá trình sản xuất.

–       Theo dõi tiến độ, thống kê sản xuất chi tiết theo các kế hoạch sản xuất.

–       Phối kết hợp, kiểm tra đánh giá chất lượng thành phẩm hoàn thành.

Quản lý trong doanh nghiệp thương mại là hoạt động quản trị các bên: nhà cung cấp, bộ phận mua hàng, nhập kho, và các kênh phân phối…

Do mua hàng là khâu đầu tiên, cơ bản của hoạt động kinh doanh, là điều kiện để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại tồn tại và phát triển. Tổ chức tốt việc mua hàng là cơ sở để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp thương mại.

Vì thế, tìm hiểu về quy trình quản lý của một doanh nghiệp thương mại, điều cần thiết là tìm hiểu về hoạt động mua hàng của doanh nghiệp. Quản trị mua hàng trong doanh nghiệp thương mại có sự tham gia của Bộ phận Kế hoạch – Mua hàng, bộ phận Kế toán, Ban Lãnh đạo.

>>> Chi tiết Phân hệ Quản lý mua hàng, mời xem tại đây.

Phần mềm quản lý ứng dụng

Những đặc trưng trong hoạt động của doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại (như trên), đòi hỏi khi thiết kế, hoạch định và quản trị hệ thống sản xuất/ tác nghiệp của từng doanh nghiệp có những phương pháp quản trị thích hợp.

Các doanh nghiệp sản xuất thường ứng dụng phần mềm quản lý trong bộ phận sản xuất, kế toán, giá thành, kho, quản lý tài sản… Đối với doanh nghiệp thương mại, việc ứng dụng phần mềm quản lý tại các bộ phận mua hàng, bán hàng, bán lẻ, kho… là cần thiết.

Phần mềm quản lý sản xuất – Tính giá thành sản phẩm BRAVO, kết nối việc quản lý từ đơn đặt hàng, hoạch định nhu cầu vật tư, theo dõi và cập nhật tiến độ sản xuất theo từng lệnh. Cộng với những cảnh báo về nhu cầu vật tư và việc tính chính xác giá thành sản phẩm (hoặc đơn hàng) cho phép nhà quản trị chủ động điều hành và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động SXKD. Kết hợp cùng giải pháp phần mềm ERP ( BRAVO 7 ERP-VN) sẽ trở thành trợ thủ đắc lực cho các Nhà lãnh đạo trong việc quản trị Doanh nghiệp.

>> Ứng dụng phần mềm BRAVO trong các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại.