Sự giống và khác nhau về vật liệu, công nghệ thi công giữa thấm nhập nhựa và láng nhựa
1. Vật liệu:
+) Giống nhau: đểu sử dụng đá có cường độ cao và nhựa hoặc nhũ tương
+) Khác nhau:
*) Láng nhựa: sử dụng đá có kích thước đổng đều, kích cỡ nhỏ từ 5-20mm
*) Thấm nhập nhựa: sử dụng nhiều loại đá có kích thước khác nhau như 4060mm, 20-40mm, 10-20mm, 5-15mm
2. Công nghệ thi công:
+) Giống nhau: đều kết hợp được cường độ của đá dăm và lực ma sát giữa nhựa và đá để tạo nên cường độ cho kết cấu thông qua việc cho nhựa chèn vào khoang trống giữa các viên đá
+) Khác nhau:
*) Láng nhựa: tưới nhựa trước -» rải đá — lu lèn
*) Thấm nhập nhựa: rải đá — lu lèn — tưới nhựa
+ Về sự khác biệt của mặt đường đá dăm láng nhựa và đá dăm thấm nhập nhựa
(Mặt đường đá dăm láng nhựa là mặt đường đá dăm đã được lu lèn chặt, rải đá chèn cho lọt xuống khe, bề mặt kín (rải đến 3 cỡ đá chèn: 20×40,10×20, 5×10) lúc ấy mới tưới nhựa, rải đá con và lu lèn (làm lớp láng nhựa trên bề mặt).
Mặt đường đá dăm thấm nhập nhựa: đá dăm cơ bản (40×60 hoặc 20×40) khi đã lu chặt sẽ được tưới nhựa thấm nhập vào lớp đá dăm cớ bản, rải đá chèn cho lọt xuống xuống khe và lu lèn (tưới nhựa và rải đá chèn 2 đến 3 lẩn).
+ Láng nhựa: xử lý bề mặt bằng nhựa.
Là một lớp bảo vệ không cho nước thấm xuống mặt đường. Cấu tạo: tưới nhựa từng lớp trên bề mặt đường rồi rải đá lèn ẹp
* Thấm nhập nhựa: Cấu tạo bằng lớp đá dăm (thường 4x6cm) được lu lèn rồi tiến hành tưới nhựa đến hết (4,5-6cm).
Vai trò của nhựa: một phẩn bọc các viên đá dăm làm tăng sự bám dinh giữa các viên đá, một phần lấp các lỗ rỗng giữa các viên đá.
Cường độ được hình thành chủ yếu dựa vào tác dụng của ma sát, chèn móc giữa các viên đá, nhựa có tác dụng dính bám và ổn định đá dăm.