Sông Bạch Đằng Ở Đâu? 3 Cuộc Thủy Chiến Chấn động Lịch Sử

Trận chiến trên sông Bạch Đằng là trận chiến vang dội nhất lịch sử Việt Nam. Vậy sông Bạch Đằng ở đâu? Hãy cùng BachkhoaWiki tìm hiểu thêm thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Lịch sử Việt Nam đã ghi nhận lại chiến công hiển hách của ông cha ta trên trận chiến tại sông Bạch Đằng. Vậy sông Bạch Đằng ở đâu? Theo chân BachkhoaWiki để khám phá thêm nhiều điều thú vị qua bài viết dưới đây nhé!

Sông Bạch Đằng ở đâu?

sông bạch đằng ở đâu

sông bạch đằng ở đâu

Những trang sử hào hùng của dân tộc ta luôn ghi nhớ và biết ơn các trận chiến oanh liệt, hùng dũng. Sông Bạch Đằng là một trong số các địa điểm được vinh danh trên bảng vàng của nền văn hoá sử Việt.

Vị trí địa lý của sông Bạch Đằng

Sông Bạch Đằng (Bạch Đằng Giang), hiệu là sông Vân Cừ, tọa lạc ở giữa thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) và huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng). 

Nơi đây cách vịnh Hạ Long có cửa Lục khoảng 40 km. Nó nằm trong hệ thống sông Thái Bình.

Sông Bạch Đằng còn là con đường thủy chủ chốt để đi vào Hà Nội (Thăng Long xưa). Đây là con đường đi từ miền nam của Trung Quốc qua cửa sông Nam Triệu, qua sông Thầy, sông Đuống và cuối cùng qua sông Hồng vào Thăng Long Hà Nội.

Đặc điểm của sông Bạch Đằng

sông bạch đằng ở đâu

sông bạch đằng ở đâu

Hai bờ sông Bạch Đằng có hệ thống các sông ngòi dày đặc. Nơi đây có địa hình núi non rất hiểm trở, có nhiều hang động và rừng rậm. Chính vì thế đây cũng chính là địa điểm thuận lợi cho việc bố trí hệ thống phòng thủ Quốc gia.

Sông Bạch Đằng chảy qua một vùng núi non hiểm trở, có năm nhánh sông phụ đổ vào và ba nhánh sông phụ đưa nước ra biển.

Hạ lưu sông thấp, chịu ảnh hưởng của nước triều khá mạnh. Triều lên từ nửa đêm về sáng, nước trải rộng ra hai bên bờ lên tới hơn 1200 km. Khi triều rút, nước chảy nhanh.

Mực nước lúc thủy triều lên, xuống chênh nhau trên 3 mét. Với đặc điểm nổi bật này của sông, Ngô Quyền đã tận dụng được vị thế tự nhiên vốn có của nước ta để chiến thắng vẻ vang trong trận chiến trên sông Bạch Đằng năm xưa

Bãi cọc Bạch Đằng hiện nay ở tỉnh nào?

Bãi cọc Bạch Đằng đã trở thành khu di tích lịch sử, văn hoá nổi tiếng tại nhiều nơi. Với bề dày lịch sử từ năm 938 do Ngô Quyền “đi đầu” trong trận chiến với quân Nam Hán, trận địa đã trở thành một nét đẹp hào hùng ghi dấu lại ở nhiều nơi như:

Khu di tích nằm trên địa bàn thị xã Quảng Yên, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Đây là địa điểm ghi dấu sự kiện tạo nên chiến thắng lẫy lừng – Chiến thắng Bạch Đằng đánh tan quân Nguyên Mông ngày 09/4 (8/3 – Âm lịch) năm 1288 của ông cha ta.

Bãi cọc Yên Giang:

Bãi cọc nằm ở cửa sông Chanh, dài khoảng 118m, rộng 20m được phát hiện khi người dân tại Yên Giang đã đào đất lấp đê ở những năm 1953. Tọa lạc tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Đa phần những cọc được tìm thấy ở khu vực này đều được làm từ thân cây lim hoặc táu còn để nguyên vỏ. Chiều dài thân cọc từ 2,6m đến 2,8m, phần cọc được đẽo nhọn để cắm xuống lòng sông dài từ 0,5m đến 1m.

Hiện nay, bãi cọc Yên Giang đã được khoanh vùng bảo vệ và được quảng bá giới thiệu di tích ở nhiều nơi trên khắp đất nước.

Bãi cọc đồng Vạn Muối:

Bãi cọc nằm ở cửa sông Rút thuộc Nam Hòa, thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh và được phát hiện vào năm 2005.
Trong quá trình canh tác, nuôi trồng và canh tác tại đây, nhân dân đã phát hiện được nhiều cọc gỗ cắm đứng và cắm xiên trong khu vực đồng Vạn Muối.

Theo quan sát và kết luận của nhà khoa học, người xưa đã dùng loại cọc đường kính 7 – 10 cm, to nhất là 20 – 22cm, có cọc dài trên 2m được cắm theo nhiều thế rất hiểm.

Một số cọc đã được đưa về trưng bày tại Bảo tàng Bạch Đằng, Bảo tàng Hải quân, Bảo tàng Hải Phòng. Hiện nay, bãi cọc nằm trong khu vực đầm nuôi thủy sản và ruộng canh tác của phường Nam Hòa.

Bãi cọc đồng Má Ngựa:

Bãi cọc này nằm ở cửa sông Kênh, cách bãi cọc đồng Vạn Muối khoảng 1km, thuộc khu Hưng Học, phường Nam Hòa, thị xã Quảng Yên.

Đây là nơi có diện tích rộng lớn khoảng 2100m2, trải dài 70m theo chiều Đông – Tây và rộng 30m theo chiều Bắc – Nam. Mật độ phân bố và độ sâu của cọc không đồng đều và có phần khá đặc biệt.

Các cọc cắm thành dãy như tường thành dày theo một hướng. Các cọc gỗ được chọn và cắm cọc rất đa dạng, từ lim xẹt, hoàng linh, chò chỉ, chò nâu, chẹo tía, giẻ đỏ,…

3 trận thủy chiến làm nên lịch sử trên Bạch Đằng Giang

Dấu ấn sâu đậm nhất lịch sử không thể không kể đến những trận chiến anh dũng trên sông Bạch Đằng.

Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán năm 938

sông bạch đằng ở đâu

sông bạch đằng ở đâu

Vào năm 938, một trận thuỷ chiến oanh liệt đã xảy ra trên sông Bạch Đằng dưới sự chỉ đạo của vị tướng tài ba Ngô Quyền trước tấn công của quân giặc xâm lược Nam Hán.

Am hiểu được các đặc tính khác biệt tại sông Bạch Đằng. Ngô Quyền sai Dương Tam Kha chỉ huy quân lính chặt 3.000 cây gỗ, vót nhọn, bịt sắt rồi đóng xuống lòng sông trên một quãng dài 3 dặm.

Ông chọn vùng hạ lưu và cửa biển Bạch Đằng làm vùng trận địa quyết chiến Chiến lược của ông là tận dụng được hết sự trù phú tại nơi này và kết hợp với bãi cọc làm chướng ngại vật đánh bay quân thù.

Ngô Quyền đã lợi dụng quy luật thuỷ triều để chiến đấu. Ông cho cắm những chiếc cọc sâu và nhọn phía dưới lòng sông lúc thủy triều dâng cao, đồng thời bày mưu dụ quân địch bước vào địa trận.

Khi thuyền giặc đến cũng là lúc thuỷ triều rút, nhiều chiếc bị cọc gỗ đâm thủng, va vào nhau rồi chìm xuống dòng sông. Chủ tướng Hoàng Tháo bỏ mạng cùng quá nửa quân sĩ.

Chỉ trong vòng một ngày, quân và dân ta đã đánh tan toàn bộ quân xâm lược, kết thúc chiến tranh, hoàn thành được sứ mệnh giải phóng dân tộc. Đặc biệt chấm dứt 1117 năm Bắc thuộc, mở ra độc lập lâu dài cho nước ta.

Lê Đại Hành và chiến thắng Bạch Đằng năm 981

sông bạch đằng ở đâu

sông bạch đằng ở đâu

Bên cạnh Ngô Quyền, Lê Đại Hành cũng là vị tướng anh minh và sáng suốt khi tiếp nối thành công vẻ vang của Ngô Quyền trong chiến lược đánh đuổi quân xâm lược năm 981.

Diễn ra trong giai đoạn chiến tranh Tống – Việt năm 981, 4 vạn quân Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ huy theo hai đường thuỷ bộ đánh chiếm nước ta. Lê Đại Hành thân chính làm tướng cầm quân, cho xây thành Bình Lỗ, sai quân sĩ đóng cọc ngăn sông dựa vào địa thế hiểm trở của sông Bạch Đằng.

Sau trận mai phục, quân nhà Tống thất bại phải bỏ chạy về lãnh địa, đập tan âm mưu xâm lược. Lê Đại Hành đã giành được chiến thắng vẻ vang và kiêu hùng trong lịch sử.

Bạch Đằng năm 1288 – Trận thuỷ chiến chấn động thế giới

sông bạch đằng ở đâu

sông bạch đằng ở đâu

Hưng Đạo Vương Trần Quốc tuấn là vị tướng anh dũng đã đánh tan quân xâm lược ra khỏi địa phận nước ta cũng dựa vào vị trí thuận lợi của sông Bạch Đằng.

Năm 1288, theo quy luật của thuỷ triều, ông đã dàn thế trận để chiến đấu với quân Nguyên Mông.

Vì thế, ông đã chỉ huy quân dân Đại Việt chuẩn bị một trận địa mai phục lớn trên sông Bạch Ðằng. Các loại gỗ lim, gỗ táu đã được đẽo nhọn cắm xuống lòng sông ở các cửa dẫn ra biển như sông Rút, sông Chanh, sông Kênh.

Ô Mã Nhi và binh lính đã rơi vào bãi mai phục nên lập tức bỏ chạy. Trên đường rút chạy, thủy triều đã rút và cọc gỗ nổi lên, thuyền chiến lao vào bãi cọc, bị vỡ và đắm rất nhiều. Trong khi đó, phục binh của ta ở hai bên bờ đổ ra đánh từ phía sau khiến quân Nguyên càng bất ngờ dẫn đến tổn thất rất nặng.

Trận đánh chấm dứt  cuộc Chiến tranh Nguyên Mông lần thứ ba. Đây là một trong những chiến công vẻ vang nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.

Xem thêm:

Bài viết trên là những thông tin hữu ích liên quan đến sông Bạch Đằng ở đâu. Hy vọng bài viết đã cung cấp được nhiều thông tin cho bạn đọc. Hãy like, share, comment để ủng hộ BachkhoaWiki trong những bài viết có nội dung chất lượng hơn nữa nhé!