Soạn GDCD 6 VNEN Bài 1: Em là công dân Việt Nam

Hướng dẫn giải bài tập Giáo Dục Công Dân lớp 6 Bài 1: Em là công dân Việt Nam VNEN chi tiết, dễ hiểu được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm chia sẻ. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp học sinh trong quá trình học tập.

Hát/ xem video ca ngợi tổ quốc và con người Việt Nam

Hãy chia sẻ cảm nhận của mình về hình ảnh đất nước con người Việt Nam trong bài hát/ sau khi xem video

Bài làm:

Ví dụ: Em xem video bài hát Việt Nam quê hương tôi

Sau khi xem video em nhận thấy:

Mỗi khi những giai điệu Việt Nam quê hương tôi cất lên, tôi lại thấy mình như một cậu bé đang chạy trên đất đai xứ sở mình với nắng, gió, với những mùa màng, với những ngọn đồi, những dòng sông, biển cả. Có thể mọi cảm xúc ấy do bài hát mang lại. Có thể giai điệu và hình ảnh của bài hát đã chạm vào tôi chỉ một lần, đánh thức tâm hồn tôi, để rồi tâm hồn tôi cứ thế được mở ra. Bởi đó cũng chính là khát vọng của tôi, là giấc mơ của tôi về xứ sở mình. Khát vọng ấy, giấc mơ ấy cũng chính là của mỗi cá nhân về thế gian này. Đấy là Tổ quốc tôi: Việt Nam yêu dấu xanh xanh lũy tre, suối đổ về sông qua những nương chè, có rừng dừa xanh xa tít chân trời, mía ngọt chè xanh bông trắng lưng đồi, đồng xanh lúa rập rờn biển cả, tiếng ai ru con ngủ ru hời… Tất cả những hình ảnh thân thuộc, giản dị tới mức tưởng như là “tự nhiên vốn có”, thế nhưng lại là ước mơ cháy bỏng mà mọi dân tộc muốn đi tới. Và biết bao dân tộc đã phải đi trên những con đường máu để đến với miền đất của những điều thân thuộc, giản dị nhưng vô cùng thiêng liêng ấy. Dân tộc Việt Nam là một ví dụ như thế.

2. Tìm hiểu ai là công dân Việt Nam trong các tình huống dưới đây

Căn cứ để xác định công dân của một nước ta chỉ cần xem quốc tịch của người đó. Quốc tịch thuộc nước nào thì là công dân của nước đó.

Công dân là dân của một nước, không phân biệt độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, có quyền và nghĩa vụ công dân do pháp luật của nước đó quy định.

a. Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi: Công dân là gì? Căn cứ nào để xác định công dân của một nước?

Theo điều 18, Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 quy định, trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai thì thì có quốc tịch Việt Nam. (trường hợp bạn Tuấn).

Theo điều 15, Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 quy định rõ, trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ mà sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam (trường hợp Hoa, Minh, Trung)

b. Theo em, Hoa, Minh, Trung, Tuấn là công dân Việt Nam vì:

a. Lê-na là công dân của Việt Nam vì em có bố là người Việt Nam, được sinh ra ở Việt Nam.

b. Hoa, Minh, Trung, Tuấn đều nói các bạn ấy là công dân Việt Nam. Theo em, các bạn ấy nói có đúng không? Vì sao?

a. Lê-na có phải là công dân Việt Nam không? Vì sao?

Hãy đọc (hoặc sắm vai) đoạn hội thoại dưới đây và trả lời câu hỏi:

Những hình ảnh làm cho em thấy thêm yêu và tự hào quê hương, đất nước Việt Nam là:

Mỗi người dân Việt Nam đều tự hào về hình ảnh đó vì đó là những hình ảnh gần gũi với bao thế hệ con người Việt Nam, là lũy tre xanh, là đồng lúa vàng, là mái ấm gia đình, là đất nước có truyền thống hiếu học. Hay nói đến Việt Nam ta luôn tự hào về chiếc áo dài thiết tha và cả những bông hoa sen đẹp tinh khiết. Đó là tất cả những hình ảnh mà con người Việt Nam luôn tự hào với bạn bè khắp muôn nơi.

Quan sát các bức ảnh trang 5 và 6 sgk em thấy, khi nhìn những hình ảnh này gợi cho em nghĩ về một đất nước Việt Nam cong cong hình chữ S vô cùng tươi đẹp và tự hào.

Hãy lắng nghe giai điệu và lời ca (hoặc đọc lời bài hát) trong bài Việt Nam quê hương tôi của nhạc sĩ Đỗ Nhuận, và chỉ ra những hình ảnh làm cho em thêm yêu và tự hào về quê hương, đất nước Việt Nam.

Quan sát các bức ảnh sau. Những hình ảnh này gợi cho em điều gì? Vì sao mỗi người dân Việt Nam đều tự hào về hình ảnh đó? (trang 5 và 6 sgk)

3. Tìm hiểu những điều làm nên niềm tự hòa là công dân Việt Nam

Để phát huy những phẩm chất tốt đẹp đó, em cố gắng học tập thật giỏi và rèn luyện những đức tính đó thông qua những lời Bác dạy, những mẩu chuyện về cuộc sống của Bác.

Những phẩm chất của Bác Hồ khiến em ngưỡng mộ và noi theo là: Tốt bụng, khiêm tốn, giản dị, chăm chỉ, cần cù, liêm khiết, chính trực, ý chí…

Những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam là: yêu nước, đoàn kết, yêu thương, cần cù, siêng năng, hiếu học….

Em làm gì để phát huy những phẩm chất tốt đẹp đó?

Em hãy chỉ ra những phẩm chất ở một người nào đó khiến em ngưỡng mộ và thấy cần noi theo.

Em hãy liệt kê những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam

Thông qua tấm gương của Hảo em nhận thấy, mình cần phải cố gắng thật nhiều, chăm chỉ học hỏi, tìm hiểu những điều mình chưa biết để nâng cao kiến thức. Đồng thời em cũng học được ở bạn đức tính nhẫn nại và kiên trì. Có như vậy, làm việc gì cũng mới hoàn thành và đạt kết quả tốt.

Hảo đã trở thành niềm tự hào của chúng ta về người công dân nhỏ tuổi Việt Nam vì với tuổi nhỏ của mình em đã đưa ra những phát minh vô cùng thông minh. Tuổi nhỏ, tài cao em đã sưu tập cho mình kha khá huy chương, giấy khen từ cấp trường đến quốc gia và vươn ra cả châu lục. Chính vì vậy, em xứng đáng là một trong mười gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2013.

Nếu là Hảo, em cảm thấy rất hạnh phúc và tự hào khi sản phẩm của mình được giải quốc tế. Đó là một kết quả xứng đáng sau những ngày miệt mài nghiên cứu, tìm hòi học hỏi quên ăn quên ngủ.

Điều làm nên thành công của bạn Hảo là nhờ vào sự cố gắng tìm tòi học hỏi, mày mò nghiên cứu, tính nhẫn nại và sự kiên trì bền bỉ của bạn.

Em học tập được những gì từ tấm gương bạn Hảo?

Tại sao bạn Hảo đã trở thành niềm tự hào của chúng ta về người công dân nhỏ tuổi Việt Nam?

Nếu là Hảo, em cảm thấy thế nào khi sản phẩm của mình được giải quốc tế?

Theo em, điều gì đã làm nên thành công của bạn Hảo?

Đối với xã hội: Trở thành một công dân có ích cho xã hội. Tương lai không xa góp phần xây dựng đất nước ngày càng phát triển, có thể sánh vai với các cường quốc năm châu.

Đối với gia đình em: Trở thành niềm tự hào cho gia đình. Con cái chăm ngoan, học giỏi tạo động lực để bố mẹ trở thành những tấm gương tốt để con noi theo. Giúp gia đình trở thành gia đình văn hóa, là tế bào tốt của xã hội.

Đối với cá nhân em: giúp em hoàn thiện bản thân, ngày càng tiến bộ, được mọi người yêu quý.

Việc thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Luôn thật thà không nói dối người lớn….

Chăm chỉ lao động vệ sinh ở trường, về nhà giúp bố mẹ làm việc nhà

Luôn cố gắng quyết tâm làm bằng được những việc mình đã đề ra.

Đoàn kết, giúp đỡ, yêu thương bạn bè , thầy cô giáo và mọi người xung quanh

Những việc làm của em theo Năm điều Bác Hồ dạy trong thời gian qua là:

Thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy có ý nghĩa như thế nào đối với cá nhân em, gia đình em, và quê hương, tổ quốc của chúng ta.

Những việc làm của em theo Năm điều Bác Hồ dạy trong thời gian qua là gì?

e. Xác định mục đích học tập của em

Tìm hiểu về mục đích học tập của bản thân: Theo em, học để làm gì? Học vì điều gì? Hãy chia sẻ với bạn suy nghĩa của mình.

Dưới đây là một số cách để đạt mục đích học tập. Em có đồng ý không và giải thích vì sao?

  • Có kế hoạch học tập, sinh hoạt hợp lí

  • Tự giác hoàn thiện nhiệm vụ học tập được giao

  • Có phương pháp học hiệu quả

  • Luôn chia sẻ – học hỏi thầy cô, bạn bè.

Hãy chia sẻ các cách học của bản thân với bạn, thầy/ cô. Cách học nào cần phát huy và cách học nào cần cải thiện.

Bài làm:

– Theo em, học để biết thêm được nhiều kiến thức, nó bao gồm kiến thức trong sách vở và những kiến thức ở ngoài thực tế. Bởi kiến thức là thứ dường như quyết định tuyệt đối đến tương lai của chúng ta. Ta học giỏi, ta biết nhiều điều thì sẽ có thể tìm cho mình công việc tốt và ngược lại ta không giỏi ta sẽ phải lao động vất vả để kiếm sống…

– Theo em, học vì bản thân là đầu tiên, là để giúp bản thân mình hoàn thiện và nâng cao kiến thức để có nền tảng tốt cho tương lai. Ngoài ra, học vì gia đình, học để đền đáp công ơn nuôi dưỡng sinh thành, học tốt để tạo nên niềm tự hào cho gia đình…

– Em đồng ý với cách để đạt mục đích học tập trên vì đó là những cách khoa học, hợp lí có thể tạo điều kiện tốt nhất để học tập tốt. Và muốn học tốt nhất, phải biết kết hợp hài hòa những cách học trên. Bởi học không chỉ biết lên kế hoạch, có phương pháp mà cần phải có ý thức tự giác, có ý thức tìm tòi, học hỏi từ bạn bè, thầy cô…

– Cách học của bản thân em:

  • Lên thời gian biểu học tập và sinh hoạt trong từng tuần và thực hiện

  • Ở lớp, chăm chú nghe thầy cô giảng bài, ghi ý chính vào vở , bài khó hỏi bạn hoặc thầy cô.

  • Về nhà, đúng 8 giờ tối là vào bàn học bài.

Giải VNEN GDCD 6 Bài 1: Hoạt động luyện tập

1. Xác định ai là công dân Việt Nam

Em hãy đọc các trường hợp được mô tả trong cột bên trái và trả lời ở cột bên phải

Trường hợp

Trả lời

a. Bé Na sinh ra với nước da đen, tóc xoăn và bị bỏ tại bệnh biện thuộc tỉnh Phú Yên, Việt Nam. Không ai biết bố mẹ của bé đến từ đâu nhưng bé lại được một gia đình Việt Nam chính thức nhận nuôi. Bé Na là công dân của nước nào?

 

b. Cô Lan sinh ra và lớn lên ở Thành phố Hồ Chí Minh. Từ năm 1975 đến nay, cô Lan sống ở Mĩ và chưa có dịp trở về Việt Nam lần nào. Cô Lan có phải là công dân Việt Nam không?

 

c. Hoa năm nay 12 tuổi, sinh ra và lớn lên ở Việt Nam. Bố mẹ Hoa là người Trung Quốc theo gia đình đến Việt Nam làm ăn đã lâu nhưng chưa gia nhập quốc tịch Việt Nam. Hỏi Hoa có phải là công dân Việt Nam không?

 

Bài làm:

Trường hợp

Trả lời

a. Bé Na sinh ra với nước da đen, tóc xoăn và bị bỏ tại bệnh biện thuộc tỉnh Phú Yên, Việt Nam. Không ai biết bố mẹ của bé đến từ đâu nhưng bé lại được một gia đình Việt Nam chính thức nhận nuôi. Bé Na là công dân của nước nào?

Bé Na là công dân của nước Việt Nam vì theo điều 18 luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 quy định: Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai thì có quốc tịch Việt Nam. Hơn nữa, cha mẹ nhận nuôi em đều là quốc tịch Việt Nam.

b. Cô Lan sinh ra và lớn lên ở Thành phố Hồ Chí Minh. Từ năm 1975 đến nay, cô Lan sống ở Mĩ và chưa có dịp trở về Việt Nam lần nào. Cô Lan có phải là công dân Việt Nam không?

Cô Lan là công dân Việt Nam vì cô sinh ra và lớn lên TPHCM, chỉ từ năm 1975 cô mới đi ra nước ngoài làm ăn và chưa có dịp trở về.

c. Hoa năm nay 12 tuổi, sinh ra và lớn lên ở Việt Nam. Bố mẹ Hoa là người Trung Quốc theo gia đình đến Việt Nam làm ăn đã lâu nhưng chưa gia nhập quốc tịch Việt Nam. Hỏi Hoa có phải là công dân Việt Nam không?

Hoa là công dân Việt Nam vì theo điều 17 luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 quy định: Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra cha mẹ đều không có quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam. Hoa thuộc vào trường hợp này.

2. Đánh giá mục đích học của bản thân

a. Hãy đọc các mục đích học tập sau đây và đánh dấu X vào những mục đích học tập đúng với em ở cột “Đồng ý” và không đúng với em ở cột “Không đồng ý”.

Mục đích học tập

Đồng ý

Không đồng ý

1. Học để cho bố mẹ, ông bà và mọi người vui

 

 

2. Học vì sợ bị điểm kém, để không bị mắng và bị phạt

 

 

3. Học vì không muốn thua bạn, bị bạn chê cười

 

 

4. Học để nhiều kiến thức cho bản thân, để mọi người nể phục mình.

 

 

5. Học để sau này trở thành người lao động có ích cho xã hội

 

 

6. Mục đích khác: ….

 

 

b. Theo em, mục đích học tập nào ở trên là quan trọng nhất? Mục đích học tập nào là đúng đắn nhất? Hãy giải thích vì sao.

Bài làm:

Điền dấu X vào bảng:

Mục đích học tập

Đồng ý

Không đồng ý

1. Học để cho bố mẹ, ông bà và mọi người vui

x

 

2. Học vì sợ bị điểm kém, để không bị mắng và bị phạt

 

x

3. Học vì không muốn thua bạn, bị bạn chê cười

 

x

4. Học để nhiều kiến thức cho bản thân, để mọi người nể phục mình.

x

 

5. Học để sau này trở thành người lao động có ích cho xã hội

x

 

6. Mục đích khác: ….

x

 

b. Theo em, mục đích học tập quan trọng nhất và đúng đắn nhất là học để sau này trở thành người lao động có ích cho xã hội. Bởi vì học để cung cấp kiến thức cho bản thân nhưng mục đích cuối cùng vẫn là để áp dụng những kiến thức đó vào thực tế trong đời sống. Vì vậy, học để làm sao sau này trở thành người có ích cho xã hội, có công ăn việc làm phù hợp với năng lực, góp phần thúc đẩy xã hội ngày càng tiến bộ.

3. Viết về mục đích học tập của em

Em hãy viết ra những mục đích học tập của mình nói chung và đối với từng môn học nói riêng, bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

  • Việc học tập đã mang lại cho em điều gì?

  • Học môn Toán đã mang lại cho em điều gì?

  • Học môn ngữ văn mang lại cho em điều gì?

  • Và các môn học khác (hãy nói rõ từng môn học) mang lại điều gì?

Bài làm:

  • Việc học tập mang lại cho em nhiều kiến thức trong sách vở lẫn ở trong cuộc sống xã hội. Đồng thời, giúp em ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn trong cách đối nhân xử  thế.

  • Học môn Toán giúp em nâng cao trí tuệ, biết cách tính các phép tính để tính toán

  • Ngữ văn giúp em biết cách nói chuyện, có từ ngữ, tạo lập văn bản để viết các văn bản trong cuộc sống như hành chính công cụ.

  • Các môn học khác giúp em có nhiều ngôn từ đa dạng và cho em nhiều hiểu biết rộng lớn.

4. Suy ngẫm điều Bác Hồ dạy

Đọc kĩ lời căn dặn sau của Bác Hồ để trả lời câu hỏi phía dưới:

“Non sông Việt Nam có nên trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

Câu hỏi:

  • Tại sao việc học tập của các em lại làm cho Tổ quốc tươi đẹp?

  • Theo em, tổ quốc Việt Nam có tự hào về những người công dân ưu tú của mình không? Tại sao?

Bài làm:

  • Việc học tập của các em lại làm cho Tổ quốc tươi đẹp vì các em chính là tương lai của đất nước, chính các em quyết định đến vận mệnh sau này của đất nước. Bởi vậy, ngay từ bây giờ, khi là những học sinh, ngồi trên ghế nhà trường, các em phải cố gắng chăm chỉ học tập để có kiến thức, vừa rèn luyện bản thân để tương lai trở thành những công dân tốt của xã hội, góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng tươi đẹp.

  • Theo em, Tổ quốc Việt Nam sẽ rất tự hào về những người công dân ưu tú vì chính xã hội có những người công dân ưu tú như vậy mới góp phân thúc đẩy và phát triển đất nước. Bởi vậy, chúng ta hãy cùng cố gắng học tập để mình trở thành những người công dân có ích cho xã hội.

5. Phỏng vấn về hình ảnh đất nước và con người Việt Nam

a. Nếu bạn được mời tham dự Hội trại Thiếu niên thế giới, bạn sẽ mang món quà tặng nào của Việt Nam để giới thiệu với bạn bè thế giới? Tại sao?

b. Bạn tự hào về điều gì nhất ở con người Việt Nam?

c. Bạn đã làm gì để góp phần giữ gìn và phát triển hình ảnh người công dân Việt Nam?

Bài làm:

a. Nếu em được mời tham dự Hội trại Thiếu niên thế giới, em sẽ mang chiếc áo dài của Việt Nam để giới thiệu với bạn bè thế giới bởi vì chiếc áo dài không chỉ là quốc phục của Việt Nam mà còn thể hiện nét đẹp của người con gái Việt Nam. Chiếc áo dài làm tô thêm nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, nét duyên dáng của người phụ nữ Á đông. Áo dài là hiện thân của dân tộc Việt, một vẻ đẹp mỹ miều nhưng đằm thắm, là một phần tất yếu trong mỗi phụ nữ Việt, là đặc trưng cho một quốc gia có người phụ nữ chịu thương chịu khó, luôn có đức hy sinh.

b. Điều em tự hào nhất ở con người Việt Nam là lòng yêu nước. Lòng yêu nước của con người Việt Nam đã chứng minh cho nhân dân thế giời từ bao đời nay. Trải qua hàng nghìn năm chống giặc ngoại xâm và bảo vệ đất nước, bao thế hệ đã ngã xuống nhưng bằng tất cả mọi giá, con người Việt Nam vẫn luôn nồng nàn yêu nước và quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ bờ cõi. Ngày nay, khi hòa bình lặp lại, nhân dân ta vẫn một lòng nồng nàn yêu nước bằng những hành động và việc làm để xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh.

c. Để góp phần giữ gìn và phát triển hình ảnh người công dân Việt Nam, em đã:

  • Luôn chú ý đến những lời nói, hành động của mình trước người nước ngoài

  • Quảng bá hình ảnh con người Việt Nam cho bạn bè năm châu biết

  • Luôn đoàn kết, giúp đỡ, chia sẻ với mọi người xung quanh

  • Phấn đấu trở thành một công dân có ích cho xã hội, góp phần xây dựng đất nước.

Giải VNEN Giáo Dục Công Dân 6 Bài 1: Hoạt động vận dụng

1. Quan sát và nhận xét về trách nhiệm công dân của những người sống xung quanh mình

Hãy quan sát những người sống xung quanh em, chỉ ra 5-7 việc làm tốt và 3-5 việc làm chưa tốt của  những người công dân ấy.

Bài làm:

5 – 7 việc làm tốt

3 – 5 việc làm chưa tốt

  • Lễ phép, ngoan ngoãn với người lớn

  • Cố gắng chăm chỉ học tập

  • Luôn bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của quê hương, đất nước.

  • Quảng bá hình ảnh và con người Việt Nam trong mắt bạn bè….

  • Vứt rác bừa bãi

  • Tụ tập bạn bè, lôi kéo bạn bè vào con đường tệ nạn xã hội.

  • Nói xấu người khác sau lưng họ.

  • Đánh cắp tài sản nhà nước để bán lấy tiền….

2. Suy ngẫm về bản thân

a. Trong giờ chào cờ, khi Quốc ca được cử và Quốc kì được kéo lên, lúc đó em có cảm xúc thế nào? Hãy viết lại cảm xúc đó.

b. Hãy viết ra 3 – 5 việc làm tích cực của bản thân và 3 – 5 thói quen cần hoàn thiện hơn.

Bài làm:

a. Cảm xúc của em.

Quốc kỳ và quốc ca tượng trưng cho hồn dân tộc, là kết tinh của biết bao anh linh chiến sĩ , đồng bào đã ngã xuống, hy sinh xương máu để bảo vệ độc lập và tự do của dân tộc.  Và buổi lễ chào cờ ra đời để  nhớ ơn tới những công lao to lớn đó. Có thể từ bé, mỗi lần chào cờ em chỉ biết làm theo hướng dẫn của cô giáo. Nhưng sau này, khi lớn lên một chút, em mới dần cảm thấy được sự thiêng liêng của buổi lễ chào cờ.  Mỗi khi lá cờ của Tổ quốc từ từ được kéo lên đỉnh cột cờ thì bài Quốc ca phải vang lên hùng tráng trong không khí trang nghiêm của buổi lễ.

Em và mọi người cùng hát to, hát rõ, hát đúng lời và đúng giai điệu để thể hiện sự tôn kính và tri ân đối với anh linh của chiến sĩ, đồng bào. Đồng thời khi hát to, hát rõ, hát đúng lời và đúng giai điệu , bài Quốc ca còn nhắc nhở em cố gắng học tập thật tốt, luôn trau giồi đạo đức để trở thành con ngoan, trò giỏi. Từ đó, em tự hứa với mình sẽ luôn tiếp thu tinh hoa của nhân loại, xây dựng một đất nước Việt Nam tươi đẹp , giàu mạnh, sánh vai với các cường quốc năm châu như lời dạy của Bác Hồ.

b.

3 – 5 việc làm tích cực của bản thân

3 – 5 thói quen cần hoàn thiện

Cố gắng học tập

Chăm chỉ lao động giúp đỡ bố mẹ

Ngoan ngoãn, vâng lời người lớn

Bảo vệ tài sản của nhà nước

Cố gắng học tốt hơn môn Toán và Vật lí

Lên kế hoạch sinh hoạt và học tập cho bản thân hàng tuần

Không đùa cợt, nói lớn ở những nơi tâm linh

3. Xây dựng kế hoạch phát triển trách nhiệm công dân

Với tư cách là công dân Việt Nam, nhóm hãy suy nghĩ về những việc mình có thể làm để nâng cao tinh thần trách nhiệm của người công dân đối với cộng đồng và xã hội, góp phần tạo nên một xã hội văn minh, hiện đại. Xây dựng kế hoạch phát triển khai ý tưởng đó trong thực tiễn.

Bài làm:

Ví dụ gợi ý: Những việc mình có thể làm để nâng cao tinh thần, trách nhiệm của người công dân đối với cộng đồng và xã hội, góp phần tạo nên một xã hội văn minh, hiện đại là:

  • Gom rác thải trong công viên để tạo nên môi trường xanh – sạch – đẹp

  • Trồng cây cảnh, vườn hoa để làm đẹp quang cảnh trường lớp

  • Dọn vệ sinh sạch sẽ ở bia tưởng niệm các liệt sĩ.

  • Tuyên truyền, kêu gọi người dân đi bầu cử theo đúng quy định của nhà nước…

Giải VNEN GDCD lớp 6 Bài 1: Hoạt động tìm tòi mở rộng

Tìm hiểu về một số quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam được thể hiện trong hiến pháp năm 2013.

Bài làm:

Một số quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam được thể hiện trong hiến pháp năm 2013

Điều 14: 

1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.

2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Điều 15: 

1. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.

2. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.

3. Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.

4. Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Điều 16: 

1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Điều 17:

1. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.

2. Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác.

3. Công dân Việt Nam ở nước ngoài được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ.

Điều 18:

1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam.

 2. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

Điều 19: Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.

Điều 20:

1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

2. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định.

3. Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm.

Điều 21: 

1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.

Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.

2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.

Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.

Điều 22: 

1. Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.

2. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

3. Việc khám xét chỗ ở do luật định.

Điều 23: Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.

Điều 24:

1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

Điều 25: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.

Điều 26: 

1. Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới.

2. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội.

3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.

Điều 27: Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.

Điều 28:   

1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.

2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.

Điều 29: Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.

Điều 30: 

1. Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật.

3. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.

Điều 31:

1. Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

2. Người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai. Trường hợp xét xử kín theo quy định của luật thì việc tuyên án phải được công khai.

3. Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm.

4. Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.

5. Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Người vi phạm pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật.

Điều 32: 

1. Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác.

2. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.

3. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường.

Điều 33: Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.

Điều 34: Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội.

Điều 35: 

1. Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.

2. Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi.  

3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu.

Điều 36: 

1. Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.

 2. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em.

Điều 37: 

1. Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.

2. Thanh niên được Nhà nước, gia đình và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân; đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc.

3. Người cao tuổi được Nhà nước, gia đình và xã hội tôn trọng, chăm sóc và phát huy vai trò trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Điều 38: 

1. Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh.

2. Nghiêm cấm các hành vi đe dọa cuộc sống, sức khỏe của người khác và cộng đồng.

Điều 39: Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập.

Điều 40: Mọi người có quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó.

Điều 41: Mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hoá, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa.

Điều 42: Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp.

Điều 43: Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường.

Điều 44:   

1. Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc.

2. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất.

Điều 45:   

1. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.

2. Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân.

Điều 46: Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng.

Điều 47: Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định.