Soạn bài Ngữ Văn 7 Cánh Diều: Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2)
Tài liệu soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) Ngữ văn lớp 7 Cánh diều hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 7 Tập 2. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2)
Chuẩn bị
Ngữ văn 7 trang 12 Câu hỏi 1: Đọc trước văn bản Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2); tìm hiểu thêm về những câu tục ngữ có đề tài tương tự.
Phương pháp giải:
Đọc trước văn bản và sưu tầm thêm các câu tục ngữ có đề tài tương tự.
Lời giải:
* Cơn đằng đông vừa trông vừa chạy.
Cơn đằng tây vừa cày vừa ăn
* Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước.
* Gió nam đưa xuân sang hè.
* Vùng mây thì gió, đỏ mây thì mưa.
* Trăng quầng đại hạn, trăng tán thì mưa.
Đọc hiểu
Câu hỏi giữa bài
Ngữ văn 7 trang 12 Câu 1: Đề tài các câu tục ngữ ở đây có gì giống với các câu tục ngữ đã học ở trước?
Phương pháp giải:
Đọc lại văn bản trang 8 để khái quát đề tài.
Lời giải:
Các câu tục ngữ trong bài này và các câu tục ngữ đã học trước đó đều nói về đề tài thiên nhiên, lao động và con người.
Câu hỏi cuối bài
Ngữ văn 7 trang 12 Câu 1: Có thể chia các câu tục ngữ trong văn bản làm mấy nhóm? Đó là những nhóm nào?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản SGK.
Lời giải:
Có thể chia các câu tục ngữ trong văn bản làm ba nhóm:
– Tục ngữ về thiên nhiên: 1, 3.
– Tục ngữ về lao động sản xuất: 2, 4.
– Tục ngữ về con người: 5, 6, 7, 8.
Ngữ văn 7 trang 12 Câu 2: Nêu cách hiểu của em về các câu tục ngữ trên.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản SGK.
Lời giải:
1. Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.
Khi trời có màu ráng mỡ gà thường sẽ có mưa bão lớn. Vì thế, phải chú ý chống bão.
2. Nhất thì, nhì thục.
Vai trò của thời vụ là hàng đầu. Trong sản xuất nông nghiệp phải đảm bảo hai yếu tố là thời vụ và đất đai.
3. Mống đông vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật.
Một kinh nghiệm dự đoán thời tiết. Nếu trời có cầu vồng ở phía đông hoặc ở phía tây là sắp có mưa to gió lớn.
4. Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông.
Nếu muốn bắt tôm thì phải đi buổi gần chập tối, còn bắt cá thì đi lúc bình minh rạng đông.
5. Đói cho sạch, rách cho thơm.
Khó khăn về vật chất vẫn phải sống trong sạch, thiện lương.
6. Chết trong hơn sống đục.
Thà chết mà giữ được nhân phẩm còn hơn sống mà phải chịu nhục.
7. Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Cố gắng thì việc khó thế nào cũng sẽ xong.
8. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Khi được hưởng thành quả nào đó, phải nhớ đến người có công xây dựng nên, phải biết ơn người đã giúp mình.
Ngữ văn 7 trang 12 Câu 3: Những câu tục ngữ trong văn bản có ý nghĩa gì đối với đời sống thực tiễn của con người?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản SGK.
Lời giải:
Các câu tục ngữ có ý nghĩa thực tiễn vận dụng vào trong cuộc sống thường này đặc biệt đối với những người nông dân chân chất lam lũ. Họ vẫn luôn ghi nhớ những lời dạy mà ông cha ta để lại để áp dụng vào trong đời sống lao động sản xuất thường ngày. Những lí lẽ, những tri thức mà ông cha ta truyền bảo vẫn sẽ sống mãi với thời gian.
Ngữ văn 7 trang 12 Câu 4: Theo em, vì sao nói: Tục ngữ là kho tàng trí tuệ của nhân dân?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản SGK.
Lời giải:
Tục ngữ là kinh nghiệm của tổ tiên, ông cha đi trước đúc rút ra. Tục ngữ là kho tàng trí tuệ của nhân dân bởi chính nó là kinh nghiệm của nhiều thế hệ tổ tiên, ông cha ta đã từng trải qua lao động sản xuất, thế hệ đi trước đã từng sống trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhất.
Ngữ văn 7 trang 12 Câu 5: Hãy nêu một câu tục ngữ mà em thấy có ích đối với cuộc sống của chính mình.
Phương pháp giải:
Liên hệ bản thân để trả lời.
Lời giải:
Câu tục ngữ mà em cảm thấy có ích với cuộc sống của chính mình là “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Mỗi khi cảm thấy chán nản hoặc mất động lực, tự nhủ với lòng về bài học mà câu tục ngữ khuyên nhủ, em lại lên dây cót cho tinh thần và tiếp tục cố gắng, hi vọng vào ngày mai tươi sáng.