So sánh tình hình kinh tế văn hóa t… | Xem lời giải tại QANDA

1. Thế kỉ X-XV
a, Bối cảnh lịch sử:
Từ X – XV, là giai đoạn đầu của thời kì phong kiến độc lập, cũng là thời kì đất nước thống nhất.
Bối cảnh đó là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.
b,nông nghiệp:
Diện tích ruộng đất ngày càng được mở rộng, chú trọng mở mang hệ thống thuỷ lợi.
=> Chính sách của nhà nước đã thúc đẩy nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân ấm no, trật tự xã hội ổn định, độc lập được củng cố.
C,Thủ công nghiệp
=>>thủ công nghiệp thời kì này phát triển phong phú, một số ngành đạt trình độ cao, chất lượng tốt, chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước.
d, Thương nghiệp
Mở rộng thương nghiệp.
– Nội thương.
Chợ làng, chợ huyện, chợ chùa mọc lên nhiều nơi.
Kinh đô Thăng long là đô thị lớn vừa làm thủ công vừa buôn bán.
-Ngoại thương.
Thời Lý -Trần: ngoại thương khá phát triển:
Nhiều bến cảng được thành lập: Vân Đồn ( Quảng Ninh), Lạch Trường ( Thanh Hoá)…
E, Tôn giáo
-Ở thời kỳ độc lập, Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo có điều kiện phát triển mạnh.
– Từ cuối thế kỉ XIV, Phật giáo và Đạo giáo suy dần, thời Lê sơ, Nho giáo có vị trí độc tôn đến thế kỉ XIX. Nhà nước phong kiến hạn chế sự phát triển của Phật giáo, thiết lập tôn ti trật tự xã hội của nho giáo trong nhân dân.
F,Giáo Dục
– Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu.
– Năm 1075, tổ chức khoa thi đầu tiên ở kinh thành.
– Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV, giáo dục Đại Việt được hoàn thiện và phát triển, là nguồn đào tạo quan chức và người tài.
– Thời Lê sơ, cứ ba năm có một kỳ thi Hội chọn tiến sĩ.
– Năm 1484, dựng bia ghi tên tiến sĩ.
– Giáo dục góp phần đào tạo người làm quan, người tài cho đất nước, nâng cao dân trí nhưng giáo dục Nho học không tạo điều kiện cho phát triển kinh tế.
G, Văn học
Văn học dân tộc ngày càng phát triển. Hàng loạt bài thơ, hịch, phú nổi tiếng như “ Nam quốc Sơn Hà”, “Hịch tướng sĩ”, “Bạch Đằng giang phú”, “Bình Ngô đại cáo”…
– Văn thơ chữ Nôm xuất hiện: Quốc âm thi tập, Hồng Đức thi tập
– Văn học dân gian tiếp tục phát triển và đạt nhiều thành tựu.
H, Nghệ thuật
Nhiều công trình nghệ thuật Phật giáo được xây dựng ở khắp mọi nơi: chùa Một Cột, chùa Dâu, chùa Phật Tích, tháp Báo Thiên, tháp Phổ Minh, chương Quy Điền,…
– Cuối thế kỉ XIV, thành nhà Hồ được xây dựng và trở thành điển hình nghệ thuật xây thành.
– Tháp Chăm được xây dựng nhiều và mang phong cách đặc sắc.
– Nhiều tác phẩm điêu khắc mang hoa văn, họa tiết độc đáo
– Nghệ thuật sân khấu như chèo, tuồng ra đời và ngày càng phát triển.
– Âm nhạc phát triển có nhiều nhạc cụ như cơm sáo, tiêu, đàn cầm, cồng chiêng…
– Múa được tổ chức vào các ngày lễ, ngày mùa.