So sánh sự khác biệt giữa công nghệ lưu trữ NAS và SAN – IDC Online
So sánh sự khác biệt giữa công nghệ lưu trữ NAS và SAN
NAS và SAN đang là 2 công nghệ lưu trữ được sử dụng phổ biến hiện nay. Trong bài viết này, IDC Online sẽ phân biệt 2 công nghệ này để bạn có thể lựa chọn 1 hình thức thật phù hợp với doanh nghiệp của mình.
Tìm hiểu về công nghệ lưu trữ
Công nghệ lưu trữ NAS
Hình 1. NAS
NAS (Network Attached Storage) là một thiết bị lưu trữ chuyên dụng cho phép lưu trữ theo tệp. Các tệp trong NAS được lưu trữ trên một hoặc nhiều thiết bị lưu trữ hoặc bằng RAID. NAS chủ yếu sử dụng giao thức CIFS hoặc NFS để giao tiếp.
Bản thân NAS là một node mạng, có địa chỉ IP riêng, kết nối với các thiết bị khác trong cùng mạng. Nhờ đó, NAS giúp tăng cường sự cộng tác. Bạn có thể truy cập dữ liệu từ nhiều vị trí khác nhau, kiểm soát tốt và tăng độ bảo mật dữ liệu.
NAS hoạt động giống một thư mục được chia sẻ. Và người dùng truy cập nội dung của thư mục đó giống như bất kỳ tệp nào khác trên mạng. Tuy nhiên, NAS sử dụng mạng LAN để hoạt động. Do vậy nếu mạng LAN gặp trục trặc thì NAS sẽ ngừng hoạt động.
Công nghệ lưu trữ SAN
Hình 2. SAN
SAN (Storage Area Network) là tập hợp gồm nhiều máy chủ và thiết bị được kết nối với nhau qua nhiều giao thức khác nhau. Nó cókhả năng lưu trữ theo khối, đem lại hiệu suất cao ngay cả khi có một số lượng truy cập lớn tại 1 thời điểm. SAN sử dụng đường truyền cáp quang tốc độ cao để truy cập dữ liệu. Nhờ vậy mà loại bỏ các nhược điểm của giao thức TCP/IP và mạng LAN.
SAN được cấu trúc bởi 2 tầng. Tầng đầu tiên phù hợp cho những câu lệnh kết nối và kiểm tra trạng thái của việc kết nối . Đối với tầng thứ hai, có phần hỗ trợ cho các dịch vụ giá trị gia tăng.
So sánh sự khác nhau giữa công nghệ lưu trữ NAS và SAN
Hình 3. So sánh sự khác nhau giữa công nghệ lưu trữ NAS và SAN
Giao thức
NAS kết nối trực tiếp với mạng Ethernet thông qua cáp vào bộ chuyển mạch Ethernet. NAS sử dụng một số giao thức để kết nối với các máy chủ bao gồm HTTP, NFS, SMB / CIFS,…
Đối với SAN thì các máy chủ liên lạc với các thiết bị ổ đĩa SAN thông qua giao thức SCSI. SAN được hình thành bằng cách sử dụng fabric SAS / SATA
Khả năng mở rộng
Các thiết bị NAS đầu vào có khả năng mở rộng không cao. Nhưng các hệ thống NAS cao cấp có quy mô lên đến petabyte do sử dụng các cụm hay các nút mở rộng quy mô.
Ngược lại, khả năng mở rộng là một ưu điểm lớn của SAN. Kiến trúc mạng của SAN cho phép quản trị viên có thể mở rộng hiệu suất và dung lượng.
Xử lý dữ liệu
NAS xử lý dữ liệu dựa trên file còn SAN thì xử lý dữ liệu khối.
NAS có thể hoạt động trên không gian toàn cầu. Và SAN có quyền truy cập vào hệ thống SAN chuyên dụng. Hệ thống SAN cho phép máy chủ chia sẻ tập tin. Trong kiến trúc SAN, mỗi máy chủ sẽ duy trì một LUN chuyên dụng, không chia sẻ. Hệ thống SAN cho phép máy chủ chia sẻ dữ liệu một cách an toàn thông qua quyền cấp file vào các máy chủ trên cùng LUN.
Kết cấu mạng
NAS sử dụng mạng TCP/IP, phổ biến nhất là mạng Ethernet. Các SAN truyền thống thường chạy trên mạng fibre channel có tốc độ cao. Cũng có nhiều SAN đang sử dụng fabric dựa trên IP bởi chi phí và độ phức tạp của fibre channel.
Dễ quản lý
NAS quản lý dễ dàng hơn SAN rất nhiều. Các thiết bị dễ cắm vào mạng LAN và mang tới một giao diện quản lý đơn giản.
Trong khi đó, SAN cần nhiều thời gian quản trị hơn thiết bị NAS. Việc triển khai yêu cầu thực hiện các thay đổi vật lý cho trung tâm dữ liệu . Và quản lý yêu cầu quản trị viên phải có kiến thức chuyên môn.
Khi nào cần sử dụng công nghệ lưu trữ
- Cần lưu trữ và chia sẻ tập tin
- Lưu trữ dữ liệu cho các website thương mại điện tử
- Chỉnh sửa video
- Lưu trữ big data
- Hỗ trợ các môi trường ảo hoá
- Sao lưu nhanh dữ liệu
SAN và NAS hợp nhất sẽ kết hợp file và lưu trữ dữ liệu vào một hệ thống lưu trữ duy nhất. Hệ này hỗ trợ tối đa bốn giao thức. Bộ điều khiển lưu trữ phân bổ lưu trữ vật lý để xử lý NAS hoặc SAN.
Chúng phù hợp cho các doanh nghiệp vừa, những người cần lưu trữ bằng cả công nghệ NAS và SAN. Nhưng lại không xây dụng được không gian trung tâm dữ liệu và quản trị viên dành riêng cho các hệ thống riêng biệt.
Hãy đến IDC Online ngay hôm nay để được tư vấn, hỗ trợ, giải đáp các thắc mắc nhé !
Mời bạn tham khảo thêm bài viết khác tại IDC Online trang chuyên chia sẻ kiến thức.
03/09/2021 10:24 |
0 Bình luận