So sánh nhà nước xã hội chủ nghĩa và nhà nước tư bản chủ nghĩa

Nhà nước xã hội chủ nghĩa và nhà nước tư sản đều là cơ sở tồn tại của xã hội loại người tại các giai đoạn lịch sử nhất định.

Tuy nhiên, giữa nhà nước xã hội chủ nghĩa và nhà nước tư bản chủ nghĩa có những điểm khác nhau cơ bản sau đây:

(i) Nhà nước xã hội chủ nghĩa

Nhà nước xã hội chủ nghĩa:

– Là kiểu nhà nước cuối cùng trong lịch sử xã hội loài người.

– Là tổ chức mà thông qua đó, đảng của giai cấp công nhân thực hiện vai trò lãnh đạo của mình đối với toàn xã hội;

– Là một tổ chức chính trị thuộc kiến trúc thượng tầng dựa trên cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội; đó là một nhà nước kiểu mới, thay thế nhà nước tư sản nhờ kết quả của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa;

– Là hình thức chuyên chính vô sản được thực hiện trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

(ii) Nhà nước tư bản chủ nghĩa

Nhà nước tư sản là kiểu nhà nước ra đời, tồn tại và phát triển trong lòng hình thái kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa.

Nhà nước tư sản thiết lập nguyên tắc chủ quyền nhà nước trên danh nghĩa thuộc về nhân dân; cơ quan lập pháp là cơ quan đại diện của các tầng lớp dân cư trong xã hội do bầu cử lập nên; thực hiện nguyên tắc phân chia quyền lực và kiềm chế, đối trọng giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp; thực hiện chế độ đa nguyên, đa đảng trong bầu cử nghị viện và tổng thống; hình thức chính thể phổ biến của nhà nước tư sản là cộng hòa và quân chủ lập hiến.