So Sánh Một Số Sản Phẩm Mới Của Unilever Và P&g Về Giá Bán, Doanh Thu Và Thị

Chính sách phân phối và quản trị hệ thống kênh phân phối tại công ty P$G Việt Nam – 7

học cũng có những nhu cầu tiêu dùng khác để chăm sóc hơn cho bản thân và gia đình. Đây cũng chính là một điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung và P&G Việt Nam nói riêng phát triển công việc kinh doanh của mình. Người Việt Nam có câu “ nhập gia tùy tục” và P&G Việt Nam cũng lấy đây làm định hướng cho kế hoạch kinh doanh của mình, nghĩ theo cách nghĩ của người Việt để tạo ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam.

1.2.1.4. Môi trường công nghệ

Trình độ khoa học công nghệ Việt Nam đang có những tiến bộ đáng kể đóng góp cho sự phát triển chung của nền kinh tế. Việc xuất hiện ngày càng nhiều các giải pháp công nghệ tiên tiến trong nâng cao chất lượng cuộc sống, sức khỏe con người; trong đổi mới sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất và phân phối sẽ tạo lợi thế cho Công ty nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới ngày càng hoàn thiện đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

1.2.1.5. Môi trường tự nhiên

Các yếu tố tự nhiên không lường trước được ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế, đến khả năng tiêu dùng cũng ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Bên cạnh sản xuất, Công ty còn rất quan tâm tới vấn đề bảo vệ môi trường, áp dụng các công nghệ hiện đại để sản xuất mà vẫn an toàn cho môi trường.

1.2.2. Nhà cung cấp

Các nhà cung cấp trong nước: Công ty sử dụng các nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước để giảm chi phí cũng như giá thành sản phẩm. 60% nguyên liệu của công ty được cung cấp bởi các đối tác nội địa, 40% còn lại là hương liệu, đây là những nguyên liệu đặc chủng mà trong nước không có nên Công ty phải nhập khẩu. 100% các loại bao bì sản phẩm của Công ty cũng được cung cấp bởi hơn 54 nhà cung cấp bao bì trong nước. Số lượng các nhà

cung cấp bao bì trong nước khá lớn nên Công ty có rất nhiều lựa chọn và không bị phụ thuộc. 18

Các nhà cung cấp nước ngoài: để có nguồn nguyên liệu đặc chủng phục vụ cho sản xuất, Công ty đã ký hợp đồng cung ứng nguyên liệu dài hạn và ổn định với các đối tác tại ấn Độ, Indonesia, Malaysia…

1.2.3. Đối thủ cạnh tranh

Trong kinh doanh, cạnh tranh là tất yếu. Cạnh tranh thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng. Hiện nay, ngành hàng tiêu dùng đang ngày càng có tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định, cũng như rất có sức hấp dẫn với các nhà đầu tư. Điều này khiến cho việc cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt trong cuộc đua giành thị phần và thu lợi nhuận cao. Trên thị trường thế giới, các đối thủ nặng ký của tập đoàn P&G có thể kể đến như Unilever, Johnson&Johnson (trong ngành hàng tiêu dùng), L’Oreal ( trong ngành hàng chăm sóc sắc đẹp)….

Với gần 15 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam, P&G Việt Nam liên tục phát triển và lớn mạnh, trở thành một trong những doanh nghiệp nước ngoài hàng đầu tại thị trường Việt Nam. Hiện Unilever vẫn được đánh giá là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của P&G tại thị trường Việt Nam, kế đến là L’Oreal và một số công ty trong nước khác như Vico, Công ty bột giặt Lix, Mỹ Hảo…cạnh tranh với P&G ở các dòng sản phẩm khác nhau.

1.2.3.1. Công ty Unilever Việt Nam

Unilever là một tập đoàn đa quốc gia chuyên cung ứng các sản phẩm tiêu dùng hàng đầu thế giới với các ngành hàng như thực phẩm, hóa mỹ phẩm, các sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân và gia đình. Hiện Unilever đã có mặt trên 150 quốc gia Unilever Việt Nam là một công ty đa quốc gia được thành lập do sự liên doanh giữa tập đoàn Unilever với tổng Công ty hóa chất

18 : Tài liệu nội bộ Công ty P&G Việt Nam

Việt Nam, theo giấy phép số 1130/GPDDC6 năm 1995, với trụ sở chính đặt tại thành phố Hồ Chí Minh. 19

Unilever Việt Nam cung cấp ra thị trường những sản phẩm cùng thuộc dòng chăm sóc cá nhân và gia đình như P&G Việt Nam.

– Các sản phẩm chất tẩy rửa: Bột giặt Omo, Viso, nước xả vải Comfort, nước rửa bát Sunlight, nước tẩy rửa bồn cầu Vim…

– Các sản phẩm chăm sóc cơ thể: xà phòng, sữa tắm Lux, Lifebouy…

– Các sản phẩm chăm sóc răng miệng: kem đánh răng P/S, Close-up…

– Các sản phẩm chăm sóc tóc: Sunsilk, Clear, Dove…

– Các sản phẩm chăm sóc da: Pond/s….

-Các sản phẩm thực phẩm: trà Lipton, hạt nêm Knorr….

Như vậy trên thị trường Việt Nam, Unilever cung cấp các sản phẩm rất đa dạng.

Có thể thấy trên thị trường Việt Nam, các nhãn hiệu của Unilever đa dạng hơn của P&G. Tuy nhiên, các sản phẩm của P&G xét về khía cạnh chất lượng có thể nói là “nhỉnh” hơn so với các sản phẩm của Unilever, dù cả hai đều có khá nhiều nhãn hàng “đối đầu” với nhau. Hơn nữa, Unilever là “người đi sau”, chưa thể có được những thương hiệu nổi danh toàn cầu như Oral-B, Gillette… của P&G. Tuy nhiên, chiến lược phân phối tập trung nhằm đưa hàng hóa vào thị trường với khối lượng lớn đang giúp Unilever ngày càng thành công trong việc tiếp cận khách hàng ở mọi vùng miền trên cả nước. Hiện nay tại Việt Nam, hầu như tại bất kỳ cửa hàng tạp hóa nào – từ vùng núi đến miền duyên hải, từ cao nguyên đến đồng bằng – đều có ít nhất một loại sản phẩm do Unilever sản xuất.

Các sản phẩm mà Unilever tung ra trên thị trường là nhằm cạnh tranh với các sản phẩm của P&G, hai công ty cạnh tranh rất gay gắt trên thị trường nhằm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng…từ các chiến dịch quảng

19 : http://www.vinachem.com.vn/CompanyLDDetail.asp?ComID=13

cáo, tiếp thị; các chiến dịch tung ra sản phẩm mới; thay đổi bao bì, kiểu dáng sản phẩm cũng thường xuyên theo sát và đối chọi nhau…

Có thể kể đến một ví dụ về dòng sản phẩm dầu gội, trong nửa đầu năm 2007, khi P&G tung ra các dòng sản phẩm mới như Rejoice gia đình sạch mềm (chai 175 ml, 350ml, 700ml), Rejoice trị gầu hoa quả (túi nhỏ 6,5ml), Pantence đẹp mềm mượt (túi nhỏ 5ml)…thì Unilever cũng không kém phần linh hoạt khi cho ra thị trường các dòng sản phẩm khác nhau như Sunsilk vào nếp suôn mượt (chai 200g và 400g), Lifebouy trị gầu gia đình (túi nhỏ 5,5 ml), Clear trị gàu mát lạnh bạc hà (chai 140g, 80g,túi nhỏ), Dove thẳng mượt (chai 200 và 400ml, túi nhỏ 6ml)…

Bảng 1: So sánh một số sản phẩm mới của Unilever và P&G về giá bán, doanh thu và thị phần ở các thành phố lớn

(Số liệu năm 2008 – tính đến tháng 6/2008)20

Công ty

Sản phẩm

Chủng loại

Giá bán (đồng/đvsp)

Doanh thu (triệu đồng)

Thị phần (%)

P&G Việt Nam

Rejoice fruity smooth

Gói 7,5ml

499,62

19 245

2,8

Rejoice ngăn rụng tóc

Gói 7ml

499,76

6 457

0,9

Chai 200ml

21 339

2 567

0,4

Pantene đẹp mềm mượt

Gói 5ml

499,66

6 304

0,9

Head&Shoulder trị gàu

Chai 175ml

29 978

2 778

0,4

Unilever Việt Nam

Clear trị gầu mát lạnh bạc hà

Gói 6ml

499,88

27 781

4

Sunsilk siêu mềm mượt

Gói 7ml

481,26

9 973

1,4

Chai 200g

21 561

9 315

1,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang: Chính sách phân phối và quản trị hệ thống kênh phân phối tại công ty P$G Việt Nam

Chính sách phân phối và quản trị hệ thống kênh phân phối tại công ty P$G Việt Nam - 7

20 : Công ty nghiên cứu thị trường AC Nielsen Việt Nam

Sunsilk vẻ đẹp phục hồi

Gói 7ml

492,33

2 184

0,3

Clearmen trị gầu

Gói 6ml

499,79

3 697

0,5

Qua bảng số liệu trên có thể thấy, tuy các sản phẩm của Unilever đa dạng hơn của P&G nhưng giá bán sản phẩm của P&G nhìn chung cao hơn một chút so với Unilver nên P&G vẫn thu được doanh thu đáng kể trên các sản phẩm của mình. Tuy nhiên, Unilever với thế mạnh Marketing và chiến lược phân phối tâp trung, bao phủ toàn bộ thị trường cùng với sự hậu thuẫn của tập đoàn Unilever tuy là “người đi sau” so với P&G nhưng tiềm lực tài chính hùng mạnh, Unilever Việt Nam với những thế mạnh vốn có trên thị trường chắc chắn vẫn sẽ là đối thủ nặng ký nhất của P&G tại thị trường Việt Nam

1.2.3.2.Công ty TNHH Vico

Công ty TNHH Vico được thành lập năm 1994 có trụ sở chính tại số 94 đường 208 An Đồng, An Dương, thành phố Hải Phòng. Vico chuyên sản xuất và kinh doanh chất tẩy rửa và hóa mỹ phẩm, trong đó thương hiệu Vico- Vì Dân là thương hiệu mạnh, nổi tiếng tại Việt Nam, đặc biệt ở khu vực nông thôn. Hệ thống danh mục sản phẩm của Vico tương đối đa dạng.

– Bột giặt: Vico Automatic (bột giặt máy), Star, Vì Dân, VF siêu sạch.

– Nước rửa chén: Vico, Two Lemon.

– Nước xả vải: Flower, Flove, Oliu.

– Nước lau sàn nhà: Lord

– Nước tẩy bồn cầu: Multi.

– Dầu gội, dầu xả: Vico, Espa.

– Sữa tắm trắng da Azole, sữa tắm dưỡng chất Angle

Thị trường mục tiêu của Vico là người tiêu dùng có thu nhập trung bình và thu nhập thấp. Công ty có chủ trương tạo sản phẩm với mẫu mã và đóng

gói đơn giản, tiết kiệm chi phí quảng cáo, tiết kiệm chi phí phân phối bằng việc xây dựng hệ thống phân phối từ những đại lý, nhà phân phối nhỏ chưa bị ràng buộc bởi các tập đoàn đa quốc gia kinh doanh cùng ngành hàng, làm giảm giá thành đến 60%, chính vì vậy các sản phẩm của Vico có mức giá rẻ cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Ví dụ như 1kg bột giặt Vì dân có giá bán lẻ trên thị trường là 13 600VND trong khi đó giá bột giặt Tide 1kg của P&G là 23 500VND. Với lợi thế về giá bán nên các sản phẩm của Vico dễ dàng được người tiêu dùng chấp nhận đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Hiện nay các sản phẩm của Vico chiếm từ 10-12% thị phần Việt Nam. Ngoài việc bán hàng trong nước, công ty còn xuất khẩu sản phẩm sang Irap, Cuba, Đài Loan, Trung Quốc. Từ năm 2003, bột giặt Vì Dân đã nổi lên như một hiện tượng trong ngành hàng chất tẩy rửa. Đến nay, Vì Dân

chiếm thị phần từ 9-10% thị phần bột giặt cả nước, và hướng tới mục tiêu đạt thị phần từ 20-25% trong tương lai.21 Sự xuất hiện của Vico nói chung và Vì Dân nói riêng đã ảnh hưởng tới thị trường bột giặt, làm giảm thị phần của P&G nhất là ở các vùng nông thôn và miền núi.

Tuy nhiên, do Vico là công ty nội địa nên khả năng tài chính và quản lý cũng còn hạn chế, hệ thống phân phối của công ty này còn mỏng và chưa chuyên nghiệp, chỉ tập trung vào một số nhà bán buôn và bán lẻ lớn và để hàng hóa tự chảy mà không chú trọng đến các chính sách xúc tiến bán nên chưa thu hút được người tiêu dùng khu vực thành thị.

Nhìn chung, là một công ty nội địa, xuất hiện trên thị trường sau P&G rất lâu, với những kết quả đạt được như ngày nay thì Vico cũng là một đối thủ đáng lưu tâm của P&G Việt Nam trong ngành hàng chất tẩy rửa.

Như vậy, qua việc phân tích một số đối thủ cạnh tranh của Unilever trên thị trường Việt Nam hiện nay có thể nhận thấy một số đặc điểm sau:

21 : http://www.vicogroup.com.vn/home/newsdetail.asp?iData=461

– Hầu hết các đối thủ chỉ tập trung kinh doanh từ một đến ba lĩnh vực do đó cơ cấu tổ chức và bộ máy gọn nhẹ, linh hoạt hơn của P&G, cũng như thích nghi nhanh hơn với sự thay đổi của môi trường.

– Unilever là tập đoàn đa quốc gia lớn, là đối thủ cạnh tranh chính của P&G không chỉ tại thị trường Việt Nam mà còn trên phạm vi cả thế giới trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh. Ngoài khả năng tài chính hùng mạnh và mô hình quản lý chuyên nghiệp, chính sách phân phối và hoạt động Marketing của Unilever cũng rất hiệu quả nên các sản phẩm của họ được người tiê dùng ưa thích và lựa chọn sử dụng rộng rãi.

Do đó, P&G Việt Nam với lợi thế của “người đi đầu”, không những phải nỗ lực cải thiện và duy trì vị trí mà còn phải chú ý tới các động thái của các đối thủ cạnh tranh, dù là nhỏ nhất để dự phòng trước những biến động trên thị trường, đảm bảo vững chắc thị phần, lợi nhuận và mục tiêu kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay.

1.2.4. Khách hàng

Trong bối cảnh nhu cầu thị trường có hạn, tồn tại rất nhiều sản phẩm có chất lượng và giá cả tương đối giống nhau và sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ trên thị trường thì vị trí của người mua là số một. Đối với khách hàng, họ luôn mong muốn tìm được nhà sản xuất đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ. Quyết định mua hàng của khách hàng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Sự tồn tại của Công ty phụ thuộc vào sự lựa chọn và tiêu dùng sản phẩm mà Công ty cung cấp. Chất lượng sản phẩm là một trong những yếu tố tiên quyết thu hút khách hàng. Bên cạnh đó, Công ty thường xuyên áp dụng các chính sách khuyến mãi, giảm giá, tặng kèm…để thu hút khách hàng và kích thích tiêu thụ. Khách hàng của Công ty không chỉ là

người tiêu dùng cuối cùng mà còn bao gồm cả nhà phân phối, nhà bán buôn và bán lẻ, siêu thị….

2. Chiến lược phân phối

Cùng với các yếu tố khác trong chiến lược Marketing, chính sách phân phối đã đóng góp một phần rất quan trọng vào việc tăng doanh thu và thị phần liên tục của P&G Việt Nam trong những năm qua. Trong những năm đầu, P&G không có tham vọng xây dựng một mạng luới phân phối bao trùm toàn quốc, mà tùy khu vực, nhóm khách hàng mục tiêu mà xây dựng hệ thống phân phối mạnh hay yếu. Nguyên tắc 20/80 (20% khách hàng mục tiêu chiếm 80% doanh số và nguợc lại) đã giúp P&G tiết kiệm khá nhiều chi phí cho mạng phân phối mà vẫn mang lại hiệu quả tối ưu. Thời gian gần đây, P&G có “tham vọng” bao phủ thị trường nên đã tích cực cải tiến và tăng cường hệ thống kênh phân phối, nhằm giúp Công ty đưa hàng hóa vào thị trường với khối lượng lớn hơn.

Phương thức phân phối mà P&G sử dụng là phương thức phân phối trực tiếp, nghĩa là hàng hóa được trực tiếp đưa đến các cửa hàng bán lẻ.P&G rất chú trọng đầu tư cho các hoạt động tiếp thị tại các cửa hàng bán lẻ sản phẩm công ty. Theo P&G, hoạt động marketing tại cửa hàng giúp công ty có thêm trên 30% số khách hàng chưa có chủ định về thương hiệu, làm tăng 20% doanh số công ty. Giúp cho các cửa hàng, các sạp chợ nâng cao trình độ trưng bày sản phẩm và chất lượng phục vụ khách hàng để tạo sức thu hút hơn hẳn đối thủ là một trong những chiến luợc của P&G ngay cả khi công ty có mối quan hệ làm ăn với các nhà phân phối chuyên nghiệp nhu tập đoàn Metro Cash & Carry hay Big C.

Hiện công ty có 13 nhà phân phối trên toàn quốc, 140 000 cửa hàng bán buôn và bán lẻ, 256 siêu thị tạo điều kiện cho người tiêu dùng ở khắp mọi nơi

Download pdf, tải về file docx

Ngày đăng: 30/04/2022

Đánh giá:

4.3/5 (16 bình chọn)