So sánh hệ thống giáo dục Mỹ và Việt Nam: Đâu là điểm khác biệt ? –

Là quốc gia được đánh giá là có hệ thống giáo dục bậc nhất thế giới. Bởi vậy, Mỹ được nhiều du học sinh quốc tế lựa chọn để đi du học. Hệ thống giáo dục Mỹ và Việt Namcó gì khác biệt? 

Theo thống kê của US News & World Report (trang Báo cáo Tin tức Hoa kỳ & Thế giới) đầu năm 2021, nền giáo dục của Mỹ đứng top 1 trong 73 quốc gia và top 8 trường đại học tốt nhất thế giới. Mỗi năm Mỹ trích ra khoản 5-6% ngân sách trong tổng GDP để chi tiêu giáo dục, không phải quốc gia nào cũng chịu đâu tư lớn đến vậy dành cho nền giáo dục nước nhà.

Giáo dục của Mỹ còn được ghi nhận là nơi hội tụ đào tạo nhiều tiến sĩ và thạc sĩ đạt thành tựu với nhiều lĩnh vực xuất săc khác nhau trong khi các quốc gia khác thì chỉ riêng 1 số lĩnh vực. Chất lượng giảng dạy, giáo dục đều tốt đồng đều hết tất cả các lĩnh vực nên mới thu hút được nhiều du học sinh quốc tế, trong đó có Việt Nam.

Sự khác nhau giữa các bậc học của Mỹ và Việt Nam

Mỗi nền giáo dục sẽ có các chương trình đào tạo khác nhau nên dẫn tới các cấp bậc cũng sẽ thay đổi. Mỹ chú trọng trong việc rèn luyện hình thành thói quen cho các bé trước nên bậc cấp thấp sẽ học nhiều hơn so với Việt Nam, cụ thể như sau:

 

Mỹ

Việt Nam

Tiểu học

8 năm

5 năm

Trung học phổ thông

4 năm

3 năm

Cao đẳng

2 năm

3 năm

Đại học

4 năm

4-5 năm

Thạc sĩ

2 năm

2 năm

Tiến sĩ

3-6 năm

3- 7 năm

Chương trình các cấp bậc của Mỹ sẽ khác so với Việt Nam khá nhiều, nên trước khi du học học sinh sinh viên cần chú ý:

  • Trong thời gian tìm hiểu trường học thì cân nhắc trong việc chọn trường phù hợp với trình độ của mình hiện tại trong nước.
  • Tìm hiểu rõ yêu cầu tuyển sinh của trường học đó như: điểm từng môn, điểm trung bình ( GPA) vì mỗi trường sẽ có yêu cầu cung cấp bảng điểm khác nhau.

Tìm hiểu thêm:

Du Học Mỹ Từ Lớp 11 Có Nên Không?

Mục tiêu giáo dục của hai quốc gia

Mỹ là quốc gia luôn coi trọng sự tự do, dân chủ cũng là quốc gia tiên phong trong giáo dục đào tạo hướng tới sự tự do phát triển bản thân, tôn trọng sự tự do của người khác ngay từ các bậc học đầu đời. Rèn luyện tính kỉ luật, phát triển tư duy tự do sáng tạo.

Điều này giúp cho mỗi cá nhân dễ dàng thích nghi với cuộc sống, văn hóa đa dạng và không bị gò bó theo khuôn khổ.

Mục tiêu giáo dục của Mỹ

Mục tiêu giáo dục của Việt Nam

  •  Hướng tới mỗi cá nhân phát triển được toàn diện thông qua tư duy phản biện, đóng góp ý kiến và xây dựng.
  • Hướng tới mỗi cá nhân phải đạt thành tích điểm số cao mỗi cấp bậc nên học sinh sinh viên Việt Nam cắm đầu vào học.
  • Luôn khuyến khích tạo điều kiện cho học sinh trải nghiệm thực tế phát triển theo năng khiếu sở trường của mình.
  • Các bậc phụ huynh và nhà trường đưa ra những khuôn khổ mà học sinh bắt buộc làm theo sự sắp xếp có sẵn.

 Sự khác nhau giữa nội dung chương trình giảng dạy

Chương trình giảng dạy của Mỹ và Việt Nam không khác nhau nhiều, chủ yếu cách giảng dạy của Mỹ chú trọng đến việc cho học sinh trải nghiệm thực tế nhiều hơn học lý thuyết để nâng cao các kỹ năng mềm, phát triển tư duy hình thành thói quen tự chủ trong việc học.

Mỹ

Việt Nam

  • Mỗi học kỳ bao gồm có 5 môn và mỗi tuần tối thiểu có khoảng 4 bài kiểm tra cho 1 môn học. ( kiểm tra trắc nghiệm trên máy tính)
  •  Đối với 3 cấp bậc tiểu học, trung học, phổ thông thì mỗi học kỳ sẽ có 12 môn học. Mỗi môn sẽ được kiểm tra 4 bài.
  •  Khối lượng kiến thức ở mức trung bình, dành nhiều thời gian còn lại cho học sinh trải nghiệm thực tế.
  • Khối lượng kiến thức dày đặc, giao bài tập về nhà nhiều, thiên về học lý thuyết nhiều hơn trải nghiệm thực tế.
  • Chương trình học từ kiến thức cơ bản đến nâng cao.
  • Chương trình học xen kẽ nhau, cơ bản và nâng cao song song với nhau.
  • Không phân biệt môn phụ môn chính, đều học và phát triển toàn diện.
  • Các môn học được phân biệt môn chính môn phụ hình thành thói quen học sinh chỉ tập trung vài môn chính, dẫn tới không phát triển được các kỹ năng mềm.
  •  Trải nghiệm thực hành thực tế song song với lý thuyết được giảng viên dạy.
  • Thiên về lý thuyết là nhiều.

Hệ thống giáo dục Mỹ và Việt Nam có khác nhau về phương pháp giảng dạy?

Đối với nền giáo dục của Mỹ thì bạn yên tâm về các phương pháp giảng dạy và chương trình học nơi đây. Vì giáo viên, giảng viên đều được đào tạo chuyên nghiệp, có trình độ nghiệp vụ sư phạm cao.

Mỹ

Việt Nam

  •  Khuyến khích học sinh đưa ra quan điểm của mình để có thể tự tin phát biểu theo cảm nghĩ và tự tin trước đám đông.
  • Giao bài tập về nhà rồi lên lớp cùng các bạn trong lớp sửa bài, thụ động không phát biểu nhiều dù giáo viên khuyến khích cộng điểm.
  •  Học sinh thường có 2 – 4 tiếng mỗi tuần để giải đáp các thắc mắc về bài học tại văn phòng giáo viên.
  • Chương trình học nặng, luôn kêu gọi học sinh đi học thêm sau mỗi giờ học để theo kịp chương trình giáo án soạn của Bộ.
  •  Đối với các bậc cấp cao như: cao đẳng, đại học và sau đại học sinh viên tự tìm tòi tìm hiểu kiến thức trên website và được hướng dẫn từ giáo viên trên mỗi giờ lên lớp.
  •   Đối với các bậc cấp cao như: cao đẳng, đại học và sau đại học sinh viên sẽ có giảng viên cố vấn ngành học rồi mỗi giờ lên lớp sẽ học theo giáo án của giáo viên đưa ra.
  • Trong 2 năm đầu sinh viên có thể học 2 ngành song song hoặc có thể thay đổi ngành học dù đã được đăng ký từ trước.
  •  Sinh viên chỉ được chọn 1 lần duy nhất nên rất cận trọng trong việc chọn ngành học, nếu thay đổi bắt buộc phải học lại từ đầu.
  • Sinh viên tự chủ động đăng kí lên lịch học thời khóa biểu cho mình, tự sắp xếp thời gian hợp lí và có thể đăng kí giảng viên mình muốn theo học.
  • Sinh viên tự đăng kí môn học theo quy định ngành học, nhà trường sẽ lên lịch học cho sinh viên sắp xếp thời gian tham gia.

Cách trao đổi, liên kết giữa giáo viên và học sinh

Tại các trường bậc cao của Mỹ, giữa giảng viên – sinh viên trao đổi thông tin với nhau rất bình đẳng, thân thiện và tự do thoải mái, luôn vui vẻ niềm nở khi sinh viên đưa ra các quan điểm trong suốt buổi học từ đó giảng viên mới tiếp thu đánh giá và dễ dàng định hướng cho sinh viên.

Ở Việt Nam, thì giữa giảng viên – sinh viên đòi hỏi sự nghiêm túc trong suốt buổi học, vẫn có những giảng viên rất dễ gần gũi cởi mở nhưng còn  khá hạn chế. Các bạn dễ dẫn tới áp lực với những điểm số và thi cử.

Theo đó bất kì sự so sánh hệ thống giáo dục Mỹ và Việt Nam sẽ có những sự chênh lệch khập khiễng khác nhau vì còn tùy thuộc vào mỗi nền văn hóa mỗi nước khác nhau, nhưng nếu có thể nhìn nhận một cách khách quan và thực tế thì nền văn hóa giáo dục Việt Nam cần học tập và tiếp thu rất nhiều từ các nền văn hóa trên thế giới hướng tới tương lai tốt đẹp góp phần làm đẹp hình ảnh Việt Nam trong mắt bạn bè thế giới.

Những so sánh về hệ thống giáo dục Mỹ và Việt Nam ở phía trên, hi vọng sẽ giúp cho các bạn một cái nhìn bao quát hơn. Nếu như các bạn yêu thích cách giáo dục của Mỹ, hãy chuẩn bị ngay từ bây giờ cho việc Du học Mỹ của mình nhé.
Liên hệ với Việt Phương Edu để được tư vấn và hỗ trợ thêm các thông tin, chương trình học bổng du học Mỹ.

Liên hệ ngay với VPEdu để được tư vấn miễn phíLiên hệ ngay với VPEdu để được tư vấn miễn phí

 

 

5/5 – (1 bình chọn)