So sánh hai hệ thống giáo dục Anh và Mỹ – Tư vấn du học – Học bổng Sunmoon

Cả hai quốc gia đều có truyền thống giàu có với giáo dục bậc đại học chất lượng, các cơ sở nghiên cứu xuất sắc, và một nền văn hóa đề cao lối tư duy sâu sắc và tự do học thuật. Tuy nhiên, sự khác biệt ở cấu trúc và đời sống sinh viên giữa hai nước cũng rất rõ nét. Cùng so sánh hệ thống giáo dục giữa Mỹ và Anh với bài viết này nhé.

Thời gian cần thiết

 

Có lẽ điểm khác biệt quan trọng nhất giữa hai hệ thống giáo dục Mỹ và Anh là quãng thời gian cần thiết để hoàn thành chương trình học. Nhìn chung, các chương trình ở Mỹ dài hơn Anh một năm, tuy nhiên điều này cũng tùy thuộc. Ở cả hai hệ thống, bạn có thể học thẳng chương trình Tiến sĩ (Ph. D) sau chương trình cử nhân, nhưng ở Anh, thường bạn phải học Thạc sĩ (Master) trước khi học Tiến sĩ. Các lớp học ở Anh thường ngắn hơn vì tập trung vào trọng tâm nhiều hơn.

 

Học kỳ

 

Hầu hết Đại học ở Mỹ đều bắt đầu học kỳ vào gần cuối tháng 8, nhưng một số đại học Liberal Arts đôi khi bắt đầu trễ hơn. Hầu hết trường đều nghỉ dài hạn, bắt đầu từ giữa tháng 12 đến giữa tháng 1, khi họ bắt đầu học kỳ II.

 

Học kỳ ở Anh thì đa dạng hơn. Hầu hết đều sử dụng hệ thống 2 học kỳ, nhưng hệ thống 3-4 học kỳ cũng được sử dụng ở vài trường. Nhiều trường bắt đầu từ tháng 9-10 và kết thúc vào tháng 5-6.

 

Cấu trúc Tổ chức Đại học

 

Nhiều đại học ở Anh thường được cấu thành từ nhiều “cao đẳng” (college) tập trung vào một ngành (subject) cụ thể. Dù các cao đẳng thường được quản lý bởi một trường đại học, mỗi cao đẳng cũng có nhiều quyền tự chủ.

 

Thay vì ứng tuyển trực tiếp với bộ phận ứng tuyển của đại học trung tâm, như ở Mỹ, bạn sẽ ứng tuyển trực tiếp với trường cao đẳng hoặc ngành bạn muốn theo đuổi. Hoặc nếu bạn học chương trình cử nhân, bạn ứng tuyển thông qua một hệ thống trung tâm, cho phép bạn ứng tuyển nhiều trường cao đẳng một lúc. Hệ thống này gọi là UCAS (Universities and Colleges Admissions Service – Dịch vụ Ứng tuyển Đại học và Cao đẳng)

 

Ngược lại, ở Mỹ, bạn ứng tuyển cho một đại học lớn, rồi vào năm nhất (hoặc nhiều năm sau đó), bạn học các lớp ở nhiều ngành khác nhau, rồi mới quyết định chuyên ngành vào cuối năm nhất (hoặc giữa năm hai). Đại học ở Mỹ có nhiều “trường,” hoặc bộ phận (Department), như là Trường Nghệ thuật và Khoa học (School of Arts and Sciences) với nhiều chuyên ngành liên quan. Tuy nhiên, dù bạn đã chọn chuyên ngành, bạn vẫn phải học các lớp ngoài ngành đó, gọi là “môn tự chọn” (electives).

 

Vì lý do này, ta có thể nói giáo dục bậc đại học ở Mỹ tập trung vào chiều rộng, kiến thức ở nhiều ngành. Ở Anh, giáo dục tập trung vào chiều sâu; kiến thức đi sâu vào chuyên ngành đã chọn.

Bài tập và Điểm

 

Mỹ: Tập trung vào chiều rộng, các lớp thường yêu cầu bài đọc hàng tuần, cũng như các bài tập khác như bài viết, bài nghiên cứu, bài thuyết trình. Điểm của bạn sẽ được tính dựa trên nhiều bài tập, với một bài kiểm tra cuối cùng chiếm lượng phần trăm nhất định trên tổng điểm.

 

Anh: Hầu hết trường đều theo hướng giảng dạy truyền thống, với một vài bài tập trong suốt học kỳ. Ở một vài trường hợp, bài tập sẽ không được tính điểm, mà chỉ bài kiểm tra cuối kỳ mới được tính điểm.

 

Chi phí

 

Anh: Học phí ở hai nước đều không rẻ, nhưng học phí ở Mỹ thường cao hơn. Theo luật được thông qua vào năm 2012, học phí ở các trường đại học ở Anh có thể lên đến £9000 (tầm $14,300). Tuy nhiên, mức học phí này chỉ áp dụng với công dân Anh và EU, không phải du học sinh. Học phí của du học sinh cao hơn nhiều. Chính phủ đặt giới hạn cho học phí, và từng trường tự đặt học phí riêng.