Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
-
Thanh long (dragon fruit)
Ở Nam Bộ, thanh long được trồng chủ yếu ở ba tỉnh Bình Thuận, Long An và Tiền Giang. Diện tích thống kê năm 2001 lần lượt là 3.200 ha, 1.360 ha và 1.300 ha với tổng sản lượng ước tính đạt hơn 77 ngàn tấn. Thanh long ở nước ta hầu hết là thanh long ruột trắng, một số diện tích nhỏ phát triển thanh long ruột đỏ có nguồn từ Thái Lan, Đài Loan…
Thanh long ruột trắng là trái cây có thế mạnh của Việt Nam vì Việt Nam hiện là một trong nước có diện tích trồng lớn nhất ở Châu Á và chúng ta có nhiều kinh nghiệm về kỹ thuật trồng. Hiện nay, một số nơi cũng đang chú trọng phát triển thanh long ruột trắng là Thái Lan, Úc và Đài Loan. Ngoài ra thanh long ruột đỏ cũng được những nơi này quan tâm. Thái Lan sẽ trở thành nhà cạnh tranh đầy tiềm năng nhờ có bề dày trong phát triển cây ăn trái.
Hầu hết sản lượng được tiêu thụ hầu hết trong nước, chủ yếu ở phía Nam. Thanh long được xuất khẩu sang thị trường châu Á, Âu và Bắc Mỹ. Trong đó thị trường Châu Á chiếm tỷ lệ quan trọng nhất. Đài Loan, Singapore, Trung Quốc, Hồng Kông là những thị trường quan trọng nhất ở châu Á.
Thị trường châu Âu là nơi Thanh long chịu sự cạnh tranh từ Thanh long ruột đỏ đến từ Nam Mỹ và một số nơi khác. Đây là thị trường truyền thống của thanh long ruột đỏ. Nhiều nỗ lực được cần để phát triển thị phần ở châu Âu và Bắc Mỹ. Trước đây thanh long Việt Nam cũng được xuất khẩu sang Nhật, tuy nhiên việc phát triển ruồi đục trái khiến cho thị trường này quay lưng với Thanh long Việt Nam (1994). Thị trừơng Trung Quốc, Lào và Camphuchia phần lớn được xuất qua con đường tiểu ngạch. Các nhà khoa học Úc đánh giá tiềm năng của trái cây này tại thị trường Úc khá cao (cho người gốc Á).
Cải thiện chất lượng là nhiệm vụ chính cho phát triển xuất khẩu quả thanh long (diệt ruồi đục trái, cải thiện công nghệ thu hái. xử lý, bào quản và vận chuyển). Tiếp thị và mở rộng thị trường cũng cần được đẩy mạnh.
-
Vú sữa (milk fruit, camito)
Loại trái cây có xuất xứ từ Trung Mỹ này trở thành đặc sản của Việt Nam. Gíông vú sữa Lò rèn được đánh giá là có chất lượng tốt nhất. Nhiều nước nhiệt đời có trồng vú sữa (Philippinnes, Úc, Ấn độ…) tuy nhiên chỉ có Việt Nam có diện tích trồng tập trung lớn, có kinh nghiệm sản xuất và khai thác tốt hơn. Các nước khác ít quan tâm đến loại cây này.
Diện tích trồng vú sữa ở Việt Nam ước tính hơn 1.000 ha trồng tâp trung chủ yếu ở Tiền Giang. Nhân giống bằng hạt là hình thức chủ yếu trước đây làm cho vú sữa rất đa dạng về giống. Gíông vú sữa lò rèn được chú ý nhân giống vô tính nên giữ được đặc điểm tốt và được trồng phổ biến hiện nay.
Tiêu thụ chủ yếu vẫn ở thị trường nội địa (hơn 90%), tuy nhiên ngày càng được mở rộng (TPHCM, Đà Nẵng, Hà Nội, HảI Phòng…..). Từ một loại trái cây ở mức địa phương, những năm gần đây, vú sữa được biết rộng rãi hơn ở trong nước.
Trong vài năm gần đây, vú sữa được xuất chào hàng ở Trung Quốc, Campuchia (trái tươi), và thị trường Nhật và Bắc Mỹ (đông lạnh). Hạn chế của trái vú sữa là vỏ mỏng khó bảo quản và vận chuyển xa, hạt to và nhiều có thể bị nuốt khi ăn. Tuy nhiên, vú sữa có hương vị độc đáo. Trái vú sữa có đời sống sau thu hoạch ngắn. Để phát triển xuất khẩu cần mở rộng thị trường và cải thiện chất lượng trái qua công nghệ tiền và sau thu hoạch, đặc biệt khâu thu hái, đóng gói, vận chuyển, bảo quản.
-
Bưởi (pomelo)
Việt Nam có nhiều giống bưởi ngon như bưởi Năm Roi, bưởi Da xanh ở Đồng bằng sông cửu long và bưởi Đường Lá Cam ở Đông Nam Bộ. Bưởi đường lá cam ngọt và ráo hơn bưởi năm roi và da xanh tuy nhiên có hạn chế là nhiều hạt. Bưởi được trồng nhiều ở các tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Bình Dương, Đồng Nai….
Các giống bưởi này có thể là những giống ngon nhất ở nước ta. So với các giống bưởi ngon được bán ở Thái Lan, chất lượng bưởi Việt Nam được đánh giá cao hơn. Thái Lan sẽ là nhà cạnh tranh đầy tiềm năng nếu họ không phải để đối phó với dịch bệnh Greening đang hoành hành trên cây có múi ở nước này.
Bưởi có ưu thế so một loại trái cây khác là thu hoạch rải vụ, dễ tồn trữ, bảo quản, đời sống sau thu hoạch dài, vỏ dày, dễ xử lý ruồi đục trái….nên thuậ lợi cho các nước mà công nghệ trái cây chưa phát triển. Bưởi là loại trái cây của sức khoẽ, dành bồi bổ cho người yếu.
Yếu tố giới hạn chính hiện nay là chất lượng trái chưa đồng đều do các kỹ thuật tiền thu hoạch (bón phân, chăm sóc, thu hái, phòng trừ sâu bệnh….) để nâng cao độ đồng đều. Việc thu mua số lượng lớn cũng gặp khó khắn. Giá bưởi ở thị trừơng trong nước khá cao không khuyến khích cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu. Phát triển, quảng bá và mở rộng thị trường xuất khẩu là cần thiết để gia tăng thói quen tiêu dùng trên thị trường thế giới. Bưởi là loại trái cây đặc sản của phương Đông, cần được chú trọng phát triển.
-
Măng cụt (mangosteen)
Măng cụt được xem là “nữ hoàng của trái cây nhiệt đới”. Về chất lượng ăn, Măng cụt quyến rũ được người phương Đông lẫn phương Tây so với một số loại quả nhiệt đới khác. Măng cụt có vỏ dày nên dễ bảo quản, vận chuyển, tồn trữ và có đời sống sau thu hoạch tương đối dài hơn một số loại trái cây khác. Trước đây, Việt Nam được đánh giá là nước có diện tích trồng măng cụt tập trung và nhiều nhất trên thế giới. Diện tích hiện nay vẫn tăng nhanh hàng năm cả ở Tây Nam bộ trên đất phù sa ngọt ven sông và Đông Nam bộ trên đất đỏ.
Thái lan có lẽ là nhà cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường măng cụt thế giới và cả ở Việt Nam. Một số nhà đầu tư ở Úc cũng đang chú ý phát triển măng cụt nhờ có mùa thu hoạch không trùng với các nước Đông Nam Á. Mặc dù diện tích trồng măng cụt đang được mở rộng nhanh chóng ở Việt Nam và Thái Lan cũng như một số nước khác ở Đông Nam Á và Úc, tuy nhiên mức cầu vẫn còn rất lớn so với mức cung. Lý do chủ yếu là măng cụt có thời gian cho quả chậm và sản lượng không cao làm nản lòng nhiều nhà đầu tư. Đây là điểm yếu tuy nhiên cũng là điểm mạnh tạo cơ hội cho nước ta tiếp tục phát triển cây này thông qua hệ thống xem cạnh.
Về chất lượng quả, nhiều tài liệu cho không có sự khác biệt về chất lượng quả giữa măng cụt của Việt Nam so với Thái Lan, Camphuchia do đặc điểm nhân giống. Sự khác nhau về chất lượng quả giữa các vùng chủ yếu do điều kiện canh tác, chăm sóc, thu hoạch và sau thu hoạch. Ngoài mở rộng sản xuất, cần cải thiện quy trình canh tác để hạn chế hiện tượng sượng và tiết nhựa trên trái, nâng cao độ đồng đều trái và cải thiện công nghệ sau thu hoạch để tăng vẽ hấp dẫn của trái.
-
Nhãn (longan)
Thái Lan là nước sản xuất và nhà xuất khẩu nhãn lớn nhất thế giới. Cũng giống như ở Việt Nam, diện tích trồng nhãn gia tăng liên tục từ 10 năm gần đây. Diện tích năm 2001 là 101325 ha, trong đó thu hoạch là 49256 ha. Tuy nhiên chính phủ Thái sẽ duy trì không vượt hơn 104000 ha. Hiện tại, khu vực sản xuất chính là vùng cao phía Bắc gồm Chang Mai (31,4%) và Lamphun (28,8%) và Chiang Rai (8,8%). Gíông nhãn chủ lực là giống Daw. Về chất lượng trái, nhãn Daw hơn hẳn giống nhãn phổ biến nhất ở Nam Bộ hiện nay là nhãn Tiêu da bò và có một số điểm vượt trội hơn giống nhãn Xuồng cơm vàng như độ ráo của thịt trái, năng suất và giá thành.
Diện tích trồng nhãn ở Việt Nam tăng đáng kể trong 10 năm gần đây. Giá nhãn những năm gần đây biến động lớn và có xu hướng giảm do sự cạnh tranh ráo riết của nhãn Thái. Dự đoán nhãn tiêu da bò sẽ tiếp tục bị cạnh tranh gay gắt về giá cả và chất lượng. Ưu thế của nhãn tiêu da bò là có thề rải vụ thu hoạch trong năm. Tuy nhiên việc cải tiến kỹ thuật xử lý ra hoa và trồng nhiều giống ở Thái Lan cũng giúp vụ thuy hoạch ra nhiều tháng trong năm làm mất ưu thế ở nhãn Tiêu da bò.
Trong các giống nhãn ở Nam bộ, nhãn Xuồng da vàng ( XCV) có chất lượng cao nhất có thể cạnh tranh về chất lượng với các giống nhãn trên thị trường thế giới. Nhãn XCV cũng đã du nhập và trồng trên nhiều vùng ở Thái lan. Nhãn XCV có chất lượng ngon ( thơm, cơm dày và hơi ráo, vị ngọt ngon…) nên năng suất lại thấp nên giá thành cao. Giá nhãn XCV trong nước hiện nay khá cao nên chưa khuyến khích xuất khẩu. Nhãn XCV được xuất tươi sẽ được giá và khai thác được đặc điểm chất lượng cao. Tuy nhiên mùa thu hoạch XCV muộn hơn mùa nhãn ở Thái lan ( tháng 7-8) nên sẽ gặp phải sự cạnh tranh cả thị trường trong nước và xuất khẩu.
Việc tiếp tục cải thiện gíông để tăng năng suất và phát triển các công nghệ xử lý sau thu hoạch là cần thíêt.
-
Sầu riêng (durian)
Sầu riêng được đánh giá là “ vua của trái cây nhiệt đới “. Một loại quả có hương vị rất đặc biệt của miền nhiệt đới. Loại cây này được trồng chủ yếu ở các nước Đông Nam Á. Úc cũng đang chú trọng cây sầu riêng cho thị trương người Úc gốc Á tại Úc và New Zealand và hy vọng bán cho thị trường Đông Nam Á, Hong Kong và Đại Lục do mùa thu hoạch không trùng với khu vực sản xuất chính Đông Nam Á.
Thái Lan có nhiều giống sầu riêng ngon như Mongthon, Chanee, Kradum, Kanyao. Mongthon là giống được trồng chủ yếu ở Thái Lan. Trên bình diện quốc tế, Thái Lan được xem là vương quốc của sầu riêng hàng đầu và là đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ cho các nước muốn tham gia thị trường này. Sầu riêng Mongthon có cơm dày, tỷ lệ ăn được khá, mùi không quá nặng, thịt quả chịu được tồn trữ đông lạnh thời gian dài. Nhờ đầu tư phát triển trong khâu thu hoạch vận chuyển nên chất lượng quả trên thị trường được cải thiện. Khác với Việt Nam, sầu riêng ở Thái được thu hoạch trước khi rụng, nhờ đó chủ động được số lượng và kéo dài đời sống sau thu hoạch. Một số người Việt Nam không thích sầu riêng Mongthon vì mùi nhạt. Tuy nhiên để tăng lượng người dùng sầu riêng (khách hàng) và thuận lợi khi vận chuyển chung với phương tiện công cộng, sầu riêng mùi nhạt chiếm ưu thế trên thị trường quốc tế.
Ở nước ta, 02 giống sầu riêng địa phương đã được chọn lọc và phóng thích ra sản xuất là Sữa hạt lép Chín Hoá và Ri 6. Sữa hạt lép Chín Hoá có ưu thế trong thị trường nội địa nhờ vị béo, dạng kem và mùi đậm đà, mặc dù đối với người Phương Tây, đây là sự hạn chế thưởng thức của họ.
Malaysia cũng là nước chú trọng phát triển sầu riêng. MARDI đã chọn lọc và phóng thích nhiều giống sầu riêng ngon. Nhận xét chung là các giống sầu riêng ngon. nhận xét chung là các giống sầu riêng của Malaysia không hơn giống sầu riêng của Thái Lan. Nhiều giống có xuất xứ từ Thái Lan đã phổ biến ở Malaisia mặc dù đây được xem là cái nôi của đa dạng sinh học loài sầu riêng.
-
Xoài ( mango)
Xoài là trái cây được sản xuất và tiêu thụ lớn trên thế giới, tuy nhiên nhu cầu vẫn còn cho các nước mới chen chân vào. Việt Nam có một số giống xoài địa phương ngon có triền vọng xuất khẩu như xoài cát Hoà Lộc, Cát Chu…. Hai giống này được đánh giá là ngon hơn xoài Nam Dork Mai nổi tiếng của Thái Lan. Nhược điểm là vỏ mỏng, khó bảo quản vận chuyển và đời sống sau thu hoạch ngắn. Các giống xoài được trồng và xuất khẩu phổ biến trên thế giới có vỏ khá dày, không quá ngọt và thịt khá rắn. Những đặc điểm này mang tính công nghiệp vì thuận lợi cho thu hái, bảo quản tồn trữ. Người Châu Á ít thích những đặc điểm như vậy.
Tóm lại, Việt Nam có nhiều loại trái cây đặc sản có chất lượng ngon. Tuy nhiên do khâu thu hái tồn trữ vận chuyển của chúng ta còn yếu nên chất lượng giảm nhanh sau thu hoạch. Thêm vào đó, hầu hết trái cây nhiệt đới có đời sống sau khi thu hoạch ngắn, nên việc xuất khẩu cho những thị trường xa gặp nhiều khó khăn, chi phí vận chuyển bào quản cao dẫn đến giá thành cao. Cải thiện hệ thống công nghệ và cơ sở hạ tầng sau thu hoạch là quan trọng và cần thiết. Để giảm giá thành trái cây, việc định hướng vùng trồng theo hướng vùng nguyên liệu để trái cây có số lượng đủ, chi phí và thời gian vận chuyển đến nơi xử lý giảm. Thêm vào đó khâu tiếp thị quảng bá trái cây của ta ở thị trường thế giới và cả thị trường trong nước còn yếu, giao dịch còn ở quy mô nhỏ lẽ nên chưa thật sự tạo ấn tượng trái cây của Việt Nam thoả mãn người tiêu dùng trong nước và thế giới.
(Trích từ tham luận của Sofri tại Hội thảo về thúc đẩy xuất khẩu trái cây TPHCM do Sở KHCN và Sở NN và PTNT TPHCM tổ chức vào tháng 07/2004)