Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tiếng anh là gì?

Chắc bạn đã nghe nhiều cơ quan Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội rất nhiều và quen thuộc trên các phương tiện truyền thông, thời sự, tivi. Tuy nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng để ý và hiểu rõ về cơ quan. Hãy cùng Luật Minh Khuê, giải thích chi tiết cụ thể chức năng, quyền hạn, khám phá nhiều thông tin hữu ích liên quan đến Bộ lao động – Thương binh và Xã hội. Bộ lao động – Thương binh và Xã hội Tiếng Anh là gì? Các thuật ngữ Tiếng Anh liên quan đến cơ quan.

Hiện nay, Trung ương Đảng, Bác Hồ và Chính phủ đã đặc biệt quan tâm đến lãnh đạo, chỉ đạo lĩnh vực lao động thương binh và xã hội. Đây là một lĩnh vực của đời sống xã hội nước ta, mang những đặc trưng cơ bản: tổng hợp chính trị – kinh tế – xã hội – quốc phòng – an ninh; quan tâm chăm sóc hỗ trợ hàng triệu người và gia đình có công với Cách mạng và Tổ quốc, hàng chục triệu người lao động và hàng triệu người thuộc các đối tượng xã hội khó khăn. Chính sách đối với người có công của Đảng và Nhà nước thể hiện truyền thống đạo lý: “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc Việt Nam. Trong những năm qua công tác chăm sóc hỗ trợ chăm sóc bệnh nhân, thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền nước ta đặc biệt quan tâm.

 

1. Sở Lao động Thương binh và Xã hội là gì?

Căn cứ Điều 1 Nghị định 14/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội như sau:

Điều 1: Vị trí và chức năng

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Lao động, tiền lương; việc làm; giáo dục nghề nghiệp; bảo hiểm xã hội; an toàn, vệ sinh lao động; người có công; bảo trợ xã hội; trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội (sau đây gọi chung là lĩnh vực lao động, người có công xã hội) trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

Như vậy, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản theo quy định của pháp luật; chịu sự chỉ đạo, quản lý và điều hành của Ủy ban nhân dân các cấp; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Hiện nay, theo quy định hầu hết 63 tỉnh thành cả nước đều có Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có thể hỗ trợ người dân về các vấn đề lao động, việc làm, xã hội,… cũng như giúp các thương binh vượt qua những mất mát, đau thương trong chiến tranh để cải thiện chất lượng cuộc sống.

Các địa phương các tỉnh tập trung thực hiện chỉ tiêu kéo giảm sổ hộ nghèo và hộ cận nghèo trên địa bàn thành phố; chính sách hỗ trợ việc làm khởi nghiệp cho người lao động Việt Nam đi làm nước ngoài; việc xây dựng chiến lược lao động phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội sau đại dịch, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện giải quyết việc làm mới, giảm tỷ lệ thất nghiệp, chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo nghề.

 

2. Nhiệm vụ quyền hạn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Căn cứ Nghị định 14/2017/NĐ-CP Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức quy định tại Nghị định số 101/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định số 123/2016/NĐ-CP được diễn giải như sau:

1. Trình Chính phủ các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ đã được phê duyệt và các nghị quyết, dự án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

2. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm và các dự án, công trình quan trọng quốc gia về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước.

3. Trình thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia, chương trình hành động quốc gia và các văn bản khác về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ hoặc theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

4. Ban hành thông tư và các văn bản khác về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực do Bộ quản lý

5. Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chương trình quốc gia, chương trình hành động quốc gia, các dự án, công trình quan trọng quốc gia sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các linh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ

6. Về lĩnh vực lao động, tiền lương hướng dẫn và tổ chức thực hiện: Các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, đối thoại nơi làm việc, thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể, giải quyết tranh chấp lao động và đình công; các quy định pháp luật về tiền lương tối thiểu, định mức lao động, thang lương, bảng lương, phụ cấp lương, trả lương trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, gia đình, cá nhân có thuê mướn. Các quy định của pháp luật đối với lao động nữ, lao động chưa thành niên, lao động cao tuổi, lao động là người khuyết tật, lao động là người giúp việc gia đình và một số lao động khác; Về tiền lương, tiền thưởng và thù lao đối với người lao động, người quản lý trong doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

7. Lĩnh vực việc làm: Hướng dẫn tổ chức thực hiện quy định pháp luật về việc làm, tuyển dụng, quản lý lao động và lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Ngoài ra, tổ chức thu thập, lưu trữ tổng hợp, phân tích, báo cáo thông tin thị trường lao động. Hướng dẫn thực hiện quy định về tổ chức và hoạt động dịch vụ việc làm; bảo hiểm thất nghiệp

8. Lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp (trừ sư phạm): Chủ trì, phối hợp với bộ, ngành liên quan hướng dẫn và tổ chức; quy định mẫu bằng, chứng chỉ đào tạo; quy định và tổ chức thực hiện việc kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp, bồi dưỡng cán bộ, chương trình đào tạo thường xuyên; quyết định thành lập, cho phép thành lập trường cao đẳng

9. Lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: Phát triển thị trường lao động ngoài nước; xây dựng và hướng dẫn đào tạo nguồn lao động, quy định chương trình, bồi dưỡng; tổ chức thực hiện việc đăng ký hợp đồng; phối hợp Bộ Ngoại giao tổ chức chỉ đạo công tác quản lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp người lao động.

10. Lĩnh vực bảo hiểm xã hội: Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện chính sách, giải quyết khiếu nại, xử lý vi phạm pháp luật về BHXH; tổ chức tập huấn, đào tạo về BHXH

11. Lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động:Thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; chế độ làm việc, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi; quy định về bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quy định hướng dẫn việc kiểm tra chất lượng sản phẩm kiểm định máy, thiết bị.

12. Lĩnh vực người có công: Hướng dẫn tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về ưu đãi, chế độ, định mức phương tiện trợ giúp; quản lý công trình ghi công liệt sĩ; tổ chức phong trào đền ơn đáp nghĩa, quản lý Quỹ đền ơn đáp nghĩa

13. Về lĩnh vực bảo trợ xã hội: Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo, thực hiện mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; quy định cụ thể điều kiện thành lập, tổ chức và hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội.

14. Lĩnh vực trẻ em: Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về trẻ em xây dựng thực hiện chiến lược, chính sách mục tiêu quốc gia, chăm sóc nuôi dưỡng, bồi dưỡng, đào tạo, quản lý sử dụng Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam

15. Lĩnh vực phòng chống tệ nạn xã hội: Hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về chính sách giải pháp phòng ngừa tệ nạn mại dâm, ma túy, mua bán người; quy định chương trình giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách, giáo dục nghề nghiệp và tái hòa nhập cộng đồng.

16. Lĩnh vực bình đẳng giới: Hướng dẫn thực hiện, tham gia đánh giá và tổng kết báo cáo về bình đẳng giới

17. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác thống kế trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội theo quy định của pháp luật; xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin thống kê của Bộ ngành

18. Quản lý các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội

19. Quản lý các hoạt động chuyên môn y tế trong các đơn vị thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội có hoạt động y tế

20. Về dịch vụ sự nghiệp công: Quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; hướng dẫn việc thực hiện chính sách, pháp luật và hỗ trợ cho các tổ chức thực hiện các hoạt động sự nghiệp dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý.

21. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực lao động, người có công xã hội

22. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước

23. Quản lý hội, tổ chức phi Chính phủ hoạt động trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội theo quy định của pháp luật.

24. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Bộ

25. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội

26. Thanh tra; kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật

27. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước được phân bổ theo quy định của pháp luật.

28. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.

 

3. Cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Các đơn vị quy định Khoản 1 và khoản 17 Nghị quyết 14/2017/NĐ-CP là các đơn vị hành chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Vụ, Cục, Thanh tra, Văn phòng, đơn vị sự nghiệp công lập và các đơn vị khác thuộc bộ theo quy định của pháp luật.

Vụ Tổ chức cán bộ có 03 phòng. Vụ Pháp chế, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Kế hoạch – Tài chính có 04 phòng. Thanh tra có 07 phòng. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội gồm 10 phòng: 

– Văn phòng (bao gồm công tác pháp chế)

– Thanh tra;

– Phòng Kế hoạch – Tài chính

– Phòng Người có công;

– Phòng Việc làm – An toàn lao động;

– Phòng Lao động – Tiền lương – Bảo hiểm xã hội;

– Phòng Dạy nghề;

– Phòng Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội;

– Phòng Bảo trợ xã hội;

– Phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và Bình đẳng giới

 

4. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Tiếng Anh là gì?

Trong văn viết, theo quy định của nhà nước thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Tiếng Anh là Department of Labour, War Invalids and Social Affairs, còn khi nói chỉ cần nói Labor Department khi nói với người nước ngoài.

Đối với Hoa Kỳ, không dùng Sở Lao động Thương binh và Xã hội, mà thường dùng là Bộ Lao động Hoa Kỳ, tiếng Anh là US Department of Labor, khi nói đến Sở Lao động có thể dùng Labor Office. Ở Canada, Sở Lao động tiếng Anh trước đây là Department of Labour (tên thường gọi Australia), hiện dùng thuật ngữ Department of Labour and Housing.

Vị trí, chức năng theo Điều 1 Nghị định 14/2017/NĐ-CP Sở Lao động – Thương binh và Xã hội dịch sang Tiếng Anh như sau: “Department of Labor, War Invalids and Social Affairs is a specialized agency under the Provincial People’s Committee, performing the function of advising and assisting the Provincial People’s Committee in state management of Labor, job, vocational training, salary, wage, social insurance (compulsory social insurance, voluntary social insurance unemployment insurance); occupational safety, people with meritorious services, Social Protection, child protection and care, gender equality, prevention and combat against social evils (hereinafter referred to as the field of labor, people with meritorious services and society)”

Tạm dịch: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý về nhà nước về: Lao động, tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội (bảo hội xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp); an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội (sau đây gọi chung là lĩnh vực lao động, người có công và xã hội).

 

5. Những thuật ngữ Tiếng Anh liên quan

Trong cuộc sống, ta bắt gặp những thuật ngữ Tiếng Anh pháp lý gây nhầm lẫn. Trong bài viết này, Luật Minh Khuê xin tổng hợp những thuật ngữ Tiếng Anh liên quan Sở Lao động – Thương binh và Xã hội mời các bạn đọc tham khảo!

Nghĩa Tiếng Việt

Nghĩa Tiếng Anh

Bảo hiểm xã hội

Social Insurance

Bảo hiểm thất nghiệp

Unemployment Insurance

Bệnh nghề nghiệp

Occupational disease

Quỹ bảo hiểm xã hội

Social Insurance Fund

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Provincial People’s Committee

Lao động, việc làm

Labor, job

Dạy nghề

Vocational training

Tiền lương, tiền công

Salary, wage

Bảo trợ xã hội

Social Protection

Bình đẳng giới

Gender Equality

Phòng, chống tệ nạn xã hội

Prevention and combat against social evils

Lĩnh vực lao động

The field of labor

Người có công và xã hội

People with meritorious services and society

Thương binh

War Invalid

Liệt sĩ

War martyr

Người có công cách mạng, anh hùng cách mạng

Revolutionary contributor/hero

Bà mẹ Việt Nam anh hùng

Vietnamese liberation and reunification

Nhiệm vụ và quyền hạn

Duties and powers

Vụ Kế hoạch – Tài chính

Department of Planning – Finance

Thanh tra

Inspection

Vụ Hợp tác quốc tế

Department of International Cooperation

Vụ Pháp chế

Legal Department

Viện Khoa học Lao động và Xã hội

Institute of Labor and Social Sciences

Trên đây là những hỗ trợ chúng tôi về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Tiếng Anh là gì? Mọi vướng mắc xin liên hệ chúng tôi qua số trực tuyến 19006162 . Luật Minh Khuê trân trọng cảm ơn!