Sơ đồ tư duy là gì? Cách vẽ sơ đồ tư duy hiệu quả

Sơ đồ tư duy là cách thể hiện kiến thức một cách mạch lạc, logic và giúp kích thích ghi nhớ tốt hơn. Đây là cách học hiệu quả đã được nhiều nghiên cứu chứng mình và ngày càng được áp dụng phổ biến trong giảng dạy và nghiên cứu. Bài viết sau đây sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu thế nào là sơ đồ tư duy và cách vẽ sơ đồ tư duy hiệu quả.

1. Sơ đồ tư duy là gì?

1.1. Lịch sử hình thành sơ đồ tư duy

Dù đã được bắt nguồn từ rất lâu và được vận dụng một cách riêng lẻ bởi nhiều người như nhung sơ đồ tư duy (tiếng anh: “Mindmap”) chỉ được phát triển mạnh mẽ từ năm 1942 tại Luân Đôn bởi Tony Buzan như là một cách để giúp học sinh “ghi lại bài giảng” mà chỉ cần dùng các từ then chốt (“Keyword”) và các hình ảnh sáng tạo.

Đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX, Peter Russeli đã làm việc chung với Tony để truyền bá kỹ năng thiết kế giản đồ ý cho nhiều cơ quan quốc tế cũng như các học viện giáo dục. Cách ghi chép này đã phát huy tính hiệu quả khi giúp người học ghi chép nhanh hơn, dễ nhớ và dễ ôn tập hơn. 

 

1.2. Khái niệm sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy, hay bản đồ tư duy, giản đồ ý, là phương pháp tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh chi tiết của bộ não, từ đố tổng hợp, phân tích một vấn đề ra thành lược đồ dạng nhánh. Đây là thuật ngữ quan thuộc với hầu hết mọi đối tượng (học sinh, sinh viên, người đi làm, giáo viên và người nghiên cứu) trong việc ghi nhớ và tiếp nhận kiến thức thuộc bất kỳ ngành, lĩnh vực nào.

Sơ đồ tư duy gồm các thành phần chính là:

  • Chủ đề chính hay chủ đề trung tâm.
  • Nhánh con: những keyword quan trọng – nội dung cốt lõi của chủ đề
  • Hình ảnh gợi nhớ, minh họa với màu sắc sinh động.
  • Các từ khóa liên kết với nhau
  • Các mũi tên hay đường dẫn thể hiện quan hệ nhiều chiều giữa các nhánh.

Sơ đồ tư duy là gì? Cách vẽ sơ đồ tư duy hiệu quả

Nguồn ảnh: google.com

 

1.3. Một số lợi ích khi sử dụng công cụ ghi chú sơ đồ tư duy

Việc ghi chú truyền thống dưới dạng các đoạn văn, các câu văn dài và đầy đủ ý

  • Với sơ đồ tư duy, người ta có thể tìm ra gần như không giới hạn các ý tưởng và sắp xếp chúng cùng một lúc trong một sơ đồ bên cạnh những ý khác có liên quan. Từ đó, khi đọc lại, ôn tập lại sau một thời gian, người ghi chép vẫn có thể dễ dàng hình dung nhanh chóng ý tưởng của mình lúc ghi chép.
  • Tổng kết dữ liệu và hợp nhất thông tin từ các nguồn nghiên cứu khác nhau, với các thông tin phức tạp và móc nối.
  • Kích thích não sáng tạo, liên tưởng hình vẽ với keyword, trình bày một cách logic.
  • Toàn bộ sơ đồ có thể được ghi nhớ bởi trí nhớ hình ảnh – loại trí nhớ gần như tuyệt hảo của con người.

Không chỉ trong học tập, nhiều lĩnh vực khác như tổ chức bộ máy, tổ chức sự kiện, lên kế hoạch dự án, người lãnh đạo hay những người thường xuyên làm công tác kế hoạch cũng thường tân dụng công cụ sơ đồ tư duy để triển khai hoạt động của mình. Sơ đồ tư duy được ví như “bản đồ vạn năng” cho trí óc và ghi nhớ, là chìa khóa giúp người sử dụng ghi nhớ thông tin chính xác, hiệu quả và nhanh gọn.

 

1.4. Một số loại sơ đồ tư duy đơn giản, hiệu quả

  • Sơ đồ tư duy “mạng nhện” (Spider map)
  • Sơ đồ tư duy quy trình (Flow map)
  • Sơ đồ tư duy hình trình (Circle map)
  • Sơ đồ tư duy hệ thống (System map)

 

2. Cách vẽ sơ đồ tư duy hiệu quả

2.1. Các yếu tố cơ bản

Để thiết kế một mẫu sơ đồ tư duy đơn giản nhưng đẹp và hiệu quả, cần đảm bảo:

– Ý tưởng và chủ đề chính được nhấn mạnh tại trọng tâm trang ghi chú.

Đây là mốc khởi đầu của một sơ đồ tư duy. Thông thường ý chính này được minh hoạ bởi một hình ảnh ấn tượng để làm trọng tâm liên tưởng tới các hình ảnh nhỏ của các nhánh. Lưu ý rằng, dù bạn dùng phương pháp vẽ sơ đồ tư duy bằng tay hay các công cụ kỹ thuật số như phần mềm máy tính thì cũng nên dành thời gian phác thảo và lên ý tưởng chính trước.

– Các chủ đề chi tiết được sắp xếp xung quanh chủ đề trung tâm gọi là các nhánh.

Sau khi đã phác thảo ý chính và hình ảnh trung tâm, các nhánh từ chủ đề chính được tỏa ra theo nhiều hướng biểu thị cho từng luận điểm quan trọng để triển khai chủ đề. Có hai cách chính để ghi các keyword của nhánh: một là, ghi ở cuối đường dẫn các nhánh, hai là, người tạo sơ đồ cũng có thể ghi các keyword này dọc theo phần thân của nhánh.

– Mỗi nhánh luận điểm bao gồm dữ liệu được thể hiện dưới dạng hình ảnh chính hoặc các từ khóa. Tránh viết cả đoạn, cả câu, bởi sẽ rời vào lối tư duy của văn viết truyền thống. Để làm được điều này, bạn cần xác định đâu là từ khóa cho câu/ đoạn của ban, từ khóa có độ dài từ 2-5 từ là phù hợp nhất để điền vào sơ đồ tư duy.

– Các nhánh được thể hiện bằng các màu sắc phân biệt, các hình ảnh sinh động và các đường cong mềm để tránh gây cảm giác nhàm chán. Cũng nhờ cách trình bày này mà hình ảnh sinh động đã giúp kích thích tư duy sáng tạo cho não bộ.

Một số lưu ý khi vẽ các nhánh đó là độ dày của các nhánh. Độ dày này tương đương với các cấp bậc của nhánh, nhánh càng nhỏ thì nội dung càng chi tiết và ít cần chú ý nhiều hơn. Nhánh càng đậm thì càng quan trọng, là những ý chí mà sau một khoảng thời gian dài người đọc vẫn có thể nhớ được khi nói về chủ đề chính.

Một lưu ý nữa khi sử dụng các hình ảnh gợi nhớ trong sơ đồ tuy duy – một yếu tố cốt lõi làm nên tính hiệu quả của sơ đồ này, đó là đảm bảo tý lệ 1:1 (một từ khóa – một hình ảnh) hoặc cũng có thể thay thế hình ảnh bằng những ký hiệu quen thuộc với bạn. Việc này giống như trò chơi đuổi hình bắt chữ, não bộ của chúng ta sẽ bị thu hút và nhận diện dễ dàng hơn với các hình ảnh để liên tưởng với kiến thức. Do vậy, đây là đặc trừng của từ khóa trong sơ đồ tư duy.

 

2.2. Trình tự các bước

Các bước có thể được tóm gọn lại như sau:

  • Bước 1: Xác định chủ đề và từ khóa
  • Bước 2: Dùng hình ảnh hoặc từ khóa tại trung tâm
  • Bước 3: Vẽ tiêu đề phụ
  • Bước 4: Vẽ các nhánh cấp 2, 3, 4
  • Bước 5: Sáng tạo bằng hình minh họa

 

2.3. Các dụng cụ cơ bản để vẽ sơ đồ tư duy

Với sơ đồ tư duy được thiết kế bằng các phần mềm mày tính như Powerpoint, iMindMap, Edraw Mind Map, Ayoa, The Brain, Xmind, MindArchitect… thì dụng cụ duy nhất bạn cần đó là máy tính. Hiện nay có một số công cụ vẽ sơ đồ tư duy trực tuyến như thì có thể cần thêm kết nối Internet để thực hiện quá trình vẽ.

Còn với phương pháp vẽ bằng tay truyền thống thì bạn cần chuẩn bị nhiều thứ hơn một chút, bao gồm:

  • Giấy vẽ: kích thước giấy phù hợp với chủ đề phức tạp hay đơn giản. Hiện nay, các loại sổ có kẻ sẵn ô (dạng sổ dùng để tạo Bullet Journal) thường được ưa chuộng để vẽ sơ đồ tư duy vì tính thuận tiện của nó.
  • Bút màu: đây là dụng cụ không thể thiếu khi vẽ sơ đồ tư duy bởi nó đòi hỏi sơ đồ của bạn phải có sự sinh động màu sắc, hình ảnh để kích thích não bộ ghi nhớ hiệu quả. Bạn có thể tối giản màu sắc theo sở thích, tông màu chủ đề, nhưng hãy đảm bảo tối thiểu 3 màu chủ đạo để thuận tiện cho quá trình phân nhánh chủ đề.

Bên cạnh đó, trong tất cả các phương pháp thì không thể thiếu nguồn tài liệu cung cấp ý tưởng, hay còn gọi là tài liệu tham khảo. Đó có thể sách vở của bạn, bài giảng hay những đoạn video trên mạng hoặc một tình huống nào đó làm bạn nảy sinh ý tưởng. Hay luôn đảm bảo các dụng cụ luôn sẵn sàng để phát triển khả năng tư duy não bộ của ban.

>> Xem thêm Tư duy là gì? Đặc điểm, vai trò và các cách phát triển tư duy mỗi ngày?

Trên đây là toàn bộ bài viết của Luật Minh Khuê về chủ đề sơ đồ tư duy. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin hữu ích. Trân trọng cảm ơn.