SƠ ĐỒ TƯ DUY CÔNG NGHỆ NGUYỄN PHẠM HỒNG THẢO-10 … | MindMeister Mind Map

SƠ ĐỒ TƯ DUY CÔNG NGHỆ NGUYỄN PHẠM HỒNG THẢO-10 VĂN

Mind Map: SƠ ĐỒ TƯ DUY CÔNG NGHỆ  NGUYỄN PHẠM HỒNG THẢO-10 VĂN

1. SẢN XUẤT GIỐNG CÂY TRỒNG

1.1. MỤC ĐÍCH CỦA CÔNG TÁC SẢN XUẤT GIỐNG CÂY TRỒNG

1.1.1. 1. Duy trì, củng cố độ thuần chủng, sức sống và tính trạng điển hình của giống

1.1.2. 2. Tạo ra số lượng giống cần thiết để cung cấp cho sản xuất đại trà

1.1.3. 3. Đưa giống tốt phổ biến nhanh vào sản xuất

1.2. HỆ THỐNG SẢN XUẤT GIỐNG CÂY TRỒNG

1.2.1. GIAI ĐOẠN 1: Sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng

1.2.2. GIAI ĐOẠN 2: Sản xuất hạt giống nguyên chủng từ siêu nguyên chủng

1.2.3. GIAI ĐOẠN 3: Sản xuất hạt giống xác nhận

1.3. QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG CÂY TRỒNG

1.3.1. SẢN XUẤT GIỐNG CÂY TRỒNG NÔNG NGHIỆP

1.3.1.1. a. Sản xuất giống ở cây trồng tự thụ phấn

1.3.1.1.1. Giống cây trồng do tác giả cung cấp hoặc có hạt giống siêu nguyên chủng -> sơ đồ duy trì

1.3.1.1.2. Các giống nhập nội, các giống bị thoái hóa (không còn giống siêu nguyên chủng) -> sơ đồ phục tráng

1.3.1.2. b. Sản xuất giống ở cây trồng ở thụ phấn chéo

1.3.1.3. c. Sản xuất giống ở cây trồng nhân giống vô tính

1.3.1.3.1. – Chọn lọc duy trì thế hệ vô tính đạt tiêu chuẩn cấp siêu nguyên chủng

1.3.1.3.2. – Tổ chức sản xuất củ giống hoặc vật liệu giống cấp nguyên chủng từ giống siêu nguyên chủng

1.3.1.3.3. – Sản xuất củ giống hoặc vật liệu giống đạt tiêu chuẩn thương phẩm từ giống nguyên chủng

2. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO TRONG NHÂN GIỐNG CÂY TRỒNG NÔNG, LÂM NGHIỆP

2.1. KHÁI NIỆM

2.1.1. Tế bào, mô thực vật là một phần của cơ thể nhưng có tính độc lập. Nuôi cấy mô tế bào trong môi trường thích hợp và cung cấp đủ chất dinh dưỡng gần giống như trong cơ thể sống thì mô tế bào có thể sống. Qua nhiều lần phân bào liên tiếp, biệt hoá thành mô và cơ quan, mô tế bào có thể phát triển thành cây hoàn chỉnh.

2.2. MỤC ĐÍCH

2.2.1. Điều khiển sự phát sinh hình thái của tế bào thực vật một cách định hướng dựa vào sự phân hoá, phản phân hoá trên cơ sở tính toàn năng của tế bào thực vật khi được nuôi cấy tách rời trong điều kiện nhân tạo, vô trùng.

2.3. QUY TRÌNH

2.3.1. Quy trình

2.3.1.1. Chọn vật liệu nuôi cấy

2.3.1.2. Khử trùng

2.3.1.3. Tạo chồi trong môi trường nhân tạo

2.3.1.4. Tạo rễ

2.3.1.5. Cấy cây vào môi trường thích ứng

2.3.1.6. Trồng cây trong vườn ươm

2.3.2. Ý nghĩa

2.3.2.1. Có thể nhân giống cây trồng ở quy mô công nghiệp kể cả trên các đối tượng khó nhân giống bằng phương pháp thông thường

2.3.2.2. Hệ số nhân giống cao

2.3.2.3. Sản phẩm đồng nhất mặt di truyền

2.3.2.4. Nguyên liệu nuôi cấy sạch bệnh thì sản phẩm hoàn toàn sạch bệnh.

3. KHẢO NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG

3.1. Mục đích

3.1.1. Để biết cây trồng có phù hợp với điều kiện ngoại cảnh cụ thể của từng vùng hay không. Đồng thời cung cấp những thông tin về yêu cầu kĩ thuật canh tác và hướng sử dụng những giống mới.

3.2. Ý nghĩa

3.2.1. Để cây trồng cho năng suất cao, phẩm chất tốt và sử dụng khai thác tối đa hiệu quả của giống.

3.3. Các loại thí nghiệm

3.3.1. Thí nghiệm so sánh giống

3.3.1.1. Giống mới chọn tạo hoặc nhập nội được so sánh các giống phổ biến rộng rãi trong sản xuất đại trà.

3.3.1.2. So sánh toàn diện về các chỉ tiêu: Sinh trưởng, năng suất, chất lượng nông sản, tính chống chịu với điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi

3.3.1.3. Nếu giống mới vượt trội thì được chọn và gửi đến Trung tâm Khảo nghiệm giống Quốc gia để khảo nghiệm.

3.3.2. Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật

3.3.2.1. Kiểm tra đề xuất của cơ quan chọn tạo giống về quy trình kỹ thuật gieo trồng.

3.3.2.2. Được tiến hành trong mạng lưới khảo nghiệm giống Quốc gia nhằm xác định thời vụ, mật độ gieo trồng, chế độ phân bón của giống…

3.3.2.3. Sau khi khảo nghiệm, giống đáp ứng được yêu cầu sẽ được cấp giấy chứng nhận giống Quốc gia và được cấp phép phổ biến trong sản xuất.

3.3.3. Thí nghiệm sản xuất quảng cáo

3.3.3.1. Để tuyên truyền đưa giống mới vào sản xuất đại trà, cần bố trí thí nghiệm sản xuất quảng cáo.

3.3.3.2. Được triển khai trên diện tích rộng lớn.

3.3.3.3. Trong thời gian thí nghiệm, cần tổ chức hội nghị đầu bờ để khảo sát, đánh giá kết quả. Đồng thời cần phổ biến quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người biết về giống mới.

4. MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT TRỒNG

4.1. KEO ĐẤT

4.1.1. Khái niệm

4.1.1.1. Keo đất là những phân tử có kích thước khoảng dưới 1 µm, không hoà tan trong nước mà ở trạng thái huyền phù (lơ lửng trong nước)

4.1.2. Cấu tạo

4.1.2.1. Mỗi một hạt keo có một nhân

4.1.2.2. Keo đất có khả năng trao đổi ion ở lớp ion khuếch tán với các ion của dung dịch đất. Đây chính là cơ sở của sự trao đổi dinh dưỡng giữa đất và cây trồng.

4.2. KHẢ NĂNG HẤP PHỤ CỦA ĐẤT

4.2.1. Là khả năng đất giữ lại các chất dinh dưỡng, các phần tử nhỏ như hạt limon, hạt sét, …; hạn chế sự rửa trôi của chúng dưới tác động của nước mưa, nước tưới.

4.3. PHẢN ỨNG CỦA DUNG DỊCH ĐẤT

4.3.1. Phản ứng chua của đất

4.3.1.1. Độ chua hoạt tính

4.3.1.1.1. Là độ chua do H+ trong dung dịch đất gây nên

4.3.1.1.2. Được biểu thị bằng pH (H20)

4.3.1.2. Độ chua tiềm tàng Là độ chua do H+ và Al3+ trên bề mặt keo đất gây nên.

4.3.2. Phản ứng kiềm của đất

4.3.2.1. Một số loại đất chứa muối Na2CO3 và CaCO3,… thủy phân tạo thành NaOH và Ca(OH)2 làm cho đất hóa kiềm

4.3.2.2. Dựa vào phản ứng của đất, người ta trồng cây, bón phân, vôi để cải tạo độ phì nhiêu của đất

4.4. ĐỘ PHÌ NHIÊU CỦA ĐẤT

4.4.1. Là khả năng của đất, cung cấp đồng thời và không ngừng nước, chất dinh dưỡng, không chứa chất độc hại, đảm bảo cho cây đạt năng suất cao.

4.4.2. Độ phì nhiêu tự nhiên: Độ phì nhiêu được hình thành dưới thảm thực vật tự nhiên, không có sự tác động của con người.

4.4.3. Độ phì nhiêu nhân tạo: Độ phì nhiêu được hình thành trong hoạt động sản xuất của con người.