Sơ đồ định vị thương hiệu là gì? Các bước lập sơ đồ định vụ chuẩn
5/5 – (1 bình chọn)
Trong kinh doanh hiện nay, việc tạo dựng thương hiệu bằng sơ đồ định vị thương hiệu là vấn đề cốt lõi tạo lên thành công. Để tạo dựng thương hiệu vững chắc thì cần có sơ đồ định vị thương hiệu. Vậy sơ đồ định vị thương hiệu là gì? Nên xây dựng bản đồ định vị thương hiệu như thế nào? Tại sao cần vẽ sơ đồ định vị thương hiệu? Hãy cùng Ttmobile xem ngay bài viết dưới đây để hiểu về sơ đồ định vị thương hiệu nhé!
Mục Lục
Sơ đồ định vị thương hiệu là gì?
Sơ đồ định vị thương hiệu là bảng xếp hạng và phân loại các thương hiệu trong cùng một lĩnh vực dựa trên các tiêu chí nhất định. Sơ đồ này được thể hiện dưới hai trục tọa độ, mỗi trục thể hiện một tiêu chí nhất định của sản phẩm. Hai tiêu chí cơ bản nhất trong sơ đồ định vị thương hiệu là giá cả và chất lượng sản phẩm dịch vụ. Từ bản đồ định vị thương hiệu này sẽ đánh giá được vị trí sản phẩm đến thương hiệu so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường.
Hướng dẫn cách lập bản đồ định vị thương hiệu
1 – Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu
Với bất kỳ sản phẩm hay dịch vụ nào đều hướng đến một đối tượng khách hàng cụ thể. Có thể thấy, bước đầu tiên hay xuất phát điểm cho bất kỳ một dự án hay chiến dịch nào thì đều phải lựa chọn khách hàng mục tiêu. Ví như các dòng sản phẩm trong cùng một lĩnh vực của bạn, những sản phẩm nào có chỗ đứng, bán chạy là những sản phẩm đó đã được xác định rõ phân khúc khách hàng hướng đến.
Tùy theo từng dòng sản phẩm, giá trị sản phẩm mang lại mà sẽ tập trung vào phân khúc khách hàng cụ thể. Ví dụ như: Phân khúc khách hạng thượng lưu, khá giả hoặc phân khúc khách hàng trung lưu, bình dân; phân khúc tầng lớp tri thức, dân công sở; phân khúc công nhân; … Để đưa ra được phân khúc khách hàng mục tiêu doanh nghiệp cần khảo sát thị trường bằng mô hình 5W để có thể hiểu được người dùng có giới tính gì, độ tuổi nào, thu nhập ra sao, thói quen, sở thích,… của họ. Cụ thể:
– Who – Nghĩa là đối tượng khách hàng bạn muốn hướng đến là ai? Hay ai là người mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ?
– What – Nghĩa là khách hàng đang mong muốn điều gì ở sản phẩm, dịch vụ? Hay sản phẩm đem đến giá trị gì cho người dùng?
– Why – Tại sao khách hàng nên chọn sản phẩm dịch vụ này mà không phải là một thương hiệu khác?
– Where – Đối tượng khách hàng mục tiêu này ở khu vực nào, trong nước hay ngoài nước, công nhân hay nhân viên văn phòng, học sinh sinh viên hay người đi làm, họ thuộc tầng lớp xã hội nào?
– When – Khi nào thì khách hàng cần mua sản phẩm dịch vụ này? Hay cần ra mắt sản phẩm dịch vụ ở thời điểm nào là hợp lý nhất?
Hãy chú ý trả lời hết 5W này thật cụ thể nhé!
2 – So sánh với đối thủ cạnh tranh
Khi đã xác định cụ thể khách hàng mục tiêu hướng đến thì bạn cần hiểu về các đối thủ đang hoạt động bởi “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Nếu bạn không muốn đối thủ bỏ lại mình phía sau thì hãy phân tích rõ sơ đồ định vị thương hiệu qua SWOT của các đối thủ như: strength (sở trường), weakness (sở đoản), opportunity (cơ hội), threat (thách thức) , pros and cons (ưu điểm và nhược điểm). Từ đó, hãy tìm cách phát huy điểm mạnh và hạn chế các yếu điểm để có thể cạnh tranh với các đối thủ hiện tại.
3 – Lựa chọn tiêu chí cho các trục giá trị trong sơ đồ định vị thương hiệu
Việc đưa ra các tiêu chí để so sánh phụ thuộc vào giá trị sản phẩm, tầm nhìn, năng lực của người nhận diện thương hiệu hay cũng chính là người lập bản đồ định vị thương hiệu.
Nên có cái nhìn đa chiều và đào sâu hơn qua nhiều sơ đồ định vị thương hiệu với nhiều tiêu chí khác nhau. Có nghĩa là không nên dừng lại ở các tiêu chí về giá cả, chất lượng sản phẩm mà cần mở rộng ra các tiêu chí khác về tính năng sản phẩm, cảm xúc người dùng,…
4 – Vẽ biểu đồ định vị thương hiệu
Cần tập trung vẽ bản đồ định vị thương hiệu, đặt các thương hiệu ở vị trí tương ứng. Cần chủ động nắm rõ vị trí thương hiệu của mình hiện tại đang đứng ở chỗ nào để điều chỉnh, đưa ra chiến lược cải thiện và phát huy thế mạnh lên tầm cao mới. Có như vậy thì cách vẽ bản đồ định vị thương hiệu mới có hiệu quả.
Để vẽ bản đồ định vị thương hiệu thì cần lựa chọn ra các tiêu chí quan trọng để so sánh, đánh giá và đưa ra chiến lược. Cụ thể bạn có thể chú ý một số tiêu chí sau:
Các tiêu chí cần có trong sơ đồ định vị thương hiệu
1 – Chất lượng
Để có thể định hình thương hiệu thì chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ là yếu tố hàng đầu cần được nói đến. Chất lượng cũng cần đến thời gian để khẳng định. Vì vậy, doanh nghiệp cần có sự kiên trì và làm với cái tâm thật sự thì mới có thể giữ vững thương hiệu và nâng tầm lên một định lượng mới.
2 – Giá trị sản phẩm dịch vụ
Giá trị sản phẩm dịch vụ là những giá trị mà sản phẩm mang lại cho người dùng cụ thể như: sức khỏe, sự thoải mái, đẹp, sang trọng, đẳng cấp, tiện nghi, thú vị, vui vẻ,…
3 – Giá sản phẩm dịch vụ
Một sản phẩm không đánh giá là quá cao hay quá thấp mà nó cần được đánh giá đúng với giá trị mà nó mang lại. Phần lớn khách hàng đều nhìn vào giá cả sản phẩm trước khi họ lựa chọn sử dụng vì vậy bạn cần cân nhắc định vị theo giá cả sao cho hợp lý nhất để có thể cạnh tranh trên thị trường hiện tại.
4 – Tính năng sản phẩm
Sản phẩm của bạn có những tính năng gì, có sự độc đáo gì hơn so với các dòng thương hiệu khác trên thị trường không. Các tính năng sản phẩm cần thiết đối với người sử dụng như thế nào?
5 – Giải pháp khi sử dụng sản phẩm
Sản phẩm, dịch vụ của bạn sẽ giúp người sử dụng cải thiện được vấn đề gì? Các vấn đề trong sinh hoạt, sức khỏe, đời sống, con cái, công việc,… các giải pháp cụ thể trong đời sống hằng ngày.
Có thể bạn muốn xem:
Tại sao cần có sơ đồ định vị thương hiệu?
Sơ đồ định vị thương hiệu xét một cách toàn diện và cụ thể thì đem đến rất nhiều lợi ích lớn như:
– Có kế hoạch hay phương án cụ thể trong chiến lược kinh doanh phát triển thương hiệu doanh nghiệp.
– Tăng thêm ý tưởng để định vị sản phẩm, định vị thị trường.
– Xây dựng được bản sắc riêng cho thương hiệu và doanh nghiệp.
– Biết được vị trí của doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn đang đứng ở vị trí nào trên thị trường để từ đó biết tìm cách xây dựng thương hiệu tốt hơn.
– Sơ đồ định vị thương hiệu giúp bạn có cái nhìn cụ thể nhất về thương hiệu mà bạn cần phải xây dựng.
– Bạn có thể tham khảo các sơ đồ định vị thương hiệu đã xâydựng vững chắc trên thị trường như :
+ sơ đồ định vị thương hiệu vinfast
+ bản đồ định vị thương hiệu vinamilk
+ sơ đồ định vị thương hiệu dầu gội
+ sơ đồ định vị thương hiệu th true milk
Tổng Kết
Trên đây là những chia sẻ về sơ đồ định vị thương hiệu xin gửi đến bạn đọc. Hy vọng qua bài viết bạn sẽ có cái nhìn cụ thể nhất để biết cách vẽ sơ đồ định vị thương hiệu.
Rất cảm ơn bạn đã quan tâm và đọc bài.