SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học theo nhóm trong môn Khoa học lớp 4

Bạn đang xem

20 trang mẫu

của tài liệu “SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học theo nhóm trong môn Khoa học lớp 4”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

ghiệm. Vận dụng được các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống.
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
3.2.1. Giáo viên phải hiểu được tầm quan trọng và quy định của việc dạy học theo nhóm
Dạy học theo nhóm còn được gọi là dạy học hợp tác. Đây là một phương pháp chia học sinh thành các nhóm nhỏ để các em tự do trao đổi ý kiến, bày tỏ thái độ, chia sẻ kinh nghiệm về một vấn đề đặt ra dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Phương pháp này giúp học sinh có nhiều cơ hội để diễn đạt và khám phá ý tưởng, mở rộng suy nghĩ, hiểu biết và rèn luyện kĩ năng nói; đồng thời tạo cơ hội để học sinh học hỏi từ bạn, phát huy vai trò trách nhiệm cá nhân, biết tuân thủ làm việc theo sự phân công của tập thể. Qua hoạt động nhóm, hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp và các kĩ năng xã hội khác như: năng lực lãnh đạo, đưa ra quyết định, năng lực học tập cá nhân, ý thức được khả năng của mình,... 
Dạy học theo nhóm luôn đưa các em vào thế chủ động tìm tòi kiến thức. Khi làm việc theo nhóm, học sinh cảm thấy thoải mái, không bị căng thẳng như lúc làm việc một mình, các em luôn được hỗ trợ, hợp tác trong nhóm. Vì vậy, việc tổ chức cho học sinh học theo nhóm là rất quan trọng, nếu giáo viên tổ
chức tốt sẽ đạt hiệu quả cao trong tiến trình của từng bài học.
Thông thường, quy trình tổ chức dạy học theo nhóm gồm 4 bước sau:
Bước 1: Chia nhóm; giao nhiệm vụ và quy định thời gian dành cho các nhóm thảo luận.
Bước 2: Các nhóm thảo luận; giáo viên kết hợp theo dõi, hỗ trợ và giúp đỡ các nhóm.
Bước 3: Tổ chức báo cáo trước lớp (đại diện của từng nhóm trình bày; các nhóm khác có thể chất vấn hoặc bổ sung)
Bước 4: Tổng kết, đánh giá quá trình thảo luận.
Trong quá trình dạy học, nếu giáo viên hiểu rõ bản chất, ý nghĩa và nắm vững quy trình dạy học theo nhóm thì sẽ phát huy tối đa tính tích cực, sáng tạo của học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả mỗi tiết học.
3.2.2. Làm tốt công tác chuẩn bị trước khi tổ chức dạy học theo nhóm
Để tổ chức dạy học theo nhóm đạt hiệu quả nhanh nhất, giáo viên cần phải thực hiện tốt từ khâu thiết kế bài soạn, hệ thống câu hỏi, đồ dùng dạy - học đến việc định hướng sử dụng các hình thức nhóm trong từng hoạt động của tiết dạy sao cho phù hợp. Cụ thể:
a) Thiết kế bài soạn
Giáo viên nghiên cứu kĩ nội dung chương trình môn học xem bài nào có thể vận dụng phương pháp dạy học nhóm. Đối với các bài học có nội dung trừu tượng hoặc hệ thống kênh hình nhiều, câu hỏi có độ khó, có hướng mở đòi hỏi cần phải nhiều thời gian và nhiều người tham gia thảo luận, tranh cãi mới vỡ lẽ ra vấn đề thì giáo viên nên vận dụng các hình thức dạy học nhóm.
Trong mỗi bài học, tuỳ theo từng hoạt động học để giáo viên lựa chọn hình thức nhóm phù hợp, như: nhóm cố định (2 em ngồi cùng bàn; hoặc 3 - 4 em bàn trên bàn dưới quay mặt vào nhau), nhóm ngẫu nhiên (theo số thứ tự, màu sắc), nhóm cùng trình độ, nhóm khác trình độ, nhóm cùng sở thích, nhóm lớn theo dãy bàn;... nhằm tạo ra không khí học tập vui vẻ, không nhàm chán.
Trước khi sử dụng hoạt động nhóm vào một bài dạy, giáo viên cần phải nắm được:
+ Mục tiêu của hoạt động nhóm trong bài này là gì ? 
+ Hoạt động nào cần thảo luận nhóm ? với bao nhiêu thời gian ?
+ Thời gian còn lại đủ để hoàn thành bài dạy không ?
+ Hoạt động này yêu cầu giáo viên và học sinh chuẩn bị những phương tiện, thiết bị gì ?
+ Học sinh cần phải tham khảo trước những tài liệu gì ?
b) Chuẩn bị hệ thống câu hỏi
Để cho hoạt động nhóm làm việc hiệu quả, phát huy được năng lực học tập của từng thành viên trong nhóm thì việc chuẩn bị hệ thống câu hỏi là một khâu quan trọng. Nếu như câu hỏi quá đơn giản sẽ làm cho việc thảo luận đơn điệu, học sinh chủ quan và thờ ơ với nhiiệm vụ được giao. Ngược lại, nếu như câu hỏi quá khó sẽ làm cho học sinh chán nản, tinh thần học tập căng thẳng. Vì thế, giáo viên cần lưu ý mức độ và dung lượng kiến thức trong mỗi câu hỏi phải tương đối đồng đều với nhau, tránh trường hợp giao cho nhóm này câu hỏi quá dễ, nhóm kia lại câu hỏi quá khó. 
Trong quá trình dạy học, giáo viên nên sử dụng các dạng câu hỏi khác nhau cho các đối tượng học sinh, cụ thể:
+ Dạng 1: Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan 
Ví dụ: Khi dạy bài 26 “Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm” (Sách giáo khoa trang 54 & 55)
Đầu tiên, tôi chia nhóm theo bàn (nhóm 2), yêu cầu các em quan sát tranh SGK và trao đổi về các nguyên nhân gây cho nguồn nước bị ô nhiễm, trả lời câu hỏi ở phiếu bài tập dưới đây (khoảng 3 phút).
* Phiếu bài tập
Các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước là :
A. Xả rác, phân, nước thải bừa bãi; vỡ ống nước, lũ lụt. Sử dụng thuốc trừ sâu, phân hoá học, nước thải của nhà máy không qua xử lý xả thẳng vào sông hồ.
B. Khói bụi và khí thải từ nhà máy, xe cộ ... làm ô nhiễm nước mưa.
C. Vỡ đường ống dẫn dầu, tràn dầu ... làm ô nhiễm nước biển.
D. Tất cả các nguyên nhân trên.
Hết thời gian thảo luận, tổ chức cho các nhóm báo cáo, nhận xét và bổ 
sung. Sau đó bằng một số câu hỏi liên hệ, giáo viên yêu cầu học sinh kể những việc làm của bản thân hằng ngày đã làm để bảo vệ nguồn nước.
+ Dạng 2: Hệ thống câu hỏi mở 
Câu hỏi mở là dạng câu hỏi có nhiều phương án trả lời, nhiều cách lí giải khác nhau đòi hỏi học sinh phải tư duy và thậm chí có phần tranh luận để tìm ra kết quả đúng nhất. Sử dụng hệ thống câu hỏi dạng này sẽ lôi cuốn được nhiều học sinh tham gia, lớp học sôi nổi hơn vì các em được trình bày suy nghĩ, quan điểm của mình trước tập thể. 
Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu hoạt động 1 bài 26 “Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm”, giáo viên không sử dụng câu hỏi trắc nghiệm (dạng 1) mà tiến hành cho học sinh thảo luận câu hỏi mở 
Nội dung thảo luận có thể lấy từ các câu hỏi khó trong sách giáo khoa hoặc khi khai thác tình huống mâu thuẫn trong lúc giảng bài để cho học sinh thảo luận tìm phương án giải quyết. Khi chọn nội dung thảo luận, giáo viên cần chú ý xem xét học sinh đã biết gì, cảm thấy gì, suy nghĩ gì về vấn đề mà mình đưa ra để tránh trường hợp quá sức với các em.
c) Các đồ dùng và phương tiện dạy học
Đồ dùng và phương tiện dạy học được coi là công cụ để thực hiện phương pháp dạy học. Chúng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có phương pháp dạy học và hoạt động dạy học. 
 Sử dụng tốt đồ dùng và phương tiện dạy học sẽ giúp cho giáo viên có thể thu hút sự chú ý, say mê và phát huy tối đa tính tích cực, năng động, sáng tạo hơn của học sinh trong học tập. Học sinh có thể tự khám phá, lĩnh hội kiến thức và phát triển kỹ năng thực hành. Tôi cho rằng tiết dạy của giáo viên sẽ không đạt được kết quả tốt nếu như không có sự hổ trợ của đồ dùng dạy học bởi vì giáo viên lên lớp mà không có bất cứ phương tiện dạy học nào thì chẳng khác nào một người lính ra trận mà không có vũ khí. Việc sử dụng tốt phương tiện dạy học là một sự hỗ trợ đắc lực thể hiện một phần nội dung chính của sách giáo khoa mới, đáp ứng nhu cầu học tập theo hướng tích cực và gây hứng thú hơn trong học tập của học sinh.
Đối với môn Khoa học lớp 4, thông thường giáo viên và học sinh cần chuẩn bị các đồ dùng, phương tiện dạy học sau:
- Tranh ảnh phóng to (tùy từng bài); phiếu học tập; các tấm thẻ; bảng phụ 
(bảng nhóm); mô hình, sơ đồ; đồ dùng thí nghiệm.
	- Vật thật (rau, củ, quả,); một số tranh ảnh sưu tầm; dụng cụ làm thí nghiệm (cốc, nước, đường, cát, muối; hộp giấy, nến,).
	- Hình ảnh minh họa từ phần mềm hỗ trợ của Công nghệ thông tin (GV)
Để giúp các nhóm làm việc có hiệu quả và đảm bảo thời gian quy định, cuối tiết học trước, giáo viên nhắc nhở học sinh chuẩn bị một số đồ dùng, dụng cụ có liên quan đến bài học sau. Nhóm trưởng có nhiệm vụ phân công các thành viên trong nhóm mang đồ dùng, dụng cụ đầy đủ. Tùy từng bài hoặc nội dung từng hoạt động, giáo viên hướng dẫn các nhóm học sinh sử dụng đồ dùng, phương tiện dạy học phù hợp, triệt để và hiệu quả.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 40 “Bảo vệ bầu không khí trong sạch” (Sách giáo khoa trang 80)
Ở hoạt động 1, để giúp các em tìm hiểu những biện pháp bảo vệ bầu không khí trong sạch, tôi đã tiến hành tổ chức hoạt động nhóm như sau:
- Mục tiêu hoạt động này: Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
- Đồ dùng:
* Giáo viên: + Máy chiếu (hỗ trợ bài giảng), sưu tầm một số tranh ảnh minh họa cho các việc làm; thiết kế theo các Slike.
	 + Các tấm thẻ ghi nội dung việc làm từng tranh.
 * Học sinh : Tranh ảnh sưu tầm.
3.2.3. Tạo môi trường hợp tác trong nhóm và nâng cao trách nhiệm mỗi thành viên 
Môi trường học của hợp tác nhóm đòi hỏi sự trao đổi qua lại tích cực giữa các học sinh độc lập trong nhóm. Điều đó được thực hiện khi các thành viên nhóm nhìn thấy nhau trong trao đổi. Tương tác mặt đối mặt, có tác động tích cực đối với học sinh như: tăng cường động cơ học tập, làm nảy sinh những hứng thú mới, kích thích sự giao thiệp chia sẻ tư tưởng, nguồn lực và đáp án giải quyết vấn đề, tăng cường các kĩ năng tỏ thái độ, biểu đạt, phản hồi bằng các hình thức lời nói, ánh mắt, cử chỉ, khích lệ mọi thành viên tham gia, phát triển mối quan hệ gắn bó, quan tâm đến nhau.
Nhóm hợp tác được tổ chức sao cho từng thành viên trong nhóm không
thể trốn tránh công việc hoặc trách nhiệm học tập. Mọi thành viên đều phải học, đóng góp phần mình vào công việc chung và thành công của nhóm. Mỗi thành viên thực hiện một vai trò nhất định. Các vai trò ấy được luân phiên thường xuyên trong các nội dung hoạt động khác nhau (nhóm trưởng, thư kí, báo cáo viên ...). 
Vì thế, ngay từ các tiết học đầu năm, tôi đã giúp các em hiểu được chức năng, nhiệm vụ của từng thành viên trong nhóm và hướng dẫn tỉ mỉ cách điều hành hoạt động nhóm. Cụ thể:
+ Trưởng nhóm : chỉ đạo, điều hành nhóm hoạt động. 
+ Thư kí : Ghi lại kết quả của nhóm sau khi được thống nhất.
+ Báo cáo viên: trình bày trước lớp kết quả công việc của nhóm. (Báo cáo viên có thể là trưởng nhóm hoặc các thành viên trong nhóm). 
Đồng thời, trong quá trình theo dõi hoạt động của các nhóm, giáo viên đưa ra những gợi ý, nhắc lại những biện pháp và cách thức để hoàn thành công việc được giao, giải đáp các thắc mắc và dạy các kĩ năng thực hiện nhiệm vụ khi cần thiết. Đối với những nhóm chưa thực hiện nhiệm vụ được giao một cách tích cực, gáo viên đến gần và cùng tham gia, làm mẫu cho học sinh. Khi học sinh gặp khó khăn, giáo viên đưa ra những gợi ý cần thiết như liên hệ những kiến thức đang trao đổi với những kiến thức học sinh đã được học, tạo ra mối quan hệ giữa kiến thức mới và những kiến thức học sinh đã biết, đã trải nghiệm. Chính vì thế, học sinh các lớp tôi phụ trách hiện này rất quen thuộc và thành thạo với hình thức học theo nhóm. Sau khi nghe hiệu lệnh chia nhóm của giáo viên, các em tự hội ý cử nhóm trưởng, thư kí và điều hành nhóm hoạt động rất sôi nổi, đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận rất tự tin, mạnh dạn trước tập thể lớp. Đặc biệt, mỗi thành viên trong nhóm đều hiểu rằng không thể dựa vào công việc của người khác. 
3.2.4. Vận dụng linh hoạt các hình thức dạy học nhóm trong từng bài và từng hoạt động học
Trong mỗi tiết học, giáo viên cần phối hợp nhiều phương pháp dạy học khác nhau một cách linh hoạt, sáng tạo theo hướng giảm sự can thiệp và quyết định của giáo viên, tăng cường sự tham gia của học sinh vào các hoạt động tìm tòi, phát hiện ra kiến thức mới. Vì thế, tuỳ theo từng hoạt động học trong bài để giáo viên lựa chọn các mô hình tổ chức hoạt động nhóm phù hợp. 
Mỗi mô hình nhóm có ưu điểm và hạn chế khác nhau, như:
Các mô hình hoạt động nhóm
Ưu điểm
Hạn chế
Nhóm theo cặp hoặc nhóm từ 3-4 học sinh
Hai hình thức này sẽ giúp các em có nhiều cơ hội nói lên ý kiến của mình, các em được rèn luyện kĩ năng diễn đạt, giao tiếp và hợp tác trong công việc. Không mất thời gian tổ chức, không xáo trộn chỗ ngồi mà vẫn huy động được học sinh làm việc cùng nhau.
Học sinh ít được giao lưu, học hỏi với các bạn khác trong lớp dẫn đến sự nhàm chán, không thích hợp tác với bạn đó nữa.
Nhóm cùng trình độ (HS năng khiếu riêng; HS có khả năng tiếp thu mức đạt chuẩn riêng)
Đáp ứng đúng nhu cầu khả năng học tập của học sinh
Hệ thống câu hỏi giáo viên phải chuẩn bị nhiều, phân hóa rõ ràng; nhóm học sinh có khả năng tiếp thu chậm làm việc không có người chủ chốt, việc điều hành sẽ không sôi nổi, hiệu quả, nhiều lần như thế các em cảm thấy nhàm chán.
Nhóm khác trình độ (có 03 đối tượng khác nhau)
Học sinh năng khiếu giúp đỡ, hỗ trợ học sinh yếu trong quá trình thảo luận.
Một số em còn ỷ lại, dựa dẫm vào các bạn học sinh năng khiếu; lúng túng và chưa mạnh dạn tham gia vào hoạt động chung của nhóm
Nhóm nhiều học sinh (từ 6 - 8 học sinh hoặc cả một dãy lớp)
Đưa ra nhiều ý tưởng, nhiều hướng giải quyết vấn đề đặt ra
Khuôn viên lớp học chật, phải xoay bàn ghế hoặc di chuyển nhiều làm ảnh hưởng thời gian tiết học; cơ hội tương tác, giao tiếp một số em ít, có thể xảy ra hiện tượng học sinh năng khiếu lấn át học sinh khác; giáo viên khó quản lý, việc hỗ trợ đến từng học sinh chưa kịp thời.
Nhóm ngẫu nhiên; nhóm cùng sở thích:
Tạo ra sự hứng khởi khi được hợp tác với người bạn mới.
Khuôn viên lớp học chật, di chuyển nhiều làm ảnh hưởng thời gian và nề nếp lớp học. Có thể chưa tìm được sự công bằng khi đánh giá vì khả năng tư duy giữa các nhóm không tương đồng nhau...
Thực tế cho thấy rằng, hoạt động nhóm có thể sử dụng phổ biến trong tất cả các hoạt động của mỗi tiết học, nhưng hiệu quả nhất vẫn là trong hoạt động phát triển bài. Căn cứ vào đặc trưng của từng mô hình nhóm nêu trên và tình hình thực tế không gian, sĩ số lớp học, để tổ chức dạy theo nhóm cho phù hợp tiến hành như sau:
* Đối với những hoạt động làm việc với sách giáo khoa, quan sát các hình và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa: giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận theo cặp (02 học sinh cùng bàn quay mặt vào nhau).
Chẳng hạn: Khi dạy bài 6 “Vai trò của vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ” (SGK trang 14&15)
Ở hoạt động 1, để giúp học sinh nhận biết được những loại thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ giáo viên đã tiến hành tổ chức nhóm như sau:
- Bước 1: Chia nhóm, giao nhiệm vụ
Yêu cầu 02 học sinh ngồi cùng bàn quan sát các hình minh họa (SGK trang 14 & 15) và nói cho nhau biết tên các thức ăn có chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ (thời gian khoảng 3 phút)
- Bước 2: Thảo luận nhóm (hình thức hỏi đáp)
Gợi ý:
+ HS1: Hình minh họa này vẽ các loại thức ăn gì ?
+ HS2: trả lời
+ HS1: Bạn thích ăn những món nào chế biết từ chuối ? Vì sao?
+ HS2: trả lời kết hợp giải thích (VD: Tớ thích ăn chuối chín, chuối xào, kem chuối,vì nói rất ngon và bổ)
Tương tự với các loại thức ăn khác: đổi vai (HS2: hỏi ; HS1: trả lời)
- Bước 3: Trình bày trước lớp
Gọi 2 đến 3 cặp thực hiện hỏi - đáp ; Lớp nhận xét; bổ sung.
- Bước 4: Tổng kết, đánh giá
+ Kể tên được những loại thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ ? (kể các loại trong hình SGK kết hợp kể theo hiểu biết của bản thân)
+ Nhận xét, ghi bảng theo các nhóm (vi-ta-min; chất khoáng; chất xơ)
Từ đó cung cấp cho học sinh hiểu thêm: Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường (sắn, khoai lang, khoai tây,) cũng chứa nhiều chất xơ.
* Đối với các hoạt động làm việc với phiếu học tập, vật thật, sơ đồ, khai thác câu hỏi nhiều ý, câu hỏi khó mang tính chất giải thích hoặc giải quyết tình huống giáo viên đưa ra: giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm 3 - 4 học sinh (học sinh bàn trước và bàn sau quay mặt vào nhau).
Ví dụ: Khi dạy bài 37 "Tại sao có gió ?" (SGK trang 74)
Đầu tiên, giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát tranh ảnh (SGK) hoặc cho ra sân trường quan sát vật thật về các hiện tượng: cây cối lung lay, lá cờ tổ quốc bay phấp phới. 
Tiếp theo, giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, phối hợp với nhóm trưởng tổ chức chơi trò chơi “chong chóng”
Cuối cùng, cho học sinh vào lớp, phát phiếu học tập và yêu cầu các em hoàn thành trong vòng 3 phút.
PHIẾU BÀI TẬP
Hãy nối các ý ở cột A với nội dung cột B cho phù hợp
 	 A	 B
Giã nhÑ
Chong chãng quay nhanh
Kh«ng cã giã
Chong chãng quay chËm
Giã m¹nh
Chong chãng kh«ng quay
- Đại diện các nhóm nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên kết luận: 
Giã nhÑ
Kh«ng cã giã
Giã m¹nh
Chong chãng quay nhanh
Chong chãng quay chËm
Chong chãng kh«ng quay
Qua hoạt động khởi động, giúp các em có biểu tượng về mức độ của gió và kích thích sự tò mò bắt đầu tìm hiểu nội dung chính của bài học.
* Đối với các hoạt động tạo nhóm để làm thí nghiệm; đóng vai; tìm hiểu nguyên nhân của một số sự vật, hiện tượng trong tự nhiên; triển lãm tranh ảnh và sản phẩm có liên quan đến nội dung bài học hoặc khai thác bài bằng phương pháp Bàn tay nặn bột: tôi tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm lớn từ 6-8 học sinh (hoặc mỗi dãy là 01 nhóm).
Ví dụ: Khi dạy bài “Con người cần gì để sống?” (Sách giáo khoa trang 4)
Đối với bài này hoạt động 2 giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm bằng cách tổ chức cho các em chơi trò chơi Đi tìm điều kiện sống. 
* Mục tiêu: Kể ra được những điều kiện cần thiết tối thiểu để duy trì sự sống của con người.
* Chuẩn bị
Mỗi nhóm có một bộ đồ chơi gồm 20 tấm phiếu. Trên mỗi tấm phiếu vẽ một thứ các em "cần có" để duy trì sự sống (như: thức ăn, nước uống, ánh sáng....) hoặc một thứ các em "muốn có" (như: sách báo, đồ chơi , ti vi ....) 
* Cách tiến hành:
Bước 1: Chia nhóm, giao việc và hướng dẫn cách chơi
- Giáo viên chia lớp 3 thành nhóm (mỗi dãy là 01 nhóm); phát cho mỗi nhóm một bộ đồ chơi nêu trên và hướng dẫn:
Đầu tiên mỗi nhóm bàn bạc với nhau, chọn ra 10 thứ (được vẽ trong 20 tấm phiếu). Tiếp đó các nhóm chọn ra 6 thứ trong 10 thứ sao cho các thứ các nhóm chọn là đủ diều kiện tối thiểu để đảm bảo sự sống cho con người. Trong thời gian 4 phút, nhóm nào chọn nhanh nhất và giải thích đúng từng thứ đã chọn thì đội đo thắng cuộc .
Bước 2: Thảo luận nhóm
Lựa chọn các thứ tối thiểu để duy trì sự sống của con người. Học sinh các nhóm thảo luận để đi đến thống nhất chọn các điều kiện tối thiểu để duy trì sự sống cho con người. Vậy giáo viên phải đi từng nhóm để giúp học sinh giải thích về các thứ mà nhóm mình đã chọn hoặc không chọn được vẽ trong phiếu để các em có thể giải thích đúng và trôi chảy hơn . 
Bước 3: Báo cáo trước lớp
- Lần lượt đại diện các nhóm nêu kết quả lựa chọn của nhóm mình và giải thích tại sao lại lựa chọn như vậy ?
Bước 4: Tổng kết, đánh giá
- Có thể sự lựa chọn của các nhóm là không giống nhau và giáo viên gợi ý cho các em thảo luận, giúp học sinh nêu lên những điều kiện cần thiết tối thiểu để duy trì sự sống của con người theo mục "Bạn cần biết" trong sách giáo khoa môn học.
Ví dụ 2: Khi dạy bài 37 "Tại sao có gió ?" (SGK trang 74)
Ở hoạt động 2, yêu cầu học sinh làm thí nghiệm với đồ dùng đã chuẩn bị. Thí nghiệm này để chứng minh rằng: "Không khí chuyển động từ nơi lạnh sang nơi nóng"và đó củng chính là “hướng của gió thổi”. 
Tôi lần lượt tiến hành như sau: 
Bước 1: Chia nhóm, kiểm tra đồ dùng của học sinh đã chuẩn bị sau đó nêu mục đích và hướng dẫn cách tiến hành làm thí nghiệm. Đồng thời phát phiếu học tập với hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan. 
Bước 2: Tạo nhóm, tiến hành thí nghiệm và thảo luận và trả lời các câu hỏi bài tập 2 (phiếu bài tập).
PHIẾU BÀI TẬP
Theo dõi thí nghiệm và trả lời các câu hỏi:
a) Khi đốt ngọn nến cháy, không khí ở hai ống có hiện tượng là:
A. Cả hai ống có không khí đều nóng. 
B. Cả hai ống có không khí đều lạnh.
C. Một ống có không khí lạnh, một ống có không khí nóng
b) Không khí chuyển động theo hướng nào ?
A. Từ nơi lạnh sang nơi nóng.
B. Từ nơi nóng sang nơi lạnh.
C. Cả A và B.
Bước 3: Đại diện nhóm báo cáo; Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, chốt kiến thức 
Ý a): C ; ý b): A
Từ đó yêu cầu các em giải thích Tại sao có gió ? Gió thổi theo hướng từ nơi nào đến nơi nào ?
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên chốt: Gió có là do chênh lệch về nhiệt làm cho không khí chuyển động từ nơi lạnh sang nơi nóng và tạo ra gió. Gió thổi theo hướng từ nơi có không khí lạnh đến nơi có không khí nóng.
Tiếp tục hướng dẫn học sinh liên hệ thực tế nhằm giúp các em nhận biết được hướng gió thổi từ “biển vào đất liền” hay “từ đất liền ra biển” theo thời gian ban ngày hoặc ban đêm (Ban ngày gió thổi từ biển thổi vào đất liền, còn ban đêm gió thổi từ đất liền ra biển). 
Ngoài ra,