skkn một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh – Tài liệu text

skkn một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp chủ nhiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 33 trang )

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp chủ nhiệm

Tên SKKN: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC AN
TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM”
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, an toàn giao thông đang là vấn đề lớn được cả xã
hội quan tâm. Đi khắp các nẻo đường, câu khẩu ngữ “An toàn giao thông là hạnh
phúc cho mọi nhà” như lời nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với những người tham
gia giao thông rằng hãy nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông để đem lại an toàn
cho chính mình, cho gia đình và cho xã hội.
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất con người càng được nâng cao,
đi kèm với vấn đề đó là sự phát triển vượt bậc của các loại phương tiện giao thông.
Hàng ngày, chúng ta vẫn thấy tin tức về những vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra, tai nạn
giao thông đang trở thành vấn nạn của toàn thế giới nói chung và của Việt Nam nói
riêng. Mỗi năm ở Việt Nam, trung bình có khoảng gần 10.000 người chết vì tai nạn
giao thông và với hơn 20.000 vụ tai nạn, va chạm giao thông, các vụ tai nạn giao
thông không chỉ để lại những hậu quả nặng nề cho sức khỏe, tính mạng của con
người mà còn đem lại nỗi đau tinh thần không bao giờ quên được cho người thân
trong gia đình các nạn nhân. Theo thống kê của Cục Giao thông đường bộ Việt
Nam, có rất nhiều nguyên nhân gây ra các vụ tai nạn thương tâm đó, tuy nhiên một
trong những nguyên nhân phổ biến nhất đó là do ý thức của con người khi tham gia
giao thông.
Học sinh trung học phổ thông là lứa tuổi đang dần hình thành, hoàn thiện ý
thức, kỹ năng và hành động. Do thiếu hiểu biết về Luật Giao thông và hạn chế về
kỹ năng khi tham gia giao thông nên không ít vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng
xảy ra mà người gây ra tai nạn hoặc nạn nhân chính là những học sinh đang ngồi
trên ghế nhà trường. Chính vì vậy, việc cung cấp cho học sinh THPT những hiểu
biết cơ bản về Luật ATGT, giáo dục học sinh tham gia giao thông an toàn, có văn
hóa là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu, tuy nhiên, chương trình giáo dục phổ thông
của nước ta vẫn chưa có bộ môn nào dành riêng cho vấn đề này. Do đó, những năm
gần việc tích hợp giáo dục an toàn giao thông cho học sinh các cấp đặc biệt là cấp

THPT luôn luôn được chú trọng.
Trường THCS & THPT Bàu Hàm là một ngôi trường thuộc vùng sâu, vùng xa
của Tỉnh Đồng Nai, hiện nay vẫn chưa có tuyến xe BUS từ trung tâm huyện Trảng
Bom về xã Bàu Hàm, bên cạnh đó, học sinh của trường nói chung và lớp tôi chủ
nhiệm (lớp 10A5) nói riêng, đa số là con em các dân tộc thiểu số ở nước ta, nghề
nghiệp chủ yếu của phụ huynh học sinh là làm rẫy hoặc làm công nhân, nhà ở xa,
không có điều kiện đưa đón con em thường xuyên nên thường mua xe cho các em
tự tham gia giao thông khi đến trường. Việc nâng cao ý thức cho các em khi tham
gia giao thông để đảm bảo an toàn là vấn đề hết sức cần thiết.
Vì những lí do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH LỚP
CHỦ NHIỆM” là đề tài nghiên cứu và làm sáng kiến kinh nghiệm cho mình.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp chủ nhiệm

II.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
– Luật giáo dục nước ta đã xác định rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con
người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và
nghề nghiệp; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình
thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu
cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”- điều 2, Luật giáo dục năm 2005.
[1]
Giáo dục An toàn giao thông là một nội dung giáo dục được thực hiện ở các
nhà trường nói chung và nhà trường phổ thông nói riêng trong thời kì đất nước mở
cửa hội nhập và phát triển. Giáo dục An toàn giao thông nhằm giáo dục cho học
sinh một số nội dung về Luật giao thông đường bộ, giáo dục kĩ năng sống để học
sinh rèn luyện ý thức chấp hành Pháp luật mà cụ thể là Luật giao thông đường bộ.

– Từ năm 2007 Chính phủ đã ban hành nghị quyết 32/2007/NQ-CP ngày
29/6/2007 “Về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn
tắc giao thông”. Nghị quyết đã đưa ra những giải pháp cấp bách:
“+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trật tự
an toàn giao thông.
+ Kiên quyết cưỡng chế thi hành pháp luật trật tự an toan giao thông
thông và nâng cao năng lực cho lực lượng cảnh sát, thanh tra giao thông vận tải Chú trọng về kết cấu hạ tầng giao thông.
+ Tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng an toàn kỹ thuật của
phương tiện giao thông vận tải.
+ Đề ra các giải pháp đối với người điều khiển phương tiện.
+ Giảm thiểu tai nạn giao thông trước tình hình về tai nạn giao thông xảy
ra ngày càng nhiều.” [2]
Trong những năm sau đó, các Chỉ thị, Nghị quyết, Nghị định của Chính
phủ đã được ban hành. Nhiều giải pháp để giảm tai nạn giao thông. Năm 2010,
Chính phủ ban hành Nghị quyết 34/2010 NĐ-CP ngày 02/4/2010 về quy định ban
hành xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ nhằm hạn
chế tai nạn giao thông. Nhìn chung, Chính phủ, các bộ và ban An toàn giao thông
đã có nhiều giải pháp tích cực để chỉ đạo việc thực hiện an toàn giao thông trong cả
nước.
Thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư về tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông
đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông, Nghị
quyết số 88/NQ-CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ; gắn nhiệm vụ đảm bảo trật tự
an toàn giao thông với kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của cán bộ, giáo
viên, nhân viên và học sinh, đặc biệt là người đứng đầu, người trực tiếp thực hiện
nhiệm vụ trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục an toàn giao thông
(ATGT) trong các cơ sở giáo dục, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ và giải pháp của

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp chủ nhiệm

ngành Giáo dục, Bộ GD-ÐT đã ban hành Kế hoạch số 110/KH-BGDÐT về việc
triển khai công tác giáo dục ATGT trong trường học năm 2017.
Xác định an toàn giao thông (ATGT) là một trong những nhiệm vụ quan
trọng, thời gian qua ngành GD-ÐT Ðồng Nai đã chủ động phối hợp với Công an
tỉnh triển khai tốt kế hoạch tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong trường
học nhằm sớm hình thành cho các em ý thức khi tham gia giao thông, góp phần
hình thành văn hóa giao thông. Tổ chức GDATGT trong nhà trường phổ thông có
hiệu quả sẽ góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu chung đảm bảo trật tự an
toàn giao thông của toàn xã hội.
II.2. Cơ sở thực tiễn
II.2.1. Về phía nhà trường, cán bộ giáo viên:
– Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh phổ thông là một trong những
nội dung đã được quy định trong chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp cũng như tích hợp vào các giờ học bộ môn trong trường nên dựa trên cơ sở là
các văn bản chỉ đạo của cấp trên, công tác này được quan tâm thực hiện mỗi năm.
– Cơ sở vật chất của trường THCS&THPT Bàu Hàm tương đối hoàn thiện:
sân bãi rộng, nhà xe thiết kế phù hợp, rộng rãi phục vụ cho nhu cầu gửi xe của giáo
viên và học sinh, hội trường với khoảng 500m2, được trang bị hệ thống máy chiếu,
loa đài rất thuận tiện cho các buổi sinh hoạt tập thể, 04 phòng máy chiếu với bảng
thông minh, hệ thống máy tính hoạt động tốt, các máy chiếu rời… phục vụ đắc lực
cho công tác giáo dục ATGT cho học sinh.
– Tổ chức Đoàn Thanh niên – Đội Thiếu niên tiền phong trong trường hoạt
động tích cực, là nhân tố nòng cốt tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động
phong trào cũng như hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho nhà trường. Công
tác được thực hiện và duy trì hàng năm nên việc triển khai hoạt động khá thuận lợi.
– Đội ngũ cán bộ giáo viên của trường trẻ, khỏe, năng động, nhiệt tình trong
công tác giảng dạy, tuy nhiên, vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong công tác giáo dục
học sinh. Theo kết quả điều tra (phụ lục 1), 80% giáo viên khi được hỏi đều cho

rằng giáo dục ATGT cho học sinh cần sự phối hợp giữa tổ chức Đoàn – Đội với
GVCN và phụ huynh học sinh nhưng 20% giáo viên lại cho rằng trách nhiệm giáo
dục ATGT cho HS thuộc về tổ chức Đoàn – Đội; vẫn còn 12,6% giáo viên cho rằng
giáo dục ATGT cho học sinh chưa thực sự cần thiết, điều này đã dẫn đến công tác
giáo dục ATGT cho học sinh trong trường còn nhiều hạn chế.
II.2.1. Về phía phụ huynh và học sinh:
– Học sinh trường đa số là con gia đình nông dân, công nhân đi làm xa nên
việc phối hợp với nhà trường giáo dục con em chưa được quan tâm đúng mức. Một
số học ở cách xa trường, đường đến trường chủ yếu là đường rẫy nên việc đi lại
học tập của các em chưa được theo dõi sâu sát. Một bộ phận Cha mẹ học sinh
(CMHS) kiến thức về luật giao thông còn hạn chế, vô tư vi phạm luật giao thông
như không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, chở 3, chở 4 hoặc có thái độ không
kiên quyết nên đã để con em sử dụng phương tiện đi học không đúng quy định vô
hình chung đã tiếp tay cho các em vi phạm pháp luật.

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp chủ nhiệm

– Kiến thức luật giao thông và ý thức chấp hành luật giao thông của học sinh
còn hạn chế: đi xe hàng ngang, không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện, đi xe
máy, thậm chí không đội mũ bảo hiểm chở ba …
– Lớp 10A5 do tôi chủ nhiệm có 40 học sinh, 87,5% học sinh là con em dân
tộc thiểu số ở Việt Nam; đang ở độ tuổi 15, 16 nên các em còn non nớt trong nhận
thức, tâm lý của các em chỉ thích tìm hiểu những vấn đề mới mẻ, trẻ, sôi động,
thích xem những kênh ca nhạc, giải trí hơn xem các clip về giáo dục ATGT. Vào
đầu năm học, khi được khảo sát (Phụ lục 2), đa số các em học sinh lớp tôi chủ
nhiệm – 10A5 – đều cho rằng ý thức tham gia giao thông của những người xung
quanh còn thấp, 90% học sinh cho rằng việc giáo dục ATGT là cần thiết và đa số
các em đã từng vi phạm ít nhất 1 lỗi khi tham gia giao thông mặc dù chưa có em
nào bị công an giao thông trực tiếp bắt lỗi; 75% các em sử dụng xe đạp điện hoặc

xe máy để đến trường nên việc giáo dục an toàn giao thông cho các em là vấn đề
tôi rất quan tâm.
Với những thực trạng nêu trên, tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp để
nâng cao hiệu quả giáo dục ATGT cho học sinh lớp chủ nhiệm, các giải pháp này là
hoàn toàn mới tại đơn vị nơi tôi đang công tác.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
III.1.Giải pháp 1: Đổi mới các tiết sinh hoạt chủ nhiệm lồng ghép GDATGT
III.1.1. Mô tả cách thức thực hiện giải pháp:
*Phạm vi: Giáo dục an toàn giao thông trong các tiết sinh hoạt chủ nhiệm.
*Đối tượng: HS lớp 10A5, trường THCS&THPT Bàu Hàm.
*Công việc cụ thể:
– Lồng ghép giáo dục an toàn giao thông qua các hình ảnh, video clip.
– Lồng ghép giáo dục an toàn giao thông qua các trò chơi nhỏ.
– Lồng ghép giáo dục an toàn giao thông qua cuộc thi “HS với an toàn giao thông
cấp lớp”
*Thời gian thực hiện giải pháp: các giờ sinh hoạt chủ nhiệm hàng tuần, trong tháng
9, tháng 10/2017.
III.1.2. Các dữ liệu minh chứng quá trình thực nghiệm, đối chứng giải pháp:
Thuận lợi của tôi khi thực hiện giải pháp này là BGH trường THCS&THPT
Bàu Hàm xây dựng thời khóa biểu cho giáo viên toàn trường đã dành ra 1 tiết sinh
hoạt chủ nhiệm vào tiết cuối cùng của ngày thứ 7 hàng tuần. Do đó, các GVCN
trong toàn trường nói chung và bản thân tôi nói riêng, có thể xây dựng giáo án sinh
hoạt chủ nhiệm một cách linh hoạt, phù hợp với chủ đề từng tháng, tạo ra không
khí thoải mái, gần gũi giữa các thành viên trong tập thể lớp như một gia đình và
không quên lồng ghép vào các tiết sinh hoạt là các nội dung giáo dục kỹ năng
sống, giáo dục đạo đức, tính trung thực, giáo dục an toàn giao thông….
Thuận lợi thứ 2 là cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập của trường
THCS&THPT Bàu Hàm khá tốt: Có hội trường rộng, trang bị sẵn màn hình thông

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp chủ nhiệm

minh, máy tính, hệ thống loa đài… để tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể một
cách hiệu quả nhất; trường có hệ thống các phòng học đa chức năng, gắn sẵn máy
chiếu, bảng thông minh, máy vi tính… giúp GVCN chúng tôi có thể đổi mới các
giờ sinh hoạt chủ nhiệm thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin, đem lại
hứng thú cho học sinh lớp mình.
Thuận lợi thứ 3 là hệ thống các hình ảnh, video clip có nội dung ý nghĩa về
giáo dục an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh THPT như lớp tôi chủ nhiệm trên
các trang mạng xã hội, Internet khá phong phú, đa dạng, thực tế nên GVCN chúng
tôi có thể dễ dàng lựa chọn, lồng ghép vào các tiết sinh hoạt chủ nhiệm để nâng
cao ý thức cho học sinh trong quá trình tham gia giao thông.
Từ những thuận lợi nói trên, thay vì ngồi tại phòng học của lớp, nhận xét
tuần học qua có những ưu điểm, nhược điểm gì, phê bình những ai, cách khắc phục
ra sao… rồi cho học sinh ngồi chơi, nói chuyện phiếm như những tiết sinh hoạt
bình thường khác, thì tôi đổi mới giờ sinh hoạt chủ nhiệm, chủ động đưa lớp chủ
nhiệm của mình lên Hội trường, phòng học đa chức năng để có thể tổ chức trò
chơi, các cuộc thi thuyết trình về an toàn giao thông hoặc cho các em xem các
video clip, hình ảnh có tính giáo dục, đặc biệt là chú trọng giáo dục về an toàn giao
thông. Cụ thể:
* Lồng ghép giáo dục an toàn giao thông qua các hình ảnh, video clip
Trước hết, tôi cho rằng ngoài việc giáo dục cho các em những hiểu biết cơ
bản về Luật giao thông đường bộ Việt Nam, tôi cần giáo dục các em tham gia giao
thông có văn hóa thông qua các hình ảnh. Tôi đưa ra các hình ảnh nên và không
nên khi tham gia giao thông, để các em lựa chọn hành động đúng cho mình.

Sau khi cho học sinh quan sát các hình ảnh trên, Nguồn: Một số hình ảnh vi
phạm ATGT [3], tôi đặt câu hỏi: “Theo các em, những hình ảnh trên, hình ảnh nào

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp chủ nhiệm

đúng, hình ảnh nào sai? Nếu sai, em hãy chỉ ra những lỗi mà các bạn trong hình đã
vi phạm.”
Đa phần học sinh sẽ xác định hai hình trên là đúng, hai hình dưới là sai, do
các bạn đi xe đạp, xe máy dàn hàng ngang khi lưu thông trên đường và không đội
mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện.
Tôi chuẩn xác, khen ngợi ý kiến của học sinh, và khẳng định: cả 4 hình đều
sai, hình 1 và hình 2, mặc dù các bạn có đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện nhưng
dàn hàng ngang từ 2 đến 4 hàng, như vậy là vi phạm luật giao thông; hình 3, các
bạn đi xe đạp dàn hàng ngang gây mất an toàn giao thông; hình 4 các bạn vừa
không đội mũ bảo hiểm vừa dàn hàng ngang khi tham gia giao thông.
Trên đây là một trong nhiều ví dụ tôi sử dụng hình ảnh để giáo dục an toàn
giao thông cho học sinh lớp chủ nhiệm, qua hệ thống các hình ảnh trực quan, sinh
động, tôi giáo dục cho các em khi tham gia giao thông trên đường, cần đi đúng làn
đường, phần đường; dừng, đỗ xe đúng quy định; đội mũ bảo hiểm khi đi (hoặc
ngồi) trên xe môtô, xe gắn máy, xe đạp điện. Tuân thủ hiệu lệnh và chỉ dẫn của
người điều khiển giao thông, đèn tín hiệu, biển báo, vạch kẻ đường; Tận tình giúp
đỡ người tham gia giao thông khi gặp hoạn nạn; giúp đỡ người tàn tật, trẻ em và
người cao tuổi. Không được thờ ơ, vô cảm trước những người gặp tai nạn giao
thông, không dùng những hình ảnh đó để câu like trên các trang mạng xã hội…
Bên cạnh các hình ảnh, tôi còn sử dụng nhiều video clip có tính chất tuyên
truyền an toàn giao thông trên trang web: https://www.youtube.com. Đặc biệt là sơri phim về “ý thức tham gia giao thông và tai nạn giao thông” [4], bao gồm rất
nhiều video được cung cấp bởi các tài xế ô tô, phản ánh về tình trạng tham gia giao
thông thiếu ý thức của một bộ phận không nhỏ người dân, gây ra nhiều vụ tai nạn
thảm khốc, để lại nỗi đau không nguôi cho gia đình và xã hội. Hay những video
clip về văn hóa khi tham gia giao thông [6], về hiện tượng vượt đèn đỏ của người
dân thành phố Hồ Chí Minh [5]… Qua các video clip này, tôi muốn cảnh tỉnh học
sinh mình, nhắc nhở các em cần nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông để bảo
vệ chính mình và những người xung quanh, giáo dục cho các em như thế nào là

văn hóa khi tham gia giao thông.
* Lồng ghép giáo dục an toàn giao thông qua các trò chơi nhỏ:
Trò chơi là một hoạt động rất quen thuộc, gần gũi với con người, bất kì ai
trong cuộc đời cũng đã từng tham gia một số trò chơi nào đó. Trò chơi không
những giúp con người giải trí mà còn rèn luyện cho con người những kĩ năng cần
thiết trong cuộc sống. Trong giờ sinh hoạt, GV tổ chức trò chơi cho học sinh sẽ
giúp cho các em được giải trí một cách lành mạnh, có thêm hiểu biết về một vấn đề
nào đó.
Để giáo dục an toàn giao thông cho học sinh, tôi đã trực tiếp tổ chức cho học
sinh một số trò chơi sau:
Trò chơi 1 : Ghép biển báo
Chuẩn bị :
– 3 bảng to.

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp chủ nhiệm

– 15 biển báo chưa hoàn chỉnh.
– 1 số các chi tiết
VD :
+ Các biển báo chưa hoàn chỉnh :
+ Các biển báo đã hoàn chỉnh :
+ 3 bàn học hoặc 9 vòng tròn.
Cách chơi :
– Cách 1 :
HS đứng tại bàn. Khi có hiệu lệnh, HS phải nhặt thật nhanh các chi tiết gắn vào
biển báo sao cho thành biển báo có ý nghĩa. Sau khi ghép xong , lần lượt từng HS
của từng đội sẽ lên giới thiệu về biển báo mà mình vừa ghép. Đội nào ghép nhanh,
giới thiệu đúng biển báo hơn đội đó sẽ chiến thắng.
– Cách 2 :

Trên bảng cô gắn rất nhiều các biển báo chưa được hoàn thiện. Khi có hiệu lệnh ,
HS phải xoay người 3 vòng và lên nhặt các chi tiết gắn thành biển báo có ý nghĩa.
Sau đó, lần lượt từng HS của từng đội sẽ lên giới thiệu về biển báo mà mình vừa
ghép. Đội nào ghép nhanh, giới thiệu đúng biển báo hơn đội đó sẽ chiến thắng.
=> Trò chơi ghép biển báo này giúp HS rèn luyện kỹ năng phản ứng nhanh, ghi
nhớ các biển báo và có những hiểu biết nhất định về các loại biển báo giao thông.
Trò chơi 2: “Cộng hay trừ”
– Bước 1: Xác định nội dung tổ chức trò chơi: “Làm gì để tham gia giao thông an
toàn”
– Bước 2: Xây dựng luật chơi: Mỗi dãy bàn hình thành một đội chơi, mỗi đội cử ra
các thành viên tham gia trò chơi, luân phiên nhau lên bảng để ghi dấu (+) vào phía
sau hành động nên làm tham gia giao thông an toàn và dấu (-) vào phía sau hành
động không nên làm, đội nào hoàn thành trước, chính xác hơn, đội đó thắng cuộc.
– Bước 3: Tổ chức trò chơi
Các nhóm suy nghĩ, luân phiện nhau lên bảng điền (+) hoặc (-) vào phần giấy
Roky khổ A0, có ghi sẵn nội dung, giáo viên đã chuẩn bị ở nhà:
Các hành động
– Đội mũ bảo hiểm khi đi
xe ô tô
– Thắt dây an toàn khi đi ô

– Lạng lách, đánh võng

Đội 1

Đội 2

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp chủ nhiệm

– Đi đúng làn đường, phần
đường.
-Tuyên truyền văn hóa
giao thông
– Xử phạt nghiêm minh
đối với các trường hợp cố
tình vi phạm luật giao
thông.
– Tham gia hoạt động
tuyên truyền về an toàn
giao thông.
– Phóng nhanh, vượt ẩu
– Dàn hàng ngang khi lưu
thông trên đường.
– Uống rượu,bia khi tham
gia giao thông
– Đội mũ bảo hiểm khi
ngồi trên xe mô tô, xe gắn
máy, xe đạp điện.
– Mang áo phao khi tham
gia giao thông đường
thủy.
Bước 4: GV đưa phần giấy ghi kết quả:
Các hành động

Kết quả

– Đội mũ bảo hiểm khi đi xe ô tô

– Thắt dây an toàn khi đi ô tô

+

– Lạng lách, đánh võng

– Đi đúng làn đường, phần đường.

+

-Tuyên truyền văn hóa giao thông

+

– Xử phạt nghiêm minh đối với các trường hợp cố tình vi phạm luật
giao thông.

+

– Tham gia hoạt động tuyên truyền về an toàn giao thông.

+

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp chủ nhiệm

– Phóng nhanh, vượt ẩu

– Dàn hàng ngang khi lưu thông trên đường.

– Uống rượu,bia khi tham gia giao thông

– Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện.

+

– Mang áo phao khi tham gia giao thông đường thủy.

+

Yêu cầu cả lớp cùng nhận xét xem đội nào đúng nhiều hơn và nhanh hơn. GV nhận
xét kết quả, thái độ tham gia trò chơi của các đội, những ai làm tốt, ai chưa tốt để
cùng nhau rút kinh nghiệm.
=> Như vậy, việc tổ chức trò chơi “cộng hay trừ” đã giúp cho HS chủ động lựa
chọn các hành động hợp lý khi tham gia giao thông hoặc những hoạt động mà học
sinh nên tham gia để có thể đảm bảo an toàn giao thông và cùng nhau tuyên truyền
giáo dục an toàn giao thông cho mọi người cùng thực hiện.
*Lồng ghép giáo dục an toàn giao thông qua cuộc thi “HS với an toàn
giao thông cấp lớp”
– Mục đích:
Nhằm hưởng ứng năm ATGT 2016, tưởng niệm các nạn nhân do tai giao

thông gây ra, thực hiện theo kế hoạch của Đoàn trường.
Tăng cường đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật
ATGT cho học sinh trong lớp.
Nhằm nâng cao nhận thức của học sinh về luật ATGT để vận dụng khi tham
gia giao thông, góp phần hạn chế tai nạn giao thông đồng thời vận động gia đình,
người thân, cộng đồng tham gia học tập và chấp hành nghiêm chỉnh Luật giao
thông.
Tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích học sinh trong lớp, thắt chặt mối đoàn kết,
rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
– Địa điểm: tại hội trường trường THCS&THPT Bàu Hàm
– Nội dung:
Tìm hiểu Luật giao thông đường bộ; hiểu biết của học sinh về luật ATGT,
thực hiện văn hóa khi tham gia giao thông.
– Hình thức cuộc thi:
Mỗi đội sẽ trải qua 3 phần thi: chào hỏi; xem và trả lời các hành động, hình
ảnh, ký hiệu…(được các đội thể hiện không bằng lời nói) và phần thi thuyết trình.
– Số lượng tham gia:
Mỗi tổ cử 5 người thành lập 1 đội.

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp chủ nhiệm

GVCN sẽ là giám khảo và có thể mời thêm giám khảo là 1 đến 2 thành viên
trong BCH Đoàn trường.
Mời bí thư và lớp trưởng các lớp khối 10 cùng tham dự.
(Điều này nhằm mục đích tăng cường ý nghĩa tuyên truyền về ATGT của
cuộc thi, HS sẽ tự giác thực hiện các nội dung cuộc thi một cách nghiêm túc)
– Thể lệ cuộc thi: tất cả các phần thi phải đảm bảo không có nội dung phản
cảm, xuyên tạc, phản động, sai lệch chủ trương đường lối của Đảng và chính sách
pháp luật của Nhà nước.

+ Phần thi chào hỏi: Giới thiệu về đội của mình không quy định hình thức
như hát, vè, thơ ca, tiểu phẩm… ( thời gian không quá 05 phút).
(Yêu cầu về nội dung: Giới thiệu đầy đủ các thành viên tham gia, mục tiêu của đội,
những việc mà Tổ nhóm mình đã thực hiện để tuyên truyền về ý thức chấp hành
luật giao thông…)
+ Phần thi xem đoán và trả lời: các đội soạn trước một số hành động, động
tác, hình ảnh, ký hiệu…(được các đội thể hiện không bằng lời nói) lần lượt từng
đội diễn hành động, hình ảnh, ký hiệu… cho các đội còn lại xem và trả lời câu hỏi
của đội mới thể hiện. (Yêu cầu phần thi này đội thể hiện phải đưa trước câu trả lời
cho GVCN, tránh tình trạng khi các đội còn lại trả lời đúng nhưng đội ra tình
huống không chấp nhận)
+ Phần thi thuyết trình: các đội có thời gian làm bài thuyết trình ở nhà theo
chủ đề cụ thể do GVCN đưa ra:
Đội 1: Thuyết trình về vấn đề uống rượu, bia khi tham gia giao thông
Đội 2: Thuyết trình về vấn đề không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao
thông.
Đội 3: Thuyết trình về vấn đề bệnh vô cảm trong người tham gia giao thông.
(Yêu cầu: Các đội soạn bài thuyết trình bằng Powerpoint, theo dàn ý sau: Khái
quát tình hình giao thông thời gian qua; Trình bày những nguyên nhân chính dẫn
đến tai nạn giao thông sau đó dẫn dắt vào vấn đề của đội mình trình bày; Giải
pháp; Ý kiến của đội về vấn đề trên, lời khuyên của đội chơi dành cho các bạn khi
tham gia giao thông.
Thời gian trình bày không quá 05 phút và bài thuyết trình chính là cơ sở để đánh
giá kết quả chung cuộc của các đội chơi.)
– Hình thức chấm điểm:
Thang điểm cho phần thi giới thiệu về đội là 10 điểm; phần thi tình huống là 20
điểm và phần thi thuyết trình là 30 điểm.
Phần thi quá thời gian quy định từ 1 phút trở lên… bị trừ từ 2 trở lên, tùy vào thời
gian vượt quá so với quy định.
=> Kết quả cuộc thi:

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp chủ nhiệm

Sau mỗi phần thi, giám khảo nhận xét về nội dung, ý nghĩa, tác dụng tuyên
truyền của các đội; khen ngợi sự chuẩn bị chu đáo của các đội chơi; nhắc nhở các
đội thực hiện thiếu nghiêm túc.
Đa số các em tham gia của các đội đều có ý thức, làm việc nhóm nghiêm túc
và đưa ra các nội dung hay, có hiệu quả cao trong tuyên truyền về Luật an toàn
giao thông, kêu gọi mọi người cùng thực hiện văn hóa khi tham gia giao thông.
Các thành viên trong lớp và các khách mời từ các lớp khác đều đến dự, cổ
vũ nhiệt tình, hào hứng.
Kết quả cụ thể:

Phần thi

Chào hỏi,
giới thiệu
về đội

Xem và đoán tình
huống, hình ảnh,
ký hiệu ATGT

Thuyết trình về ATGT

Tổng

Đội 1

8.5

15

24

47.5

Đội 2

8.0

16

27.3

51.3

Đội 3

7.5

14

25

46.5

Giải nhất: Đội 2
Giải nhì: Đội 1 và đội 3: giải 3.

Và sau đây là một số hình ảnh minh chứng cho việc tổ chức cuộc thi
“Học sinh với an toàn giao thông” do tôi tổ chức cho học sinh lớp chủ nhiệm:

Phần thi chào hỏi, giới thiệu về đội chơi của Đội 1

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp chủ nhiệm

Các đội thi trong phần thi “Xem và đoán hình ảnh, tình huống… giao thông”

Phần thi thuyết trình về vấn đề không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông của Đội 2

III.1.3. Phân tích, so sánh, đánh giá kết quả giải pháp đã thực hiện:
Sau quá trình thực hiện lồng ghép giáo dục an toàn giao thông cho học sinh
qua các giờ sinh hoạt chủ nhiệm, tôi nhận thấy:
– Học sinh có những hiểu biết cơ bản về Luật giao thông, về văn hóa khi tham gia
giao thông.
– Học sinh hiểu được thực trạng về tình hình giao thông ở địa phương, trong nước
và trên thế giới.
– HS có thái độ không đồng tình với việc không tôn trọng pháp luật nhất là luật
GTĐB thông qua các hình ảnh và các bài thuyết trình của các đội chơi, từ đó, các
em dần dần hình thành nên thói quen mới khi tham gia giao thông, tuân thủ luật
giao thông và rèn luyện những hành vi lịch sự, có văn hóa khi lưu thông trên
đường.
– Giờ sinh hoạt trở nên thú vị hơn, cuốn hút hơn, sinh động và có ý nghĩa giáo dục
đối với học sinh hơn.
– Thông qua các trò chơi, các cuộc thi quy mô nhỏ, tôi đã rèn luyện thêm cho các
em kỹ năng sống cơ bản, tự tin trước đám đông, làm việc nhóm có hiệu quả, các
em sáng tạo hơn, năng động hơn, bớt đi sự rụt rè, nhút nhát.
III.2.Giải pháp 2: Phối hợp với các bộ phận trong và ngoài nhà trường nhằm

nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp chủ nhiệm:

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp chủ nhiệm

III.2.1.Mô tả cách thức tổ chức thực hiện giải pháp:
*Phạm vi: Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp chủ nhiệm.
*Đối tượng: HS lớp 10A5, trường THCS&THPT Bàu Hàm.
*Công việc cụ thể:
– Phối kết hợp với tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh của trường, Đội thanh niên
xung kích trong việc quản lý, giáo dục học sinh, chú trọng công tác đảm bảo an
toàn giao thông.
– Phối kết hợp với phụ huynh học sinh trong công tác giáo dục an toàn giao thông
cho học sinh..
– Phối kết hợp với công an địa phương để theo dõi, nhắc nhở học sinh kịp thời,
giảm thiểu tình trạng vi phạm Luật giao thông đường bộ.
*Thời gian thực hiện giải pháp: Hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng.
III.2.2.Các dữ liệu minh chứng quá trình thực nghiệm, đối chứng giải pháp:
*Phối kết hợp với tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh của trường và Đội Thanh
niên xung kích trong quản lý, giáo dục học sinh, chú trọng công tác giáo dục an
toàn giao thông cho học sinh:
Thuận lợi của bản thân tôi trong năm học này là vừa làm công tác chủ nhiệm
lớp, vừa kiêm nhiệm chức vụ Phó Bí thư đoàn trường; nhà tôi ở cách trường
khoảng 300m, nên tôi thường xuyên có mặt ở trường hàng ngày từ thứ 2 đến thứ 7,
kể cả Chủ nhật nếu có tổ chức sự kiện vào ngày này. Do đó, các kế hoạch hoạt
động, thông báo, yêu cầu… của BCH Đoàn trường được tôi nắm bắt, truyền đạt đến
lớp và đảm bảo lớp thực hiện tốt nhất trong khả năng của học sinh.
Tôi luôn tâm niệm dù ở vị trí nào, cũng phải cố gắng hết mình để thực hiện
hiệu quả các nhiệm vụ được giao. Điều này đã thôi thúc tôi tìm tòi, đề xuất những
ý kiến để giáo dục đạo đức học sinh, trong đó có công tác giáo dục an toàn giao

thông cho học sinh toàn trường nói chung và lớp tôi chủ nhiệm nói riêng.
Ngay vào đầu năm học, dưới sự chỉ đạo của Chi bộ Đảng, BGH nhà trường,
BCH Đoàn trường đã tổ chức cho học sinh học nội quy, quy định của nhà trường,
những điều cấm học sinh không được làm và yêu cầu học sinh ký cam kết thực
hiện. Các điều cấm đối với học sinh bao gồm:
“- Không vô lễ, xúc phạm danh dự nhân phẩm của cán bộ, giáo viên, công
nhân viên trong nhà trường.
– Không đánh nhau.
– Không quay copy, sử dụng tài liệu trong kiểm tra, thi cử.
– Không tàng trữ, vận chuyển, sử dụng các chất gây nghiện.
– Không mang vũ khí, các vật sắc, nhọn khi đến trường.
– Không vi phạm pháp luật đặc biệt là Luật giao thông đường bộ.” [7]

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp chủ nhiệm

Nội quy nhà trường còn quy định, “nếu học sinh nào vi phạm một trong những
điều cấm nêu trên sẽ xếp Hạnh kiểm Yếu cả năm và đi lao động rèn luyện trong hè.
Lớp nào có HS vi phạm một trong những điều cấm sẽ Khống chế thi đua tháng đó,
học kỳ đó”. [7]
=> Với vai trò là một GVCN, là cầu nối giữa nhà trường với gia đình học sinh, là
người tiếp xúc gần gũi nhất với học sinh lớp mình, tôi đã đánh máy và dán những
điều cấm học sinh không được làm vào bảng phụ cuối lớp, lượng hóa trừ điểm thi
đua đối với từng lỗi vi phạm nội quy, học tập để HS cố gắng tu dưỡng, rèn luyện,
tôi luôn luôn nhắc nhở, động viên kịp thời các em, có mặt bên cạnh học sinh lớp
mình trong các hoạt động do Đoàn trường tổ chức như: thi đố vui, diễn tiểu phẩm
về ATGT trong các giờ chào cờ đầu tuần, triển khai và phát động học sinh hưởng
ứng Tháng ATGT- tháng 9/2016, nhắc nhở 100% học sinh lớp mình tham gia bài
dự thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” trong năm học 2016 – 2017 do
Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với công ty Honda Việt Nam, Ban ATGT Quốc gia,

Bộ công an phối hợp tổ chức và làm giám khảo.
Trong tháng 9, lớp 10A5 do tôi chủ nhiệm đã đăng ký thực hiện tháng ATGT
và 100% học sinh thực hiện tốt, không có hiện tượng vi phạm ATGT. Cử Bí thư chi
đoàn lớp tham gia vào Đội tuyên truyền ca khúc cách mạng, phát thanh học đường,
có kế hoạch thường xuyên tuyên truyền dưới cờ, tuyên truyền trên hệ thống loa về
việc chấp hành Luật GTĐB trong học sinh.
Trong các hội diễn văn nghệ, báo tường nhân ngày 20/11, 26/3, BCH Đoàn
trường chúng tôi luôn dành một phần ưu tiên đặc biệt cho nội dung tuyên truyền về
Luật giao thông và văn hóa giao thông qua các nội dung thi hóa trang, diễn tiểu
phẩm, một góc của báo tường, tập san…
Bên cạnh đó, tôi kết hợp với BCH Đoàn trường, chủ động xin ý kiến Chi bộ,
BGH nhà trường mời CSGT Huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai về tuyên truyền,
giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh toàn trường để các em nắm được
thực trạng an toàn giao thông của địa phương, một số điều cần lưu ý khi lưu thông
trên đường để đảm bảo an toàn.
Hình ảnh giáo viên và học sinh toàn trường chăm chú lắng nghe Bác CSGT tuyên
truyền giáo dục an toàn giao thông, ngày 17/10/2016:

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp chủ nhiệm

+ Phối hợp với Đội thanh niên xung kích của nhà trường: Ngay từ đầu năm
học, BCH Đoàn trường đã thành lập Đội Thanh niên xung kích gồm những học
sinh có hạnh kiểm tốt, học lực khá trở lên, tích cực xung phong đi đầu trong mọi
hoạt động của nhà trường, phân công trực ở cổng trường, cổng nhà xe học sinh và
trực ở các dãy phòng học. Đội Thanh niên xung kích với yêu cầu là luôn làm việc
khách quan, trung thực vì một môi trường học tập thân thiện, học sinh tích cực và
chấp hành tốt nội quy nề nếp của nhà trường, đảm bảo an toàn cơ sở vật chất,
không vi phạm pháp luật, tai tệ nạn xã hội, đặc biệt, phải nghiêm chỉnh chấp hành
Luật giao thông. Các em kiểm tra và ghi nhận các trường hợp học sinh vi phạm nội

quy, vi phạm các điều cấm, báo cáo lại cho cán bộ Đoàn trực hằng ngày, Cán bộ
Đoàn tổng hợp và thông báo lên hệ thống loa truyền thanh ngay trong giờ ra chơi
để học sinh toàn trường rút kinh nghiệm.
Nhận thấy Đội Thanh niên xung kích là bộ phận rất quan trọng trong việc
theo dõi việc chấp hành nội quy, nề nếp và luật ATGT của học sinh toàn trường nói
chung, tôi đưa cho các em danh sách học sinh lớp tôi sử dụng xe đạp điện và xe
gắn máy đến trường, đề nghị các em theo dõi tình hình chấp hành luật GTĐB của
các học sinh đó, có đội mũ bảo hiểm hay không, có chở quá số người quy định
không? Chạy xe lạng lách đánh võng hay không? …. Hằng ngày, tôi gặp gỡ, trao
đổi với các em trong Đội Thanh niên xung kích để nắm bắt kịp thời các trường hợp
học sinh lớp mình chủ nhiệm vi phạm (nếu có), nhắc nhở ngay, liên hệ với phụ
huynh học sinh để chấn chỉnh, rút kinh nghiệm, hoặc có biện pháp mạnh để xử lý
các trường hợp cố tình làm sai. Thật may mắn, trong năm học 2016 – 2017, lớp tôi
không có trường hợp vi phạm ATGT hay bất kỳ lỗi cấm nào đối với học sinh.
*Phối hợp với phụ huynh học sinh trong công tác giáo dục ATGT cho HS:
Ai trong chúng ta cũng có thể nhìn thấy tầm quan trọng của mối quan hệ mật
thiết giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Nhưng điều đáng buồn là sự gắn kết, phối
hợp ấy đến nay vẫn chưa mang lại hiệu quả cao. Vì thế, vai trò của giáo viên chủ
nhiệm là vô cùng quan trọng trong việc gắn kết mối quan hệ thiết yếu trên, GVCN
không chỉ giáo dục học sinh tại lớp, mà còn phải thiết lập mối quan hệ với gia
đình, xã hội nhằm giúp từng học sinh giải quyết những khó khăn, vướng mắc cụ
thể, tạo điều kiện thuận lợi để các em thoải mái cắp sách đến trường.
Phụ huynh lớp tôi chủ nhiệm chiếm đến 87,5% là người dân tộc thiểu số, đa
số là nông dân, trình độ học vấn còn thấp, có phụ huynh còn không biết đọc, biết
viết, hiểu biết của phụ huynh về Luật giao thông đường bộ còn rất hạn chế, nhiều
phụ huynh khi đến trường còn không đội mũ bảo hiểm. Điều này ảnh hưởng không
nhỏ đến công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh của lớp, vì phụ huynh
sẽ vô tình tiếp tay cho con em mình vi phạm luật giao thông mà không nhận thức
rõ. Một số phụ huynh còn nuông chiều con, cho con đi xe phân khối lớn trong khi
các em chưa đủ tuổi.

Thông qua kết quả khảo sát đầu năm về tình hình tham gia giao thông của
học sinh lớp mình (phụ lục 2), tôi thu được kết quả vẫn còn đến 3 trường hợp học
sinh chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe nhưng phụ huynh vẫn cho con em mình
tự chạy xe phân khối lớn đến trường. Nhận thấy thực trạng nêu trên, tôi đã dành

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp chủ nhiệm

phần thời gian khá dài trong phiên đại hội cha mẹ học sinh đầu năm của lớp để
thay mặt nhà trường truyền tải đến các bậc phụ huynh về việc thực hiện nề nếp,
học tập, tôi sinh hoạt thật kỹ nội dung phối hợp giáo dục về ATGT cho con em
trong đại hội cấp lớp. Cụ thể là tôi tuyên truyền cho CMHS nắm về quy định cụ thể
đối với độ tuổi và điều kiện tham gia giao thông của đối tượng là học sinh phổ
thông. Qua đó, vận động CMHS cố gắng sắp xếp đưa con em đi học mỗi ngày nếu
các em chưa đủ tuổi đi xe môtô. Các trường hợp nhà xa trường, phụ huynh có thể
đăng kí cho các em đi bằng xe đưa rước học sinh, lộ trình từ Trảng Bom đến Tây
Hòa, Lộc Hòa qua Ngã Ba Sông Thao vào Bàu Hàm hoặc trang bị cho các em xe
đạp điện hoặc xe gắn máy, (tuyệt đối không cho các em đi xe môtô, phân khối lớn
vì hầu hết các em đều chưa đủ tuổi lái xe theo qui định). Ngoài ra, gia đình cũng
phải làm gương và thường xuyên nhắc nhở con em đội mũ bảo hiểm khi tham gia
giao thông để đảm bảo an toàn tính mạng cho mình và cho người khác. Qua đó
GVCN cũng thông tin cho PHHS nắm về trường hợp khi học sinh vi phạm Luật
giao thông, bị công an xử lý đưa hồ sơ về trường thì các em phải bị xử lý kỷ luật,
hạnh kiểm yếu cả năm học, bắt buộc rèn luyện đạo đức trong hè, ảnh hưởng thi đua
của tập thể lớp.
=>Kết quả: 100% đồng thuận và hứa sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho con em
mình về phương tiện đúng theo quy định pháp luật để đảm bảo an toàn cho các em.
Đến đầu HKII, khi có một số học sinh trong trường gửi xe bên ngoài, tại các
quán giải khát ven đường, các quán Internet… Tuy không có học sinh lớp mình
nhưng tôi vẫn lập một bản cam kết, yêu cầu các em ký cam kết thực hiện các nội

dung và đem về nhà cho phụ huynh ký vào, nhằm kết hợp với phụ huynh học sinh
nhắc nhở, giáo dục con em ở nhà, tránh trốn học la cà các quán cà phê, quán
Internet, ảnh hưởng tới kết quả học tập. Nội dung bản cam kết (xem phụ lục 3).
=>Kết quả: 100% học sinh và phụ huynh học sinh tham gia ký cam kết thực
hiện và đến cuối năm, không có trường hợp nào vi phạm các nội dung cam kết nói
trên.
*Phối kết hợp với công an địa phương để theo dõi, nhắc nhở học sinh kịp thời,
giảm thiểu tình trạng vi phạm Luật giao thông đường bộ: Đầu mỗi năm học,
BGH nhà trường thường tổ chức hội nghị giao ban, ký kết Quy chế phối hợp giữa
nhà trường với công an Huyện Trảng Bom, công an xã Bàu Hàm, xã Sông Thao và
xã Hưng Thịnh… Thông qua Quy chế phối hợp này, công an sẽ tích cực tuần tra,
kiểm soát, ghi nhận và lập biên bản gửi về trường nếu có học sinh vi phạm tai tệ
nạn xã hội, vi phạm an ninh trật tự, vi phạm an toàn giao thông…; sẵn sàng cử các
thành viên đến giúp đỡ nhà trường trong các dịp tổ chức sự kiện các ngày lễ lớn
như ngày Khai giảng năm học mới, 20/11, 26/03,… để đảm bảo an ninh trật tự, an
toàn xã hội, tránh những điều đáng tiếc xảy ra.
Tôi chính là thư ký hội đồng nên cũng là thư ký của hội nghị, tôi đã ghi nhận
số điện thoại đường dây nóng của Ban thường trực Công an Huyện Trảng Bom,
Ban thường trực Công an Xã Bàu Hàm, Sông Thao, Hưng Thịnh và các xã lân cận,
sau đó, lập văn bản gồm những nội dung cơ bản của quy chế phối hợp, kèm theo số
điện thoại các cơ qua công an, gửi về các lớp để các em học sinh tiện liên hệ, tố

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp chủ nhiệm

giác tội phạm, tố giác các hành vi vi phạm Luật giao thông… và mục đích thứ 2 là
để các em nắm bắt, tự giác chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật, tránh
bị Công an xử phạt, gửi biên bản về trường, ảnh hưởng đến hạnh kiểm của các em.
Hằng tháng, tôi chủ động liên lạc với thường trực công an các xã trên cương
vị là Thư ký hội đồng trường để kịp thời nắm bắt tình hình vi phạm Luật ATGT của

học sinh, tổng hợp báo cáo cho BGH có biện pháp xử lý, giáo dục học sinh.
III.2.3.Phân tích, so sánh, đánh giá kết quả giải pháp:
Với giải pháp chủ động phối hợp với các bộ phận trong và ngoài nhà trường để
giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp chủ nhiệm mà tôi đã trình bày ở trên,
tôi nhận thấy:
– 100% học sinh thực hiện tốt Luật giao thông đường bộ.
– 100% tham gia đầy đủ, nhiệt tình các phong trào của Đoàn trường đề ra, đặc biệt
các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về ATGT do các cấp tổ chức.
– 100% học sinh và PHHS thực hiện ký cam kết không vi phạm Luật giao thông,
phụ huynh kết hợp tốt với GVCN trong công tác giáo dục đạo đức học sinh nói
chung và giáo dục ATGT nói riêng, 03 học sinh đầu năm đi xe phân khối lớn,
nhưng sau cuộc họp phụ huynh về, các bậc phụ huynh của 03 em này đã mua cho
các em xe đạp điện để các em đến trường, đảm bảo an toàn giao thông.
– Phụ huynh khi đến trường đón con đã đội mũ bảo hiểm đúng quy định, điều này
chứng tỏ những công tác tuyên truyền, phối hợp giữa các bộ phận GVCN, Đoàn
Thanh niên, Đội Thanh niên xung kích, Công an xã, PHHS… đã phát huy hiệu quả
rõ rệt.
III.3.Giải pháp 3: Tích hợp giáo dục ATGT trong giờ dạy chuyên môn trên
lớp:
III.3.1. Mô tả cách thức thực hiện giải pháp:
*Phạm vi: Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp chủ nhiệm thông qua việc
tích hợp trong bài 36: “Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến ngành giao
thông vận tải” và bài 37 “Địa lý các ngành giao thông vận tải” – Địa lý 10, ban cơ
bản.
*Đối tượng: HS lớp 10A5, trường THCS&THPT Bàu Hàm.
*Công việc cụ thể:
– Xác định nội dung bài dạy có thể tích hợp giáo dục ATGT, xác định mục tiêu giáo
dục ATGT qua bài dạy đó là gì?
– Lựa chọn phương pháp giảng dạy có thể tích hợp giáo dục ATGT phù hợp với nội
dung, thời lượng tiết học, đối tượng học sinh.

– Xây dựng giáo án có tích hợp GDATGT.
– Tiến hành thực nghiệm, đánh giá.
*Thời gian thực hiện giải pháp: tháng 3 năm 2017.
III.3.2.Các dữ liệu minh chứng quá trình thực nghiệm, đối chứng giải pháp:

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp chủ nhiệm

Bản thân tôi là một giáo viên Địa lý, được phân công giảng dạy chuyên môn
tại 4 lớp 10A4, 10A5, 10A6 và 10A7. Nội dung bộ môn Địa lý cũng có nhiều phần
tích hợp các nội dung giáo dục Kỹ năng sống, giáo dục Biến đổi khí hậu, giáo dục
Bảo vệ môi trường, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả,… đặc biệt
trong chương trình Địa lý 10, học kỳ II, có bài 36: “Vai trò, đặc điểm, các nhân tố
ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải” và bài 37: “Địa
lý các ngành giao thông vận tải” có khả năng tích hợp giáo dục ATGT.
Tận dụng những thuận lợi nêu trên, tôi xác định mục tiêu tích hợp giáo dục
ATGT như sau:
*Trong bài 36 “Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển
và phân bố ngành giao thông vận tải”:
– HS cần nhận thức được ngành GTVT đóng vai trò to lớn trong sự phát triển kinh
tế – văn hóa – xã hội của một quốc gia và toàn thế giới.
– Nắm bắt được “sản phẩm quan trọng nhất của ngành GTVT là chuyên chở người
và hàng hóa, chất lượng của sản phẩm dịch vụ GTVT được đo bằng tốc độ chuyên
chở, sự tiện nghi và sự an toàn cho hành khách và hàng hóa” [8, 138-139]. Chính
vì vậy, khi tham gia giao thông, HS cần lưu ý đảm bảo an toàn cho chính mình và
cho mọi người, khi lựa chọn phương tiện giao thông HS cần lựa chọn các phương
tiện có tốc độ, tiện nghi và mức an toàn cao.
– Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành GTVT bao gồm 2 nhóm: nhân tố tự nhiên và
nhân tố kinh tế – xã hội, trong đó, “điều kiện thời tiết và khí hậu có ảnh hưởng sâu
sắc đến hoạt động của các phương tiện vận tải”[8, 138-139]. Do vậy:

+ Trong điều kiện thời tiết xấu, khi tham gia giao thông trên đường, HS cần cảnh
giác, giảm tốc độ, đi đúng làn đường, phần đường quy định, quan sát kỹ trước khi
chuyển hướng hay qua đường vì những lúc này, đường trơn, các lái xe khó phanh
kịp nếu các em chuyển hướng đột ngột, dễ gây ra tai nạn giao thông, ách tắc giao
thông.
+ Khi trời mưa, sử dụng ô dù các em cần chú ý không che khuất tầm nhìn, không
sử dụng ô dù khi đi xe máy, xe đạp vì dễ gây ra tại nạn, tốt nhất các em nên sử
dụng các bộ quần áo mưa phù hợp để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và đảm bảo
an toàn khi tham gia giao thông.
+ Khi tham gia giao thông qua các vùng bị ngập, lũ lụt, các đập tràn chảy xiết, các
em cần chú ý cẩn thận, không xử lý vội vã, không vượt ẩu, dễ dẫn đến việc xe bị
chết máy, bị nước cuốn trôi, ảnh hưởng đến tài sản và tính mạng.
*Trong bài 37 “Địa lý các ngành giao thông vận tải”:
Mục tiêu kiến thức của bài này là HS cần nắm được và hiểu rõ những ưu
điểm, nhược điểm, tình hình phát triển và phân bố các ngành giao thông vận tải
trên thế giới, ở Việt Nam và ở địa phương. Thông qua nội dung bài học này, tôi xác
định có thể tích hợp giáo dục ATGT qua các ngành đường sắt, đường ô tô, đường
thủy.
+ Thứ nhất, đối với ngành đường sắt:

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp chủ nhiệm

Ưu điểm: vận chuyển được hàng nặng, cồng kềnh trên những tuyến đường xa với
tốc độ nhanh, giá rẻ và an toàn.
Nhược điểm: Chỉ hoạt động trên những tuyến đường cố định đã đặt sẵn đường ray,
khi bị sự cố xảy ra thì giao thông đường sắt rất dễ bị ách tắc, mất thời gian sửa
chữa.
Ở phần này, GV có thể lồng ghép các hình ảnh về tai nạn giao thông đường sắt với
ô tô, với người qua đường tại các điểm giao cắt giữa đường bộ với đường sắt mà

nguyên nhân chính là do ý thức chấp hành Luật giao thông của người điều khiển
phương tiện ô tô, xe máy và người dân sống hai bên khu vực đường sắt còn quá
kém, điều này đã dẫn đến nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra.
Từ đó, giáo dục học sinh những lưu ý cần thiết để đảm bảo an toàn giao thông
đường sắt:
– Khi băng qua đường ngang dân sinh, nơi giao nhau với đường sắt, cần
quan sát kỹ tín hiệu đèn, tuân thủ theo tín hiệu hoặc sự chỉ dẫn của người điều
khiển giao thông, “nhanh một giây, chậm cả đời” đó là câu khẩu ngữ mà các em
cần ghi nhớ để tham gia giao thông an toàn.
– Không chạy nhảy, không chơi đùa, không buôn bán, họp chợ ở khu vực hai
bên đường sắt, không xây dựng các mái nhà che khuất tầm nhìn của người lái tàu
gây mất an toàn giao thông đường sắt.
– Có ý thức tốt, tuyên truyền, nhắc nhở bạn bè, người thân, người đi đường
cùng nhau thực hiện các nguyên tắc để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông
đường sắt.
+ Đối với ngành ô tô:
Với sự bùng nổ trong việc sử dụng phương tiện ô tô đã gây ra các vấn đề nghiêm
trọng về môi trường, ách tắc giao thông và đặc biệt là tai nạn giao thông.
Trong phần này, ngoài việc cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản về ưu, nhược
điểm, tình hình phát triển, phân bố ngành ô tô, tôi giáo dục các em học sinh, những
người hàng ngày tham gia giao thông đến trường bằng xe đạp, xe đạp điện, xe máy
và kể cả ngồi trên ô tô một số nguyên tắc chính như sau:
– Khi ngồi trên ô tô, tuyệt đối không thò đầu, thò tay ra ngoài cửa sổ, thắt
dây an toàn, không nô nghịch, đùa giỡn quá trớn trên xe, tránh bị rơi ra khỏi xe;
khi lên xuống xe phải quan sát kỹ, tránh gây ra tai nạn đáng tiếc.
– Đi xe đạp, xe máy trên đường không dàn hàng ngang, không lạng lách,
đánh võng, không chở quá số người quy định, đội mũ bảo hiểm đối với người ngồi
trên xe đạp điện, xe máy… đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Khi chuyển
hướng phải quan sát, có tín hiệu sớm cho người đi đường kịp thời xử lý, tránh gây
tai nạn đáng tiếc. Không đi ngược chiều, không vượt đèn đỏ, phải luôn nhớ rằng

tham gia giao thông thể hiện bản chất và trình độ văn hóa của con người.
– Đi bộ các em cần đi đúng phần đường, qua đường đúng nơi quy định.

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp chủ nhiệm

– Không tổ chức đua xe trái phép. Không chơi đùa, đá bóng… dưới lòng lề
đường để không xảy ra các tình huống tai nạn giao thông đáng tiếc.
+ Đối với ngành đường sông và đường biển: Tôi lồng ghép giáo dục học sinh đảm
bảo an toàn khi tham gia giao thông đường thủy bằng việc chú ý mang áo phao khi
ngồi trên tàu thủy, đi thuyền…. Khi du lịch đến miền sông nước, cần lựa chọn
những dịch vụ đảm bảo an toàn giao thông đường thủy để tránh tai nạn đuối nước
xảy ra.
(Xem thêm phần phụ lục 3, tôi có trích dẫn giáo án tiết 1, bài 37 “Địa lý các
ngành GTVT”)
III.3.3.Phân tích, so sánh, đánh giá kết quả giải pháp:
Thông qua việc tích hợp giáo dục an toàn giao thông trong các tiết dạy trên
lớp, tôi nhận thấy có những lợi ích sau:
+ Tiết học diễn ra sôi nổi, hào hứng hơn khi học sinh được bày tỏ quan điểm của
mình khi tham gia giao thông, các kiến thức có phần khô khan của bài học được
HS lĩnh hội nhanh hơn, nhớ lâu hơn.
+ Học sinh nắm được thực trạng an toàn giao thông trên thế giới, ở Việt Nam và ở
địa phương.
+ Việc thường xuyên nhắc nhở HS những điều cần lưu ý khi tham gia giao thông
sẽ là biện pháp ví như “mưa dầm thấm lâu” có thể tác động đến thái độ nhận thức
của các em, chuyển biến trong hành động, để từ đó các em nghiêm túc thực hiện
Luật giao thông và trở thành người tham gia giao thông có văn hóa.
+ Ý thức chấp hành an toàn giao thông của học sinh được nâng cao. 100% đội mũ
bảo hiểm khi đi xe đạp điện, khi ngồi trên mô tô, xe máy.
+ Không có tình trạng học sinh vi phạm Luật GTĐB bị xử phạt hành chính dẫn đến

Nhà trường phải xử lý kỷ luật.
IV.HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Từ cơ sở lý luận đến thực tiễn thực hiện đề tài trong thời gian qua, đã có
những chuyển biến tích cực trong việc chấp hành Luật giao thông đường bộ, trong
ý thức thực hiện nề nếp và văn hóa khi tham gia giao thông của các em học sinh
lớp tôi chủ nhiệm:
– Đầu năm, sau khi khảo sát, có 03 học sinh chạy xe máy trên 50cc mặc dù
chưa đủ tuổi và chưa có bằng lái, nhưng sau khi họp phụ huynh đầu năm, phụ
huynh của 03 HS đã mua xe đạp điện cho các em đi học, đảm bảo không vi phạm
luật.
– Tính tới thời điểm này (cuối năm 2016 – 2017), không có học sinh nào vi
phạm các điều cấm của nhà trường, không có hiện tượng học sinh vi phạm Luật
giao thông, có thể nói học sinh trong lớp đã thực hiện Luật giao thông rất tốt, tỉ lệ
xếp loại hạnh kiểm khá, tốt chiếm 100%, trong đó, có 37/40 học sinh đạt hạnh
kiểm tốt chiếm 92,5%; 03/40 học sinh hạnh kiểm Khá chiếm 7,5%, không có học
sinh nào hạnh kiểm trung bình và yếu.

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp chủ nhiệm

– Thông qua việc đổi mới các tiết sinh hoạt chủ nhiệm bằng hình thức tổ
chức trò chơi, cuộc thi quy mô nhỏ, tôi đã góp phần giáo dục kỹ năng sống cho các
em, khả năng diễn đạt trước đám đông của một bộ phận học sinh trước đây rất
nhút nhát, rụt rè khi phát biểu trong lớp, trong các buổi sinh hoạt tập thể nay tự tin
hơn, dạn dĩ hơn, đã dám phát biểu nhận xét một cách khá đầy đủ, lưu loát suy nghĩ
của mình khi được yêu cầu phát biểu ý kiến.
– Phụ huynh lớp tôi chủ nhiệm đã có mối liên hệ mật thiết với GVCN trong
giáo dục con em mình, đặc biệt là giáo dục an toàn giao thông, biết thay đổi thói
quen xấu, làm gương tốt cho con bằng việc đội mũ bảo hiểm khi đưa đón con đi
học, mang theo mũ bảo hiểm cho con, không còn hiện tượng đỗi mũ bảo hiểm chỉ

để đối phó với công an như trước.
– 100% học sinh tham gia các hoạt động tập thể, các bài dự thi tìm hiểu kiến
thức về Luật giao thông đường bộ, về văn hóa khi tham gia giao thông.
– 100% học sinh và phụ huynh ký cam kết thực hiện Luật giao thông và
không vi phạm các điều cấm do BGH nhà trường quy định.
– Để đánh giá thực tế hiệu quả của đề tài, tôi tổ chức khảo sát trên 40 học sinh
+ Đầu năm học (khi chưa áp dụng giải pháp): Khi được hỏi: “Em đã tằng
vi phạm lỗi nào sau đây?”. Tôi nhận được kết quả:
STT

Lỗi vi phạm

Kết quả (n=40)
Số lượng HS vi phạm

Tỷ lệ

1

Chạy xe trên 50cc

3

7,5%

2

Lạng lách, đánh võng

10

25%

3

Chở quá số người quy định

15

37,5%

4

Không đội mũ bảo hiểm

20

50%

5

Vượt đèn đỏ

25

62,5%

– Cuối năm học (sau khi áp dụng giải pháp): Khi được hỏi, “nếu không có công
an, Đội thanh niên xung kích theo dõi, em sẵn sàng vi phạm lỗi nào sau đây?” Tôi
đã nhận được kết quả như sau:

Kết quả (n=40)
STT

Lỗi vi phạm

Số lượng HS sẵn sàng
vi phạm

Tỷ lệ

1

Chạy xe trên 50cc

0

0%

2

Lạng lách, đánh võng

3

7,5%

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp chủ nhiệm

3

Chở quá số người quy định

2

5%

4

Không đội mũ bảo hiểm

0

0%

5

Vượt đèn đỏ

3

7,5%

Từ kết quả khảo sát chúng ta thấy đã có chuyển biến rõ rệt rất đáng ghi nhận
trong ý thức cũng như việc thực hiện Luật giao thông của các em học sinh.
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
V.1. Đối với Sở GDĐT:
– Có kế hoạch thường kỳ chỉ đạo công tác GDKNS, đặc biệt quan tâm đến
công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh các cấp; Tổ chức giám sát, kiểm
tra, đánh giá kết quả thực hiện giáo dục an toàn giao thông tại các cơ sở giáo dục;

– Chỉ đạo điểm một số mô hình về công tác GDKNS, giáo dục ATGT cho
học sinh, rút kinh nghiệm và phổ biến cho các trường khác học tập.
V.2. Đối với trường THCS & THPT Bàu Hàm.
– Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV, NV và HS về tầm quan trọng
của giáo dục ATGT, hoạt động GDATGT trong nhà trường;
– Thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, theo dõi, nhắc nhở đối với công tác
giáo dục ATGT cho học sinh;
– Xây dựng kênh thông tin điện tử, tăng cường mối liên lạc giữa nhà trường
với PHHS và các tổ chức đòan thể trong và ngoài trường học để quản lý tốt và phối
hợp giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trong nhà trường.
2. Khuyến nghị khả năng áp dụng
GDATGT không những giúp cho các em có được những kiến thức về Luật
giao thông mà còn giúp các em rèn luyện về đạo đức và lối sống, trở thành một con
người có văn hóa khi tham gia giao thông. Sau khi áp dụng SKKN vào thực tế tại
đơn vị đã cho thấy khả năng áp dụng đạt hiệu quả cao, đặc biệt là học sinh đã biết
vận dụng các kiến thức, kĩ năng một cách hợp lý trong sinh hoạt và học tập hàng
ngày. Tôi tin rằng phương pháp này không những cải tiến tình hình GDATGT, rèn
luyện KNS, văn hóa giao thông cho học sinh tại trường THCS&THPT Bàu Hàm
mà có khả năng áp dụng rộng rãi tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh cũng như
trong ngành giáo dục.

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp chủ nhiệm

VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Luật giáo dục, ngày 14 tháng 6 năm
2005;
2. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Nghị quyết 32/2007/NQ-CP “Về
một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao
thông” ngày 29/6/2007;

3. Một số hình ảnh vi phạm an toàn giao thông:
https://www.google.com.vn/search?q=m%E1%BB%99t+s%E1%BB%91+h
%C3%ACnh+%E1%BA%A3nh+vi+ph%E1%BA%A1m+an+to
%C3%A0n+giao+th
%C3%B4ng&source=lnms&tbm=isch&sa=X&sqi=2&ved=0ahUKEwiCtOr
W9YPUAhXDspQKHaMuDE8Q_AUIBigB&biw=1511&bih=710&dpr=0.9
4. Ý thức tham gia giao thông và tai nạn giao thông:
https://www.youtube.com/watch?v=b465WReaAow
5. Vượt đèn đỏ: https://www.youtube.com/watch?v=Q-FKrkJwOlo
6. Văn hóa khi tham gia giao thông:
https://www.youtube.com/watch?v=rOLxTvV7HJM
7. Ban thi đua trường THCS&THPT Bàu Hàm, Nội quy học sinh trường
THCS&THPT Bàu Hàm, năm 2007.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013). Sách giáo khoa Địa lý 10, ban cơ bản,
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp chủ nhiệm

VII. PHỤ LỤC
VII.1. Phụ lục 1:

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN
(Dành cho Giáo viên trường THCS&THPT Bàu Hàm)
Nhằm đánh giá thực trạng giáo dục an toàn giao thông (GDATGT) cho học sinh tại
trường THCS&THPT Bàu Hàm; để từ đó đề xuất một số biện pháp GDATGT cho học
sinh , xin thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh dấu (x) vào
những ý thầy (cô) lựa chọn.
1. Theo thầy (cô), có cần thiết phải GDATGT cho học sinh không?
A. Rất cần thiết.

B. Chưa cần thiết.
C. Không cần thiết.
2. GD ATGT cho học sinh trong trường là trách nhiệm của:
A. Giáo viên chủ nhiệm.
B. Giáo viên bộ môn.
C. Cán bộ Đoàn Đội.
D. Hội đồng sư phạm.
3. Theo thầy (cô), có thể thực hiện GDATGT cho học sinh thông qua hình thức nào?
A. Tích hợp qua các giờ dạy trên lớp.
B. Thông qua HĐNGLL.
C.

Vừa tích hợp thông qua giờ dạy trên lớp vừa thông qua HĐNGLL.

4. Khi GDATGT cho học sinh, thầy (cô) gặp phải những khó khăn gì?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

5. Để công tác GDATGT cho học sinh trong nhà trường đạt hiệu quả cao
hơn, thầy (cô) có đề nghị gì?
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………… ……………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………….

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp chủ nhiệm

Trân trọng cảm ơn ý kiến của thầy cô!

THPT luôn luôn được chú trọng.Trường THCS & THPT Bàu Hàm là một ngôi trường thuộc vùng sâu, vùng xacủa Tỉnh Đồng Nai, hiện nay vẫn chưa có tuyến xe BUS từ trung tâm huyện TrảngBom về xã Bàu Hàm, bên cạnh đó, học sinh của trường nói chung và lớp tôi chủnhiệm (lớp 10A5) nói riêng, đa số là con em các dân tộc thiểu số ở nước ta, nghềnghiệp chủ yếu của phụ huynh học sinh là làm rẫy hoặc làm công nhân, nhà ở xa,không có điều kiện đưa đón con em thường xuyên nên thường mua xe cho các emtự tham gia giao thông khi đến trường. Việc nâng cao ý thức cho các em khi thamgia giao thông để đảm bảo an toàn là vấn đề hết sức cần thiết.Vì những lí do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNGCAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH LỚPCHỦ NHIỆM” là đề tài nghiên cứu và làm sáng kiến kinh nghiệm cho mình.II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄNMột số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp chủ nhiệmII.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN- Luật giáo dục nước ta đã xác định rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo conngười Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ vànghề nghiệp; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hìnhthành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêucầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”- điều 2, Luật giáo dục năm 2005.[1]Giáo dục An toàn giao thông là một nội dung giáo dục được thực hiện ở cácnhà trường nói chung và nhà trường phổ thông nói riêng trong thời kì đất nước mởcửa hội nhập và phát triển. Giáo dục An toàn giao thông nhằm giáo dục cho họcsinh một số nội dung về Luật giao thông đường bộ, giáo dục kĩ năng sống để họcsinh rèn luyện ý thức chấp hành Pháp luật mà cụ thể là Luật giao thông đường bộ.- Từ năm 2007 Chính phủ đã ban hành nghị quyết 32/2007/NQ-CP ngày29/6/2007 “Về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùntắc giao thông”. Nghị quyết đã đưa ra những giải pháp cấp bách:“+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trật tựan toàn giao thông.+ Kiên quyết cưỡng chế thi hành pháp luật trật tự an toan giao thôngthông và nâng cao năng lực cho lực lượng cảnh sát, thanh tra giao thông vận tải Chú trọng về kết cấu hạ tầng giao thông.+ Tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng an toàn kỹ thuật củaphương tiện giao thông vận tải.+ Đề ra các giải pháp đối với người điều khiển phương tiện.+ Giảm thiểu tai nạn giao thông trước tình hình về tai nạn giao thông xảyra ngày càng nhiều.” [2]Trong những năm sau đó, các Chỉ thị, Nghị quyết, Nghị định của Chínhphủ đã được ban hành. Nhiều giải pháp để giảm tai nạn giao thông. Năm 2010,Chính phủ ban hành Nghị quyết 34/2010 NĐ-CP ngày 02/4/2010 về quy định banhành xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ nhằm hạnchế tai nạn giao thông. Nhìn chung, Chính phủ, các bộ và ban An toàn giao thôngđã có nhiều giải pháp tích cực để chỉ đạo việc thực hiện an toàn giao thông trong cảnước.Thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư về tăngcường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thôngđường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông, Nghịquyết số 88/NQ-CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ; gắn nhiệm vụ đảm bảo trật tựan toàn giao thông với kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của cán bộ, giáoviên, nhân viên và học sinh, đặc biệt là người đứng đầu, người trực tiếp thực hiệnnhiệm vụ trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục an toàn giao thông(ATGT) trong các cơ sở giáo dục, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ và giải pháp củaMột số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp chủ nhiệmngành Giáo dục, Bộ GD-ÐT đã ban hành Kế hoạch số 110/KH-BGDÐT về việctriển khai công tác giáo dục ATGT trong trường học năm 2017.Xác định an toàn giao thông (ATGT) là một trong những nhiệm vụ quantrọng, thời gian qua ngành GD-ÐT Ðồng Nai đã chủ động phối hợp với Công antỉnh triển khai tốt kế hoạch tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong trườnghọc nhằm sớm hình thành cho các em ý thức khi tham gia giao thông, góp phầnhình thành văn hóa giao thông. Tổ chức GDATGT trong nhà trường phổ thông cóhiệu quả sẽ góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu chung đảm bảo trật tự antoàn giao thông của toàn xã hội.II.2. Cơ sở thực tiễnII.2.1. Về phía nhà trường, cán bộ giáo viên:- Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh phổ thông là một trong nhữngnội dung đã được quy định trong chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lênlớp cũng như tích hợp vào các giờ học bộ môn trong trường nên dựa trên cơ sở làcác văn bản chỉ đạo của cấp trên, công tác này được quan tâm thực hiện mỗi năm.- Cơ sở vật chất của trường THCS&THPT Bàu Hàm tương đối hoàn thiện:sân bãi rộng, nhà xe thiết kế phù hợp, rộng rãi phục vụ cho nhu cầu gửi xe của giáoviên và học sinh, hội trường với khoảng 500m2, được trang bị hệ thống máy chiếu,loa đài rất thuận tiện cho các buổi sinh hoạt tập thể, 04 phòng máy chiếu với bảngthông minh, hệ thống máy tính hoạt động tốt, các máy chiếu rời… phục vụ đắc lựccho công tác giáo dục ATGT cho học sinh.- Tổ chức Đoàn Thanh niên – Đội Thiếu niên tiền phong trong trường hoạtđộng tích cực, là nhân tố nòng cốt tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt độngphong trào cũng như hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho nhà trường. Côngtác được thực hiện và duy trì hàng năm nên việc triển khai hoạt động khá thuận lợi.- Đội ngũ cán bộ giáo viên của trường trẻ, khỏe, năng động, nhiệt tình trongcông tác giảng dạy, tuy nhiên, vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong công tác giáo dụchọc sinh. Theo kết quả điều tra (phụ lục 1), 80% giáo viên khi được hỏi đều chorằng giáo dục ATGT cho học sinh cần sự phối hợp giữa tổ chức Đoàn – Đội vớiGVCN và phụ huynh học sinh nhưng 20% giáo viên lại cho rằng trách nhiệm giáodục ATGT cho HS thuộc về tổ chức Đoàn – Đội; vẫn còn 12,6% giáo viên cho rằnggiáo dục ATGT cho học sinh chưa thực sự cần thiết, điều này đã dẫn đến công tácgiáo dục ATGT cho học sinh trong trường còn nhiều hạn chế.II.2.1. Về phía phụ huynh và học sinh:- Học sinh trường đa số là con gia đình nông dân, công nhân đi làm xa nênviệc phối hợp với nhà trường giáo dục con em chưa được quan tâm đúng mức. Mộtsố học ở cách xa trường, đường đến trường chủ yếu là đường rẫy nên việc đi lạihọc tập của các em chưa được theo dõi sâu sát. Một bộ phận Cha mẹ học sinh(CMHS) kiến thức về luật giao thông còn hạn chế, vô tư vi phạm luật giao thôngnhư không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, chở 3, chở 4 hoặc có thái độ khôngkiên quyết nên đã để con em sử dụng phương tiện đi học không đúng quy định vôhình chung đã tiếp tay cho các em vi phạm pháp luật.Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp chủ nhiệm- Kiến thức luật giao thông và ý thức chấp hành luật giao thông của học sinhcòn hạn chế: đi xe hàng ngang, không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện, đi xemáy, thậm chí không đội mũ bảo hiểm chở ba …- Lớp 10A5 do tôi chủ nhiệm có 40 học sinh, 87,5% học sinh là con em dântộc thiểu số ở Việt Nam; đang ở độ tuổi 15, 16 nên các em còn non nớt trong nhậnthức, tâm lý của các em chỉ thích tìm hiểu những vấn đề mới mẻ, trẻ, sôi động,thích xem những kênh ca nhạc, giải trí hơn xem các clip về giáo dục ATGT. Vàođầu năm học, khi được khảo sát (Phụ lục 2), đa số các em học sinh lớp tôi chủnhiệm – 10A5 – đều cho rằng ý thức tham gia giao thông của những người xungquanh còn thấp, 90% học sinh cho rằng việc giáo dục ATGT là cần thiết và đa sốcác em đã từng vi phạm ít nhất 1 lỗi khi tham gia giao thông mặc dù chưa có emnào bị công an giao thông trực tiếp bắt lỗi; 75% các em sử dụng xe đạp điện hoặcxe máy để đến trường nên việc giáo dục an toàn giao thông cho các em là vấn đềtôi rất quan tâm.Với những thực trạng nêu trên, tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp đểnâng cao hiệu quả giáo dục ATGT cho học sinh lớp chủ nhiệm, các giải pháp này làhoàn toàn mới tại đơn vị nơi tôi đang công tác.III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁPIII.1.Giải pháp 1: Đổi mới các tiết sinh hoạt chủ nhiệm lồng ghép GDATGTIII.1.1. Mô tả cách thức thực hiện giải pháp:*Phạm vi: Giáo dục an toàn giao thông trong các tiết sinh hoạt chủ nhiệm.*Đối tượng: HS lớp 10A5, trường THCS&THPT Bàu Hàm.*Công việc cụ thể:- Lồng ghép giáo dục an toàn giao thông qua các hình ảnh, video clip.- Lồng ghép giáo dục an toàn giao thông qua các trò chơi nhỏ.- Lồng ghép giáo dục an toàn giao thông qua cuộc thi “HS với an toàn giao thôngcấp lớp”*Thời gian thực hiện giải pháp: các giờ sinh hoạt chủ nhiệm hàng tuần, trong tháng9, tháng 10/2017.III.1.2. Các dữ liệu minh chứng quá trình thực nghiệm, đối chứng giải pháp:Thuận lợi của tôi khi thực hiện giải pháp này là BGH trường THCS&THPTBàu Hàm xây dựng thời khóa biểu cho giáo viên toàn trường đã dành ra 1 tiết sinhhoạt chủ nhiệm vào tiết cuối cùng của ngày thứ 7 hàng tuần. Do đó, các GVCNtrong toàn trường nói chung và bản thân tôi nói riêng, có thể xây dựng giáo án sinhhoạt chủ nhiệm một cách linh hoạt, phù hợp với chủ đề từng tháng, tạo ra khôngkhí thoải mái, gần gũi giữa các thành viên trong tập thể lớp như một gia đình vàkhông quên lồng ghép vào các tiết sinh hoạt là các nội dung giáo dục kỹ năngsống, giáo dục đạo đức, tính trung thực, giáo dục an toàn giao thông….Thuận lợi thứ 2 là cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập của trườngTHCS&THPT Bàu Hàm khá tốt: Có hội trường rộng, trang bị sẵn màn hình thôngMột số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp chủ nhiệmminh, máy tính, hệ thống loa đài… để tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể mộtcách hiệu quả nhất; trường có hệ thống các phòng học đa chức năng, gắn sẵn máychiếu, bảng thông minh, máy vi tính… giúp GVCN chúng tôi có thể đổi mới cácgiờ sinh hoạt chủ nhiệm thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin, đem lạihứng thú cho học sinh lớp mình.Thuận lợi thứ 3 là hệ thống các hình ảnh, video clip có nội dung ý nghĩa vềgiáo dục an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh THPT như lớp tôi chủ nhiệm trêncác trang mạng xã hội, Internet khá phong phú, đa dạng, thực tế nên GVCN chúngtôi có thể dễ dàng lựa chọn, lồng ghép vào các tiết sinh hoạt chủ nhiệm để nângcao ý thức cho học sinh trong quá trình tham gia giao thông.Từ những thuận lợi nói trên, thay vì ngồi tại phòng học của lớp, nhận xéttuần học qua có những ưu điểm, nhược điểm gì, phê bình những ai, cách khắc phụcra sao… rồi cho học sinh ngồi chơi, nói chuyện phiếm như những tiết sinh hoạtbình thường khác, thì tôi đổi mới giờ sinh hoạt chủ nhiệm, chủ động đưa lớp chủnhiệm của mình lên Hội trường, phòng học đa chức năng để có thể tổ chức tròchơi, các cuộc thi thuyết trình về an toàn giao thông hoặc cho các em xem cácvideo clip, hình ảnh có tính giáo dục, đặc biệt là chú trọng giáo dục về an toàn giaothông. Cụ thể:* Lồng ghép giáo dục an toàn giao thông qua các hình ảnh, video clipTrước hết, tôi cho rằng ngoài việc giáo dục cho các em những hiểu biết cơbản về Luật giao thông đường bộ Việt Nam, tôi cần giáo dục các em tham gia giaothông có văn hóa thông qua các hình ảnh. Tôi đưa ra các hình ảnh nên và khôngnên khi tham gia giao thông, để các em lựa chọn hành động đúng cho mình.Sau khi cho học sinh quan sát các hình ảnh trên, Nguồn: Một số hình ảnh viphạm ATGT [3], tôi đặt câu hỏi: “Theo các em, những hình ảnh trên, hình ảnh nàoMột số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp chủ nhiệmđúng, hình ảnh nào sai? Nếu sai, em hãy chỉ ra những lỗi mà các bạn trong hình đãvi phạm.”Đa phần học sinh sẽ xác định hai hình trên là đúng, hai hình dưới là sai, docác bạn đi xe đạp, xe máy dàn hàng ngang khi lưu thông trên đường và không độimũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện.Tôi chuẩn xác, khen ngợi ý kiến của học sinh, và khẳng định: cả 4 hình đềusai, hình 1 và hình 2, mặc dù các bạn có đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện nhưngdàn hàng ngang từ 2 đến 4 hàng, như vậy là vi phạm luật giao thông; hình 3, cácbạn đi xe đạp dàn hàng ngang gây mất an toàn giao thông; hình 4 các bạn vừakhông đội mũ bảo hiểm vừa dàn hàng ngang khi tham gia giao thông.Trên đây là một trong nhiều ví dụ tôi sử dụng hình ảnh để giáo dục an toàngiao thông cho học sinh lớp chủ nhiệm, qua hệ thống các hình ảnh trực quan, sinhđộng, tôi giáo dục cho các em khi tham gia giao thông trên đường, cần đi đúng lànđường, phần đường; dừng, đỗ xe đúng quy định; đội mũ bảo hiểm khi đi (hoặcngồi) trên xe môtô, xe gắn máy, xe đạp điện. Tuân thủ hiệu lệnh và chỉ dẫn củangười điều khiển giao thông, đèn tín hiệu, biển báo, vạch kẻ đường; Tận tình giúpđỡ người tham gia giao thông khi gặp hoạn nạn; giúp đỡ người tàn tật, trẻ em vàngười cao tuổi. Không được thờ ơ, vô cảm trước những người gặp tai nạn giaothông, không dùng những hình ảnh đó để câu like trên các trang mạng xã hội…Bên cạnh các hình ảnh, tôi còn sử dụng nhiều video clip có tính chất tuyêntruyền an toàn giao thông trên trang web: https://www.youtube.com. Đặc biệt là sơri phim về “ý thức tham gia giao thông và tai nạn giao thông” [4], bao gồm rấtnhiều video được cung cấp bởi các tài xế ô tô, phản ánh về tình trạng tham gia giaothông thiếu ý thức của một bộ phận không nhỏ người dân, gây ra nhiều vụ tai nạnthảm khốc, để lại nỗi đau không nguôi cho gia đình và xã hội. Hay những videoclip về văn hóa khi tham gia giao thông [6], về hiện tượng vượt đèn đỏ của ngườidân thành phố Hồ Chí Minh [5]… Qua các video clip này, tôi muốn cảnh tỉnh họcsinh mình, nhắc nhở các em cần nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông để bảovệ chính mình và những người xung quanh, giáo dục cho các em như thế nào làvăn hóa khi tham gia giao thông.* Lồng ghép giáo dục an toàn giao thông qua các trò chơi nhỏ:Trò chơi là một hoạt động rất quen thuộc, gần gũi với con người, bất kì aitrong cuộc đời cũng đã từng tham gia một số trò chơi nào đó. Trò chơi khôngnhững giúp con người giải trí mà còn rèn luyện cho con người những kĩ năng cầnthiết trong cuộc sống. Trong giờ sinh hoạt, GV tổ chức trò chơi cho học sinh sẽgiúp cho các em được giải trí một cách lành mạnh, có thêm hiểu biết về một vấn đềnào đó.Để giáo dục an toàn giao thông cho học sinh, tôi đã trực tiếp tổ chức cho họcsinh một số trò chơi sau:Trò chơi 1 : Ghép biển báoChuẩn bị :- 3 bảng to.Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp chủ nhiệm- 15 biển báo chưa hoàn chỉnh.- 1 số các chi tiếtVD :+ Các biển báo chưa hoàn chỉnh :+ Các biển báo đã hoàn chỉnh :+ 3 bàn học hoặc 9 vòng tròn.Cách chơi :- Cách 1 :HS đứng tại bàn. Khi có hiệu lệnh, HS phải nhặt thật nhanh các chi tiết gắn vàobiển báo sao cho thành biển báo có ý nghĩa. Sau khi ghép xong , lần lượt từng HScủa từng đội sẽ lên giới thiệu về biển báo mà mình vừa ghép. Đội nào ghép nhanh,giới thiệu đúng biển báo hơn đội đó sẽ chiến thắng.- Cách 2 :Trên bảng cô gắn rất nhiều các biển báo chưa được hoàn thiện. Khi có hiệu lệnh ,HS phải xoay người 3 vòng và lên nhặt các chi tiết gắn thành biển báo có ý nghĩa.Sau đó, lần lượt từng HS của từng đội sẽ lên giới thiệu về biển báo mà mình vừaghép. Đội nào ghép nhanh, giới thiệu đúng biển báo hơn đội đó sẽ chiến thắng.=> Trò chơi ghép biển báo này giúp HS rèn luyện kỹ năng phản ứng nhanh, ghinhớ các biển báo và có những hiểu biết nhất định về các loại biển báo giao thông.Trò chơi 2: “Cộng hay trừ”- Bước 1: Xác định nội dung tổ chức trò chơi: “Làm gì để tham gia giao thông antoàn”- Bước 2: Xây dựng luật chơi: Mỗi dãy bàn hình thành một đội chơi, mỗi đội cử racác thành viên tham gia trò chơi, luân phiên nhau lên bảng để ghi dấu (+) vào phíasau hành động nên làm tham gia giao thông an toàn và dấu (-) vào phía sau hànhđộng không nên làm, đội nào hoàn thành trước, chính xác hơn, đội đó thắng cuộc.- Bước 3: Tổ chức trò chơiCác nhóm suy nghĩ, luân phiện nhau lên bảng điền (+) hoặc (-) vào phần giấyRoky khổ A0, có ghi sẵn nội dung, giáo viên đã chuẩn bị ở nhà:Các hành động- Đội mũ bảo hiểm khi đixe ô tô- Thắt dây an toàn khi đi ôtô- Lạng lách, đánh võngĐội 1Đội 2Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp chủ nhiệm- Đi đúng làn đường, phầnđường.-Tuyên truyền văn hóagiao thông- Xử phạt nghiêm minhđối với các trường hợp cốtình vi phạm luật giaothông.- Tham gia hoạt độngtuyên truyền về an toàngiao thông.- Phóng nhanh, vượt ẩu- Dàn hàng ngang khi lưuthông trên đường.- Uống rượu,bia khi thamgia giao thông- Đội mũ bảo hiểm khingồi trên xe mô tô, xe gắnmáy, xe đạp điện.- Mang áo phao khi thamgia giao thông đườngthủy.Bước 4: GV đưa phần giấy ghi kết quả:Các hành độngKết quả- Đội mũ bảo hiểm khi đi xe ô tô- Thắt dây an toàn khi đi ô tô- Lạng lách, đánh võng- Đi đúng làn đường, phần đường.-Tuyên truyền văn hóa giao thông- Xử phạt nghiêm minh đối với các trường hợp cố tình vi phạm luậtgiao thông.- Tham gia hoạt động tuyên truyền về an toàn giao thông.Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp chủ nhiệm- Phóng nhanh, vượt ẩu- Dàn hàng ngang khi lưu thông trên đường.- Uống rượu,bia khi tham gia giao thông- Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện.- Mang áo phao khi tham gia giao thông đường thủy.Yêu cầu cả lớp cùng nhận xét xem đội nào đúng nhiều hơn và nhanh hơn. GV nhậnxét kết quả, thái độ tham gia trò chơi của các đội, những ai làm tốt, ai chưa tốt đểcùng nhau rút kinh nghiệm.=> Như vậy, việc tổ chức trò chơi “cộng hay trừ” đã giúp cho HS chủ động lựachọn các hành động hợp lý khi tham gia giao thông hoặc những hoạt động mà họcsinh nên tham gia để có thể đảm bảo an toàn giao thông và cùng nhau tuyên truyềngiáo dục an toàn giao thông cho mọi người cùng thực hiện.*Lồng ghép giáo dục an toàn giao thông qua cuộc thi “HS với an toàngiao thông cấp lớp”- Mục đích:Nhằm hưởng ứng năm ATGT 2016, tưởng niệm các nạn nhân do tai giaothông gây ra, thực hiện theo kế hoạch của Đoàn trường.Tăng cường đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luậtATGT cho học sinh trong lớp.Nhằm nâng cao nhận thức của học sinh về luật ATGT để vận dụng khi thamgia giao thông, góp phần hạn chế tai nạn giao thông đồng thời vận động gia đình,người thân, cộng đồng tham gia học tập và chấp hành nghiêm chỉnh Luật giaothông.Tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích học sinh trong lớp, thắt chặt mối đoàn kết,rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.- Địa điểm: tại hội trường trường THCS&THPT Bàu Hàm- Nội dung:Tìm hiểu Luật giao thông đường bộ; hiểu biết của học sinh về luật ATGT,thực hiện văn hóa khi tham gia giao thông.- Hình thức cuộc thi:Mỗi đội sẽ trải qua 3 phần thi: chào hỏi; xem và trả lời các hành động, hìnhảnh, ký hiệu…(được các đội thể hiện không bằng lời nói) và phần thi thuyết trình.- Số lượng tham gia:Mỗi tổ cử 5 người thành lập 1 đội.Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp chủ nhiệmGVCN sẽ là giám khảo và có thể mời thêm giám khảo là 1 đến 2 thành viêntrong BCH Đoàn trường.Mời bí thư và lớp trưởng các lớp khối 10 cùng tham dự.(Điều này nhằm mục đích tăng cường ý nghĩa tuyên truyền về ATGT củacuộc thi, HS sẽ tự giác thực hiện các nội dung cuộc thi một cách nghiêm túc)- Thể lệ cuộc thi: tất cả các phần thi phải đảm bảo không có nội dung phảncảm, xuyên tạc, phản động, sai lệch chủ trương đường lối của Đảng và chính sáchpháp luật của Nhà nước.+ Phần thi chào hỏi: Giới thiệu về đội của mình không quy định hình thứcnhư hát, vè, thơ ca, tiểu phẩm… ( thời gian không quá 05 phút).(Yêu cầu về nội dung: Giới thiệu đầy đủ các thành viên tham gia, mục tiêu của đội,những việc mà Tổ nhóm mình đã thực hiện để tuyên truyền về ý thức chấp hànhluật giao thông…)+ Phần thi xem đoán và trả lời: các đội soạn trước một số hành động, độngtác, hình ảnh, ký hiệu…(được các đội thể hiện không bằng lời nói) lần lượt từngđội diễn hành động, hình ảnh, ký hiệu… cho các đội còn lại xem và trả lời câu hỏicủa đội mới thể hiện. (Yêu cầu phần thi này đội thể hiện phải đưa trước câu trả lờicho GVCN, tránh tình trạng khi các đội còn lại trả lời đúng nhưng đội ra tìnhhuống không chấp nhận)+ Phần thi thuyết trình: các đội có thời gian làm bài thuyết trình ở nhà theochủ đề cụ thể do GVCN đưa ra:Đội 1: Thuyết trình về vấn đề uống rượu, bia khi tham gia giao thôngĐội 2: Thuyết trình về vấn đề không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giaothông.Đội 3: Thuyết trình về vấn đề bệnh vô cảm trong người tham gia giao thông.(Yêu cầu: Các đội soạn bài thuyết trình bằng Powerpoint, theo dàn ý sau: Kháiquát tình hình giao thông thời gian qua; Trình bày những nguyên nhân chính dẫnđến tai nạn giao thông sau đó dẫn dắt vào vấn đề của đội mình trình bày; Giảipháp; Ý kiến của đội về vấn đề trên, lời khuyên của đội chơi dành cho các bạn khitham gia giao thông.Thời gian trình bày không quá 05 phút và bài thuyết trình chính là cơ sở để đánhgiá kết quả chung cuộc của các đội chơi.)- Hình thức chấm điểm:Thang điểm cho phần thi giới thiệu về đội là 10 điểm; phần thi tình huống là 20điểm và phần thi thuyết trình là 30 điểm.Phần thi quá thời gian quy định từ 1 phút trở lên… bị trừ từ 2 trở lên, tùy vào thờigian vượt quá so với quy định.=> Kết quả cuộc thi:Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp chủ nhiệmSau mỗi phần thi, giám khảo nhận xét về nội dung, ý nghĩa, tác dụng tuyêntruyền của các đội; khen ngợi sự chuẩn bị chu đáo của các đội chơi; nhắc nhở cácđội thực hiện thiếu nghiêm túc.Đa số các em tham gia của các đội đều có ý thức, làm việc nhóm nghiêm túcvà đưa ra các nội dung hay, có hiệu quả cao trong tuyên truyền về Luật an toàngiao thông, kêu gọi mọi người cùng thực hiện văn hóa khi tham gia giao thông.Các thành viên trong lớp và các khách mời từ các lớp khác đều đến dự, cổvũ nhiệt tình, hào hứng.Kết quả cụ thể:Phần thiChào hỏi,giới thiệuvề độiXem và đoán tìnhhuống, hình ảnh,ký hiệu ATGTThuyết trình về ATGTTổngĐội 18.5152447.5Đội 28.01627.351.3Đội 37.5142546.5Giải nhất: Đội 2Giải nhì: Đội 1 và đội 3: giải 3.Và sau đây là một số hình ảnh minh chứng cho việc tổ chức cuộc thi“Học sinh với an toàn giao thông” do tôi tổ chức cho học sinh lớp chủ nhiệm:Phần thi chào hỏi, giới thiệu về đội chơi của Đội 1Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp chủ nhiệmCác đội thi trong phần thi “Xem và đoán hình ảnh, tình huống… giao thông”Phần thi thuyết trình về vấn đề không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông của Đội 2III.1.3. Phân tích, so sánh, đánh giá kết quả giải pháp đã thực hiện:Sau quá trình thực hiện lồng ghép giáo dục an toàn giao thông cho học sinhqua các giờ sinh hoạt chủ nhiệm, tôi nhận thấy:- Học sinh có những hiểu biết cơ bản về Luật giao thông, về văn hóa khi tham giagiao thông.- Học sinh hiểu được thực trạng về tình hình giao thông ở địa phương, trong nướcvà trên thế giới.- HS có thái độ không đồng tình với việc không tôn trọng pháp luật nhất là luậtGTĐB thông qua các hình ảnh và các bài thuyết trình của các đội chơi, từ đó, cácem dần dần hình thành nên thói quen mới khi tham gia giao thông, tuân thủ luậtgiao thông và rèn luyện những hành vi lịch sự, có văn hóa khi lưu thông trênđường.- Giờ sinh hoạt trở nên thú vị hơn, cuốn hút hơn, sinh động và có ý nghĩa giáo dụcđối với học sinh hơn.- Thông qua các trò chơi, các cuộc thi quy mô nhỏ, tôi đã rèn luyện thêm cho cácem kỹ năng sống cơ bản, tự tin trước đám đông, làm việc nhóm có hiệu quả, cácem sáng tạo hơn, năng động hơn, bớt đi sự rụt rè, nhút nhát.III.2.Giải pháp 2: Phối hợp với các bộ phận trong và ngoài nhà trường nhằmnâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp chủ nhiệm:Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp chủ nhiệmIII.2.1.Mô tả cách thức tổ chức thực hiện giải pháp:*Phạm vi: Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp chủ nhiệm.*Đối tượng: HS lớp 10A5, trường THCS&THPT Bàu Hàm.*Công việc cụ thể:- Phối kết hợp với tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh của trường, Đội thanh niênxung kích trong việc quản lý, giáo dục học sinh, chú trọng công tác đảm bảo antoàn giao thông.- Phối kết hợp với phụ huynh học sinh trong công tác giáo dục an toàn giao thôngcho học sinh..- Phối kết hợp với công an địa phương để theo dõi, nhắc nhở học sinh kịp thời,giảm thiểu tình trạng vi phạm Luật giao thông đường bộ.*Thời gian thực hiện giải pháp: Hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng.III.2.2.Các dữ liệu minh chứng quá trình thực nghiệm, đối chứng giải pháp:*Phối kết hợp với tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh của trường và Đội Thanhniên xung kích trong quản lý, giáo dục học sinh, chú trọng công tác giáo dục antoàn giao thông cho học sinh:Thuận lợi của bản thân tôi trong năm học này là vừa làm công tác chủ nhiệmlớp, vừa kiêm nhiệm chức vụ Phó Bí thư đoàn trường; nhà tôi ở cách trườngkhoảng 300m, nên tôi thường xuyên có mặt ở trường hàng ngày từ thứ 2 đến thứ 7,kể cả Chủ nhật nếu có tổ chức sự kiện vào ngày này. Do đó, các kế hoạch hoạtđộng, thông báo, yêu cầu… của BCH Đoàn trường được tôi nắm bắt, truyền đạt đếnlớp và đảm bảo lớp thực hiện tốt nhất trong khả năng của học sinh.Tôi luôn tâm niệm dù ở vị trí nào, cũng phải cố gắng hết mình để thực hiệnhiệu quả các nhiệm vụ được giao. Điều này đã thôi thúc tôi tìm tòi, đề xuất nhữngý kiến để giáo dục đạo đức học sinh, trong đó có công tác giáo dục an toàn giaothông cho học sinh toàn trường nói chung và lớp tôi chủ nhiệm nói riêng.Ngay vào đầu năm học, dưới sự chỉ đạo của Chi bộ Đảng, BGH nhà trường,BCH Đoàn trường đã tổ chức cho học sinh học nội quy, quy định của nhà trường,những điều cấm học sinh không được làm và yêu cầu học sinh ký cam kết thựchiện. Các điều cấm đối với học sinh bao gồm:“- Không vô lễ, xúc phạm danh dự nhân phẩm của cán bộ, giáo viên, côngnhân viên trong nhà trường.- Không đánh nhau.- Không quay copy, sử dụng tài liệu trong kiểm tra, thi cử.- Không tàng trữ, vận chuyển, sử dụng các chất gây nghiện.- Không mang vũ khí, các vật sắc, nhọn khi đến trường.- Không vi phạm pháp luật đặc biệt là Luật giao thông đường bộ.” [7]Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp chủ nhiệmNội quy nhà trường còn quy định, “nếu học sinh nào vi phạm một trong nhữngđiều cấm nêu trên sẽ xếp Hạnh kiểm Yếu cả năm và đi lao động rèn luyện trong hè.Lớp nào có HS vi phạm một trong những điều cấm sẽ Khống chế thi đua tháng đó,học kỳ đó”. [7]=> Với vai trò là một GVCN, là cầu nối giữa nhà trường với gia đình học sinh, làngười tiếp xúc gần gũi nhất với học sinh lớp mình, tôi đã đánh máy và dán nhữngđiều cấm học sinh không được làm vào bảng phụ cuối lớp, lượng hóa trừ điểm thiđua đối với từng lỗi vi phạm nội quy, học tập để HS cố gắng tu dưỡng, rèn luyện,tôi luôn luôn nhắc nhở, động viên kịp thời các em, có mặt bên cạnh học sinh lớpmình trong các hoạt động do Đoàn trường tổ chức như: thi đố vui, diễn tiểu phẩmvề ATGT trong các giờ chào cờ đầu tuần, triển khai và phát động học sinh hưởngứng Tháng ATGT- tháng 9/2016, nhắc nhở 100% học sinh lớp mình tham gia bàidự thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” trong năm học 2016 – 2017 doBộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với công ty Honda Việt Nam, Ban ATGT Quốc gia,Bộ công an phối hợp tổ chức và làm giám khảo.Trong tháng 9, lớp 10A5 do tôi chủ nhiệm đã đăng ký thực hiện tháng ATGTvà 100% học sinh thực hiện tốt, không có hiện tượng vi phạm ATGT. Cử Bí thư chiđoàn lớp tham gia vào Đội tuyên truyền ca khúc cách mạng, phát thanh học đường,có kế hoạch thường xuyên tuyên truyền dưới cờ, tuyên truyền trên hệ thống loa vềviệc chấp hành Luật GTĐB trong học sinh.Trong các hội diễn văn nghệ, báo tường nhân ngày 20/11, 26/3, BCH Đoàntrường chúng tôi luôn dành một phần ưu tiên đặc biệt cho nội dung tuyên truyền vềLuật giao thông và văn hóa giao thông qua các nội dung thi hóa trang, diễn tiểuphẩm, một góc của báo tường, tập san…Bên cạnh đó, tôi kết hợp với BCH Đoàn trường, chủ động xin ý kiến Chi bộ,BGH nhà trường mời CSGT Huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai về tuyên truyền,giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh toàn trường để các em nắm đượcthực trạng an toàn giao thông của địa phương, một số điều cần lưu ý khi lưu thôngtrên đường để đảm bảo an toàn.Hình ảnh giáo viên và học sinh toàn trường chăm chú lắng nghe Bác CSGT tuyêntruyền giáo dục an toàn giao thông, ngày 17/10/2016:Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp chủ nhiệm+ Phối hợp với Đội thanh niên xung kích của nhà trường: Ngay từ đầu nămhọc, BCH Đoàn trường đã thành lập Đội Thanh niên xung kích gồm những họcsinh có hạnh kiểm tốt, học lực khá trở lên, tích cực xung phong đi đầu trong mọihoạt động của nhà trường, phân công trực ở cổng trường, cổng nhà xe học sinh vàtrực ở các dãy phòng học. Đội Thanh niên xung kích với yêu cầu là luôn làm việckhách quan, trung thực vì một môi trường học tập thân thiện, học sinh tích cực vàchấp hành tốt nội quy nề nếp của nhà trường, đảm bảo an toàn cơ sở vật chất,không vi phạm pháp luật, tai tệ nạn xã hội, đặc biệt, phải nghiêm chỉnh chấp hànhLuật giao thông. Các em kiểm tra và ghi nhận các trường hợp học sinh vi phạm nộiquy, vi phạm các điều cấm, báo cáo lại cho cán bộ Đoàn trực hằng ngày, Cán bộĐoàn tổng hợp và thông báo lên hệ thống loa truyền thanh ngay trong giờ ra chơiđể học sinh toàn trường rút kinh nghiệm.Nhận thấy Đội Thanh niên xung kích là bộ phận rất quan trọng trong việctheo dõi việc chấp hành nội quy, nề nếp và luật ATGT của học sinh toàn trường nóichung, tôi đưa cho các em danh sách học sinh lớp tôi sử dụng xe đạp điện và xegắn máy đến trường, đề nghị các em theo dõi tình hình chấp hành luật GTĐB củacác học sinh đó, có đội mũ bảo hiểm hay không, có chở quá số người quy địnhkhông? Chạy xe lạng lách đánh võng hay không? …. Hằng ngày, tôi gặp gỡ, traođổi với các em trong Đội Thanh niên xung kích để nắm bắt kịp thời các trường hợphọc sinh lớp mình chủ nhiệm vi phạm (nếu có), nhắc nhở ngay, liên hệ với phụhuynh học sinh để chấn chỉnh, rút kinh nghiệm, hoặc có biện pháp mạnh để xử lýcác trường hợp cố tình làm sai. Thật may mắn, trong năm học 2016 – 2017, lớp tôikhông có trường hợp vi phạm ATGT hay bất kỳ lỗi cấm nào đối với học sinh.*Phối hợp với phụ huynh học sinh trong công tác giáo dục ATGT cho HS:Ai trong chúng ta cũng có thể nhìn thấy tầm quan trọng của mối quan hệ mậtthiết giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Nhưng điều đáng buồn là sự gắn kết, phốihợp ấy đến nay vẫn chưa mang lại hiệu quả cao. Vì thế, vai trò của giáo viên chủnhiệm là vô cùng quan trọng trong việc gắn kết mối quan hệ thiết yếu trên, GVCNkhông chỉ giáo dục học sinh tại lớp, mà còn phải thiết lập mối quan hệ với giađình, xã hội nhằm giúp từng học sinh giải quyết những khó khăn, vướng mắc cụthể, tạo điều kiện thuận lợi để các em thoải mái cắp sách đến trường.Phụ huynh lớp tôi chủ nhiệm chiếm đến 87,5% là người dân tộc thiểu số, đasố là nông dân, trình độ học vấn còn thấp, có phụ huynh còn không biết đọc, biếtviết, hiểu biết của phụ huynh về Luật giao thông đường bộ còn rất hạn chế, nhiềuphụ huynh khi đến trường còn không đội mũ bảo hiểm. Điều này ảnh hưởng khôngnhỏ đến công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh của lớp, vì phụ huynhsẽ vô tình tiếp tay cho con em mình vi phạm luật giao thông mà không nhận thứcrõ. Một số phụ huynh còn nuông chiều con, cho con đi xe phân khối lớn trong khicác em chưa đủ tuổi.Thông qua kết quả khảo sát đầu năm về tình hình tham gia giao thông củahọc sinh lớp mình (phụ lục 2), tôi thu được kết quả vẫn còn đến 3 trường hợp họcsinh chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe nhưng phụ huynh vẫn cho con em mìnhtự chạy xe phân khối lớn đến trường. Nhận thấy thực trạng nêu trên, tôi đã dànhMột số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp chủ nhiệmphần thời gian khá dài trong phiên đại hội cha mẹ học sinh đầu năm của lớp đểthay mặt nhà trường truyền tải đến các bậc phụ huynh về việc thực hiện nề nếp,học tập, tôi sinh hoạt thật kỹ nội dung phối hợp giáo dục về ATGT cho con emtrong đại hội cấp lớp. Cụ thể là tôi tuyên truyền cho CMHS nắm về quy định cụ thểđối với độ tuổi và điều kiện tham gia giao thông của đối tượng là học sinh phổthông. Qua đó, vận động CMHS cố gắng sắp xếp đưa con em đi học mỗi ngày nếucác em chưa đủ tuổi đi xe môtô. Các trường hợp nhà xa trường, phụ huynh có thểđăng kí cho các em đi bằng xe đưa rước học sinh, lộ trình từ Trảng Bom đến TâyHòa, Lộc Hòa qua Ngã Ba Sông Thao vào Bàu Hàm hoặc trang bị cho các em xeđạp điện hoặc xe gắn máy, (tuyệt đối không cho các em đi xe môtô, phân khối lớnvì hầu hết các em đều chưa đủ tuổi lái xe theo qui định). Ngoài ra, gia đình cũngphải làm gương và thường xuyên nhắc nhở con em đội mũ bảo hiểm khi tham giagiao thông để đảm bảo an toàn tính mạng cho mình và cho người khác. Qua đóGVCN cũng thông tin cho PHHS nắm về trường hợp khi học sinh vi phạm Luậtgiao thông, bị công an xử lý đưa hồ sơ về trường thì các em phải bị xử lý kỷ luật,hạnh kiểm yếu cả năm học, bắt buộc rèn luyện đạo đức trong hè, ảnh hưởng thi đuacủa tập thể lớp.=>Kết quả: 100% đồng thuận và hứa sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho con emmình về phương tiện đúng theo quy định pháp luật để đảm bảo an toàn cho các em.Đến đầu HKII, khi có một số học sinh trong trường gửi xe bên ngoài, tại cácquán giải khát ven đường, các quán Internet… Tuy không có học sinh lớp mìnhnhưng tôi vẫn lập một bản cam kết, yêu cầu các em ký cam kết thực hiện các nộidung và đem về nhà cho phụ huynh ký vào, nhằm kết hợp với phụ huynh học sinhnhắc nhở, giáo dục con em ở nhà, tránh trốn học la cà các quán cà phê, quánInternet, ảnh hưởng tới kết quả học tập. Nội dung bản cam kết (xem phụ lục 3).=>Kết quả: 100% học sinh và phụ huynh học sinh tham gia ký cam kết thựchiện và đến cuối năm, không có trường hợp nào vi phạm các nội dung cam kết nóitrên.*Phối kết hợp với công an địa phương để theo dõi, nhắc nhở học sinh kịp thời,giảm thiểu tình trạng vi phạm Luật giao thông đường bộ: Đầu mỗi năm học,BGH nhà trường thường tổ chức hội nghị giao ban, ký kết Quy chế phối hợp giữanhà trường với công an Huyện Trảng Bom, công an xã Bàu Hàm, xã Sông Thao vàxã Hưng Thịnh… Thông qua Quy chế phối hợp này, công an sẽ tích cực tuần tra,kiểm soát, ghi nhận và lập biên bản gửi về trường nếu có học sinh vi phạm tai tệnạn xã hội, vi phạm an ninh trật tự, vi phạm an toàn giao thông…; sẵn sàng cử cácthành viên đến giúp đỡ nhà trường trong các dịp tổ chức sự kiện các ngày lễ lớnnhư ngày Khai giảng năm học mới, 20/11, 26/03,… để đảm bảo an ninh trật tự, antoàn xã hội, tránh những điều đáng tiếc xảy ra.Tôi chính là thư ký hội đồng nên cũng là thư ký của hội nghị, tôi đã ghi nhậnsố điện thoại đường dây nóng của Ban thường trực Công an Huyện Trảng Bom,Ban thường trực Công an Xã Bàu Hàm, Sông Thao, Hưng Thịnh và các xã lân cận,sau đó, lập văn bản gồm những nội dung cơ bản của quy chế phối hợp, kèm theo sốđiện thoại các cơ qua công an, gửi về các lớp để các em học sinh tiện liên hệ, tốMột số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp chủ nhiệmgiác tội phạm, tố giác các hành vi vi phạm Luật giao thông… và mục đích thứ 2 làđể các em nắm bắt, tự giác chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật, tránhbị Công an xử phạt, gửi biên bản về trường, ảnh hưởng đến hạnh kiểm của các em.Hằng tháng, tôi chủ động liên lạc với thường trực công an các xã trên cươngvị là Thư ký hội đồng trường để kịp thời nắm bắt tình hình vi phạm Luật ATGT củahọc sinh, tổng hợp báo cáo cho BGH có biện pháp xử lý, giáo dục học sinh.III.2.3.Phân tích, so sánh, đánh giá kết quả giải pháp:Với giải pháp chủ động phối hợp với các bộ phận trong và ngoài nhà trường đểgiáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp chủ nhiệm mà tôi đã trình bày ở trên,tôi nhận thấy:- 100% học sinh thực hiện tốt Luật giao thông đường bộ.- 100% tham gia đầy đủ, nhiệt tình các phong trào của Đoàn trường đề ra, đặc biệtcác cuộc thi tìm hiểu pháp luật về ATGT do các cấp tổ chức.- 100% học sinh và PHHS thực hiện ký cam kết không vi phạm Luật giao thông,phụ huynh kết hợp tốt với GVCN trong công tác giáo dục đạo đức học sinh nóichung và giáo dục ATGT nói riêng, 03 học sinh đầu năm đi xe phân khối lớn,nhưng sau cuộc họp phụ huynh về, các bậc phụ huynh của 03 em này đã mua chocác em xe đạp điện để các em đến trường, đảm bảo an toàn giao thông.- Phụ huynh khi đến trường đón con đã đội mũ bảo hiểm đúng quy định, điều nàychứng tỏ những công tác tuyên truyền, phối hợp giữa các bộ phận GVCN, ĐoànThanh niên, Đội Thanh niên xung kích, Công an xã, PHHS… đã phát huy hiệu quảrõ rệt.III.3.Giải pháp 3: Tích hợp giáo dục ATGT trong giờ dạy chuyên môn trênlớp:III.3.1. Mô tả cách thức thực hiện giải pháp:*Phạm vi: Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp chủ nhiệm thông qua việctích hợp trong bài 36: “Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến ngành giaothông vận tải” và bài 37 “Địa lý các ngành giao thông vận tải” – Địa lý 10, ban cơbản.*Đối tượng: HS lớp 10A5, trường THCS&THPT Bàu Hàm.*Công việc cụ thể:- Xác định nội dung bài dạy có thể tích hợp giáo dục ATGT, xác định mục tiêu giáodục ATGT qua bài dạy đó là gì?- Lựa chọn phương pháp giảng dạy có thể tích hợp giáo dục ATGT phù hợp với nộidung, thời lượng tiết học, đối tượng học sinh.- Xây dựng giáo án có tích hợp GDATGT.- Tiến hành thực nghiệm, đánh giá.*Thời gian thực hiện giải pháp: tháng 3 năm 2017.III.3.2.Các dữ liệu minh chứng quá trình thực nghiệm, đối chứng giải pháp:Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp chủ nhiệmBản thân tôi là một giáo viên Địa lý, được phân công giảng dạy chuyên môntại 4 lớp 10A4, 10A5, 10A6 và 10A7. Nội dung bộ môn Địa lý cũng có nhiều phầntích hợp các nội dung giáo dục Kỹ năng sống, giáo dục Biến đổi khí hậu, giáo dụcBảo vệ môi trường, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả,… đặc biệttrong chương trình Địa lý 10, học kỳ II, có bài 36: “Vai trò, đặc điểm, các nhân tốảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải” và bài 37: “Địalý các ngành giao thông vận tải” có khả năng tích hợp giáo dục ATGT.Tận dụng những thuận lợi nêu trên, tôi xác định mục tiêu tích hợp giáo dụcATGT như sau:*Trong bài 36 “Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triểnvà phân bố ngành giao thông vận tải”:- HS cần nhận thức được ngành GTVT đóng vai trò to lớn trong sự phát triển kinhtế – văn hóa – xã hội của một quốc gia và toàn thế giới.- Nắm bắt được “sản phẩm quan trọng nhất của ngành GTVT là chuyên chở ngườivà hàng hóa, chất lượng của sản phẩm dịch vụ GTVT được đo bằng tốc độ chuyênchở, sự tiện nghi và sự an toàn cho hành khách và hàng hóa” [8, 138-139]. Chínhvì vậy, khi tham gia giao thông, HS cần lưu ý đảm bảo an toàn cho chính mình vàcho mọi người, khi lựa chọn phương tiện giao thông HS cần lựa chọn các phươngtiện có tốc độ, tiện nghi và mức an toàn cao.- Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành GTVT bao gồm 2 nhóm: nhân tố tự nhiên vànhân tố kinh tế – xã hội, trong đó, “điều kiện thời tiết và khí hậu có ảnh hưởng sâusắc đến hoạt động của các phương tiện vận tải”[8, 138-139]. Do vậy:+ Trong điều kiện thời tiết xấu, khi tham gia giao thông trên đường, HS cần cảnhgiác, giảm tốc độ, đi đúng làn đường, phần đường quy định, quan sát kỹ trước khichuyển hướng hay qua đường vì những lúc này, đường trơn, các lái xe khó phanhkịp nếu các em chuyển hướng đột ngột, dễ gây ra tai nạn giao thông, ách tắc giaothông.+ Khi trời mưa, sử dụng ô dù các em cần chú ý không che khuất tầm nhìn, khôngsử dụng ô dù khi đi xe máy, xe đạp vì dễ gây ra tại nạn, tốt nhất các em nên sửdụng các bộ quần áo mưa phù hợp để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và đảm bảoan toàn khi tham gia giao thông.+ Khi tham gia giao thông qua các vùng bị ngập, lũ lụt, các đập tràn chảy xiết, cácem cần chú ý cẩn thận, không xử lý vội vã, không vượt ẩu, dễ dẫn đến việc xe bịchết máy, bị nước cuốn trôi, ảnh hưởng đến tài sản và tính mạng.*Trong bài 37 “Địa lý các ngành giao thông vận tải”:Mục tiêu kiến thức của bài này là HS cần nắm được và hiểu rõ những ưuđiểm, nhược điểm, tình hình phát triển và phân bố các ngành giao thông vận tảitrên thế giới, ở Việt Nam và ở địa phương. Thông qua nội dung bài học này, tôi xácđịnh có thể tích hợp giáo dục ATGT qua các ngành đường sắt, đường ô tô, đườngthủy.+ Thứ nhất, đối với ngành đường sắt:Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp chủ nhiệmƯu điểm: vận chuyển được hàng nặng, cồng kềnh trên những tuyến đường xa vớitốc độ nhanh, giá rẻ và an toàn.Nhược điểm: Chỉ hoạt động trên những tuyến đường cố định đã đặt sẵn đường ray,khi bị sự cố xảy ra thì giao thông đường sắt rất dễ bị ách tắc, mất thời gian sửachữa.Ở phần này, GV có thể lồng ghép các hình ảnh về tai nạn giao thông đường sắt vớiô tô, với người qua đường tại các điểm giao cắt giữa đường bộ với đường sắt mànguyên nhân chính là do ý thức chấp hành Luật giao thông của người điều khiểnphương tiện ô tô, xe máy và người dân sống hai bên khu vực đường sắt còn quákém, điều này đã dẫn đến nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra.Từ đó, giáo dục học sinh những lưu ý cần thiết để đảm bảo an toàn giao thôngđường sắt:- Khi băng qua đường ngang dân sinh, nơi giao nhau với đường sắt, cầnquan sát kỹ tín hiệu đèn, tuân thủ theo tín hiệu hoặc sự chỉ dẫn của người điềukhiển giao thông, “nhanh một giây, chậm cả đời” đó là câu khẩu ngữ mà các emcần ghi nhớ để tham gia giao thông an toàn.- Không chạy nhảy, không chơi đùa, không buôn bán, họp chợ ở khu vực haibên đường sắt, không xây dựng các mái nhà che khuất tầm nhìn của người lái tàugây mất an toàn giao thông đường sắt.- Có ý thức tốt, tuyên truyền, nhắc nhở bạn bè, người thân, người đi đườngcùng nhau thực hiện các nguyên tắc để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thôngđường sắt.+ Đối với ngành ô tô:Với sự bùng nổ trong việc sử dụng phương tiện ô tô đã gây ra các vấn đề nghiêmtrọng về môi trường, ách tắc giao thông và đặc biệt là tai nạn giao thông.Trong phần này, ngoài việc cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản về ưu, nhượcđiểm, tình hình phát triển, phân bố ngành ô tô, tôi giáo dục các em học sinh, nhữngngười hàng ngày tham gia giao thông đến trường bằng xe đạp, xe đạp điện, xe máyvà kể cả ngồi trên ô tô một số nguyên tắc chính như sau:- Khi ngồi trên ô tô, tuyệt đối không thò đầu, thò tay ra ngoài cửa sổ, thắtdây an toàn, không nô nghịch, đùa giỡn quá trớn trên xe, tránh bị rơi ra khỏi xe;khi lên xuống xe phải quan sát kỹ, tránh gây ra tai nạn đáng tiếc.- Đi xe đạp, xe máy trên đường không dàn hàng ngang, không lạng lách,đánh võng, không chở quá số người quy định, đội mũ bảo hiểm đối với người ngồitrên xe đạp điện, xe máy… đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Khi chuyểnhướng phải quan sát, có tín hiệu sớm cho người đi đường kịp thời xử lý, tránh gâytai nạn đáng tiếc. Không đi ngược chiều, không vượt đèn đỏ, phải luôn nhớ rằngtham gia giao thông thể hiện bản chất và trình độ văn hóa của con người.- Đi bộ các em cần đi đúng phần đường, qua đường đúng nơi quy định.Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp chủ nhiệm- Không tổ chức đua xe trái phép. Không chơi đùa, đá bóng… dưới lòng lềđường để không xảy ra các tình huống tai nạn giao thông đáng tiếc.+ Đối với ngành đường sông và đường biển: Tôi lồng ghép giáo dục học sinh đảmbảo an toàn khi tham gia giao thông đường thủy bằng việc chú ý mang áo phao khingồi trên tàu thủy, đi thuyền…. Khi du lịch đến miền sông nước, cần lựa chọnnhững dịch vụ đảm bảo an toàn giao thông đường thủy để tránh tai nạn đuối nướcxảy ra.(Xem thêm phần phụ lục 3, tôi có trích dẫn giáo án tiết 1, bài 37 “Địa lý cácngành GTVT”)III.3.3.Phân tích, so sánh, đánh giá kết quả giải pháp:Thông qua việc tích hợp giáo dục an toàn giao thông trong các tiết dạy trênlớp, tôi nhận thấy có những lợi ích sau:+ Tiết học diễn ra sôi nổi, hào hứng hơn khi học sinh được bày tỏ quan điểm củamình khi tham gia giao thông, các kiến thức có phần khô khan của bài học đượcHS lĩnh hội nhanh hơn, nhớ lâu hơn.+ Học sinh nắm được thực trạng an toàn giao thông trên thế giới, ở Việt Nam và ởđịa phương.+ Việc thường xuyên nhắc nhở HS những điều cần lưu ý khi tham gia giao thôngsẽ là biện pháp ví như “mưa dầm thấm lâu” có thể tác động đến thái độ nhận thứccủa các em, chuyển biến trong hành động, để từ đó các em nghiêm túc thực hiệnLuật giao thông và trở thành người tham gia giao thông có văn hóa.+ Ý thức chấp hành an toàn giao thông của học sinh được nâng cao. 100% đội mũbảo hiểm khi đi xe đạp điện, khi ngồi trên mô tô, xe máy.+ Không có tình trạng học sinh vi phạm Luật GTĐB bị xử phạt hành chính dẫn đếnNhà trường phải xử lý kỷ luật.IV.HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀITừ cơ sở lý luận đến thực tiễn thực hiện đề tài trong thời gian qua, đã cónhững chuyển biến tích cực trong việc chấp hành Luật giao thông đường bộ, trongý thức thực hiện nề nếp và văn hóa khi tham gia giao thông của các em học sinhlớp tôi chủ nhiệm:- Đầu năm, sau khi khảo sát, có 03 học sinh chạy xe máy trên 50cc mặc dùchưa đủ tuổi và chưa có bằng lái, nhưng sau khi họp phụ huynh đầu năm, phụhuynh của 03 HS đã mua xe đạp điện cho các em đi học, đảm bảo không vi phạmluật.- Tính tới thời điểm này (cuối năm 2016 – 2017), không có học sinh nào viphạm các điều cấm của nhà trường, không có hiện tượng học sinh vi phạm Luậtgiao thông, có thể nói học sinh trong lớp đã thực hiện Luật giao thông rất tốt, tỉ lệxếp loại hạnh kiểm khá, tốt chiếm 100%, trong đó, có 37/40 học sinh đạt hạnhkiểm tốt chiếm 92,5%; 03/40 học sinh hạnh kiểm Khá chiếm 7,5%, không có họcsinh nào hạnh kiểm trung bình và yếu.Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp chủ nhiệm- Thông qua việc đổi mới các tiết sinh hoạt chủ nhiệm bằng hình thức tổchức trò chơi, cuộc thi quy mô nhỏ, tôi đã góp phần giáo dục kỹ năng sống cho cácem, khả năng diễn đạt trước đám đông của một bộ phận học sinh trước đây rấtnhút nhát, rụt rè khi phát biểu trong lớp, trong các buổi sinh hoạt tập thể nay tự tinhơn, dạn dĩ hơn, đã dám phát biểu nhận xét một cách khá đầy đủ, lưu loát suy nghĩcủa mình khi được yêu cầu phát biểu ý kiến.- Phụ huynh lớp tôi chủ nhiệm đã có mối liên hệ mật thiết với GVCN tronggiáo dục con em mình, đặc biệt là giáo dục an toàn giao thông, biết thay đổi thóiquen xấu, làm gương tốt cho con bằng việc đội mũ bảo hiểm khi đưa đón con đihọc, mang theo mũ bảo hiểm cho con, không còn hiện tượng đỗi mũ bảo hiểm chỉđể đối phó với công an như trước.- 100% học sinh tham gia các hoạt động tập thể, các bài dự thi tìm hiểu kiếnthức về Luật giao thông đường bộ, về văn hóa khi tham gia giao thông.- 100% học sinh và phụ huynh ký cam kết thực hiện Luật giao thông vàkhông vi phạm các điều cấm do BGH nhà trường quy định.- Để đánh giá thực tế hiệu quả của đề tài, tôi tổ chức khảo sát trên 40 học sinh+ Đầu năm học (khi chưa áp dụng giải pháp): Khi được hỏi: “Em đã tằngvi phạm lỗi nào sau đây?”. Tôi nhận được kết quả:STTLỗi vi phạmKết quả (n=40)Số lượng HS vi phạmTỷ lệChạy xe trên 50cc7,5%Lạng lách, đánh võng1025%Chở quá số người quy định1537,5%Không đội mũ bảo hiểm2050%Vượt đèn đỏ2562,5%- Cuối năm học (sau khi áp dụng giải pháp): Khi được hỏi, “nếu không có côngan, Đội thanh niên xung kích theo dõi, em sẵn sàng vi phạm lỗi nào sau đây?” Tôiđã nhận được kết quả như sau:Kết quả (n=40)STTLỗi vi phạmSố lượng HS sẵn sàngvi phạmTỷ lệChạy xe trên 50cc0%Lạng lách, đánh võng7,5%Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp chủ nhiệmChở quá số người quy định5%Không đội mũ bảo hiểm0%Vượt đèn đỏ7,5%Từ kết quả khảo sát chúng ta thấy đã có chuyển biến rõ rệt rất đáng ghi nhậntrong ý thức cũng như việc thực hiện Luật giao thông của các em học sinh.V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNGV.1. Đối với Sở GDĐT:- Có kế hoạch thường kỳ chỉ đạo công tác GDKNS, đặc biệt quan tâm đếncông tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh các cấp; Tổ chức giám sát, kiểmtra, đánh giá kết quả thực hiện giáo dục an toàn giao thông tại các cơ sở giáo dục;- Chỉ đạo điểm một số mô hình về công tác GDKNS, giáo dục ATGT chohọc sinh, rút kinh nghiệm và phổ biến cho các trường khác học tập.V.2. Đối với trường THCS & THPT Bàu Hàm.- Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV, NV và HS về tầm quan trọngcủa giáo dục ATGT, hoạt động GDATGT trong nhà trường;- Thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, theo dõi, nhắc nhở đối với công tácgiáo dục ATGT cho học sinh;- Xây dựng kênh thông tin điện tử, tăng cường mối liên lạc giữa nhà trườngvới PHHS và các tổ chức đòan thể trong và ngoài trường học để quản lý tốt và phốihợp giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trong nhà trường.2. Khuyến nghị khả năng áp dụngGDATGT không những giúp cho các em có được những kiến thức về Luậtgiao thông mà còn giúp các em rèn luyện về đạo đức và lối sống, trở thành một conngười có văn hóa khi tham gia giao thông. Sau khi áp dụng SKKN vào thực tế tạiđơn vị đã cho thấy khả năng áp dụng đạt hiệu quả cao, đặc biệt là học sinh đã biếtvận dụng các kiến thức, kĩ năng một cách hợp lý trong sinh hoạt và học tập hàngngày. Tôi tin rằng phương pháp này không những cải tiến tình hình GDATGT, rènluyện KNS, văn hóa giao thông cho học sinh tại trường THCS&THPT Bàu Hàmmà có khả năng áp dụng rộng rãi tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh cũng nhưtrong ngành giáo dục.Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp chủ nhiệmVI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Luật giáo dục, ngày 14 tháng 6 năm2005;2. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Nghị quyết 32/2007/NQ-CP “Vềmột số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giaothông” ngày 29/6/2007;3. Một số hình ảnh vi phạm an toàn giao thông:https://www.google.com.vn/search?q=m%E1%BB%99t+s%E1%BB%91+h%C3%ACnh+%E1%BA%A3nh+vi+ph%E1%BA%A1m+an+to%C3%A0n+giao+th%C3%B4ng&source=lnms&tbm=isch&sa=X&sqi=2&ved=0ahUKEwiCtOrW9YPUAhXDspQKHaMuDE8Q_AUIBigB&biw=1511&bih=710&dpr=0.94. Ý thức tham gia giao thông và tai nạn giao thông:https://www.youtube.com/watch?v=b465WReaAow5. Vượt đèn đỏ: https://www.youtube.com/watch?v=Q-FKrkJwOlo6. Văn hóa khi tham gia giao thông:https://www.youtube.com/watch?v=rOLxTvV7HJM7. Ban thi đua trường THCS&THPT Bàu Hàm, Nội quy học sinh trườngTHCS&THPT Bàu Hàm, năm 2007.8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013). Sách giáo khoa Địa lý 10, ban cơ bản,Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp chủ nhiệmVII. PHỤ LỤCVII.1. Phụ lục 1:PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN(Dành cho Giáo viên trường THCS&THPT Bàu Hàm)Nhằm đánh giá thực trạng giáo dục an toàn giao thông (GDATGT) cho học sinh tạitrường THCS&THPT Bàu Hàm; để từ đó đề xuất một số biện pháp GDATGT cho họcsinh , xin thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh dấu (x) vàonhững ý thầy (cô) lựa chọn.1. Theo thầy (cô), có cần thiết phải GDATGT cho học sinh không?A. Rất cần thiết.B. Chưa cần thiết.C. Không cần thiết.2. GD ATGT cho học sinh trong trường là trách nhiệm của:A. Giáo viên chủ nhiệm.B. Giáo viên bộ môn.C. Cán bộ Đoàn Đội.D. Hội đồng sư phạm.3. Theo thầy (cô), có thể thực hiện GDATGT cho học sinh thông qua hình thức nào?A. Tích hợp qua các giờ dạy trên lớp.B. Thông qua HĐNGLL.C.Vừa tích hợp thông qua giờ dạy trên lớp vừa thông qua HĐNGLL.4. Khi GDATGT cho học sinh, thầy (cô) gặp phải những khó khăn gì?………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..5. Để công tác GDATGT cho học sinh trong nhà trường đạt hiệu quả caohơn, thầy (cô) có đề nghị gì?……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp chủ nhiệmTrân trọng cảm ơn ý kiến của thầy cô!