skkn một số giải pháp giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 6 – Tài liệu text

skkn một số giải pháp giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi trường mầm non thiệu đô, huyện thiệu hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.59 MB, 24 trang )

1. MỞ ĐẦU:
1.1. Lí do chọn đề tài:
“Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”, trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi
gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp của cha anh,
gánh vác mọi công việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Mọi trẻ
em sinh ra đều có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, tồn tại và phát triển. Khi
xã hội ngày càng phát triển thì giá trị con người ngày càng được nhận thức đúng
đắn và được đánh giá toàn diện. Vì một tương lai tươi sáng, trẻ em sẽ trở thành
chủ nhân hữu ích của tương lai, thì ngay từ tuổi ấu thơ trẻ phải được hưởng nền
giáo dục phù hợp, hiện đại và toàn diện về mọi mặt: Đức, trí, thể, mỹ.
“Giáo dục mầm non luôn hướng tới mục tiêu giáo dục toàn diện cho trẻ,
chuẩn bị những năng lực, phẩm chất, và các kỹ năng sống cần thiết…cho trẻ vào
học lớp 1. Giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non đã
và đang là một nhiệm vụ không thể thiếu trong công tác giáo dục mầm non”[1],
là tiền đề quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ, giúp trẻ có kinh nghiệm
trong cuộc sống, biết điều nên làm và không nên làm, giúp trẻ tự tin, chủ động
và biết cách xử lý các tình huống trong cuộc sống, khơi gợi khả năng tự phục vụ,
tính tư duy sáng tạo của trẻ.
Đối với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi nói chung và trẻ mầm non nói riêng, “Phát
triển tình cảm và kỹ năng xã hội” cho trẻ chính là một sự chuẩn bị quan trọng
nhất, là một nền tảng giúp hình thành nên cách sống tích cực của trẻ. Với những
nội dung gần gũi với trẻ như: Giữ vệ sinh cá nhân và bảo vệ thân thể; nhận biết
được những điều an toàn hay nguy hiểm với bản thân; ứng phó với những tình
huống bất ngờ; ứng xử văn minh, lịch sự… Trên thực tế chương trình giáo dục
mầm non chưa có những hoạt động giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội riêng
biệt cho trẻ mà tích hợp giáo dục qua các hoạt động trong ngày, đa số giáo viên
chưa biết cách tận dụng các cơ hội trong ngày để lồng ghép nội dung giáo dục
tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ, chưa biết chọn nội dung giáo dục phù hợp
với độ tuổi của trẻ. Hơn nữa, trong xã hội hiện nay các gia đình thường chú
trọng đến việc học kiến thức của trẻ mà không chú ý đến việc phát triển tình cảm
và kỹ năng xã hội cho trẻ, luôn bao bọc, nuông chiều, làm hộ trẻ khiến trẻ ỷ lại,

nhút nhát, thiếu tự tin không có khả năng chờ đến lượt, không biết chú ý lắng
nghe và làm việc theo nhóm, các kỹ năng trong cuộc sống rất hạn chế. Bên cạnh
đó, trẻ chưa biết cách xử lý phù hợp với những tình huống diễn ra hằng ngày
như: thưa, gửi, cảm ơn, xin lỗi, thăm hỏi, giúp đỡ…hay những hành vi gây hại
với môi trường: vứt rác bừa bãi, hái hoa, bẻ cành, không thích chăm sóc cây cối,
con vật xung quanh…
Là giáo viên mầm non nhiều năm liền phụ trách lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi,
nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội đối
với sự phát triển toàn diện nhân cách của trẻ, tôi đã luôn trăn trở suy nghĩ sẽ làm
thế nào để giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ một cách linh hoạt, đạt
hiệu quả cao nhất, vì vậy tôi đã nghiên cứu và chọn đề tài: “Một số giải pháp

1

giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trường mầm
non Thiệu Đô huyện Thiệu Hóa” để nghiên cứu và thực hiện.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Trong thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, công
cuộc xây dựng quê hương đổi mới từng ngày, vì vậy tri thức giảng dạy ở trong
nhà trường phải là những kiến thức cơ bản, hiện đại, sát thực tiễn, dùng làm chìa
khóa để mở cánh cửa khoa học, là cái vốn mà thế hệ trẻ có thể vận dụng vào
cuộc sống tiếp tục học lên, tự bồi dưỡng và tiếp thu các quá trình đào tạo tiếp
theo trong suốt cuộc đời. Vậy việc trang bị những kiến thức ban đầu cho các
cháu là một việc làm vô cùng quan trọng nhằm góp phần xây dựng đất nước
phồn vinh. Giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ mầm non là một trong
những nội dung giáo dục quan trọng của nhà trường nhằm mục đích đào tạo thế
hệ trẻ Việt Nam tự tin, sống có trách nhiệm và tham gia tốt hơn vào các hoạt
động xã hội.
“Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình

cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hính thánh những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị
cho trẻ em vào lớp một”[2]. Ở lứa tuổi mẫu giáo 5 – 6 tuổi, tình cảm của trẻ đã
khá rõ nét và ổn định; trẻ biết cách quan tâm, chia sẻ với bạn bè và người thân;
khả năng kiềm chế chế của trẻ ở độ tuổi này tốt hơn so với trước. Tuy nhiên trẻ
vẫn chưa thể kiềm chế được các rung động của mình và các xúc cảm trực tiếp.
Lúc này, sự chỉ dẫn, động viên của người lớn có ảnh hưởng tích cực và làm cho
trẻ tin vào sức lực và khả năng của mình, ngược lại sự đánh giá một cách gay gắt
và tiêu cực sẽ làm cho trẻ nản chí. Phương pháp giáo dục tình cảm và kĩ năng xã
hội đúng đắn sẽ góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ.
Như chúng ta đã biết bậc Mầm non là “Bậc học nền tảng trong hệ thống
giáo dục quốc dân”. Vì trẻ mầm non chính là thế hệ măng non của đất nước, là
những thế hệ xây dựng tương lai đất nước sau này, những gì trẻ được học ở
trường mầm non chính là hành trang cho sự tiến bước vào đời của trẻ. Với đề tài
này, mục đích của tôi là đánh giá thực chất việc giáo dục tình cảm và kĩ năng xã
hội cho trẻ ở trường mầm non Thiệu Đô nói chung, lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi A1
nói riêng. Tìm ra nhiều biện pháp sáng tạo trong việc giúp trẻ nâng cao ý thức về
bản thân, có các hành vi và quy tắc ứng xử xã hội đúng chuẩn mực, biết quan
tâm đến môi trường sống…góp phần hình thành nhân cách ban đầu ở trẻ, nâng
cao chất lượng giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ trong nhà trường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Trẻ lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi A1 trường mầm non Thiệu Đô
1.4. Phuơng pháp nghiên cứu:
Giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ là tiền đề quan
trọng cho việc học và phát triển toàn diện của trẻ. Phát triển tình cảm và kỹ năng
xã hội cho trẻ sẽ hình thành và phát triển ở trẻ năng lực cá nhân, trang bị cho trẻ
kỹ năng sống để giúp trẻ hoà nhập vào cộng đồng xã hội, là yếu tố cần thiết giúp
trẻ học tập tốt ở trường mầm non.
Qua quá trình, thời gian nghiên cứu bắt đầu từ tháng 8/2016 đến cuối
2

tháng 3/2017 về giáo dục tình cảm, kĩ năng xã hội cho trẻ 5 – 6 tuổi, tôi đã sử
dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
– Phương pháp giao lưu tình cảm, tiếp xúc gần gũi
– Phương pháp dùng lời
– Phương pháp sử dụng tình huống
– Phương pháp sử dụng trò chơi
– Phương pháp cho trẻ tham gia các hoạt động lao động
– Phương pháp giám sát, nhận xét, đánh giá
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Đối với trẻ việc đi học, đến trường mầm non là một bước ngoặt lớn, ở đó
trẻ được học được chơi với các bạn, được cô chăm sóc và giáo dục rất ân cần.
Mong muốn của các cô là làm sao để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về
đức, trí, thể, mỹ.
Nội dung giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hội là một trong những module
bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên mầm non. Vấn đề giáo dục tình
cảm, kĩ năng xã hội cho trẻ là vấn đề đang được xã hội quan tâm, cho nên cùng
với việc lựa chọn cách giáo dục phù hợp cho trẻ mầm non thì mỗi người giáo
viên lồng ghép vấn đề này vào công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở
lớp mình phụ trách chắc chắn rằng hiệu quả giáo dục sẽ rất cao. Đối với bản
thân tôi là một giáo viên mầm non, đây là một đề tài khá khó. Nhưng tôi đã
quyết tâm thực hiện đề tài của mình đã đưa ra bằng cách tìm kiếm thông tin qua
các kênh thông tin cập nhật thời sự hằng ngày để tích lũy kiến thức làm nền tảng
cho việc giáo dục lồng ghép theo đề tài đã chọn và việc áp dụng đề tài phải dựa
trên nguyên tắc:
Giáo dục tình cảm, kĩ năng xã hội được phát triển qua tất cả các hoạt
động trong ngày của trẻ nhất là qua giờ đón trả trẻ, qua hoạt động học, hoạt động
góc, hoạt động ngoài trời…
Giáo dục tình cảm, kĩ năng xã hội được tích hợp phù hợp vào hoạt động

phải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của
trẻ. Các hoạt động phải gần gũi không xa lạ gắn với thực tế của địa phương, đảm
bảo tự nhiên nhẹ nhàng.
Ở trường mầm non việc giáo dục để phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội
cho trẻ thông qua nhiều nội dung như: Ý thức về bản thân (Thể hiện sở thích,
khả năng của bản thân; Thực hiện các công việc được giao; Mạnh dạn, tự tin bày
tỏ ý kiến…), hành vi và quy tắc ứng xử xã hội (Tôn trọng, hợp tác, yêu mến,
quan tâm chia sẻ, nhận xét và tỏ thái độ với hành vi đúng – sai, tốt xấu…), quan
tâm đến môi trường sống. Do vậy giúp trẻ phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội là
một trong những nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên mầm non.
Việc giáo dục tình cảm, kĩ năng xã hội không chỉ giúp trẻ mạnh dạn, tự
tin hơn mà nó còn là tiền đề cho quá trình phát triển toàn diện nhân cách trẻ để
trẻ vững bước vào lớp một. Song với tình hình của lớp tôi đang đa số trẻ thuộc
gia đình ở nông thôn mang nặng tính nhút nhát, thụ động, ích kỷ, không tự tin
3

trong các hoạt động học hoặc khi chơi cùng với nhóm …Biết được một số đặc
điểm của trẻ tôi luôn động viên trẻ, trao đổi với phụ huynh về nhà giúp đỡ động
viên trẻ để trẻ tin vào sức lực và khả năng của bản thân. Song một số trẻ vẫn
chưa thật sự tự tin trong các hoạt động hàng ngày, để trẻ tích cực, mạnh dạn, tự
tin hơn tham gia hoạt động có hiệu quả tôi luôn trăn trở và suy nghĩ tìm ra các
giải pháp hữu hiệu nhất để giáo dục tình cảm, kĩ năng xã hội cho trẻ.
Giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ mầm non đã và đang là một
nhiệm vụ không thể thiếu trong công tác giáo dục mầm non, là vấn đề then chốt,
là nền móng để phát huy tối đa hiệu quả giáo dục. Thực hiện tốt nhiệm vụ này sẽ
giúp trẻ tự tin, sống có trách nhiệm và tham gia tốt hơn vào các hoạt động xã
hội.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Trường mầm non Thiệu Đô là một trong những trường nông thôn thuộc

huyện Thiệu Hóa tỉnh Thanh Hóa, trường có 1 địa điểm khang trang sạch sẽ nằm
ở trung tâm của xã nhà. Trường có 17 nhóm lớp với tổng số học sinh là 446 trẻ,
có 36 đồng chí cán bộ, giáo viên, nhân viên. Đầu năm học tôi được nhà trường
phân công phụ trách lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi A1 với tổng số là 31 trẻ, trong đó có
14 trẻ nữ và 17 trẻ nam. Lớp có 2 cô chủ nhiệm, như vậy trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ được giao tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn sau:
a. Thuận lợi:
Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” đã
có trong kế hoạch từng năm học với những biện pháp cụ thể để phát triển tình
cảm, kĩ năng xã hội cho trẻ mầm non một cách chung nhất, đây chính là định
hướng giúp giáo viên thực hiện giáo dục phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội cho
trẻ và những kỹ năng cơ bản đầu tiên của trẻ mầm non cần rèn như: Rèn luyện
kỹ năng tự tin, rèn kỹ năng hợp tác, kỹ năng tò mò, kỹ năng giao tiếp, rèn kỹ
năng tự phục vụ…
Các cấp lãnh đạo Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục và nhà trường luôn quan
tâm đầu tư về cơ sở vật chất và chuyên môn, bồi dưỡng phương pháp, đổi mới
hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non, tạo mọi điều kiện giúp tôi thực
hiện tốt chương trình giáo dục mầm non mới.
Một số phụ huynh nhiệt tình chia sẻ với giáo viên về tình hình của con ở
nhà, thường xuyên dành thời gian trao đổi với cô giáo để cùng chăm sóc và giáo
dục các con
Lớp học đầy đủ tiện nghi phục vụ tốt cho mọi hoạt động của cô và trẻ. Có
phòng học rộng rãi thoáng mát, sân trường sạch đẹp, an toàn.
Hội phụ huynh lớp cũng tích cực ủng hộ cả về vật chất và tinh thần cho
chúng tôi trong qua trình giảng dạy, thực hiện nhiệm vụ được giao.
Giáo viên trong lớp nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, yêu trẻ, trẻ khỏe
nhiệt tình. Bản thân tôi luôn tìm tòi phương pháp tốt nhất giúp trẻ được học,
được khám phá và khắc sâu kiến thức.
b. Khó khăn:
Chưa có nhiều tài liệu sách báo về giáo dục tình cảm, kĩ năng xã hội cho

4

trẻ để giáo viên nghiên cứu, tham khảo.
Giáo viên trong lớp còn nhiều hạn chế về phương pháp và chưa có kinh
nghiệm tích hợp giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ vào các hoạt động
trong ngày.
Đa số trẻ được bố mẹ nuông chiều nên trẻ chưa có kỹ năng xã hội cần
thiết theo độ tuổi.
c. Khảo sát thực trạng:
Qua khảo sát đầu năm cho thấy:
Nhóm tình cảm, kỹ năng
xã hội trọng tâm

Kỹ năng nhận thức về bản
thân
Kĩ năng ứng xử phù hợp với
những người gần gũi xung
quanh
Kĩ năng hợp tác
Kỹ năng tuân thủ các quy tắc
xã hội
Kỹ năng giao tiếp lịch sự, lễ
phép
Kỹ năng tự phục vụ
Kĩ năng kiểm soát cảm xúc

Tổng số Trẻ mạnh dạn, tự tin Trẻ nhút nhát, chưa
trẻ
tự tin

31

Số trẻ
25

Tỷ lệ %
80,6

Số trẻ
6

Tỷ lệ %
19,4

31

24

77,4

7

22,6

31

25

80,6

6

19,4

31

23

74,2

8

25,8

31

27

87,1

4

12,9

31

27

87,1

4

12,9

31

26

83,9

5

16,1

Nhìn vào bảng khảo sát trên tôi thấy trẻ còn nhiều hạn chế trong phát triển
tình cảm, kĩ năng xã hội, tỷ lệ đạt còn khá thấp, nên tôi luôn băn khoăn làm sao
để nâng cao chất lượng giáo dục phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội cho trẻ.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
Giải pháp 1: Giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ trong giờ
đón trẻ và trả trẻ.
Thông qua giờ đón trả trẻ, tôi luôn rèn cho trẻ những hành vi và quy tắc
ứng xử xã hội như: kỹ năng tự chào hỏi, lễ phép, tự cất đồ dùng cá nhân gọn
gàng….Ngay từ đầu năm học, tôi đã tập cho trẻ ý thức tự cất đồ dùng cá nhân
5

gọn gàng, ngăn nắp đúng nơi quy định, tôi sẽ kiểm tra xem bạn nào thực hiện
chưa đạt để nhắc nhở, khích lệ động viên trẻ cố gắng, bạn nào đã thực hiện tốt
cuối ngày tôi sẽ đánh giá và nêu gương, từ đó việc cất đồ dùng cá nhân đúng nơi
quy định không còn là “hành động” mà trở thành “ý thức”, trẻ tự thực hiện

không cần phải đợi nhắc nhở hay kiểm tra.

Hình ảnh trẻ tự cất đồ dùng cá nhân
Trong giờ đón và trả trẻ: tôi trò chuyện với trẻ, cho trẻ xem tranh ảnh các
tình huống giáo dục kỹ năng xã hội, qua đó tạo cho trẻ một số tình huống giáo
dục và khắc sâu tình cảm và các kĩ năng xã hội cho trẻ.
Ví dụ: cho trẻ quan sát tranh bé giúp đỡ người khác, tôi trò chuyện với trẻ:
Con đã được ai giúp đỡ bao giờ chưa? con đã giúp đỡ ai chưa? khi giúp đỡ ai
làm một việc gì đó con có thấy vui không? nếu được người khác giúp đỡ con sẽ
6

làm gì? …Qua đó tôi giáo dục trẻ biết nói lời cám ơn khi được người khác giúp
đỡ và nhắc nhở trẻ biết giúp đỡ mọi người xung quanh.
Ví dụ: Để rèn thói quen ăn uống vệ sinh cho trẻ, tôi cho trẻ quan sát tranh
về hành động chưa đúng như chưa rửa tay đã bốc thức ăn, ăn thức ăn chưa được
nấu chín… và trò chuyện với trẻ về hành động mà trẻ thấy trong bức tranh, qua
đó giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh trước, trong và sau khi ăn như: rửa tay trước
khi ăn và không ăn những thức ăn đã rơi xuống đất.
Ví dụ: Khi cho trẻ quan sát tranh “một cậu bé đá bóng trong nhà làm vỡ
chiếc ly thủy tinh của mẹ”: Tôi hỏi trẻ: Đó là hành động đúng hay sai? với tình
huống trên theo con nên làm gì để nhận lỗi? Tôi tham khảo và lắng nghe ý kiến
của trẻ sau đó đưa ra ý kiến của mình để thảo luận cùng trẻ: con có thể xin lỗi
mẹ, hứa với mẹ từ nay không đá bóng ở trong nhà nữa.
Bố mẹ là tấm gương đầu tiên cho trẻ học tập những thói quen tốt. Việc
phối hợp với phụ huynh trong giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ là vô
cùng cần thiết.

7

Hình ảnh cô trò chuyện với phụ huynh trong giờ đón trả trẻ
Trong các buổi đón trẻ tôi thường trao đổi những nội dung ngắn gọn, dễ
hiểu, dễ thực hiện và mang tính thuyết phục, tôi thường xuyên trao đổi những kỹ
năng tự phục vụ trong tuần cho cha mẹ trẻ biết để cùng phổi hợp rèn kĩ năng cho
trẻ đạt hiệu quả cao nhất, tôi luôn khuyến khích phụ huynh tạo điều kiện để trẻ
tự phục vụ bản thân: rửa mặt, đánh răng, thay quần áo, tự chọn quần áo, đồ dùng
cá nhân chuẩn bị đi học…nhắc nhở phụ huynh cần dạy trẻ những kỹ năng như
ghi nhớ số điện thoại của bố, mẹ, địa chỉ gia đình để trẻ có thể tự bảo vệ bản
thân khi gặp nguy hiểm.
Phụ huynh hãy cho trẻ được chơi, bày đồ chơi, không cấm đoán trẻ, lúc
này cần thiết nhất là dạy trẻ phải tự cất đồ chơi hoặc ba mẹ cùng cất với trẻ,
tuyệt đối không nên làm thay cho trẻ. Hãy cho trẻ cùng tham gia công việc trong
gia đình, nêu lên hiểu biết và suy nghĩ của mình, từ đó sẽ có hướng điều chỉnh
kỹ năng xã hội phù hợp với trẻ 5 – 6 tuổi.
8

Bên cạnh đó, tôi tuyên truyền phụ huynh cần phối hợp với giáo viên một
cách chặt chẽ và hợp lý bằng việc tham gia tình nguyện vào quá trình giáo dục
trong nhà trường. Cha mẹ nên tham gia vào các buổi trao đổi với giáo viên, tham
gia các buổi họp của nhà trường và dự một số giờ học, dự các hoạt động trong
ngày của trẻ, chỉ bằng cách đó thôi cha mẹ đã giúp trẻ hiểu rằng học là phải học
cả đời. Tôi tuyên truyền để phụ huynh hiểu giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội
cho trẻ hiện nay là điều mà mỗi cá nhân, bậc làm cha, làm mẹ điều phải quan
tâm, tuyên truyền để họ hiểu điều quan trọng trong việc rèn luyện giáo dục tình
cảm và kỹ năng xã hội chính là việc “không nên cấm đoán trẻ làm mà hãy dạy
trẻ cách thực hiện chúng”. Cô giáo, cha mẹ là tấm gương, bằng việc làm đơn
giản, gần gũi hàng ngày mà dạy kỹ năng xã hội cho trẻ.
Cha mẹ cần giáo dục để trẻ cảm thấy thoải mái tự tin trong mọi tình

huống của cuộc sống. Nếu cha mẹ muốn giáo dục trẻ biết tự giữ kỷ luật, trước
hết cần đánh thức sự tự ý thức của trẻ, cố gắng khơi gợi để trẻ luôn nghĩ về bản
thân mình một cách tích cực và đừng bao giờ phá vỡ suy nghĩ tích cực về bản
thân trẻ.
Trong gia đình, việc dạy trẻ những nghi thức văn hóa trong ăn uống rất
cần thiết. Để trẻ có được những kỹ xảo, thói quen sử dụng đồ dùng một cách
chính xác, thuần thục và khéo léo, không chỉ đòi hỏi trẻ phải thường xuyên
luyện tập, mà còn phải đáp ứng được những nhu cầu của trẻ, đó là cung cấp cho
trẻ những mẫu hành vi văn hóa, những hành vi đúng, đẹp, văn minh của chính
cha mẹ và những người xung quanh trẻ.
Giải pháp 2: Giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ thông qua
hoạt động học
Giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ qua hoạt động khám phá khoa
học. Ví dụ: qua hoạt động phám phá khoa học chủ đề “Bản thân” tôi giáo dục trẻ
ý thức về bản thân như cho trẻ tự giới thiệu về mình với các bạn: Tên, tuổi, giới
tính, những điều bé thích, không thích. Trẻ biết được điểm giống và khác nhau
giữa mình với người khác, bước đầu ý thức được vị trí, trách nhiệm của bản thân
trong gia đình và lớp học. Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với bạn bè
qua hoạt động khám phá “Ai đang vui, ai đang buồn”: giúp trẻ nhận biết một số
trạng thái, cảm xúc vui buồn, sợ hãi, tức giận…Từ đó trẻ mạnh dạn, tự tin bày tỏ
ý kiến của mình.
Hay qua hoạt động khám phá khoa học chủ đề gia đình: Khi cho trẻ quan
sát một số vật dụng nguy hiểm như: ổ điện, bếp đang đun, phích nước, nồi canh
nóng… qua đó giáo dục trẻ biết tránh một số hành động có thể gây nguy hiểm
cho bản thân và người khác.
Hoạt động làm quen với văn học bồi dưỡng cho trẻ kinh nghiệm sống,
nhân cách tốt đẹp qua những câu truyện bài thơ, tục ngữ, ca dao, đồng dao…
Ví dụ: Trong câu chuyện “Gấu con bị sâu răng” với nội dung “Bạn Gấu
con bị sâu răng do ăn nhiều bánh kẹo mà không chịu đánh răng”, hay trong bài
thơ “Thỏ bông bị ốm” với nội dung bạn Thỏ bông bị đau bụng với lý do ăn thức

ăn còn sống, uống nước ngoài ao” nhằm lồng ghép giáo dục kỹ năng tự phục vụ,
9

an toàn, tự bảo vệ (đánh răng trước khi đi ngủ, không ăn thức ăn chưa được nấu
chín, không ra gần bờ ao, giếng nước dễ xảy ra tai nạn).
Được nghe kể chuyện là điều trẻ rất thích, do đó tôi lựa chọn câu chuyện
phù hợp để lồng ghép giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ. Chẳng hạn với câu
chuyện “Mỗi người một việc” có nội dung giáo dục “tất cả các bộ phận trên cơ
thể bé đều rất quan trọng”, khi đó tôi chuyển tải tới trẻ những thông điệp quý
báu “kỹ năng tự nhận thức bản thân”, hãy biết giữ gìn và bảo các bộ phận trên
cơ thể mình. Hoặc khi kế cho trẻ nghe các câu chuyện mang tính giáo dục tình
cảm như Tích Chu, ba cô gái…qua câu truyện tôi đặt ra những câu hỏi tình
huống như: Ví dụ người thân trong gia đình mình bị ốm con sẽ chăm sóc họ như
thế nào? Con sẽ làm gì để mọi người vui hơn và nhanh khoẻ…
Tôi giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ qua câu chuyện “Chú vịt xám”: “Khi
được bố mẹ cho chơi như đi công viên, siêu thị hoặc đến những nơi công cộng
thì phải đi với bố mẹ, không được chạy lung tung để khỏi bị lạc” qua đó tôi đặt
ra những câu hỏi tình huống dạy trẻ, nếu chẳng may con bị lạc thì con sẽ làm thế
nào? Tôi đã cho trẻ suy nghĩ và mời trẻ đưa ra cách giải quyết, tôi lắng nghe ý
kiến của trẻ, gợi mở cho trẻ bằng các câu hỏi: Theo con làm như vậy có được
không? Tại sao? Sau đó, cô giúp trẻ rút ra phương án tối ưu nhất: Khi bị lạc mẹ,
bé hãy bình tĩnh, không khóc và chạy lung tung mà hãy đứng yên tại chỗ bị lạc
chờ vì bố, mẹ sẽ quay lại chỗ đó để tìm bé, nếu muốn nhờ người lớn gần đó giúp
đỡ bé phải tìm công an hoặc những người mặc đồng phục (bảo vệ, nhân viên.) ở
gần chỗ đó để nhờ giúp đỡ để tìm bố mẹ. Tuyệt đối không đi theo người lạ dù
người đó có hứa sẽ đưa về với bố mẹ vì có thể đó sẽ là kẻ xấu lợi dụng cơ hội đó
bắt cóc hoặc làm hại bé…
Hoạt động âm nhạc và các hoạt động khác trong hoạt động học cũng góp
phần không nhỏ rèn sự mạnh dạn, tự tin và tình yêu gia đình, bạn bè, yêu quê

hương đất nước cho trẻ. Do đó, tôi luôn chọn nội dung phù hợp với trẻ lớp mình,
kết hợp với phương pháp dùng lời, phương pháp trực quan, trẻ được nghe, được
xem hình ảnh cùng với sự giảng giải của cô, trẻ sẽ thấm nhuần ý nghĩa của cuộc
sống xung quanh, từ đó trẻ tích luỹ cho mình những bài học kinh nghiệm. Hàng
ngày tôi ghi chép từng chi tiết về sự tiến bộ của trẻ, các mối quan hệ với cô, với
bạn, ghi chép những kỹ năng trẻ đạt được trong mỗi ngày, lưu trữ dữ liệu, sản
phẩm để đánh giá trẻ, đồng thời có cơ sở để thay đổi, bổ sung các biện pháp giáo
dục từng trẻ và giúp trẻ hình thành phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội theo
hướng chuẩn mực.

10

Hình ảnh cô và trẻ trong giờ hoạt động âm nhạc
Giải pháp 3: Giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ thông qua
hoạt động góc.
Một đứa trẻ nếu thiếu kỹ năng tự phục vụ sẽ dẫn đến lười biếng, thụ động
và khó khăn khi tham gia vào các hoạt động tập thể. Thực hiện kế hoạch chỉ đạo
chuyên môn của Phòng giáo dục và kế hoạch chuyên môn của nhà trường đã xác
định mục tiêu và xây dựng kế hoạch về giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ
trong năm học, tôi luôn bám sát và rèn cho trẻ các kỹ năng tự phục vụ theo tuần.
Các kĩ năng đó được tôi lồng ghép vào việc tổ chức hoạt động góc hàng ngày
cho trẻ.

11

Hoạt động góc phản ánh sự sáng tạo, độc đáo của nhận thức và ngôn ngữ,
nó là tác động qua lại giữa trẻ với môi trường xung quanh. Khi trẻ hoạt động góc
có nghĩa là đang sống trong cuộc sống thực, trong khi chơi trẻ được đối thoại

cùng nhau, trao đổi thỏa thuận, thương lượng cùng nhau, trẻ phải nói cho bạn
chơi hiểu và phải hiểu lời bạn cùng chơi, từ đó làm cho trí tuệ của trẻ phát tiển
mạnh mẽ chịu ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tình cảm xã hội của trẻ hướng
đến cái đẹp trong giao tiếp, góp phần hình thành hành vi văn minh trong xã hội,
hình thành thái độ tích cực của trẻ với bản thân. Trong hoạt động góc, trẻ biết
cách tôn trọng, hợp tác, chia sẻ và chấp nhận với các bạn cùng chơi.
Ví dụ: Trẻ chơi góc phân vai có trò chơi “bác sĩ”, bác sĩ khám bệnh cho
bệnh nhân với thái độ vui vẻ, niềm nở, y tá cấp phát thuốc và dặn bệnh nhân
uống thuốc đúng giờ và ngồi chờ khám theo lượt. Tôi thường nhập vai chơi với
trẻ và hướng cho cô y tá dẫn người già và trẻ nhỏ được ưu tiên đi khám trước.
Có thể nói trẻ đóng vai bác sĩ đã có kinh nghiệm sống rất tốt và trẻ đã áp dụng
ngay trong quá trình chơi, kỹ năng giao tiếp và ứng xử văn minh được thể hiện.
Ở chủ đề “Giao thông” khi chơi “Mẹ chở con đi học bằng xe máy”, yêu
cầu trẻ phải đội mũ bảo hiểm, qua đó tôi dạy trẻ cách đội, cách gài dây, thao tác
lặp đi lặp lại 2 – 3 lần, từ đó hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Hoặc với trò
chơi “Đi ô tô” tôi cũng chú ý xem cách thể hiện của trẻ để có những gợi mở kịp
thời như: Các bác đã thắt dây an toàn chưa, đừng thò đầu, thò tay ra ngoài khi xe
đang chạy nhé.
Với nhóm bán hàng: tôi rèn kỹ năng giao tiếp lịch sự, lễ phép cho trẻ, rèn
trẻ đưa đón đồ dùng cho bạn bằng 2 tay, rèn tinh thần đoàn kết khi chơi, khi chơi
không ném đồ chơi bừa bãi, chơi xong giáo dục trẻ có ý thức cất đồ dùng, đồ
chơi gọn gàng.
Với chủ đề “Gia đình” dạy trẻ kỹ năng chia sẻ, thể hiện sự quan tâm lẫn
nhau giữa các thành viên trong gia đình, ví dụ như: gọi điện thoại hỏi thăm,
chăm sóc ông bà, gia đình cùng nhau đi du lịch, thăm hỏi lẫn nhau lúc ốm đau.
Với nhóm “Nấu ăn”, tôi cũng lưu ý đến những thao tác mà trẻ thể hiện vai
của mình: Bắc nồi lên bếp ga đặt đã đúng giữa bếp chưa? nếu không sẽ dễ đổ và
xảy ra tai nạn, nấu xong phải nhớ tắt bếp, bắc nồi phải dùng cái lót tay để không
bị bỏng.
Trong thời gian gần đây, cháy nổ là hiểm hoạ luôn rình rập với tất cả mọi

nhà. Chính vì vậy, với trẻ mẫu giáo tuy còn nhỏ tuổi song tôi nghĩ rằng cũng cần
dạy cho trẻ một số kỹ năng ứng biến nếu chẳng may có điều đó xảy ra. Tôi đã
đưa tình huống: “Nếu bé thấy có khói, hoặc cháy ở đâu đó bé sẽ phải làm thế
nào?” Qua tình huống này tôi dạy trẻ kĩ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn: Khi
thấy có khói hoặc cháy ở đâu, trước hết bé phải chạy xa chỗ cháy, hãy hét to để
báo với người nhà và những người xung quanh có thể nghe thấy.
Từ những tình huống cụ thể mà rất dễ xảy ra đối với trẻ, bằng cách cho trẻ
thảo luận, yêu cầu trẻ suy nghĩ, vận dụng vốn hiểu biết của mình đã có để tìm
cách giải quyết vấn đề. Thông qua đó cô giúp trẻ tìm ra phương án tối ưu nhất,
đó cũng chính là kinh nghiệm mà tôi dạy trẻ. Thông qua hoạt động đó cũng giúp
12

trẻ có sự tư duy logic, biết cách diễn đạt suy nghĩ của mình, và giúp trẻ có thêm
kinh nghiệm trong cuộc sống.

Hình ảnh trẻ hoạt động góc
Hoạt động góc diễn ra trong thời gian tương đối dài (45 phút), có rất nhiều
tình huống xảy ra, tôi luôn bao quát và kịp thời can thiệp để điều chỉnh hành vi,
giúp trẻ có thói quen tốt, biết được điều gì nên làm, điều gì không nên làm, lâu
dần những thói quen tốt, những hành vi đẹp sẽ được tích luỹ và trở thành kỹ
năng xã hội đối với trẻ.
Giải pháp 4: Giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ thông qua
hoạt động ngoài trời.
Hoạt động ngoài trời là một hoạt động không thể thiếu trong chế độ sinh
hoạt hàng ngày của. Bởi thông qua đó, trẻ được tiếp xúc, gần gũi với thiên
nhiên, hít thở bầu không khí trong lành, đồng thời được khám phá, thoả mãn trí
tò mò của trẻ, phát triển được nhiều kỹ năng xã hội cần thiết.
Thông qua các hoạt động có chủ đích, các hoạt động giúp trẻ nhận biết và
làm quen với môi trường và cuộc sống xung quanh… Có thể nói, khi trẻ tham

gia các hoạt động ngoài trời, khi trẻ đùa nghịch, cười nói, chạy nhảy… thực chất
là trẻ khám phá, học hỏi và có điều kiện phát triển tốt nhất những cảm xúc tích
cực của mình.
13

Bên cạnh đó, các hoạt động này giúp trẻ phát triển về mặt thể chất,
vận động, giúp bé tiêu hao năng lượng, do đó sẽ ăn ngủ ngon hơn. Việc chạy
nhảy, vui đùa, hít thở không khí trong lành sẽ giúp cho đầu óc thoải mái, sảng
khoái hơn, bé sẽ tiếp thu các bài học trong lớp một cách dễ dàng hơn.
Một lợi ích quan trọng của các hoạt động ngoài trời là tăng cường kĩ năng
giao tiếp của trẻ. Trẻ sẽ tiếp xúc, làm quen, nói chuyện với các bạn trong lớp, từ
đó giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp. Ngoài ra, trẻ sẽ dễ dàng thích
nghi, hòa nhập khi đến các môi trường khác. Do đó, có thể khẳng định rằng,
hoạt động ngoài trời có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển thể
chất, tình cảm, trí tuệ của trẻ.
Ví dụ: “Quan sát vườn trường” trẻ thể hiện cảm xúc vui vẻ, thoải mái, từ
đó trẻ yêu thích cái đẹp, yêu thiên nhiên.

Hình ảnh trẻ đang hoạt động ngoài trời
Khi cho trẻ lao động nhổ cỏ, tưới cây, quan sát và trò chuyện về cây
xanh, cây hoa, tôi sẽ trò chuyện cùng trẻ về ích lợi của việc chăm sóc các loài
cây, hoa đó. Việc làm này hình thành ở trẻ lòng tự hào khi được góp công sức
của mình vào việc làm cho môi trường xanh – sạch – đẹp.
Trẻ chơi với cát, nước, sỏi, phấn vẽ, đất đá để biết được tính chất của
chúng. Chơi với lá cây như xếp lá thành những hình dạng khác nhau theo trí
14

tưởng tượng của trẻ như hình bông hoa, căn nhà, con bướm. Trẻ tham gia trồng

cây và chăm sóc vườn cây xung quanh khu vực trường nhằm phát triển óc tò mò
ở trẻ: quan sát sự thay đổi hàng ngày của cây xanh trong trường và phân loại
chúng có nhóm hoa, nhóm không có hoa, nhóm ăn quả…
Qua những trò chơi này cũng giúp trẻ mở rộng mối quan hệ với thế giới
xung quanh, cách chăm sóc cây xanh và bảo vệ cây xanh, rèn cho trẻ cách giao
tiếp lịch sự với mọi người.
Khi cho trẻ dạo chơi sân trường, tôi thường đặt câu hỏi với trẻ: làm thế
nào để sân trường sạch đẹp? (nhặt lá cây rơi, nhặt rác bỏ vào thùng rác). Từ đó,
hình thành được kỹ năng ứng xử văn minh cho trẻ không những ở trường mà trẻ
sẽ thực hiện việc giữ vệ sinh nhà, ở nơi công cộng.
Hay trong hoạt động ngoài trời, khi trẻ chơi tự do, vừa quan sát trẻ chơi
tôi vừa hướng dẫn trẻ cách chơi an toàn: Khi leo lên cầu trượt thì xếp hàng theo
thứ tự, biết chờ đến lượt, không chen lấn, xô đẩy, đùa nghịch, hò hét, tuyệt đối
không tranh giành đồ chơi, chơi đu quay không quay quá nhanh, không leo trèo
những nơi nguy hiểm….

Hình ảnh trẻ đang hoạt động ngoài trời
Qua đây, trẻ được tự mình học hỏi, khám phá, nhiều đồ chơi, trang thiết bị
trong nhà vẫn không thể thay thế được nhu cầu tự do vui chơi ngoài trời của trẻ.
Với trẻ, vạn vật đang diễn ra trong thế giới này đều mới mẻ, sống động, cuốn
hút và luôn luôn kích thích trí tò mò. Khi trẻ đùa nghịch, chơi đùa với thiên
nhiên, thực chất là trẻ khám phá, học hỏi và có điều kiện phát triển tốt nhất

15

những cảm xúc tích cực của mình. Không gì khiến trẻ thấy thoải mái, tự tin và
vui vẻ hơn khi trẻ được chạm tay vào mọi thứ xung quanh và tự khám phá sự
việc bằng các giác quan, cảm xúc của mình.
Giải pháp 5: Giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ thông qua

hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh, nêu gương bé ngoan trong ngày, trong tuần.
Ngày nay khi xã hội phát triển, trình độ tri thức của trẻ được nâng lên gấp
bội, nhưng bên cạnh đó kỹ năng xã hội của trẻ dường như bị tụt lùi. Điều này
càng thể hiện rõ đối với trẻ ở thành thị, những vùng kinh tế phát triển. Chúng ta
dễ dàng bắt gặp trẻ 5 – 6 tuổi vẫn còn được mẹ chăm bẩm từng ly từng tí: từ việc
vệ sinh cá nhân, mặc quần áo đến việc đút cho ăn. Những việc làm này vô tình
sẽ làm mất dần kỹ năng tự phục vụ ở trẻ. Đối với đứa trẻ kỹ năng tự phục vụ là
rất cần thiết nếu không có kỹ năng đó thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt
động sinh hoạt hàng ngày cho đứa trẻ sau này.
Thông qua hoạt ăn, ngủ, vệ sinh, kỹ năng tự phục vụ của trẻ được rèn
luyện, giáo dục thường xuyên nhất.

Hình ảnh trẻ tự rửa tay trước khi ăn
Ngay từ đầu năm học tôi đã dạy trẻ biết giữ gìn quần áo chân tay sạch sẽ,
trước khi ăn là phải rửa tay, lau mặt. Dạy trẻ có những hành vi văn hóa trong ăn
uống, qua đó dạy trẻ kỹ năng lao động tự phục vụ, rèn tính tự lập như:
Biết tự rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, chỉ ăn uống tại bàn ăn, biết cách sử
dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống, ăn uống gọn gàng, không rơi vãi,
16

nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, ngậm miệng khi nhai thức ăn, biết mời trước
khi ăn, ngồi ngay ngắn, ăn hết suất, không làm ảnh hưởng đến người xung
quanh. Ăn xong trẻ giúp cô lau bàn, cất ghế.

Hình ảnh trẻ tự xúc cơm ăn
Rèn cho trẻ nề nếp khi ngủ, không nói chuyện, không nằm sấp, không
cầm đồ chơi trong tay, khi ngủ dậy giúp cô gấp chiếu, cất gối… Cứ như thế ngày
này qua ngày khác, lâu dần trẻ tự thực hiện thành nề nếp mà không cần tôi phải
nhắc nhở. Những kỹ năng ấy không những được trẻ thực hiện ở trường mà còn

thực hiện ở nhà, hay ở bất cứ đâu khi trẻ đi đến.
Bên cạnh đó, nêu gương trẻ là cách tôi giúp trẻ nhút nhát, thụ động mạnh
dạn tự tin hơn với mọi hoạt động trong ngày. Bản thân trẻ rất quan tâm tới:
“Bảng bé ngoan”, khi trẻ được lên cắm cờ trẻ sẽ rất phấn khởi, tự hào với các
bạn bè, mong chờ được khoe với bố mẹ vào mỗi buổi chiều, báo các lại kết quả
vì sao mình được lên cắm cờ cho bố mẹ biết. Từ đó tôi đã dần tạo cho trẻ tính
mạnh dạn tự tin trong giao tiếp với bạn bè, biết giúp đỡ cô, biết làm việc tốt với
bản thân và người khác để được công nhận. Tôi sẽ đưa ra các tiêu chí được lên
cắm cờ: chăm giơ tay phát biểu, biết giúp đỡ cô và bạn bè, mạnh dạn tự tin mọi
hoạt động trong lớp học, biết tự phục vụ bản thân… Và tùy thuộc vào đối tượng
mà tiêu chí đó có được cô và các bạn công nhận hay không.
Với cách làm này trẻ sẽ luôn vui vẻ, tự tin, phấn đấu để cuối ngày được
lên cắm cờ từ đó luôn diễn ra sự cạnh tranh rất lành mạnh giữa các trẻ. Kết quả
17

giúp trẻ tự có nhu cầu hoàn thiện bản thân cao, trẻ sẽ mạnh dạn tự tin hơn trong
các trong các hoạt động trong ngày, dần dần thói quen tốt nảy sinh trở thành một
nhu cầu, một kỹ năng sống tốt của trẻ, góp phần không nhỏ vào quá trình hình
thành nhân cách tốt cho trẻ.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường:
Sau một thời gian thực hiện với các biện pháp giáo dục trẻ 5 – 6 tuổi phát
triển tình cảm và kĩ năng xã hội mà tôi đã nêu trên khi thực hiện tại lớp tôi đã
đạt được kết quả như sau:
* Đối với giáo viên:
Tôi có thêm nhiều kinh nghiệm tổ chức các hoạt động giáo dục tình cảm
và kỹ năng xã hội cho trẻ.
Bản thân yên tâm, phấn khởi hơn khi tổ chức các hoạt động trong ngày
mà không cần lo lắng e dè mỗi khi có Ban giám hiệu dự giờ thăm lớp hay đón

đoàn thanh tra kiểm tra hoặc tham gia vào các hoạt động kỷ niệm ngày hội ngày
lễ nào đó.
* Đối với phụ huynh học sinh
Phụ huynh hưởng ứng, thường xuyên trao đổi và cùng phối kết hợp với
giáo viên để cùng giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ và rất tin tưởng
cô giáo bởi họ tự nhận thấy rõ sự tiến bộ của con mình.
Một số phụ huynh trước đây không hài lòng khi cô giáo giao cho trẻ làm
những việc vừa sức và một số kỹ năng tự phục vụ, nay họ đã nhận thức được
vấn đề và đã rất nhiệt tình phối hợp với giáo viên và rất yên tâm khi đưa con đến
lớp.
Giao tiếp giữa cha mẹ và con cái tốt hơn, đa số cha mẹ dịu dàng, ít la
mắng trẻ, thay đổi trong cách rèn kỹ năng cho trẻ, phân việc cho trẻ, không cung
phụng trẻ thái quá.
* Đối với trẻ:
Sau khi tiến hành những biện pháp trên tôi thấy trẻ đã có sự phát triển về
tình cảm kỹ năng xã hội cần thiết phù hợp với độ tuổi. Trẻ tham gia vào các hoạt
động một cách tự tin, mạnh dạn
Trẻ lớp tôi có sự chuyển biến rõ nét về việc hình thành các kỹ năng giao
tiếp, hợp tác làm việc theo nhóm, biết chia sẻ, cư xử với nhau một cách thân
thiện và phát triển những phẩm chất tốt đẹp như: Thực hiện công việc được giao,
chủ động, độc lập trong một số hoạt động, phát huy tính kiên trì, tính trung thực,
biết nhường nhịn…Trẻ tự tin, mạnh dạn bày tỏ ý kiến, tham gia vào các hoạt
động của trường lớp, tỏ thái độ với hành vi đúng – sai, tốt – xấu, biết quan tâm
bảo vệ môi trường…
Bảng so sánh kết quả trẻ đạt được sau khi thực nghiệm các biện pháp
Nhóm tình cảm, kỹ năng
xã hội trọng tâm

Tổng số Trẻ mạnh dạn, tự tin Trẻ nhút nhát, chưa
trẻ

tự tin
18

Kỹ năng nhận thức về bản
thân
Kĩ năng ứng xử phù hợp với
những người gần gũi xung
quanh
Kĩ năng hợp tác
Kỹ năng tuân thủ các quy tắc
xã hội
Kỹ năng giao tiếp lịch sự, lễ
phép
Kỹ năng tự phục vụ
Kĩ năng kiểm soát cảm xúc

Số trẻ

Tỷ lệ %

31

31

100

31

31

100

31

31

100

31

30

96,8

31

31

100

31

31

100

31

31

100

Số trẻ

1

Tỷ lệ %

3,2

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
– Kết luận:
Việc thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục theo chương trình mầm
non mới sẽ giúp giáo viên linh hoạt và sáng tạo hơn trong việc xác định lựa
chọn, tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, cũng như nghiên cứu lồng
ghép các hình thức với nhau, tạo cho trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động
tạo điều kiện cho trẻ phát triền một cách toàn diện .
Sau một năm nghiên cứu tìm ra “Một số giải pháp giáo dục tình cảm và
kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trường mầm non Thiệu Đô huyện
Thiệu Hóa” tôi thấy rằng: trẻ em được giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội tốt
thì sẽ giúp trẻ mạnh dạn tự tin hơn, giúp trẻ có khả năng thích nghi và thành
công trong cuộc sống dễ dàng hơn. Giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ
là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Điều đó giúp cho trẻ tự tin, chủ
động xử lý linh hoạt các tình huống trong cuộc sống.
Thực tế phát triển tình cảm kỹ năng xã hội của trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo chỉ
đơn giản là giao tiếp tốt, biết vui chơi với bạn, biết xin lỗi hoặc cảm ơn đúng
lúc, để thích nghi với môi trường khác nhau….Một đứa trẻ chờ đến lượt chơi sẽ
là người biết kiên nhẫn, một đứa trẻ được tập thích nghi với đám đông sẽ trở
thành người biết tự chủ và tự tin sau này. Đó chính là những lợi ích về lâu dài

mà ngày nay chúng ta quan tâm nhiều hơn đến việc trang bị kỹ năng xã hội cho

19

con ngay từ tuổi mầm non. Cũng cần nói thêm rằng trẻ nhỏ chỉ có thể tích luỹ kỹ
năng xã hội thông qua những trải nghiệm thực tế, trong mỗi đứa trẻ đều có
những tài năng tiềm ẩn, sự chuẩn bị kỹ càng từ lúc đầu đời chính là chìa khoá
thành công cho tương lai mỗi trẻ. Chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ lứa tuổi
mầm non chính là cơ sở giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí
tuệ, thẩm mỹ là nền tảng cho quá trình học tập suốt đời của trẻ. Cha mẹ, cô giáo,
người lớn chúng ta hãy luôn khuyến khích trẻ mạnh dạn tham gia các hoạt động,
tự tin vào bản thân, đồng thời, khuyến khích trẻ khi tham gia vào trò chơi, cần
biết cải tiến, sáng tạo các cách chơi và cố gắng đạt mục đích, đây chính là những
kỹ năng cơ bản để sống và tham gia các hoạt động xã hội trong tương lai.
* Sau khi thực hiện đề tài này với những kết quả đạt được, tôi rút ra bài học
kinh nghiệm sau:
Thông qua việc nghiên cứu đề tài cho thấy để giáo dục tình cảm và kỹ
năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, giáo viên phải xác định được được mục
đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc hình thành tình cảm và các kỹ năng xã
hội cho trẻ trong mọi hoạt động.
Bên cạnh những lời nói khích lệ nêu gương, khuyến khích những hành vi,
lời nói tốt của trẻ điều cần làm trước hết là cô giáo và cha mẹ trẻ phải là tấm
gương sáng, yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng với trẻ và đảm bảo an toàn
cho trẻ. Các bậc làm cha mẹ, cô giáo, những người lớn cần nhẹ nhàng, khéo léo
khi giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ, không nên hạ thấp khả năng
của trẻ, không dọa nạt hay bắt trẻ phải làm những việc quá sức của trẻ.
Ngoài lòng yêu nghề mến trẻ, người giáo viên phải có năng lực sư phạm,
có kỹ năng xã hội tốt, trình độ chuyên môn, biết vận dụng những lý luận vào
thực tế và có lòng kiên trì, kiên nhẫn trong công việc, có sự quan tâm đến đặc

điểm của từng cá nhân trẻ.
Tích cực trau dồi học hỏi, tự bồi dưỡng kiến thức qua sách báo, các
phương tiện thông tin đại chúng, internet, qua bạn bè, đồng nghiệp để nâng cao
trình độ chuyên môn, làm phong phú vốn sống và vốn hiểu biết của mình về
nhiều lĩnh vực.
Thường xuyên chỉ ra cái mới, hãy trao đổi với trẻ về những thông tin mà
cô giáo, cha mẹ mới tìm thấy cho trẻ thấy rằng học lúc nào cũng vừa vui, vừa
thử thách.
Kể chuyện cho trẻ hàng ngày bằng phương pháp mưa dầm thấm lâu: Cô
giáo, cha mẹ hãy dành thời gian mỗi ngày để kể cho trẻ nghe những câu chuyện,
dành thời gian trò chuyện với con trẻ vì chuyện là kho báu của dân tộc, kể
chuyện cổ tích là con đường ngắn nhất, đơn giản hiệu quả nhất giáo dục nhân
cách cho trẻ.
Để hình thành và phát triển ở trẻ những thói quen, nghi thức văn hóa trong
ăn uống cần thiết không chỉ có sự tập luyện mà còn cần sự thống nhất những
cách thức và phương thức giữa gia đình và lớp mầm non. Chỉ có sự kiên trì,
nhẫn nại, sự đồng cả, sự quan tâm, chú ý và sự giúp đỡ quý báu của người lớn

20

mới giúp trẻ vượt qua những khó khăn, trở ngại, mới tạo được một bầu không
khí thân ái, đầm ấm cần thiết trong bữa ăn.
Bên cạnh đó, để giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hôi cho trẻ một cách tốt
nhất, giáo viên và cha mẹ nên tránh: Không hạ thấp, không doạ nạt trẻ; Không
bao bọc trẻ một cách thái quá sẽ làm trẻ yếu đuối; Không nên giáo huấn quá
nhiều, không tước đoạt của trẻ quyền làm trẻ con hãy để cho trẻ được làm trẻ
con thật sự …
Đó là những bài học kinh nghiệm mà tôi đã rút ra trong quá trình quan sát
và dạy trẻ.

– Kiến nghị:
Để các cháu mẫu giáo nói chung và các cháu 5 – 6 tuổi nói riêng có được
những điều kiện thuận lợi nhất trong khi học cũng như khi chơi. Dựa trên cơ sở
nghiên cứu tôi xin có kiến nghị như sau: Các cấp lãnh đạo tạo điều kiện bổ sung
những tài liệu tham khảo, trang thiết bị mầm non và đồ dùng phục vụ trong công
tác giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ.
Các cấp lãnh đạo tạo điều kiện tổ chức các lớp tập huấn giáo dục tình cảm
và kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non, bổ sung các tài liệu giáo trình giảng dạy về
việc phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non đến giáo viên
Các cấp lãnh đạo tạo điều kiện tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn lồng
ghép nội dung giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội vào những hoạt động hàng
ngày của trẻ.
Phòng giáo dục, nhà trường tổ chức các hoạt động mẫu theo chuyên đề:
Giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ.
Trên đây là toàn bộ những hiểu biết của tôi về vấn đề này, rất mong được
sự ủng hộ góp ý một cách chân thành của chị em đồng nghiệp, bạn bè và của các
cấp lãnh đạo để tôi hoàn thiện hơn những hiểu biết của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 15/3/2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác

Lê Thị Hằng

Đào Thị Hồng Vinh

21

DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐÃ ĐƯỢC XẾP LOẠI
TT

TÊN ĐỀ TÀI

XẾP
LOẠI

1

Hình thành các biểu tượng toán

B

CƠ QUAN XẾP
LỌAI
CẤP
CẤP
HUYỆN TỈNH
X

NĂM HỌC

2008 – 2009

học về nhận biết định hướng
2

không gian cho trẻ 4 – 5 tuổi
Một số biện pháp dạy trẻ 25 –

B

X

2010 – 2011

3

36 tháng tuổi phát triển vốn từ
Một số biện pháp gây hứng thú

B

X

2011 – 2012

C

X

2015 – 2016

cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt

4

động làm quen với văn học
Một số biện pháp giáo dục thể
chất cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
trường mầm non Thiệu Đô
huyện Thiệu Hóa

MỤC LỤC

22

NỘI DUNG

Trang

Mục lục
1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Lí do chọn đề tài

1

1.2. Mục đích nghiên cứu

2

1.3. Đối tượng nghiên cứu

2

1.4. Phương pháp nghiên cứu

2

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo

3
3
4
5

17

dục, với bản thân, đồng nghiệp
18

3. KẾT LUẬN
– Kết luận
– Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

18

20

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Modul MN2: Đặc điểm phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội, những mục tiêu và kết quả
mong đợi ở trẻ mầm non về tình cảm và kĩ năng xã hội.

[2] Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non, Nhà xuất bản giáo dục
Việt Nam.

23

24

nhút nhát, thiếu tự tin không có khả năng chờ đến lượt, không biết chú ý lắngnghe và làm việc theo nhóm, các kỹ năng trong cuộc sống rất hạn chế. Bên cạnhđó, trẻ chưa biết cách xử lý phù hợp với những tình huống diễn ra hằng ngàynhư: thưa, gửi, cảm ơn, xin lỗi, thăm hỏi, giúp đỡ…hay những hành vi gây hạivới môi trường: vứt rác bừa bãi, hái hoa, bẻ cành, không thích chăm sóc cây cối,con vật xung quanh…Là giáo viên mầm non nhiều năm liền phụ trách lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi,nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội đốivới sự phát triển toàn diện nhân cách của trẻ, tôi đã luôn trăn trở suy nghĩ sẽ làmthế nào để giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ một cách linh hoạt, đạthiệu quả cao nhất, vì vậy tôi đã nghiên cứu và chọn đề tài: “Một số giải phápgiáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trường mầmnon Thiệu Đô huyện Thiệu Hóa” để nghiên cứu và thực hiện.1.2. Mục đích nghiên cứu:Trong thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, côngcuộc xây dựng quê hương đổi mới từng ngày, vì vậy tri thức giảng dạy ở trongnhà trường phải là những kiến thức cơ bản, hiện đại, sát thực tiễn, dùng làm chìakhóa để mở cánh cửa khoa học, là cái vốn mà thế hệ trẻ có thể vận dụng vàocuộc sống tiếp tục học lên, tự bồi dưỡng và tiếp thu các quá trình đào tạo tiếptheo trong suốt cuộc đời. Vậy việc trang bị những kiến thức ban đầu cho cáccháu là một việc làm vô cùng quan trọng nhằm góp phần xây dựng đất nướcphồn vinh. Giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ mầm non là một trongnhững nội dung giáo dục quan trọng của nhà trường nhằm mục đích đào tạo thếhệ trẻ Việt Nam tự tin, sống có trách nhiệm và tham gia tốt hơn vào các hoạtđộng xã hội.“Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tìnhcảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hính thánh những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bịcho trẻ em vào lớp một”[2]. Ở lứa tuổi mẫu giáo 5 – 6 tuổi, tình cảm của trẻ đãkhá rõ nét và ổn định; trẻ biết cách quan tâm, chia sẻ với bạn bè và người thân;khả năng kiềm chế chế của trẻ ở độ tuổi này tốt hơn so với trước. Tuy nhiên trẻvẫn chưa thể kiềm chế được các rung động của mình và các xúc cảm trực tiếp.Lúc này, sự chỉ dẫn, động viên của người lớn có ảnh hưởng tích cực và làm chotrẻ tin vào sức lực và khả năng của mình, ngược lại sự đánh giá một cách gay gắtvà tiêu cực sẽ làm cho trẻ nản chí. Phương pháp giáo dục tình cảm và kĩ năng xãhội đúng đắn sẽ góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ.Như chúng ta đã biết bậc Mầm non là “Bậc học nền tảng trong hệ thốnggiáo dục quốc dân”. Vì trẻ mầm non chính là thế hệ măng non của đất nước, lànhững thế hệ xây dựng tương lai đất nước sau này, những gì trẻ được học ởtrường mầm non chính là hành trang cho sự tiến bước vào đời của trẻ. Với đề tàinày, mục đích của tôi là đánh giá thực chất việc giáo dục tình cảm và kĩ năng xãhội cho trẻ ở trường mầm non Thiệu Đô nói chung, lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi A1nói riêng. Tìm ra nhiều biện pháp sáng tạo trong việc giúp trẻ nâng cao ý thức vềbản thân, có các hành vi và quy tắc ứng xử xã hội đúng chuẩn mực, biết quantâm đến môi trường sống…góp phần hình thành nhân cách ban đầu ở trẻ, nângcao chất lượng giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ trong nhà trường.1.3. Đối tượng nghiên cứu:Trẻ lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi A1 trường mầm non Thiệu Đô1.4. Phuơng pháp nghiên cứu:Giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ là tiền đề quantrọng cho việc học và phát triển toàn diện của trẻ. Phát triển tình cảm và kỹ năngxã hội cho trẻ sẽ hình thành và phát triển ở trẻ năng lực cá nhân, trang bị cho trẻkỹ năng sống để giúp trẻ hoà nhập vào cộng đồng xã hội, là yếu tố cần thiết giúptrẻ học tập tốt ở trường mầm non.Qua quá trình, thời gian nghiên cứu bắt đầu từ tháng 8/2016 đến cuốitháng 3/2017 về giáo dục tình cảm, kĩ năng xã hội cho trẻ 5 – 6 tuổi, tôi đã sửdụng các phương pháp nghiên cứu sau:- Phương pháp giao lưu tình cảm, tiếp xúc gần gũi- Phương pháp dùng lời- Phương pháp sử dụng tình huống- Phương pháp sử dụng trò chơi- Phương pháp cho trẻ tham gia các hoạt động lao động- Phương pháp giám sát, nhận xét, đánh giá2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:Đối với trẻ việc đi học, đến trường mầm non là một bước ngoặt lớn, ở đótrẻ được học được chơi với các bạn, được cô chăm sóc và giáo dục rất ân cần.Mong muốn của các cô là làm sao để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện vềđức, trí, thể, mỹ.Nội dung giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hội là một trong những modulebồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên mầm non. Vấn đề giáo dục tìnhcảm, kĩ năng xã hội cho trẻ là vấn đề đang được xã hội quan tâm, cho nên cùngvới việc lựa chọn cách giáo dục phù hợp cho trẻ mầm non thì mỗi người giáoviên lồng ghép vấn đề này vào công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ởlớp mình phụ trách chắc chắn rằng hiệu quả giáo dục sẽ rất cao. Đối với bảnthân tôi là một giáo viên mầm non, đây là một đề tài khá khó. Nhưng tôi đãquyết tâm thực hiện đề tài của mình đã đưa ra bằng cách tìm kiếm thông tin quacác kênh thông tin cập nhật thời sự hằng ngày để tích lũy kiến thức làm nền tảngcho việc giáo dục lồng ghép theo đề tài đã chọn và việc áp dụng đề tài phải dựatrên nguyên tắc:Giáo dục tình cảm, kĩ năng xã hội được phát triển qua tất cả các hoạtđộng trong ngày của trẻ nhất là qua giờ đón trả trẻ, qua hoạt động học, hoạt độnggóc, hoạt động ngoài trời…Giáo dục tình cảm, kĩ năng xã hội được tích hợp phù hợp vào hoạt độngphải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi củatrẻ. Các hoạt động phải gần gũi không xa lạ gắn với thực tế của địa phương, đảmbảo tự nhiên nhẹ nhàng.Ở trường mầm non việc giáo dục để phát triển tình cảm, kĩ năng xã hộicho trẻ thông qua nhiều nội dung như: Ý thức về bản thân (Thể hiện sở thích,khả năng của bản thân; Thực hiện các công việc được giao; Mạnh dạn, tự tin bàytỏ ý kiến…), hành vi và quy tắc ứng xử xã hội (Tôn trọng, hợp tác, yêu mến,quan tâm chia sẻ, nhận xét và tỏ thái độ với hành vi đúng – sai, tốt xấu…), quantâm đến môi trường sống. Do vậy giúp trẻ phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội làmột trong những nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên mầm non.Việc giáo dục tình cảm, kĩ năng xã hội không chỉ giúp trẻ mạnh dạn, tựtin hơn mà nó còn là tiền đề cho quá trình phát triển toàn diện nhân cách trẻ đểtrẻ vững bước vào lớp một. Song với tình hình của lớp tôi đang đa số trẻ thuộcgia đình ở nông thôn mang nặng tính nhút nhát, thụ động, ích kỷ, không tự tintrong các hoạt động học hoặc khi chơi cùng với nhóm …Biết được một số đặcđiểm của trẻ tôi luôn động viên trẻ, trao đổi với phụ huynh về nhà giúp đỡ độngviên trẻ để trẻ tin vào sức lực và khả năng của bản thân. Song một số trẻ vẫnchưa thật sự tự tin trong các hoạt động hàng ngày, để trẻ tích cực, mạnh dạn, tựtin hơn tham gia hoạt động có hiệu quả tôi luôn trăn trở và suy nghĩ tìm ra cácgiải pháp hữu hiệu nhất để giáo dục tình cảm, kĩ năng xã hội cho trẻ.Giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ mầm non đã và đang là mộtnhiệm vụ không thể thiếu trong công tác giáo dục mầm non, là vấn đề then chốt,là nền móng để phát huy tối đa hiệu quả giáo dục. Thực hiện tốt nhiệm vụ này sẽgiúp trẻ tự tin, sống có trách nhiệm và tham gia tốt hơn vào các hoạt động xãhội.2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:Trường mầm non Thiệu Đô là một trong những trường nông thôn thuộchuyện Thiệu Hóa tỉnh Thanh Hóa, trường có 1 địa điểm khang trang sạch sẽ nằmở trung tâm của xã nhà. Trường có 17 nhóm lớp với tổng số học sinh là 446 trẻ,có 36 đồng chí cán bộ, giáo viên, nhân viên. Đầu năm học tôi được nhà trườngphân công phụ trách lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi A1 với tổng số là 31 trẻ, trong đó có14 trẻ nữ và 17 trẻ nam. Lớp có 2 cô chủ nhiệm, như vậy trong quá trình thựchiện nhiệm vụ được giao tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn sau:a. Thuận lợi:Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” đãcó trong kế hoạch từng năm học với những biện pháp cụ thể để phát triển tìnhcảm, kĩ năng xã hội cho trẻ mầm non một cách chung nhất, đây chính là địnhhướng giúp giáo viên thực hiện giáo dục phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội chotrẻ và những kỹ năng cơ bản đầu tiên của trẻ mầm non cần rèn như: Rèn luyệnkỹ năng tự tin, rèn kỹ năng hợp tác, kỹ năng tò mò, kỹ năng giao tiếp, rèn kỹnăng tự phục vụ…Các cấp lãnh đạo Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục và nhà trường luôn quantâm đầu tư về cơ sở vật chất và chuyên môn, bồi dưỡng phương pháp, đổi mớihình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non, tạo mọi điều kiện giúp tôi thựchiện tốt chương trình giáo dục mầm non mới.Một số phụ huynh nhiệt tình chia sẻ với giáo viên về tình hình của con ởnhà, thường xuyên dành thời gian trao đổi với cô giáo để cùng chăm sóc và giáodục các conLớp học đầy đủ tiện nghi phục vụ tốt cho mọi hoạt động của cô và trẻ. Cóphòng học rộng rãi thoáng mát, sân trường sạch đẹp, an toàn.Hội phụ huynh lớp cũng tích cực ủng hộ cả về vật chất và tinh thần chochúng tôi trong qua trình giảng dạy, thực hiện nhiệm vụ được giao.Giáo viên trong lớp nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, yêu trẻ, trẻ khỏenhiệt tình. Bản thân tôi luôn tìm tòi phương pháp tốt nhất giúp trẻ được học,được khám phá và khắc sâu kiến thức.b. Khó khăn:Chưa có nhiều tài liệu sách báo về giáo dục tình cảm, kĩ năng xã hội chotrẻ để giáo viên nghiên cứu, tham khảo.Giáo viên trong lớp còn nhiều hạn chế về phương pháp và chưa có kinhnghiệm tích hợp giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ vào các hoạt độngtrong ngày.Đa số trẻ được bố mẹ nuông chiều nên trẻ chưa có kỹ năng xã hội cầnthiết theo độ tuổi.c. Khảo sát thực trạng:Qua khảo sát đầu năm cho thấy:Nhóm tình cảm, kỹ năngxã hội trọng tâmKỹ năng nhận thức về bảnthânKĩ năng ứng xử phù hợp vớinhững người gần gũi xungquanhKĩ năng hợp tácKỹ năng tuân thủ các quy tắcxã hộiKỹ năng giao tiếp lịch sự, lễphépKỹ năng tự phục vụKĩ năng kiểm soát cảm xúcTổng số Trẻ mạnh dạn, tự tin Trẻ nhút nhát, chưatrẻtự tin31Số trẻ25Tỷ lệ %80,6Số trẻTỷ lệ %19,4312477,422,6312580,619,4312374,225,8312787,112,9312787,112,9312683,916,1Nhìn vào bảng khảo sát trên tôi thấy trẻ còn nhiều hạn chế trong phát triểntình cảm, kĩ năng xã hội, tỷ lệ đạt còn khá thấp, nên tôi luôn băn khoăn làm saođể nâng cao chất lượng giáo dục phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội cho trẻ.2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:Giải pháp 1: Giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ trong giờđón trẻ và trả trẻ.Thông qua giờ đón trả trẻ, tôi luôn rèn cho trẻ những hành vi và quy tắcứng xử xã hội như: kỹ năng tự chào hỏi, lễ phép, tự cất đồ dùng cá nhân gọngàng….Ngay từ đầu năm học, tôi đã tập cho trẻ ý thức tự cất đồ dùng cá nhângọn gàng, ngăn nắp đúng nơi quy định, tôi sẽ kiểm tra xem bạn nào thực hiệnchưa đạt để nhắc nhở, khích lệ động viên trẻ cố gắng, bạn nào đã thực hiện tốtcuối ngày tôi sẽ đánh giá và nêu gương, từ đó việc cất đồ dùng cá nhân đúng nơiquy định không còn là “hành động” mà trở thành “ý thức”, trẻ tự thực hiệnkhông cần phải đợi nhắc nhở hay kiểm tra.Hình ảnh trẻ tự cất đồ dùng cá nhânTrong giờ đón và trả trẻ: tôi trò chuyện với trẻ, cho trẻ xem tranh ảnh cáctình huống giáo dục kỹ năng xã hội, qua đó tạo cho trẻ một số tình huống giáodục và khắc sâu tình cảm và các kĩ năng xã hội cho trẻ.Ví dụ: cho trẻ quan sát tranh bé giúp đỡ người khác, tôi trò chuyện với trẻ:Con đã được ai giúp đỡ bao giờ chưa? con đã giúp đỡ ai chưa? khi giúp đỡ ailàm một việc gì đó con có thấy vui không? nếu được người khác giúp đỡ con sẽlàm gì? …Qua đó tôi giáo dục trẻ biết nói lời cám ơn khi được người khác giúpđỡ và nhắc nhở trẻ biết giúp đỡ mọi người xung quanh.Ví dụ: Để rèn thói quen ăn uống vệ sinh cho trẻ, tôi cho trẻ quan sát tranhvề hành động chưa đúng như chưa rửa tay đã bốc thức ăn, ăn thức ăn chưa đượcnấu chín… và trò chuyện với trẻ về hành động mà trẻ thấy trong bức tranh, quađó giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh trước, trong và sau khi ăn như: rửa tay trướckhi ăn và không ăn những thức ăn đã rơi xuống đất.Ví dụ: Khi cho trẻ quan sát tranh “một cậu bé đá bóng trong nhà làm vỡchiếc ly thủy tinh của mẹ”: Tôi hỏi trẻ: Đó là hành động đúng hay sai? với tìnhhuống trên theo con nên làm gì để nhận lỗi? Tôi tham khảo và lắng nghe ý kiếncủa trẻ sau đó đưa ra ý kiến của mình để thảo luận cùng trẻ: con có thể xin lỗimẹ, hứa với mẹ từ nay không đá bóng ở trong nhà nữa.Bố mẹ là tấm gương đầu tiên cho trẻ học tập những thói quen tốt. Việcphối hợp với phụ huynh trong giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ là vôcùng cần thiết.Hình ảnh cô trò chuyện với phụ huynh trong giờ đón trả trẻTrong các buổi đón trẻ tôi thường trao đổi những nội dung ngắn gọn, dễhiểu, dễ thực hiện và mang tính thuyết phục, tôi thường xuyên trao đổi những kỹnăng tự phục vụ trong tuần cho cha mẹ trẻ biết để cùng phổi hợp rèn kĩ năng chotrẻ đạt hiệu quả cao nhất, tôi luôn khuyến khích phụ huynh tạo điều kiện để trẻtự phục vụ bản thân: rửa mặt, đánh răng, thay quần áo, tự chọn quần áo, đồ dùngcá nhân chuẩn bị đi học…nhắc nhở phụ huynh cần dạy trẻ những kỹ năng nhưghi nhớ số điện thoại của bố, mẹ, địa chỉ gia đình để trẻ có thể tự bảo vệ bảnthân khi gặp nguy hiểm.Phụ huynh hãy cho trẻ được chơi, bày đồ chơi, không cấm đoán trẻ, lúcnày cần thiết nhất là dạy trẻ phải tự cất đồ chơi hoặc ba mẹ cùng cất với trẻ,tuyệt đối không nên làm thay cho trẻ. Hãy cho trẻ cùng tham gia công việc tronggia đình, nêu lên hiểu biết và suy nghĩ của mình, từ đó sẽ có hướng điều chỉnhkỹ năng xã hội phù hợp với trẻ 5 – 6 tuổi.Bên cạnh đó, tôi tuyên truyền phụ huynh cần phối hợp với giáo viên mộtcách chặt chẽ và hợp lý bằng việc tham gia tình nguyện vào quá trình giáo dụctrong nhà trường. Cha mẹ nên tham gia vào các buổi trao đổi với giáo viên, thamgia các buổi họp của nhà trường và dự một số giờ học, dự các hoạt động trongngày của trẻ, chỉ bằng cách đó thôi cha mẹ đã giúp trẻ hiểu rằng học là phải họccả đời. Tôi tuyên truyền để phụ huynh hiểu giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hộicho trẻ hiện nay là điều mà mỗi cá nhân, bậc làm cha, làm mẹ điều phải quantâm, tuyên truyền để họ hiểu điều quan trọng trong việc rèn luyện giáo dục tìnhcảm và kỹ năng xã hội chính là việc “không nên cấm đoán trẻ làm mà hãy dạytrẻ cách thực hiện chúng”. Cô giáo, cha mẹ là tấm gương, bằng việc làm đơngiản, gần gũi hàng ngày mà dạy kỹ năng xã hội cho trẻ.Cha mẹ cần giáo dục để trẻ cảm thấy thoải mái tự tin trong mọi tìnhhuống của cuộc sống. Nếu cha mẹ muốn giáo dục trẻ biết tự giữ kỷ luật, trướchết cần đánh thức sự tự ý thức của trẻ, cố gắng khơi gợi để trẻ luôn nghĩ về bảnthân mình một cách tích cực và đừng bao giờ phá vỡ suy nghĩ tích cực về bảnthân trẻ.Trong gia đình, việc dạy trẻ những nghi thức văn hóa trong ăn uống rấtcần thiết. Để trẻ có được những kỹ xảo, thói quen sử dụng đồ dùng một cáchchính xác, thuần thục và khéo léo, không chỉ đòi hỏi trẻ phải thường xuyênluyện tập, mà còn phải đáp ứng được những nhu cầu của trẻ, đó là cung cấp chotrẻ những mẫu hành vi văn hóa, những hành vi đúng, đẹp, văn minh của chínhcha mẹ và những người xung quanh trẻ.Giải pháp 2: Giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ thông quahoạt động họcGiáo dục tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ qua hoạt động khám phá khoahọc. Ví dụ: qua hoạt động phám phá khoa học chủ đề “Bản thân” tôi giáo dục trẻý thức về bản thân như cho trẻ tự giới thiệu về mình với các bạn: Tên, tuổi, giớitính, những điều bé thích, không thích. Trẻ biết được điểm giống và khác nhaugiữa mình với người khác, bước đầu ý thức được vị trí, trách nhiệm của bản thântrong gia đình và lớp học. Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với bạn bèqua hoạt động khám phá “Ai đang vui, ai đang buồn”: giúp trẻ nhận biết một sốtrạng thái, cảm xúc vui buồn, sợ hãi, tức giận…Từ đó trẻ mạnh dạn, tự tin bày tỏý kiến của mình.Hay qua hoạt động khám phá khoa học chủ đề gia đình: Khi cho trẻ quansát một số vật dụng nguy hiểm như: ổ điện, bếp đang đun, phích nước, nồi canhnóng… qua đó giáo dục trẻ biết tránh một số hành động có thể gây nguy hiểmcho bản thân và người khác.Hoạt động làm quen với văn học bồi dưỡng cho trẻ kinh nghiệm sống,nhân cách tốt đẹp qua những câu truyện bài thơ, tục ngữ, ca dao, đồng dao…Ví dụ: Trong câu chuyện “Gấu con bị sâu răng” với nội dung “Bạn Gấucon bị sâu răng do ăn nhiều bánh kẹo mà không chịu đánh răng”, hay trong bàithơ “Thỏ bông bị ốm” với nội dung bạn Thỏ bông bị đau bụng với lý do ăn thứcăn còn sống, uống nước ngoài ao” nhằm lồng ghép giáo dục kỹ năng tự phục vụ,an toàn, tự bảo vệ (đánh răng trước khi đi ngủ, không ăn thức ăn chưa được nấuchín, không ra gần bờ ao, giếng nước dễ xảy ra tai nạn).Được nghe kể chuyện là điều trẻ rất thích, do đó tôi lựa chọn câu chuyệnphù hợp để lồng ghép giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ. Chẳng hạn với câuchuyện “Mỗi người một việc” có nội dung giáo dục “tất cả các bộ phận trên cơthể bé đều rất quan trọng”, khi đó tôi chuyển tải tới trẻ những thông điệp quýbáu “kỹ năng tự nhận thức bản thân”, hãy biết giữ gìn và bảo các bộ phận trêncơ thể mình. Hoặc khi kế cho trẻ nghe các câu chuyện mang tính giáo dục tìnhcảm như Tích Chu, ba cô gái…qua câu truyện tôi đặt ra những câu hỏi tìnhhuống như: Ví dụ người thân trong gia đình mình bị ốm con sẽ chăm sóc họ nhưthế nào? Con sẽ làm gì để mọi người vui hơn và nhanh khoẻ…Tôi giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ qua câu chuyện “Chú vịt xám”: “Khiđược bố mẹ cho chơi như đi công viên, siêu thị hoặc đến những nơi công cộngthì phải đi với bố mẹ, không được chạy lung tung để khỏi bị lạc” qua đó tôi đặtra những câu hỏi tình huống dạy trẻ, nếu chẳng may con bị lạc thì con sẽ làm thếnào? Tôi đã cho trẻ suy nghĩ và mời trẻ đưa ra cách giải quyết, tôi lắng nghe ýkiến của trẻ, gợi mở cho trẻ bằng các câu hỏi: Theo con làm như vậy có đượckhông? Tại sao? Sau đó, cô giúp trẻ rút ra phương án tối ưu nhất: Khi bị lạc mẹ,bé hãy bình tĩnh, không khóc và chạy lung tung mà hãy đứng yên tại chỗ bị lạcchờ vì bố, mẹ sẽ quay lại chỗ đó để tìm bé, nếu muốn nhờ người lớn gần đó giúpđỡ bé phải tìm công an hoặc những người mặc đồng phục (bảo vệ, nhân viên.) ởgần chỗ đó để nhờ giúp đỡ để tìm bố mẹ. Tuyệt đối không đi theo người lạ dùngười đó có hứa sẽ đưa về với bố mẹ vì có thể đó sẽ là kẻ xấu lợi dụng cơ hội đóbắt cóc hoặc làm hại bé…Hoạt động âm nhạc và các hoạt động khác trong hoạt động học cũng gópphần không nhỏ rèn sự mạnh dạn, tự tin và tình yêu gia đình, bạn bè, yêu quêhương đất nước cho trẻ. Do đó, tôi luôn chọn nội dung phù hợp với trẻ lớp mình,kết hợp với phương pháp dùng lời, phương pháp trực quan, trẻ được nghe, đượcxem hình ảnh cùng với sự giảng giải của cô, trẻ sẽ thấm nhuần ý nghĩa của cuộcsống xung quanh, từ đó trẻ tích luỹ cho mình những bài học kinh nghiệm. Hàngngày tôi ghi chép từng chi tiết về sự tiến bộ của trẻ, các mối quan hệ với cô, vớibạn, ghi chép những kỹ năng trẻ đạt được trong mỗi ngày, lưu trữ dữ liệu, sảnphẩm để đánh giá trẻ, đồng thời có cơ sở để thay đổi, bổ sung các biện pháp giáodục từng trẻ và giúp trẻ hình thành phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội theohướng chuẩn mực.10Hình ảnh cô và trẻ trong giờ hoạt động âm nhạcGiải pháp 3: Giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ thông quahoạt động góc.Một đứa trẻ nếu thiếu kỹ năng tự phục vụ sẽ dẫn đến lười biếng, thụ độngvà khó khăn khi tham gia vào các hoạt động tập thể. Thực hiện kế hoạch chỉ đạochuyên môn của Phòng giáo dục và kế hoạch chuyên môn của nhà trường đã xácđịnh mục tiêu và xây dựng kế hoạch về giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻtrong năm học, tôi luôn bám sát và rèn cho trẻ các kỹ năng tự phục vụ theo tuần.Các kĩ năng đó được tôi lồng ghép vào việc tổ chức hoạt động góc hàng ngàycho trẻ.11Hoạt động góc phản ánh sự sáng tạo, độc đáo của nhận thức và ngôn ngữ,nó là tác động qua lại giữa trẻ với môi trường xung quanh. Khi trẻ hoạt động góccó nghĩa là đang sống trong cuộc sống thực, trong khi chơi trẻ được đối thoạicùng nhau, trao đổi thỏa thuận, thương lượng cùng nhau, trẻ phải nói cho bạnchơi hiểu và phải hiểu lời bạn cùng chơi, từ đó làm cho trí tuệ của trẻ phát tiểnmạnh mẽ chịu ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tình cảm xã hội của trẻ hướngđến cái đẹp trong giao tiếp, góp phần hình thành hành vi văn minh trong xã hội,hình thành thái độ tích cực của trẻ với bản thân. Trong hoạt động góc, trẻ biếtcách tôn trọng, hợp tác, chia sẻ và chấp nhận với các bạn cùng chơi.Ví dụ: Trẻ chơi góc phân vai có trò chơi “bác sĩ”, bác sĩ khám bệnh chobệnh nhân với thái độ vui vẻ, niềm nở, y tá cấp phát thuốc và dặn bệnh nhânuống thuốc đúng giờ và ngồi chờ khám theo lượt. Tôi thường nhập vai chơi vớitrẻ và hướng cho cô y tá dẫn người già và trẻ nhỏ được ưu tiên đi khám trước.Có thể nói trẻ đóng vai bác sĩ đã có kinh nghiệm sống rất tốt và trẻ đã áp dụngngay trong quá trình chơi, kỹ năng giao tiếp và ứng xử văn minh được thể hiện.Ở chủ đề “Giao thông” khi chơi “Mẹ chở con đi học bằng xe máy”, yêucầu trẻ phải đội mũ bảo hiểm, qua đó tôi dạy trẻ cách đội, cách gài dây, thao táclặp đi lặp lại 2 – 3 lần, từ đó hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Hoặc với tròchơi “Đi ô tô” tôi cũng chú ý xem cách thể hiện của trẻ để có những gợi mở kịpthời như: Các bác đã thắt dây an toàn chưa, đừng thò đầu, thò tay ra ngoài khi xeđang chạy nhé.Với nhóm bán hàng: tôi rèn kỹ năng giao tiếp lịch sự, lễ phép cho trẻ, rèntrẻ đưa đón đồ dùng cho bạn bằng 2 tay, rèn tinh thần đoàn kết khi chơi, khi chơikhông ném đồ chơi bừa bãi, chơi xong giáo dục trẻ có ý thức cất đồ dùng, đồchơi gọn gàng.Với chủ đề “Gia đình” dạy trẻ kỹ năng chia sẻ, thể hiện sự quan tâm lẫnnhau giữa các thành viên trong gia đình, ví dụ như: gọi điện thoại hỏi thăm,chăm sóc ông bà, gia đình cùng nhau đi du lịch, thăm hỏi lẫn nhau lúc ốm đau.Với nhóm “Nấu ăn”, tôi cũng lưu ý đến những thao tác mà trẻ thể hiện vaicủa mình: Bắc nồi lên bếp ga đặt đã đúng giữa bếp chưa? nếu không sẽ dễ đổ vàxảy ra tai nạn, nấu xong phải nhớ tắt bếp, bắc nồi phải dùng cái lót tay để khôngbị bỏng.Trong thời gian gần đây, cháy nổ là hiểm hoạ luôn rình rập với tất cả mọinhà. Chính vì vậy, với trẻ mẫu giáo tuy còn nhỏ tuổi song tôi nghĩ rằng cũng cầndạy cho trẻ một số kỹ năng ứng biến nếu chẳng may có điều đó xảy ra. Tôi đãđưa tình huống: “Nếu bé thấy có khói, hoặc cháy ở đâu đó bé sẽ phải làm thếnào?” Qua tình huống này tôi dạy trẻ kĩ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn: Khithấy có khói hoặc cháy ở đâu, trước hết bé phải chạy xa chỗ cháy, hãy hét to đểbáo với người nhà và những người xung quanh có thể nghe thấy.Từ những tình huống cụ thể mà rất dễ xảy ra đối với trẻ, bằng cách cho trẻthảo luận, yêu cầu trẻ suy nghĩ, vận dụng vốn hiểu biết của mình đã có để tìmcách giải quyết vấn đề. Thông qua đó cô giúp trẻ tìm ra phương án tối ưu nhất,đó cũng chính là kinh nghiệm mà tôi dạy trẻ. Thông qua hoạt động đó cũng giúp12trẻ có sự tư duy logic, biết cách diễn đạt suy nghĩ của mình, và giúp trẻ có thêmkinh nghiệm trong cuộc sống.Hình ảnh trẻ hoạt động gócHoạt động góc diễn ra trong thời gian tương đối dài (45 phút), có rất nhiềutình huống xảy ra, tôi luôn bao quát và kịp thời can thiệp để điều chỉnh hành vi,giúp trẻ có thói quen tốt, biết được điều gì nên làm, điều gì không nên làm, lâudần những thói quen tốt, những hành vi đẹp sẽ được tích luỹ và trở thành kỹnăng xã hội đối với trẻ.Giải pháp 4: Giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ thông quahoạt động ngoài trời.Hoạt động ngoài trời là một hoạt động không thể thiếu trong chế độ sinhhoạt hàng ngày của. Bởi thông qua đó, trẻ được tiếp xúc, gần gũi với thiênnhiên, hít thở bầu không khí trong lành, đồng thời được khám phá, thoả mãn trítò mò của trẻ, phát triển được nhiều kỹ năng xã hội cần thiết.Thông qua các hoạt động có chủ đích, các hoạt động giúp trẻ nhận biết vàlàm quen với môi trường và cuộc sống xung quanh… Có thể nói, khi trẻ thamgia các hoạt động ngoài trời, khi trẻ đùa nghịch, cười nói, chạy nhảy… thực chấtlà trẻ khám phá, học hỏi và có điều kiện phát triển tốt nhất những cảm xúc tíchcực của mình.13Bên cạnh đó, các hoạt động này giúp trẻ phát triển về mặt thể chất,vận động, giúp bé tiêu hao năng lượng, do đó sẽ ăn ngủ ngon hơn. Việc chạynhảy, vui đùa, hít thở không khí trong lành sẽ giúp cho đầu óc thoải mái, sảngkhoái hơn, bé sẽ tiếp thu các bài học trong lớp một cách dễ dàng hơn.Một lợi ích quan trọng của các hoạt động ngoài trời là tăng cường kĩ nănggiao tiếp của trẻ. Trẻ sẽ tiếp xúc, làm quen, nói chuyện với các bạn trong lớp, từđó giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp. Ngoài ra, trẻ sẽ dễ dàng thíchnghi, hòa nhập khi đến các môi trường khác. Do đó, có thể khẳng định rằng,hoạt động ngoài trời có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển thểchất, tình cảm, trí tuệ của trẻ.Ví dụ: “Quan sát vườn trường” trẻ thể hiện cảm xúc vui vẻ, thoải mái, từđó trẻ yêu thích cái đẹp, yêu thiên nhiên.Hình ảnh trẻ đang hoạt động ngoài trờiKhi cho trẻ lao động nhổ cỏ, tưới cây, quan sát và trò chuyện về câyxanh, cây hoa, tôi sẽ trò chuyện cùng trẻ về ích lợi của việc chăm sóc các loàicây, hoa đó. Việc làm này hình thành ở trẻ lòng tự hào khi được góp công sứccủa mình vào việc làm cho môi trường xanh – sạch – đẹp.Trẻ chơi với cát, nước, sỏi, phấn vẽ, đất đá để biết được tính chất củachúng. Chơi với lá cây như xếp lá thành những hình dạng khác nhau theo trí14tưởng tượng của trẻ như hình bông hoa, căn nhà, con bướm. Trẻ tham gia trồngcây và chăm sóc vườn cây xung quanh khu vực trường nhằm phát triển óc tò mòở trẻ: quan sát sự thay đổi hàng ngày của cây xanh trong trường và phân loạichúng có nhóm hoa, nhóm không có hoa, nhóm ăn quả…Qua những trò chơi này cũng giúp trẻ mở rộng mối quan hệ với thế giớixung quanh, cách chăm sóc cây xanh và bảo vệ cây xanh, rèn cho trẻ cách giaotiếp lịch sự với mọi người.Khi cho trẻ dạo chơi sân trường, tôi thường đặt câu hỏi với trẻ: làm thếnào để sân trường sạch đẹp? (nhặt lá cây rơi, nhặt rác bỏ vào thùng rác). Từ đó,hình thành được kỹ năng ứng xử văn minh cho trẻ không những ở trường mà trẻsẽ thực hiện việc giữ vệ sinh nhà, ở nơi công cộng.Hay trong hoạt động ngoài trời, khi trẻ chơi tự do, vừa quan sát trẻ chơitôi vừa hướng dẫn trẻ cách chơi an toàn: Khi leo lên cầu trượt thì xếp hàng theothứ tự, biết chờ đến lượt, không chen lấn, xô đẩy, đùa nghịch, hò hét, tuyệt đốikhông tranh giành đồ chơi, chơi đu quay không quay quá nhanh, không leo trèonhững nơi nguy hiểm….Hình ảnh trẻ đang hoạt động ngoài trờiQua đây, trẻ được tự mình học hỏi, khám phá, nhiều đồ chơi, trang thiết bịtrong nhà vẫn không thể thay thế được nhu cầu tự do vui chơi ngoài trời của trẻ.Với trẻ, vạn vật đang diễn ra trong thế giới này đều mới mẻ, sống động, cuốnhút và luôn luôn kích thích trí tò mò. Khi trẻ đùa nghịch, chơi đùa với thiênnhiên, thực chất là trẻ khám phá, học hỏi và có điều kiện phát triển tốt nhất15những cảm xúc tích cực của mình. Không gì khiến trẻ thấy thoải mái, tự tin vàvui vẻ hơn khi trẻ được chạm tay vào mọi thứ xung quanh và tự khám phá sựviệc bằng các giác quan, cảm xúc của mình.Giải pháp 5: Giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ thông quahoạt động ăn, ngủ, vệ sinh, nêu gương bé ngoan trong ngày, trong tuần.Ngày nay khi xã hội phát triển, trình độ tri thức của trẻ được nâng lên gấpbội, nhưng bên cạnh đó kỹ năng xã hội của trẻ dường như bị tụt lùi. Điều nàycàng thể hiện rõ đối với trẻ ở thành thị, những vùng kinh tế phát triển. Chúng tadễ dàng bắt gặp trẻ 5 – 6 tuổi vẫn còn được mẹ chăm bẩm từng ly từng tí: từ việcvệ sinh cá nhân, mặc quần áo đến việc đút cho ăn. Những việc làm này vô tìnhsẽ làm mất dần kỹ năng tự phục vụ ở trẻ. Đối với đứa trẻ kỹ năng tự phục vụ làrất cần thiết nếu không có kỹ năng đó thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong hoạtđộng sinh hoạt hàng ngày cho đứa trẻ sau này.Thông qua hoạt ăn, ngủ, vệ sinh, kỹ năng tự phục vụ của trẻ được rènluyện, giáo dục thường xuyên nhất.Hình ảnh trẻ tự rửa tay trước khi ănNgay từ đầu năm học tôi đã dạy trẻ biết giữ gìn quần áo chân tay sạch sẽ,trước khi ăn là phải rửa tay, lau mặt. Dạy trẻ có những hành vi văn hóa trong ănuống, qua đó dạy trẻ kỹ năng lao động tự phục vụ, rèn tính tự lập như:Biết tự rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, chỉ ăn uống tại bàn ăn, biết cách sửdụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống, ăn uống gọn gàng, không rơi vãi,16nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, ngậm miệng khi nhai thức ăn, biết mời trướckhi ăn, ngồi ngay ngắn, ăn hết suất, không làm ảnh hưởng đến người xungquanh. Ăn xong trẻ giúp cô lau bàn, cất ghế.Hình ảnh trẻ tự xúc cơm ănRèn cho trẻ nề nếp khi ngủ, không nói chuyện, không nằm sấp, khôngcầm đồ chơi trong tay, khi ngủ dậy giúp cô gấp chiếu, cất gối… Cứ như thế ngàynày qua ngày khác, lâu dần trẻ tự thực hiện thành nề nếp mà không cần tôi phảinhắc nhở. Những kỹ năng ấy không những được trẻ thực hiện ở trường mà cònthực hiện ở nhà, hay ở bất cứ đâu khi trẻ đi đến.Bên cạnh đó, nêu gương trẻ là cách tôi giúp trẻ nhút nhát, thụ động mạnhdạn tự tin hơn với mọi hoạt động trong ngày. Bản thân trẻ rất quan tâm tới:“Bảng bé ngoan”, khi trẻ được lên cắm cờ trẻ sẽ rất phấn khởi, tự hào với cácbạn bè, mong chờ được khoe với bố mẹ vào mỗi buổi chiều, báo các lại kết quảvì sao mình được lên cắm cờ cho bố mẹ biết. Từ đó tôi đã dần tạo cho trẻ tínhmạnh dạn tự tin trong giao tiếp với bạn bè, biết giúp đỡ cô, biết làm việc tốt vớibản thân và người khác để được công nhận. Tôi sẽ đưa ra các tiêu chí được lêncắm cờ: chăm giơ tay phát biểu, biết giúp đỡ cô và bạn bè, mạnh dạn tự tin mọihoạt động trong lớp học, biết tự phục vụ bản thân… Và tùy thuộc vào đối tượngmà tiêu chí đó có được cô và các bạn công nhận hay không.Với cách làm này trẻ sẽ luôn vui vẻ, tự tin, phấn đấu để cuối ngày đượclên cắm cờ từ đó luôn diễn ra sự cạnh tranh rất lành mạnh giữa các trẻ. Kết quả17giúp trẻ tự có nhu cầu hoàn thiện bản thân cao, trẻ sẽ mạnh dạn tự tin hơn trongcác trong các hoạt động trong ngày, dần dần thói quen tốt nảy sinh trở thành mộtnhu cầu, một kỹ năng sống tốt của trẻ, góp phần không nhỏ vào quá trình hìnhthành nhân cách tốt cho trẻ.2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, vớibản thân, đồng nghiệp và nhà trường:Sau một thời gian thực hiện với các biện pháp giáo dục trẻ 5 – 6 tuổi pháttriển tình cảm và kĩ năng xã hội mà tôi đã nêu trên khi thực hiện tại lớp tôi đãđạt được kết quả như sau:* Đối với giáo viên:Tôi có thêm nhiều kinh nghiệm tổ chức các hoạt động giáo dục tình cảmvà kỹ năng xã hội cho trẻ.Bản thân yên tâm, phấn khởi hơn khi tổ chức các hoạt động trong ngàymà không cần lo lắng e dè mỗi khi có Ban giám hiệu dự giờ thăm lớp hay đónđoàn thanh tra kiểm tra hoặc tham gia vào các hoạt động kỷ niệm ngày hội ngàylễ nào đó.* Đối với phụ huynh học sinhPhụ huynh hưởng ứng, thường xuyên trao đổi và cùng phối kết hợp vớigiáo viên để cùng giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ và rất tin tưởngcô giáo bởi họ tự nhận thấy rõ sự tiến bộ của con mình.Một số phụ huynh trước đây không hài lòng khi cô giáo giao cho trẻ làmnhững việc vừa sức và một số kỹ năng tự phục vụ, nay họ đã nhận thức đượcvấn đề và đã rất nhiệt tình phối hợp với giáo viên và rất yên tâm khi đưa con đếnlớp.Giao tiếp giữa cha mẹ và con cái tốt hơn, đa số cha mẹ dịu dàng, ít lamắng trẻ, thay đổi trong cách rèn kỹ năng cho trẻ, phân việc cho trẻ, không cungphụng trẻ thái quá.* Đối với trẻ:Sau khi tiến hành những biện pháp trên tôi thấy trẻ đã có sự phát triển vềtình cảm kỹ năng xã hội cần thiết phù hợp với độ tuổi. Trẻ tham gia vào các hoạtđộng một cách tự tin, mạnh dạnTrẻ lớp tôi có sự chuyển biến rõ nét về việc hình thành các kỹ năng giaotiếp, hợp tác làm việc theo nhóm, biết chia sẻ, cư xử với nhau một cách thânthiện và phát triển những phẩm chất tốt đẹp như: Thực hiện công việc được giao,chủ động, độc lập trong một số hoạt động, phát huy tính kiên trì, tính trung thực,biết nhường nhịn…Trẻ tự tin, mạnh dạn bày tỏ ý kiến, tham gia vào các hoạtđộng của trường lớp, tỏ thái độ với hành vi đúng – sai, tốt – xấu, biết quan tâmbảo vệ môi trường…Bảng so sánh kết quả trẻ đạt được sau khi thực nghiệm các biện phápNhóm tình cảm, kỹ năngxã hội trọng tâmTổng số Trẻ mạnh dạn, tự tin Trẻ nhút nhát, chưatrẻtự tin18Kỹ năng nhận thức về bảnthânKĩ năng ứng xử phù hợp vớinhững người gần gũi xungquanhKĩ năng hợp tácKỹ năng tuân thủ các quy tắcxã hộiKỹ năng giao tiếp lịch sự, lễphépKỹ năng tự phục vụKĩ năng kiểm soát cảm xúcSố trẻTỷ lệ %313110031311003131100313096,8313110031311003131100Số trẻTỷ lệ %3,23. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:- Kết luận:Việc thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục theo chương trình mầmnon mới sẽ giúp giáo viên linh hoạt và sáng tạo hơn trong việc xác định lựachọn, tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, cũng như nghiên cứu lồngghép các hình thức với nhau, tạo cho trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt độngtạo điều kiện cho trẻ phát triền một cách toàn diện .Sau một năm nghiên cứu tìm ra “Một số giải pháp giáo dục tình cảm vàkỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trường mầm non Thiệu Đô huyệnThiệu Hóa” tôi thấy rằng: trẻ em được giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội tốtthì sẽ giúp trẻ mạnh dạn tự tin hơn, giúp trẻ có khả năng thích nghi và thànhcông trong cuộc sống dễ dàng hơn. Giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻlà một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Điều đó giúp cho trẻ tự tin, chủđộng xử lý linh hoạt các tình huống trong cuộc sống.Thực tế phát triển tình cảm kỹ năng xã hội của trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo chỉđơn giản là giao tiếp tốt, biết vui chơi với bạn, biết xin lỗi hoặc cảm ơn đúnglúc, để thích nghi với môi trường khác nhau….Một đứa trẻ chờ đến lượt chơi sẽlà người biết kiên nhẫn, một đứa trẻ được tập thích nghi với đám đông sẽ trởthành người biết tự chủ và tự tin sau này. Đó chính là những lợi ích về lâu dàimà ngày nay chúng ta quan tâm nhiều hơn đến việc trang bị kỹ năng xã hội cho19con ngay từ tuổi mầm non. Cũng cần nói thêm rằng trẻ nhỏ chỉ có thể tích luỹ kỹnăng xã hội thông qua những trải nghiệm thực tế, trong mỗi đứa trẻ đều cónhững tài năng tiềm ẩn, sự chuẩn bị kỹ càng từ lúc đầu đời chính là chìa khoáthành công cho tương lai mỗi trẻ. Chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ lứa tuổimầm non chính là cơ sở giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trítuệ, thẩm mỹ là nền tảng cho quá trình học tập suốt đời của trẻ. Cha mẹ, cô giáo,người lớn chúng ta hãy luôn khuyến khích trẻ mạnh dạn tham gia các hoạt động,tự tin vào bản thân, đồng thời, khuyến khích trẻ khi tham gia vào trò chơi, cầnbiết cải tiến, sáng tạo các cách chơi và cố gắng đạt mục đích, đây chính là nhữngkỹ năng cơ bản để sống và tham gia các hoạt động xã hội trong tương lai.* Sau khi thực hiện đề tài này với những kết quả đạt được, tôi rút ra bài họckinh nghiệm sau:Thông qua việc nghiên cứu đề tài cho thấy để giáo dục tình cảm và kỹnăng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, giáo viên phải xác định được được mụcđích, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc hình thành tình cảm và các kỹ năng xãhội cho trẻ trong mọi hoạt động.Bên cạnh những lời nói khích lệ nêu gương, khuyến khích những hành vi,lời nói tốt của trẻ điều cần làm trước hết là cô giáo và cha mẹ trẻ phải là tấmgương sáng, yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng với trẻ và đảm bảo an toàncho trẻ. Các bậc làm cha mẹ, cô giáo, những người lớn cần nhẹ nhàng, khéo léokhi giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ, không nên hạ thấp khả năngcủa trẻ, không dọa nạt hay bắt trẻ phải làm những việc quá sức của trẻ.Ngoài lòng yêu nghề mến trẻ, người giáo viên phải có năng lực sư phạm,có kỹ năng xã hội tốt, trình độ chuyên môn, biết vận dụng những lý luận vàothực tế và có lòng kiên trì, kiên nhẫn trong công việc, có sự quan tâm đến đặcđiểm của từng cá nhân trẻ.Tích cực trau dồi học hỏi, tự bồi dưỡng kiến thức qua sách báo, cácphương tiện thông tin đại chúng, internet, qua bạn bè, đồng nghiệp để nâng caotrình độ chuyên môn, làm phong phú vốn sống và vốn hiểu biết của mình vềnhiều lĩnh vực.Thường xuyên chỉ ra cái mới, hãy trao đổi với trẻ về những thông tin màcô giáo, cha mẹ mới tìm thấy cho trẻ thấy rằng học lúc nào cũng vừa vui, vừathử thách.Kể chuyện cho trẻ hàng ngày bằng phương pháp mưa dầm thấm lâu: Côgiáo, cha mẹ hãy dành thời gian mỗi ngày để kể cho trẻ nghe những câu chuyện,dành thời gian trò chuyện với con trẻ vì chuyện là kho báu của dân tộc, kểchuyện cổ tích là con đường ngắn nhất, đơn giản hiệu quả nhất giáo dục nhâncách cho trẻ.Để hình thành và phát triển ở trẻ những thói quen, nghi thức văn hóa trongăn uống cần thiết không chỉ có sự tập luyện mà còn cần sự thống nhất nhữngcách thức và phương thức giữa gia đình và lớp mầm non. Chỉ có sự kiên trì,nhẫn nại, sự đồng cả, sự quan tâm, chú ý và sự giúp đỡ quý báu của người lớn20mới giúp trẻ vượt qua những khó khăn, trở ngại, mới tạo được một bầu khôngkhí thân ái, đầm ấm cần thiết trong bữa ăn.Bên cạnh đó, để giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hôi cho trẻ một cách tốtnhất, giáo viên và cha mẹ nên tránh: Không hạ thấp, không doạ nạt trẻ; Khôngbao bọc trẻ một cách thái quá sẽ làm trẻ yếu đuối; Không nên giáo huấn quánhiều, không tước đoạt của trẻ quyền làm trẻ con hãy để cho trẻ được làm trẻcon thật sự …Đó là những bài học kinh nghiệm mà tôi đã rút ra trong quá trình quan sátvà dạy trẻ.- Kiến nghị:Để các cháu mẫu giáo nói chung và các cháu 5 – 6 tuổi nói riêng có đượcnhững điều kiện thuận lợi nhất trong khi học cũng như khi chơi. Dựa trên cơ sởnghiên cứu tôi xin có kiến nghị như sau: Các cấp lãnh đạo tạo điều kiện bổ sungnhững tài liệu tham khảo, trang thiết bị mầm non và đồ dùng phục vụ trong côngtác giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ.Các cấp lãnh đạo tạo điều kiện tổ chức các lớp tập huấn giáo dục tình cảmvà kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non, bổ sung các tài liệu giáo trình giảng dạy vềviệc phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non đến giáo viênCác cấp lãnh đạo tạo điều kiện tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn lồngghép nội dung giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội vào những hoạt động hàngngày của trẻ.Phòng giáo dục, nhà trường tổ chức các hoạt động mẫu theo chuyên đề:Giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ.Trên đây là toàn bộ những hiểu biết của tôi về vấn đề này, rất mong đượcsự ủng hộ góp ý một cách chân thành của chị em đồng nghiệp, bạn bè và của cáccấp lãnh đạo để tôi hoàn thiện hơn những hiểu biết của mình.Tôi xin chân thành cảm ơn!XÁC NHẬN CỦATHỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊThanh Hóa, ngày 15/3/2017Tôi xin cam đoan đây là SKKN củamình viết, không sao chép nội dungcủa người khácLê Thị HằngĐào Thị Hồng Vinh21DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMĐÃ ĐƯỢC XẾP LOẠITTTÊN ĐỀ TÀIXẾPLOẠIHình thành các biểu tượng toánCƠ QUAN XẾPLỌAICẤPCẤPHUYỆN TỈNHNĂM HỌC2008 – 2009học về nhận biết định hướngkhông gian cho trẻ 4 – 5 tuổiMột số biện pháp dạy trẻ 25 -2010 – 201136 tháng tuổi phát triển vốn từMột số biện pháp gây hứng thú2011 – 20122015 – 2016cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạtđộng làm quen với văn họcMột số biện pháp giáo dục thểchất cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổitrường mầm non Thiệu Đôhuyện Thiệu HóaMỤC LỤC22NỘI DUNGTrangMục lục1. MỞ ĐẦU1.1. Lí do chọn đề tài1.2. Mục đích nghiên cứu1.3. Đối tượng nghiên cứu1.4. Phương pháp nghiên cứu2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo17dục, với bản thân, đồng nghiệp183. KẾT LUẬN- Kết luận- Kiến nghịTài liệu tham khảo1820TÀI LIỆU THAM KHẢO[1] Modul MN2: Đặc điểm phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội, những mục tiêu và kết quảmong đợi ở trẻ mầm non về tình cảm và kĩ năng xã hội.[2] Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non, Nhà xuất bản giáo dụcViệt Nam.2324