skkn một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3 – 4 tuổi – Tài liệu text
skkn một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3 – 4 tuổi
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.02 KB, 22 trang )
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ
3-4 TUỔI.
Quảng Bình, ngày 20 tháng 5 năm 2017
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————————-
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ
3-4 TUỔI
Họ và tên: Hoàng Thị Tuyết
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường mầm non Phú Thủy
Quảng Bình, tháng 5 năm 2017
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Việc bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em là trách nhiệm của xã hội, của nhà trường
và của mỗi gia đình. Đối với việc giáo dục và phát triển kỹ năng sống cho trẻ ngay từ
lứa tuổi mầm non thông qua các hoạt động học cũng như hoạt động chơi, giao lưu của
trẻ hàng ngày ở trường, trong gia đình giữ vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển
về mọi mặt cho trẻ như: Thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ, thể lực và lao động. Thông qua các
hoạt động hàng ngày như hoạt động học tập mang tính nghệ thuật, giúp trẻ hoàn thiện
hơn nhân cách cũng như kỹ năng sống của mình ngay từ lứa tuổi mầm non. Trong xã
hội hiện nay, giáo dục kỹ năng sống đã trở thành một nhu cầu thiết yếu. Bởi sự bùng nổ
của thông tin, với những suy thoái về đạo đức, với những đua đòi của thế hệ trẻ, cùng
với những mặt trái của công nghệ thông tin, mặt trái của xã hội, với muôn ngàn cạm bẫy
… giới trẻ hiện nay tiếp cận rất nhiều loại tác động, tốt có, xấu có, thường xuyên chịu
tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn bị đặt vào hoàn cảnh phải
lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực
tiêu cực từ gia đình và xã hội. Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non ngày càng
trở nên thiết yếu nhằm góp phần đào tạo “ Con người mới với đầy đủ các mặt: Đức, trí,
thể, mỹ. Như Bác Hồ đã từng nói : “ Vì lợi ích 10 năm trồng cây- Vì lợi ích trăm năm
trồng người”. Sở dĩ Bác nói như vậy là để khẳng định một lần nữa với chúng ta rằng
việc giáo dục trẻ để trẻ trở thành những công dân tốt cho xã hội cho đất nước là một
nhiệm vụ hàng đầu. Giáo dục kỹ năng sống trẻ lứa tuổi mầm non cũng vô cùng quan
trọng, bởi vì lứa tuổi này đã hình thành những hành vi cá nhân, tính cách, nhân cách. Trẻ
có kiến thức về kỹ năng sống thì trẻ sẽ biết mình phải giao tiếp với ông bà, bố mẹ như
thế nào, biết cách bảo vệ mình trước người lạ ra sao, biết cách phối hợp với các bạn chơi
như thế nào cho đúng. Ngay ở lứa tuổi mầm non trẻ đã bắt đầu nhận thức được thế nào
là đúng, thế nào là sai, điều gì cần làm và điều gì không được làm…Giáo dục kỹ năng
sống cho trẻ là giúp trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ bản thân mình, tạo sự tự tin cho trẻ
giúp trẻ thích nghi được với môi trường xung quanh, không những thế còn giúp cho trẻ
biết cách giao tiếp và ứng xử trong cuộc sống hàng ngày, trẻ biết cách phối hợp với các
bạn chơi trong nhóm.
Để giúp trẻ có kỹ năng sống không có nghĩa là phải dạy trẻ những gì cao siêu vượt
quá tầm hiểu biết của trẻ, mà chúng ta giúp trẻ trải nghiệm những hoạt động hàng ngày
của một xã hội thu nhỏ như: Làm việc, sinh hoạt, vận động, giao tiếp trong cuộc sống,
xoay quanh bản thân, gia đình, và môi trường xã hội, những người lạ không quen biết.
Để giúp trẻ sống hài hòa, thích nghi và thoải mái trong đời sống xã hội, biết cách đối
phó với những tình huống bất thường phát sinh hay không bị mất bình tĩnh trước những
nguy cơ đột ngột,.. trẻ cần được học và rèn luyện ngay từ nhỏ, từ những bản năng tự
nhiên như việc học ăn, học nói, học đi, đứng, ngủ nghỉ,.. đến việc học để có kiến thức và
nhận thức về bản chất của cuộc sống, tôn trọng môi trường sống, môi trường thiên nhiên
xung quanh ta, và giao tiếp, ứng xử trung thực, khôn ngoan, lịch sự với mọi người.
Giáo dục kỹ năng sống trên thực tế lớp của tôi trẻ chưa được mạnh dạn tự tin, khả
năng tự phục vụ kém, trong khi tham gia các hoạt động trẻ chưa đoàn kết, hợp tác trong
khi học và chơi. Vậy làm thế nào để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3- 4 tuổi có hiệu quả
và giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất về mọi mặt, đó là câu hỏi luôn đặt ra cho
tôi. Từ những trăn trở suy nghĩ trên tôi đã chọn đề tài:” Một số biện pháp giáo dục kỹ
năng sống cho trẻ 3 – 4 tuổi” để nghiên cứu.
* Điểm mới của đề tài.
Xuất phát từ vai trò quan trọng của “Giáo dục kỹ năng sống” đối với trẻ, tôi thấy
việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là một việc làm vô cùng quan trọng và có ý nghĩa.
Nhưng làm thế nào để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ một cách có hiệu quả? Điều này
quả không dễ dàng đối với tất cả các giáo viên mầm non.
Với đề tài này tôi biết đã được nhiều đồng nghiệp nghiên cứu, nhưng với tôi đề tài
này nó có những điểm mới: Tôi dành sự quan tâm và hình thành ở trẻ những kỹ năng
sống như: Giáo dục kỹ năng sống sẽ bắt đầu từ “động tác”, những hành vi lễ giáo của
trẻ. Ví như với bản thân, trẻ biết tên mình, vị trí của mình ở trường, ở nhà, biết cách đi,
đứng ngồi lịch sự, yêu thương quí mến những người thân. Rồi biết thưa gửi, vâng dạ,
không nói trống không, không nói leo, biết xưng hô thân mật. Giúp trẻ có kinh nghiệm
trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm, giúp trẻ tự tin, chủ
động và biết cách xử lý các tình huống trong cuộc sống, khơi gợi khả năng tư duy sáng
tạo của trẻ.
1.2. Phạm vi áp dụng đề tài:
Việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ thì bất kì nơi đâu, bất kì lúc nào và ở lĩnh vực
nào chúng ta cũng có thể áp dụng được nhưng bản thân tôi là một giáo viên đang dạy lớp
3-4 tuổi nên tôi muốn tập trung khai thác thế mạnh của trẻ trong phạm vi trường mầm
non. Vì thế phạm vi đề tài của tôi áp dụng cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non.
II. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Thực trạng trước khi nghiên cứu các biện pháp.
Trong quá trình rèn kỹ năng sống cho trẻ tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn
sau:
Thuận lợi :
Bản thân tôi được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của ban giám hiệu nhà trường về bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm và cung cấp đầy đủ các trang thiết bị,
đồ dùng đồ chơi, nhất là hoạt động “Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn và
hiệu quả”, đây chính là hoạt động để giáo viên rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các
tình huống trong cuộc sống cho trẻ, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm;
rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông,
đuối nước và các tai nạn thương tích khác: rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung
sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.
Trường học nơi tôi công tác là ngôi trường được xây khang trang sạch sẽ nên
thuận lợi trong việc thực hiện nội dung xây dựng môi trường giáo dục sạch đẹp, an toàn
cho trẻ.
Khó khăn:
Về phía các bậc cha mẹ trẻ luôn nóng vội trong việc dạy con; do đó, khi trẻ về nhà
mà chưa biết đọc, viết chữ, hoặc chưa biết làm toán thì lo lắng một cách thái quá! Đồng
thời lại chiều chuộng, cung phụng con cái khiến trẻ không có kỹ năng tự phục vụ, chỉ
chú ý đến khâu dạy, không chú ý đến con mình ăn, uống như thế nào, trẻ có biết sử dụng
những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống hay không? Và vì sao chúng ta cần những đồ
dùng, vật dụng đó? Những đồ dùng đó để làm gì?
Đối với giáo viên.
Giáo viên chưa hiểu nhiều về nội dung phải dạy trẻ lứa tuổi mầm non những kỹ
năng sống cơ bản nào, chưa biết vận dụng từ những kế hoạch định hướng chung để rèn
luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non.
Đa số giáo viên lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm nhưng việc đổi mới phương pháp
giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức
vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh còn gặp nhiều khó khăn; giáo viên trẻ
tuổi ít hơn, năng động, sáng tạo nhưng lại khó trong công tác bồi dưỡng do nhận thức về
nghề chưa sâu sắc.
Từ những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện, tôi đã suy nghĩ, nghiên
cứu tài liệu để tạo điều kiện thuận lợi giúp cha mẹ dạy trẻ mầm non các kỹ năng sống
qua đề tài: “Kinh nghiệm dạy trẻ mầm non kỹ năng sống ”
* Kết quả khảo sát thực tế : Khi chưa thực hiện đề tài kết quả như sau:
TT Khả năng
1
2
3
4
5
6
7
8
+ Mạnh dạn tự tinh
+Kỹ năng hợp tác
+Phát âm rõ lời
+Kỹ năng tự lập, tự phục vụ
+Lễ phép
+Kỹ năng vệ sinh
+Kỹ năng thích khám phá học hỏi
+Kỹ năng tự kiểm soát bản thân
Số
trẻ
KS
13/25
7/25
14/25
10/25
12/25
14/25
13/25
12/25
Đạt
52%
28%
56%
40%
48%
56%
52%
48%
– Nhìn vào bảng khảo sát trên tôi thấy những biện pháp thông thường, chưa có
biện pháp mới tác động thì chất lượng đạt được trên trẻ về các mức độ trung bình và yếu
còn ở mức rất cao, số trẻ kỹ năng tự phục vụ và hợp tác còn thấp. Vì vậy tôi đã suy nghĩ
trăn trở làm thế nào để có biện pháp hữu hiệu nhất trong việc thực hiện nâng cao hiệu
quả cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi có kỹ năng sống đạt hiệu quả cao.
2.2. Các giải pháp
2.2.1: Lập kế hoạch cho trẻ luyện tập thường xuyên để phát triển các kỹ năng
sống.
Tổ chức các hoạt động cho trẻ luyện tập thường xuyên đóng vai trò chủ đạo trong
việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Ở lứa tuổi mẫu giáo 3-4 tuổi, khả năng tập trung chú
ý và ghi nhớ có chủ định rất kém. Trẻ nhanh nhớ nhưng cũng nhanh quên. Nếu các kỹ
năng chúng ta dạy trẻ không được cũng cố bằng cách luyện tập thường xuyên thì chúng
sẽ dần mất đi. Ngược lại nếu ta có kế hoạch cho trẻ luyện tập thường xuyên thì các kỹ
năng đó sẽ thành kỹ xảo, phát triển bền vững và không bị lãng quên. Việc tổ chức cho
trẻ luyện tập phải có kế hoạch cụ thể, được tiến hành thường xuyên và không ngừng
sáng tạo, có như vậy mới gây được hứng thú cho trẻ.
Ví dụ : Hàng tuần vào sáng thứ 2, tôi thường tổ chức hoạt động trò chuyện cùng
trẻ khoảng 10 phút với tên mục là “Chuyện của bé” nhằm phát triển kỹ năng giao tiếp
cho trẻ. Qua hoạt động này trẻ biết tự giới thiệu mình, biết lắng nghe, biết dùng ngôn
ngữ của mình để kể về những chuyện trong 2 ngày nghỉ ở nhà của bé hay trao đổi cùng
cô về chủ đề đang học. Cuối tuần cho trẻ nhận xét câu chuyện nào hay nhất sẽ đựơc
nhận phần thưởng của cô.( Phần thưởng có thể là một bông hoa , một bức tranh vẽ một
con vật hay một hạt giống cây nảy mầm….Các phần thưởng được thay đổi theo từng chủ
đề). Kết quả, trẻ lớp tôi rất hứng thú khi tham gia buổi trò chuyện đầu tuần. Trẻ đã có
thói quen trước khi nói biết thưa cô, chào bạn và đặc biệt rất mạnh dạn tự tin khi kể
“chuyện của mình” cho bạn nghe.
Trong giờ hoạt động chiều của mỗi ngày, sau khi cho trẻ ôn bài cũ hoặc làm quen
với bài mới, tôi luôn dành thời gian khoảng 10 phút để tổ chức cho trẻ luyện tập thực
hành các kỹ năng dưới dạng trò chơi. Cụ thể:
Chiều thứ 2, tôi thường tổ chức cho trẻ thực hành các kỹ năng chăm sóc bản thân
như rửa tay, lấy nước uống, cho đồ vào cặp….Mỗi hoạt động tôi chọn một trò chơi khác
nhau.
Ví dụ: Khi dạy trẻ cách mặc áo, tôi cho trẻ chơi trò chơi “Ai nhanh hơn, khéo
hơn”, cách chơi như sau: Cho 2 trẻ lên thi mặc áo, đầu tiên tôi gợi mở, giới thiệu với trẻ
các thao tác mặc áo sau đó tổ chức cho trẻ chơi. Cả lớp đếm ngược cùng cô từ 10 đến 1,
khi nghe hết giờ phải dừng tay, cô và các bé kiểm tra kết quả và tặng quà. Việc xác định
nội dung cho trẻ thực hành, tôi dựa trên nguyên tắc cho trẻ làm quen từ dễ đến khó, từ
đơn giản đến phức tạp. Chẳng hạn, cũng dạy trẻ cách mặc áo nhưng tuần đầu tôi dạy trẻ
cách mặc áo có khuy bấm, tuần tiếp theo tôi dạy trẻ cách mặc áo có khuy cài và những
tuần sau là áo có khoá kéo. Lúc đầu trẻ thực hiện rất vụng về lúng túng nhưng do luyện
tập thường xuyên và có kế hoạch nên các thao tác của trẻ dần chính xác hơn. với cách tổ
chức có hệ thống và linh hoạt như vậy trẻ lớp tôi đã có kỹ năng chăm sóc bản thân tương
đối tốt.
Chiều thứ 4, tôi tổ chức cho trẻ xem băng đĩa hoặc tranh ảnh có kèm những câu
chuyện về các hành vi ứng xử đúng sai giữa con người với con người, giữa con người
với môi trường xung quanh trong chủ đề. Qua đó giáo dục trẻ kỹ năng ứng xử phù hợp
với xung quanh.
Ví dụ: Dạy trẻ biết xếp ghế đúng nơi quy định như xếp nhẹ nhàng, không gây ồn,
khi xếp ghế ngồi học phải xếp thẳng hàng theo đúng tổ của mình, khi ngồi ăn ghế phải
xếp sát bàn, khi ra về phải xếp ghế vào góc lớp. Hoặc khi xếp dép phải xếp kẹp đôi, tổ
chim non xếp ngăn trên của giá dép, tổ hoa hồng xếp ngăn giữa, tổ thỏ con xếp ngăn
dưới… Nhờ được tham gia và nhắc nhở thường xuyên nên ý thức của trẻ trong việc chấp
hành các quy tắc cô đưa ra rất tốt.
Chiều thứ 6, tôi tổ chức cho trẻ sắp xếp lại đồ dùng đồ chơi ở các góc nhằm phát
triền kỹ năng hợp tác và rèn thói quen sống gọn gàng ngăn nắp. Những tuần đầu, tôi cho
trẻ quan sát cô và nghe cô giải thích vì sao phải làm như vậy? Cách sắp xếp như thế nào
cho đẹp? Những tuần tiếp theo tôi chia tổ, yêu cầu mỗi tổ tự xếp mỗi góc chơi, thi xem
đội nào xếp đúng, xếp đẹp và nhanh nhất. Rõ ràng khi tham gia hoạt động này, các kỹ
năng hợp tác của trẻ được phát triển. Trẻ biết giúp đỡ nhau và nhắc nhở nhau cùng hoàn
thành nhiệm vụ một cách nhanh chóng. Từ việc tổ chức thường xuyên như vậy, các mối
quan hệ cũng như kỹ năng làm việc nhóm của trẻ được củng cố, bên cạnh đó đồ dùng đồ
chơi của lớp tôi luôn được xếp gọn gàng, ngăn nắp và rất khoa học.Với biện pháp này,
các kỹ năng cần có luôn được củng cố và hoàn thiện một cách chính xác.
2.2.2: Xác định nhiệm vụ cơ bản trong việc dạy trẻ kỹ năng sống
Giáo viên có thể làm được gì để dạy kỹ năng sống cho trẻ?
– Giáo viên cần tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự
chuyên cần, tích cực của trẻ, giáo viên cần phải biết khai thác phát huy năng khiếu, tiềm
năng sáng tạo ở mỗi trẻ. Vì mỗi đứa trẻ là một nhân vật đặc biệt, phải giáo dục trẻ như
thế nào để trẻ cảm thấy thoải mái trong mọi tình huống của cuộc sống.
– Giáo viên cần thường xuyên tổ chức các họat động giáo dục chăm sóc giáo dục
trẻ một cách thích hợp tuân theo một số quan điểm: Giúp trẻ phát triển đồng đều các lĩnh
vực: thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm- xã hội và thẩm mỹ. Phát huy tính tích cực
của trẻ, giúp trẻ hứng thú, chủ động khám phá tim tòi, biết vận dụng vốn kiến thức, kỹ
năng vào việc giải quyết các tinh huống khác nhau.
– Giáo viên cần giúp trẻ có được những mối liên kết mật thiết với những bạn khác
trong lớp, trẻ biết chia sẻ chăm sóc, trẻ cần phải học về cách hành xử, biết lắng nghe
trình bày và diễn đạt được ý của mình khi vào trong các nhóm trẻ khác nhau, giúp trẻ
luôn cảm thấy tự tin khi tiếp nhận các thử thách mới. Điều này liên quan tới việc đứa trẻ
có cảm thấy thoải mái, tự tin hay không đối với mọi người xung quanh, cũng như việc
mọi người xung quanh chấp nhận đứa trẻ đó như thế nào? Cần chuẩn bị cho trẻ sự tự tin,
thoải mái trong mọi trường hợp nhất là trong việc ăn uống để chúng ta không phải xấu
hổ vì những hành vi không đẹp của trẻ.
– Thường xuyên liên hệ với phụ huynh để kịp thời nắm tình hình của trẻ, trao đổi
với phụ huynh những nội dung và biện pháp chăm sóc và giáo dục trẻ tại nhà, bàn bạc
cách giải quyết những khó khăn gặp phải.
2.2.3: Cụ thể hóa nội dung của những kỹ năng cơ bản mà giáo viên cần dạy
trẻ:
+ Kỹ năng sống tự tin : Một trong những kỹ năng đầu tiên cần chú tâm là phát
triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về
cá nhân cũng như trong mối quan hệ với những người khác. Kỹ năng sống này giúp trẻ
luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống ở mọi nơi.
+ Kỹ năng sống hợp tác: Bằng các trò chơi, câu chuyện, bài hát giúp trẻ học cách
cùng làm việc với bạn, đây là một công việc không nhỏ đối với trẻ lứa tuổi này. Khả
năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cảm thông và cùng làm việc với các bạn.
+ Kỹ năng thích tò mò, ham học hỏi, khả năng thấu hiểu: Đây là một trong những
kỹ năng quan trọng nhất cần có ở trẻ vào giai đoạn này là sự khát khao được học, sử
dụng nhiều tư liệu và ý tưởng khác nhau để khêu gợi tính tò mò tự nhiên của trẻ. Nhiều
nghiên cứu cho thấy rằng, các câu chuyện hoặc các hoạt động và tư liệu mang tính chất
khác lạ thường khêu gợi trí não nhiều hơn là những thứ có thể đoán trước được.
+ Kỹ năng giao tiếp: cần dạy trẻ biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng của
mình cho người khác hiểu, trẻ cần cảm nhận được vị trí, kiến thức của mình trong thế
giới xung quanh nó.
Đây là một kỹ năng cơ bản và khá quan trọng đối với trẻ. Nó có vị trí chính yếu
khi so với tất cả các kỹ năng khác như đọc, viết, làm toán và nghiên cứu khoa học. Nếu
trẻ cảm thấy thoải mái khi nói về một ý tưởng hay chính kiến nào đó, trẻ sẽ trở nên dễ
dàng học và sẽ sẵn sàng tiếp nhận những suy nghĩ mới. Đây chính là yếu tố cần thiết để
giúp trẻ sẳn sàng học mọi thứ.
Ví dụ: Giờ đón trẻ tôi trò chuyện cùng trẻ về cách giao tiếp để tự bảo vệ mình:
Nếu lạc đường con sẽ tìm đến ai để hỏi? con hỏi như thế nào?
Nếu bị ai bắt nạt con kêu cứu như thế nào?
Hay có khách đến lớp các con phải làm gì?…
Ngoài ra, ở trường mầm non giáo viên cần dạy trẻ nghi thức văn hóa trong ăn
uống qua đó dạy trẻ kỹ năng lao động tự phục vụ, rèn tính tự lập như: Biết tự rửa tay
sạch sẽ trước khi ăn, chỉ ăn uống tại bàn ăn, biết cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng
trong ăn uống một cách đúng đắn, ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không
gây tiếng ồn, ngậm miệng khi nhai thức ăn, biết mời trước khi ăn, cảm ơn sau khi ăn,
biết tự dọn, cất đúng chỗ bát, chén, thìa … hoặc biết giúp người lớn dọn dẹp, ngồi ngay
ngắn, ăn hết suất. không làm ảnh hưởng đến người xung quanh.
2.2.4 : Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mọi lúc mọi nơi. Phát triển các kỹ năng
sống qua việc tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh trong nhà trường.
Từ việc phối hợp với phụ huynh, tôi có thêm thông tin về các kỹ năng sống của
trẻ ở nhà . Từ đó tôi có kế hoạch cụ thể và lựa chọn phương pháp giáo dục kỹ năng sống
cho trẻ phù hợp bằng cách giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mọi lúc mọi nơi.
Để việc làm có hiệu quả, trước tiên tôi thực hiện nghiêm túc chế độ giờ giấc trong
sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Đây là một trong những nhân tố giáo dục có tác dụng thúc
đẩy mạnh mẽ phẩm chất cá nhân, khả năng tuân thủ yêu cầu của người lớn và khả năng
định hướng về thời gian cho trẻ. Tôi đã căn cứ vào nội dung cụ thể của từng hoạt động
để lựa chọn nội dung lồng ghép cho phù hợp.
Thông qua giờ đón trẻ, tôi lồng ghép giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ ( Biết lễ
phép chào cô, chào bố mẹ, hỏi han bạn….Hoặc tôi lồng ghép kỹ năng tự phục vụ bản
thân và chấp hành quy định của lớp.
Ví dụ: Tôi dạy trẻ biết cất cặp vào giá, biết xếp dép lên giá, đi vệ sinh đúng nơi
quy định…..)
Thông qua hoạt động có chủ định, đây là một trong những hoạt động để tôi tích
hợp có hiệu quả nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Tôi căn cứ vào nội dung của
từng tiết học để tích hợp một cách hài hoà, không ôm đồm.
Ví dụ: Qua việc trò chuyện quan sát Cầu trượt. Trẻ nhận biết được một số nguyên
nhân gây ngã, gây tai nạn và biết cách phòng tránh nguy cơ gây ngã. Các kỹ năng tôi
dạy trẻ đó là:
– Kỹ năng giao tiếp: Trẻ biết lắng nghe cô, bạn, nêu ý kiến, chia sẻ thông tin.
– Kỹ năng xử lý tình huống: Khi ngồi trên cầu trượt bé cần làm gì?( Vịn hai tay vào 2
thành của cầu trượt, rồi đẩy người cho trượt xuống. Nếu bạn nào trượt nhanh bị ngã thì
thì bạn chơi cùng nhanh chóng đở bạn dậy hoặc chạy đến gọi cô …)
– Kỹ năng ra quyết định: Làm gì hay không làm gì để phòng tránh ngã? ( Không trượt
quá nhanh, không xô đẩy bạn khi ngồi trên Cầu trượt, vịn chắc thanh cầu trượt…)
Ví dụ : Qua tiết học KPKH: Trò chuyện một số bộ phận trên cơ thể, tôi dạy trẻ kỹ
năng sau: Kỹ năng chăm sóc bản thân: Trẻ có một số kỹ năng và có ý thức giữ gìn, bảo
vệ các bộ phận trên cơ thể. Kỹ năng giao tiếp tự tin: Khi trả lời phải đứng thẳng, mắt
nhìn thẳng vào cô, nói to, rõ ràng….Kỹ năng tuân thủ quy tắc giờ học như muốn nói
phải giơ tay, chờ đến lượt cô mời mới được nói, không nói leo, tập chung chú ý nghe
cô…Chính vì thế trẻ lớp tôi học rất ngoan, trong giờ học biết chú ý lắng nghe, tuân thủ
theo sự hướng dẫn của cô và đặc biệt rất tự tin khi trả lời câu hỏi cô đưa ra.
-Thông qua hoạt động ngoài trời tôi đã lồng ghép dạy trẻ nhiều kỹ năng khác nhau.
Ví dụ: Thông qua giờ hoạt động góc, chúng ta biết rằng: “Trẻ học bằng chơi, chơi
mà học”. Vì thế qua việc tham ra chơi ở các góc thì các kỹ năng sống đựơc trẻ tiếp thu
một cách dễ dàng nhất. Hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non đó là hoạt động vui chơi,
“Học mà chơi, chơi mà học”. Trong quá trình vui chơi trẻ được thể hiện mình. Đồng thời
vui chơi cũng giúp trẻ được ôn luyện, củng cố những kiến thức đã được học của trẻ giúp
trẻ ghi nhớ lâu nhất những gì trẻ tiếp thu được. Khi nội dung chơi lành mạnh hình thành
cho trẻ có thái độ tích cực đối với hiện thực, có tinh thần trách nhiệm với người khác, có
lòng thương người…Thông qua chơi hình thành những hành vi xã hội, hình thành những
phẩm chất đạo đức quý giá và đúng đắn. Xuất phát từ đặc điểm trên của trẻ tôi nhận thấy
trong quá trình hướng dẫn trẻ chơi, thông qua trò chơi người giáo viên tác động lên mọi
mặt của cá nhân trẻ và đặc biệt là hành vi lễ giáo của trẻ. Do vậy không thể cho trẻ chơi
tự do mà cô giáo hướng dẫn trẻ chơi để kịp thời uốn nắn những hành vi chưa tốt của trẻ.
Ví dụ : Qua góc chơi phân vai mẹ con, trẻ học được các kỹ năng như: Kỹ năng
giao tiếp ( giao tiếp giữa mẹ với con, trẻ biết nói nựng con, dặn dò con), kỹ năng chăm
sóc ( biết lấy nước cho con uống, xúc bột cho con ăn), kỹ năng hợp tác ( trẻ học được
cách chơi trong nhóm như biết trò chuyện chia sẻ với bạn bên cạnh…. Sau khi chơi
xong trẻ biết cất đồ chơi đúng nơi quy định.
Không chỉ ở góc phân vai trẻ mới học được các kỹ năng sống mà ở tất cả các góc
chơi khác thì các kỹ năng của trẻ đều có thể được cũng cố và phát huy.
Ví dụ: Ở góc xây dựng, trẻ có kỹ năng hợp tác, làm việc theo nhóm. Trẻ ở lớp tôi
đã biết tự phân vai chơi cho nhau và chơi rất đoàn kết, không tranh giành đồ chơi của
nhau và đã biết cùng nhau tạo nên công trình đẹp.
Qua việc tổ chức bữa ăn cho trẻ, tôi tập cho trẻ làm một số công việc tự phục vụ
qua đó hình thành ở trẻ một số kỹ năng sử dụng đồ dùng ăn, uống đúng cách và hành vi
văn hoá văn minh như:
– Cách dùng ca, cốc, bát, thìa.
– Cách rót nước, chia thức ăn.
– Chuẩn bị bàn ghế cho bữa ăn (gấp khăn lau, tự chia đĩa, chia bát…)
– Trẻ được tập luyện một số thói quen hành vi văn minh trong ăn uống ( Trẻ biết mời cô,
mời bạn, biết vệ sinh cá nhân trước và sau khi ăn, biết giữ vệ sinh chung và hành vi văn
hoá như không nói chuyện khi ăn, ho hoặc ngáp phải quay ra ngoài đồng thời lấy tay che
miệng, biết nhặt cơm rơi bỏ vào đĩa và lau tay…)
Khi tổ chức giấc ngủ cho trẻ, tôi dạy trẻ biết tự mình lấy cất gối đúng nơi quy
định, biết lau chùi chân trước khi lên sạp, đi nhẹ, nói khẽ, không làm ồn khi bạn đang
ngủ.
Ngoài ra tôi còn lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ vào các hoạt động khác
trong ngày như ăn phụ chiều, hoạt động chiều, vệ sinh, trả trẻ….Bằng việc tạo tình
huống có vấn đề để trẻ suy nghĩ và giải quyết qua đó trẻ được cũng cố các kỹ năng của
mình.
Tóm lại, cần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mọi lúc mọi nơi, đảm bảo tính liên
tục để mỗi kỹ năng, phẩm chất mới được hình thành sẽ trở thành thói quen, thành thuộc
tính vững chắc trong nhân cách trẻ. Tuy nhiên không nên lạm dụng tích hợp quá nhiều
sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động chính cũng như sẽ gây tâm lý nặng nề cho
trẻ khi tham ra vào các hoạt động đó. Sau mỗi hoạt động, tôi nhận xét đánh giá các kỹ
năng đạt được trên trẻ bởi đây cũng là một trong những biện pháp giáo dục kỹ năng sống
cho trẻ rất hiệu quả.
Nội dung phong trào“ Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn và hiệu
quả”, trong đó có nội dung: Nhà trường cần tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao
một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh. Tổ chức
các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa
tuổi của học sinh.
– Làm đồ chơi dân gian; sáng tác bài hát, điệu múa thể loại dân ca cho trẻ ở lứa
tuổi mầm non.
– Tăng cường tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động văn nghệ, vui chơi
giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi của trẻ mầm non. Đưa ca dao hò khoan Lệ
Thuỷ vào chương trình giáo dục trẻ.
– Duy trì biện pháp tăng cường cho trẻ chơi các trò chơi dân gian trong giờ hoạt
động ngoài trời, trẻ được xem các câu chuyện cổ tích, hỏi đáp về nội dung các câu
chuyện.
– Tổ chức các hoạt động văn nghệ, vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa
tuổi của trẻ mầm non. Huy động và tạo điều kiện để có sự tham gia hoạt động đa dạng
và phong phú của cha mẹ trẻ em, các tổ chức, lực lượng xã hội, cá nhân trong việc giáo
dục văn hóa, truyền thống, giáo dục lòng yêu nước cho trẻ.
-Tổ chức hoạt động nghệ thuật cho trẻ, tổ chức hoạt động phát triển tư duy để phát
triển kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống tự tin, phát triển tình cảm, nhận thức ở trẻ.
– Tổ chức văn nghệ gồm nhiều thể loại, đa dạng nội dung, hình thức biểu diễn
nhằm huy động sự tham gia của cha mẹ trẻ em, các tổ chức, lực lượng xã hội, cá nhân
trong việc giáo dục văn hóa, truyền thống, giáo dục lòng yêu nước cho trẻ và qua đó
tuyên truyền về hiệu quả giáo dục mầm non
Đồng thời hàng tuần vào sáng thứ hai tổ chức cho toàn trường tập thể dục buổi sáng qua
những các nền nhạc, qua đó giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động và giáo dục trẻ lòng
yêu quê hương, đất nước.
2.2. 5: Tuyên truyền các bậc cha mẹ cách dạy trẻ kỹ năng sống cơ bản.
Trước hết, giáo viên, phụ huynh phải là tấm gương cho trẻ noi theo, luôn gương mẫu,
yêu thương, tôn trọng và đối xử công bằng với trẻ, tạo điều kiện tốt nhất để trẻ được vui
chơi, học tập với môi trường an toàn, thân thiện.
Cô giáo và cha mẹ cần thống nhất phương pháp để giáo dục trẻ như vậy trẻ mới học và
áp dụng được các kỹ năng trong cuộc sống hàng ngày.
Việc dạy trẻ những kỹ năng đó phải là một quá trình. Nhiều phụ huynh cho rằng con
mình còn quá bé để hiểu được những điều đó cũng như nghĩ rằng trẻ mẫu giáo vẫn được
sống trong sự bao bọc, bảo vệ tuyệt đối của bố mẹ. Những trên thực tế, không phải lúc
nào cha mẹ cũng ở bên con khi có tình huống xấu. Cô giáo phối hợp cùng phụ huynh
khéo léo dạy trẻ cách giữ gìn và bảo vệ các cơ quan, bộ phận trên cơ thể, giúp trẻ chủ
động, cảnh giác với tình huống khi có người quan tâm thái quá đến cơ thể của trẻ. Dạy
trẻ một số cách phản kháng và bảo vệ bản thân.
Song song với việc thực hiện biện pháp giáo dục trên, là giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi
luôn ý thức được tầm quan trọng của việc phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường. Việc
dạy kỹ năng sống cho trẻ không phải là chuyện một sớm một chiều mà là cả một quá
trình. Các kỹ năng sống phải được giáo dục, rèn luyện đồng nhất thì mới bền vững và
thành kỹ xảo. Nếu chỉ dạy kỹ năng sống cho trẻ ở trường thôi thì chưa đủ. Bên cạnh đó,
môi trường gia đình rất thích hợp để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Trẻ được tiếp thu
các kỹ năng thông qua gia đình một cách tự nhiên, nhẹ nhàng mà lại hiệu quả cao. Mặt
khác, nuôi dạy con luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh nhất là trong
thời buổi hiện nay, ai cũng muốn con mình đạt thành tích cao trong học tập cũng như
trưởng thành hơn về mặt nhân cách. Tuy nhiên việc làm thế nào để có thể giúp trẻ phát
huy được khả năng tiềm ẩn? Làm thế nào để trẻ có những kỹ năng sống tốt nhất thì
nhiều phụ huynh còn lúng túng trong vấn đề này. Trên thực tế nhiều phụ huynh chưa có
kiến thức về kỹ năng sống, không biết kỹ năng sống bao gồm những kỹ năng nào? Cần
giáo dục trẻ từ đâu, dạy trẻ những gì? Chính vì vậy mà tôi phải tuyên truyền đến các bậc
phụ huynh để họ hiểu tầm quan trọng của kỹ năng sống, những kiến thức cần dạy trẻ,
phương pháp dạy trẻ như thế nào để trẻ tiếp thu một cách thoải mái, tự nhiên. Việc tuyên
truyền đến các bậc phụ huynh được tiến hành trong giờ đón, trả trẻ, thông qua bảng
tuyên truyền, thông qua việc mời phụ huynh tham quan hoặc tham ra trực tiếp vào các
hoạt động của lớp hay thông qua buổi họp phụ huynh. Cụ thể:
Thông qua giờ đón trẻ, tôi đã trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ, vệ sinh cá
nhân, những phản ứng kém linh hoạt cũng như những kỹ năng của trẻ để cùng phụ
huynh giáo dục trẻ, giúp trẻ chủ động trong các hoạt động..
Thông qua bảng tuyên truyền với phụ huynh. Đây là nơi trao đổi thông tin với phụ
huynh rất hiệu quả. Theo từng chủ đề tôi có đánh máy nội dung giáo dục kỹ năng sống
cho trẻ mà cô đang dạy trẻ ở trên lớp. .
Thông qua các buổi hợp phụ huynh, tôi cũng đã chủ động lồng ghép nội dung giáo dục
kỹ năng sống cho trẻ đến các bậc phụ huynh.
Cha mẹ cần phối hợp với giáo viên một cách chặt chẽ và hợp lý bằng việc tham gia
vào quá trình giáo dục trong nhà trường. Giáo viên mời cha mẹ tham gia vào các buổi
trao đổi, tọa đàm, tham gia đầy đủ các buổi họp phụ huynh học sinh và dự một số hoạt
động học của trẻ ở lớp.
Tăng cường kể cho trẻ nghe các câu chuyện cổ tích qua đó rèn luyện đạo đức cho
trẻ, giúp trẻ hoàn thiện mình, biết đọc sách, dạy trẻ yêu thương bạn bè, yêu thương con
người. Tạo hứng thú cho trẻ nhỏ qua các truyện bằng tranh tùy theo lứa tuổi, gợi mở tính
tò mò, ham học hỏi, phát triển khả năng thấu hiểu ở trẻ.
Khi còn nhỏ cha mẹ cần dành ra 15 phút / ngày để trò chuyện, đọc sách cho trẻ
nghe các loại sách phù hợp với lứa tuổi. Khi trẻ có thể tự đọc được lúc đó việc đọc sách
trở thành là niềm vui có giá trị và có ý nghĩa hơn giúp trẻ phát triển sự ham hiểu biết,
tìm tòi phát triển nhân cách của trẻ.
Cô giáo, cha mẹ giúp trẻ phát triển sở thích, ý thích của mình và đảm bảo rằng
người lớn có thể cung cấp thêm phương tiện để trẻ thực hiện ý thích đó.
Ví dụ: như trẻ thích vẽ, ngoài việc cho trẻ học năng khiếu vẽ thì cô giáo, cha mẹ
có thể cho trẻ thêm bút màu, giấy vẽ và hãy chỉ cho trẻ cách lưu giữ các bức tranh để tạo
thành một bộ sưu tập tranh vẽ của chính trẻ hoặc triển lãm tranh của trẻ ở góc nhỏ trong
nhà.
Cô giáo, cha mẹ cần dạy trẻ những nghi thức văn hóa trong ăn uống, biết cách sử
dụng các đồ dùng ăn uống; hơn nữa trẻ sẽ được dạy cách sử dụng các đồ dung đúng
chức năng một cách chính xác và thuần thục.Việc này được thực hiện trong giờ học, giờ
sinh hoạt hàng ngày của trẻ tại lớp và trong bửa cơm gia đình.
Cụ thể: Trẻ được làm quen với những đồ dùng, vật dụng khác nhau, (bộ đồ bếp,
bộ đồ ăn, bộ đồ uống). Sự sạch sẽ, gọn gàng, một thói quen nề nếp, sự sắp đặt ngăn nắp,
ngay ngắn những bộ đồ dùng, vật dụng, thái độ, ăn uống từ tốn, không vội vã, không khí
cởi mở, thoải mái và đầm ấm, những cuộc trao đổi nhẹ nhàng, dễ chịu… tất cả những
yếu tố trên sẽ giúp trẻ có thói quen tốt để hình thành kỷ năng tự phục vụ và ý nghĩa hơn
là kỹ năng sống tự lập sau này.
2.2. 6: Thực hiện nhiệm vụ dạy trẻ kỹ năng sống.
Tôi thực hiện kế hoạch giáo dục, kế hoạch đánh giá trẻ bằng việc bảng đánh giá
trẻ, quan sát ghi chép hàng ngày từng chi tiết về sự tiến bộ của trẻ, các mối quan hệ với
cô, với bạn, ghi chép những kỹ năng trẻ đạt được trong mỗi ngày làm căn cứ, thước đo
để đánh giá cuối mỗi độ tuổi, cuối giai đoạn phát triển của trẻ theo từng độ tuổi. Cũng từ
biện pháp này, giáo viên sẽ có điều kiện lưu trữ dữ liệu, sản phẩm để đánh giá trẻ, đồng
thời có cơ sở để thay đổi, bổ sung các biện pháp giáo dục từng trẻ vì trẻ con rất khác
nhau và giúp trẻ hình thành các kỹ năng sống.
Nhiều bậc cha mẹ rất e ngại khi tham gia vào quá trình giáo dục trẻ, hơn nữa
phần lớn cha mẹ thường lúng túng khi lựa chọn hình thức thực hiện. Tôi đã trang bị các
bảng thông tin dành cho phụ huynh , các bậc cha mẹ có thể đọc, quan sát theo dõi dễ
dàng giúp nhà trường tuyên truyền đến cha mẹ của trẻ những kết quả giáo dục ở con
mình, tạo điều kiện cho giáo viên trao đổi hai chiều với các bậc cha mẹ những vấn đề có
liên quan đến trẻ, các thông tin của lớp, thông tin sức khỏe, ngược lại các bậc cha mẹ có
thể ghi chép những yêu cầu, đề nghị, thông tin cần trao đổi với giáo viên.
Nhằm tạo môi trường đọc sách cho con trẻ, tôi đã trang bị, đóng các kệ sách thư
viện tại góc học tập, trang trí đẹp với nhiều tên gọi khác nhau theo chủ đề : “Thư viện
trường mầm non”; “tủ sách gia đình”; “dinh dưỡng trẻ thơ”; “những con vật đáng yêu”;
thiết kế phân chia nhiều ngăn để sách, truyện nhiều kích cở, vừa tầm trẻ. Khuyến khích
các bậc cha mẹ tăng cường đọc sách cho trẻ nghe.
Tham gia hội thảo“ Trường học thân thiện, an toàn và hiệu quả” khi nhà trường tổ
chức. Đây cũng là cơ hội giúp tôi đúc rút kinh nghiệm mà tôi đang nghiên cứu, khai thác
để đánh giá kết quả, rút ra bài học kinh nghiệm.
Lập kế hoạch, phổ biến những thông tin hỏi đáp trong việc thực hiện xây dựng
phong trào“ Trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn và hiệu quả”; lập phương án triển khai
đến giáo viên, nhân viên về công tác đảm bảo an toàn cho trẻ, xây dựng các tiêu chí
đánh giá và thực hiện cam kết đảm bảo an toàn cho trẻ giữa Hiệu trưởng và giáo viên,
nhân viên nhằm giúp đội ngũ có định hướng thực hiện kế hoạch cụ thể và đạt kết quả.
Trang trí sân trường các khẩu hiệu nhắc nhở giáo viên, người lớn phải gương mẫu
như: “Mỗi cô giáo là tấm gương sáng về đạo đức, tự học, sáng tạo” bằng chính hình ảnh
giáo viên và học sinh của trường, đặc biệt chú ý đưa hình ảnh đẹp của các trẻ giúp trẻ tự
điều chỉnh hành vi, giúp trẻ thể hiện bản thân và luôn biết giữ gìn, là điều kiện để khen
ngợi sự cố gắng của trẻ.
*KẾT QUẢ
Từ những cố gắng nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, sự đồng thuận
hợp tác của tập thể sư phạm, sự ủng hộ tích cực của các bậc cha mẹ đã giúp tôi đạt được
một số kết quả trong việc dạy trẻ mầm non các kỹ năng sống cơ bản thể hiện ở các kết
quả sau:
– Kết quả trên trẻ:
– 100% trẻ đều được cha mẹ tạo mọi điều kiện khuyến khích khơi dậy tình tò mò,
phát triển trí tưởng tượng, năng động, mạnh dạn, tự tin, 100% trẻ 3-4 tuổi được rèn
luyện khả năng sẳn sàng học tập ở trường phổ thông hiệu quả ngày càng cao.
– 100% trẻ có thói quen lao động tự phục vụ, được rèn luyện kỹ năng tự lập; kỹ
năng nhận thức; kỹ năng vận động thô, vận động tinh thông qua các hoạt động hàng
ngày trong cuộc sống của trẻ;
– 100% trẻ được rèn luyện kỹ năng xã hội; kỹ năng về cảm xúc, giao tiếp; chung
sống hòa bình, và tuyệt đối không xảy ra bạo hành trẻ em ở trường cũng như ở gia đình.
– 100 % trẻ được giáo dục, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, được bảo vệ sức khỏe, được
bảo đảm an toàn, phòng bệnh, được theo dõi cân đo bằng biểu đồ phát triển.
– Trẻ đi học đều hơn, đạt tỷ lệ chuyên cần đạt từ 97% trở lên và ít gặp khó khăn khi
đến lớp, có kỹ năng lao động tự phục vụ, trực nhật, sắp xếp bàn ăn, tự chuẩn bị khăn ăn,
chén, tô, muỗng ….trong các giờ ăn, biết phân công trực nhật sắp xếp bàn ăn, tự xếp gối
trước và sau khi ngủ …
Qua việc thực hiện các biện pháp mới sáng tạo trong việc dạy trẻ các kỹ năng
sống tôi đã thu được kết quả sau:
* Kết quả khảo sát cuối năm của lớp tôi như sau:
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
Khả năng
Số trẻ KS
đầu năm
+ Mạnh dạn tự tinh
13/25
+Kỹ năng hợp tác
7/25
+Phát âm rõ lời
14/25
+Kỹ năng tự lập, tự phục vụ 10/25
+Lễ phép
12/25
+Kỹ năng vệ sinh
14/25
+Kỹ năng thích khám phá
13/25
học hỏi
+Kỹ năng tự kiểm soát bản
12/25
thân
Đạt
Số trẻ KS
Đạt
52%
28%
56%
40%
48%
56%
cuối năm
23/25
21/25
23/25
22/25
23/25
24/25
52%
23/25
92%
48%
22/25
88%
92%
84%
92%
88%
92%
96%
Nhìn vào bảng khảo sát trên tôi thấy số trẻ có các kỹ năng tự phục vụ trong cuộc sống
tăng lên rõ rệt, số trẻ ở các mức độ trung bình và yếu giảm xuống đáng kể. Vì vậy có thể
kết luận rằng với những biện pháp thông thường rập khuôn, máy móc như thực trạng
hiện nay thì chất lượng thu được trên trẻ rất thấp. Nếu chúng ta biết vận dụng sáng tạo
linh hoạt các biện pháp như tôi đã làm ở trên thì hiệu quả của việc dạy trẻ các kỹ năng
sống sẽ được nâng lên rõ rệt.
-Kết quả từ phía các bậc cha mẹ:
– Các bậc cha mẹ đã có thói quen liên kết phối hợp chặt chẽ với cô giáo trong việc
dạy trẻ các kỹ năng sống, trao đổi với giáo viên bằng nhiều hình thức thông qua bảng
thông tin dành cho cha mẹ, bảng đánh giá trẻ ở lớp, sổ bé ngoan;
– Giao tiếp giữa cha mẹ và con cái tốt hơn, đa số cha mẹ dịu dàng, ít la mắng trẻ,
thay đổi trong cách rèn kỹ năng cho trẻ, phân việc cho trẻ, không cung phụng trẻ thái
quá, không còn hình ảnh ba bế con, mẹ đi sau xách cặp cho con, tranh thủ đút cho con
ăn, ngược lại xuất hiện khá nhiều hình ảnh trẻ tự đeo ba lô, tự đi lên lầu, tự xúc cơm …..
– Cha mẹ cảm thấy mản nguyện với thành công của trẻ, tin tưởng vào kết quả giáo
dục của nhà trường, chia sẻ những khó khăn của cô giáo, cung cấp vật liệu, phụ giúp
giáo viên trang trí lớp, làm đồ chơi.
– Về phía giáo viên và nhà trường
Cô giáo thường xuyên trò chuyện với trẻ, trả lời những câu hỏi của trẻ đặt ra
không la mắng, giải quyết hợp lý, công bằng với mọi tình huống xảy ra giữa các trẻ
trong lớp.
Trong giảng dạy, chú ý đến hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm nhiều hơn,
Mạnh dạn, tự tin điều khiển các cuộc họp phụ huynh học sinh, biết tự chuẩn bị,
phối hợp chặt chẽ, trao đổi thừơng xuyên với cha mẹ trẻ.
Trong các năm qua, nhà trừơng đã tổ chức nhiều phong trào, hội thi, lễ hội dành
cho trẻ như: Lễ hội trăng rằm, hội thi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian…
III. PHẦN KẾT LUẬN
3.1. Ý nghĩa của đề tài:
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là quá trình giáo dục lâu dài , ở mọi lúc
mọi nơi và rất quan trọng vì giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo
dục quốc dân tạo những tiền đề cho việc hình thành nhân cách con người mới. Việc giáo
dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi thông qua mọi hoạt động trong cuộc sống sinh hoạt
hàng ngày ở trường mầm non và ở gia đình trẻ. Vì vậy để giáo dục trẻ 3-4 tuổi kỹ năng
sống ngay từ nhỏ giúp trẻ hiểu biết về môi trường giáo dục và môi trường xã hội, có ý
thức, hành vi tốt và biết sống thân thiện, có trách nhiệm với cộng đồng xã hội.
trẻ em như một tờ giấy trắng, ngây thơ, trong trắng nếu ta viết lên đó những điều tốt thì
trẻ sẽ tốt, nhưng khi ta viết lên đó những điều xấu thì tương lai của các em sẽ không tốt
đẹp. trẻ em góp phần không nhỏ trong việc tiếp nối, lĩnh hội những tri thức mới là nền
tảng của sự phát triển của đất nước sau này. Giáo dục trẻ biết chào hỏi khi gặp người
lớn, biết dạ thưa khi trả lời, biết nhận lỗi và nói lời xin lỗi, cám ơn đúng tình huống.
Giáo dục trẻ biết xếp hàng chờ tới lượt, không tranh giành đồ chơi của bạn, biết chia sẽ,
nhường nhịn và giúp đỡ bạn cùng chơi. Môi trường trong nhà trường phải theo phương
châm lấy trẻ làm trung tâm, tạo cho trẻ biết cách giải quyết vấn đề. Môi trường hoạt
động để giáo dục trẻ ở đó người lớn phải luôn mẫu mực và làm gương cho trẻ noi theo.
Tạo môi trường thân thiện với trẻ, gần gũi thương yêu và luôn giúp đỡ trẻ thấy tự tin ,
thoải mái. Việc dạy cho trẻ biết lễ phép không chỉ có tác dụng uốn nắn khuôn khổ cho
trẻ từ nhỏ mà còn có tác dụng giúp cho trẻ ngoan ngoãn và nghe lời cô giáo và bố mẹ
nhiều hơn.
Với vai trò là người làm công tác giáo dục tôi nhận thức đúng đắn về vai trò và
tầm quan trọng của công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Qua việc áp dụng những
biện pháp mới, tôi thấy trẻ linh động hơn, nhanh nhẹn hơn, Nhân cách ý chí tình cảm
của trẻ được hình thành. Bằng sự chủ động linh hoạt vận dụng các nội dung giáo dục kỹ
năng sống vào các hoạt động khác nhau làm cho trẻ hứng thú, tập trung, giúp trẻ thể hiện
được sự khéo léo, óc tưởng tượng, sự giao lưu giữa bạn bè. Giáo viên sáng tạo hơn trong
việc làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ, biết tìm ra các giải pháp để thực hiện tốt chất lượng
chăm sóc giáo dục trẻ. Bản thân tôi sẽ cố gắng học hỏi hơn nữa để tìm ra những giải
pháp tối ưu nhằm đem lại kết quả tốt nhất cho trẻ.
Cần khẳng định việc đứa trẻ thích nghi nhanh hay chậm, hình thành những kỹ
năng sống diễn ra lâu hay mau phụ thuộc rất nhiều vào mức độ đúng đắn trong việc
chuẩn của người lớn đối với đứa trẻ và góp phần hình thành cho trẻ những hành vi văn
minh để dần dần hoàn thiện nhân cách tốt đẹp của truyền thống con người Việt Nam phù
hợp với mọi chuẩn mực đạo đức xã hội một cách tự nguyện.
3.2. Kiến nghị, đề xuất:
Từ những việc làm cụ thể và kết quả đạt được như vậy để nâng cao chất lượng
dạy kỹ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non nói chung và trường mầm non nơi tôi
giảng dạy nói riêng. Tôi xin mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng
dạy kỹ năng sống cho trẻ. Cụ thể như sau:
*Đối với Ban Giám hiệu:
– Ban Giám hiệu luôn tổ chức các buổi hội thảo về chuyên đề dạy trẻ kỹ năng sống để
giáo viên được trao đổi những vướng mắc trong việc dạy trẻ.
* Đối với giáo viên:
– Trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ, giáo viên phải linh hoạt, có
óc sáng tạo. Thường xuyên thay đổi các hình thức và sử dụng các thủ thuật, giúp trẻ
hứng thú và hoạt động một cách tích cực.
– Thường xuyên bổ sung và thay đổi các hình thức trong dạy kỹ năng sống cho trẻ
một cách sáng tạo.
– Biết vận dụng biện pháp lồng ghép tích cực các hình thức tổ chức một cách khoa
học, nhẹ nhàng, thoải mái để khai thác tối đa hoạt động nhận thức về kỷ năng sống cho
trẻ.
– Bản thân mỗi giáo viên không ngừng học tập, trau dồi kiến thức để nâng cao
chuyên môn nghiệp vụ và trình độ nhận thức.
* Đối với phụ huynh:
– Đưa đón con em đi học đúng giờ và chuyên cần để đảm bảo trẻ được tiếp thu
kiến thức một cách có hệ thống, liên tục.
– Phụ huynh cần trao đổi, phối hợp với giáo viên trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng
và giáo dục trẻ để có biện pháp giáo dục mềm dẻo, phù hợp với trẻ ở nhà.
– Phụ huynh cần tạo điều kiện giúp đỡ cho giáo viên trong việc sưu tầm các
nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để phục vụ cho việc làm đồ dùng đồ chơi phát huy
được khả năng sáng tạo của trẻ.
Trên đây là một số kinh nghiệm dạy trẻ kỷ năng sống mà tôi đã rút ra được trong
quá trình giảng dạy nhằm giúp trẻ phát triển về mọi mặt đạo đức, nhân cách, phẩm chất,
thẩm mỹ, trí tuệ và ngôn ngữ. Đồng thời trong quá trình viết vẫn còn những thiếu sót
nhất định, tôi rất mong được sự góp ý xây dựng của các bạn đồng nghiệp, các cấp lãnh
đạo giúp tôi ngày càng có nhiều sáng kiến kinh nghiệm hay trong giảng dạy bộ môn yêu
thích.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
về mọi mặt cho trẻ như: Thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ, thể lực và lao động. Thông qua cáchoạt động hàng ngày như hoạt động học tập mang tính nghệ thuật, giúp trẻ hoàn thiệnhơn nhân cách cũng như kỹ năng sống của mình ngay từ lứa tuổi mầm non. Trong xãhội hiện nay, giáo dục kỹ năng sống đã trở thành một nhu cầu thiết yếu. Bởi sự bùng nổcủa thông tin, với những suy thoái về đạo đức, với những đua đòi của thế hệ trẻ, cùngvới những mặt trái của công nghệ thông tin, mặt trái của xã hội, với muôn ngàn cạm bẫy… giới trẻ hiện nay tiếp cận rất nhiều loại tác động, tốt có, xấu có, thường xuyên chịutác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn bị đặt vào hoàn cảnh phảilựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lựctiêu cực từ gia đình và xã hội. Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non ngày càngtrở nên thiết yếu nhằm góp phần đào tạo “ Con người mới với đầy đủ các mặt: Đức, trí,thể, mỹ. Như Bác Hồ đã từng nói : “ Vì lợi ích 10 năm trồng cây- Vì lợi ích trăm nămtrồng người”. Sở dĩ Bác nói như vậy là để khẳng định một lần nữa với chúng ta rằngviệc giáo dục trẻ để trẻ trở thành những công dân tốt cho xã hội cho đất nước là mộtnhiệm vụ hàng đầu. Giáo dục kỹ năng sống trẻ lứa tuổi mầm non cũng vô cùng quantrọng, bởi vì lứa tuổi này đã hình thành những hành vi cá nhân, tính cách, nhân cách. Trẻcó kiến thức về kỹ năng sống thì trẻ sẽ biết mình phải giao tiếp với ông bà, bố mẹ nhưthế nào, biết cách bảo vệ mình trước người lạ ra sao, biết cách phối hợp với các bạn chơinhư thế nào cho đúng. Ngay ở lứa tuổi mầm non trẻ đã bắt đầu nhận thức được thế nàolà đúng, thế nào là sai, điều gì cần làm và điều gì không được làm…Giáo dục kỹ năngsống cho trẻ là giúp trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ bản thân mình, tạo sự tự tin cho trẻgiúp trẻ thích nghi được với môi trường xung quanh, không những thế còn giúp cho trẻbiết cách giao tiếp và ứng xử trong cuộc sống hàng ngày, trẻ biết cách phối hợp với cácbạn chơi trong nhóm.Để giúp trẻ có kỹ năng sống không có nghĩa là phải dạy trẻ những gì cao siêu vượtquá tầm hiểu biết của trẻ, mà chúng ta giúp trẻ trải nghiệm những hoạt động hàng ngàycủa một xã hội thu nhỏ như: Làm việc, sinh hoạt, vận động, giao tiếp trong cuộc sống,xoay quanh bản thân, gia đình, và môi trường xã hội, những người lạ không quen biết.Để giúp trẻ sống hài hòa, thích nghi và thoải mái trong đời sống xã hội, biết cách đốiphó với những tình huống bất thường phát sinh hay không bị mất bình tĩnh trước nhữngnguy cơ đột ngột,.. trẻ cần được học và rèn luyện ngay từ nhỏ, từ những bản năng tựnhiên như việc học ăn, học nói, học đi, đứng, ngủ nghỉ,.. đến việc học để có kiến thức vànhận thức về bản chất của cuộc sống, tôn trọng môi trường sống, môi trường thiên nhiênxung quanh ta, và giao tiếp, ứng xử trung thực, khôn ngoan, lịch sự với mọi người.Giáo dục kỹ năng sống trên thực tế lớp của tôi trẻ chưa được mạnh dạn tự tin, khảnăng tự phục vụ kém, trong khi tham gia các hoạt động trẻ chưa đoàn kết, hợp tác trongkhi học và chơi. Vậy làm thế nào để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3- 4 tuổi có hiệu quảvà giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất về mọi mặt, đó là câu hỏi luôn đặt ra chotôi. Từ những trăn trở suy nghĩ trên tôi đã chọn đề tài:” Một số biện pháp giáo dục kỹnăng sống cho trẻ 3 – 4 tuổi” để nghiên cứu.* Điểm mới của đề tài.Xuất phát từ vai trò quan trọng của “Giáo dục kỹ năng sống” đối với trẻ, tôi thấyviệc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là một việc làm vô cùng quan trọng và có ý nghĩa.Nhưng làm thế nào để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ một cách có hiệu quả? Điều nàyquả không dễ dàng đối với tất cả các giáo viên mầm non.Với đề tài này tôi biết đã được nhiều đồng nghiệp nghiên cứu, nhưng với tôi đề tàinày nó có những điểm mới: Tôi dành sự quan tâm và hình thành ở trẻ những kỹ năngsống như: Giáo dục kỹ năng sống sẽ bắt đầu từ “động tác”, những hành vi lễ giáo củatrẻ. Ví như với bản thân, trẻ biết tên mình, vị trí của mình ở trường, ở nhà, biết cách đi,đứng ngồi lịch sự, yêu thương quí mến những người thân. Rồi biết thưa gửi, vâng dạ,không nói trống không, không nói leo, biết xưng hô thân mật. Giúp trẻ có kinh nghiệmtrong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm, giúp trẻ tự tin, chủđộng và biết cách xử lý các tình huống trong cuộc sống, khơi gợi khả năng tư duy sángtạo của trẻ.1.2. Phạm vi áp dụng đề tài:Việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ thì bất kì nơi đâu, bất kì lúc nào và ở lĩnh vựcnào chúng ta cũng có thể áp dụng được nhưng bản thân tôi là một giáo viên đang dạy lớp3-4 tuổi nên tôi muốn tập trung khai thác thế mạnh của trẻ trong phạm vi trường mầmnon. Vì thế phạm vi đề tài của tôi áp dụng cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non.II. PHẦN NỘI DUNG2.1. Thực trạng trước khi nghiên cứu các biện pháp.Trong quá trình rèn kỹ năng sống cho trẻ tôi đã gặp những thuận lợi và khó khănsau:Thuận lợi :Bản thân tôi được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của ban giám hiệu nhà trường về bồidưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm và cung cấp đầy đủ các trang thiết bị,đồ dùng đồ chơi, nhất là hoạt động “Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn vàhiệu quả”, đây chính là hoạt động để giáo viên rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với cáctình huống trong cuộc sống cho trẻ, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm;rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông,đuối nước và các tai nạn thương tích khác: rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chungsống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.Trường học nơi tôi công tác là ngôi trường được xây khang trang sạch sẽ nênthuận lợi trong việc thực hiện nội dung xây dựng môi trường giáo dục sạch đẹp, an toàncho trẻ.Khó khăn:Về phía các bậc cha mẹ trẻ luôn nóng vội trong việc dạy con; do đó, khi trẻ về nhàmà chưa biết đọc, viết chữ, hoặc chưa biết làm toán thì lo lắng một cách thái quá! Đồngthời lại chiều chuộng, cung phụng con cái khiến trẻ không có kỹ năng tự phục vụ, chỉchú ý đến khâu dạy, không chú ý đến con mình ăn, uống như thế nào, trẻ có biết sử dụngnhững đồ dùng, vật dụng trong ăn uống hay không? Và vì sao chúng ta cần những đồdùng, vật dụng đó? Những đồ dùng đó để làm gì?Đối với giáo viên.Giáo viên chưa hiểu nhiều về nội dung phải dạy trẻ lứa tuổi mầm non những kỹnăng sống cơ bản nào, chưa biết vận dụng từ những kế hoạch định hướng chung để rènluyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non.Đa số giáo viên lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm nhưng việc đổi mới phương phápgiảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thứcvươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh còn gặp nhiều khó khăn; giáo viên trẻtuổi ít hơn, năng động, sáng tạo nhưng lại khó trong công tác bồi dưỡng do nhận thức vềnghề chưa sâu sắc.Từ những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện, tôi đã suy nghĩ, nghiêncứu tài liệu để tạo điều kiện thuận lợi giúp cha mẹ dạy trẻ mầm non các kỹ năng sốngqua đề tài: “Kinh nghiệm dạy trẻ mầm non kỹ năng sống ”* Kết quả khảo sát thực tế : Khi chưa thực hiện đề tài kết quả như sau:TT Khả năng+ Mạnh dạn tự tinh+Kỹ năng hợp tác+Phát âm rõ lời+Kỹ năng tự lập, tự phục vụ+Lễ phép+Kỹ năng vệ sinh+Kỹ năng thích khám phá học hỏi+Kỹ năng tự kiểm soát bản thânSốtrẻKS13/257/2514/2510/2512/2514/2513/2512/25Đạt52%28%56%40%48%56%52%48%- Nhìn vào bảng khảo sát trên tôi thấy những biện pháp thông thường, chưa cóbiện pháp mới tác động thì chất lượng đạt được trên trẻ về các mức độ trung bình và yếucòn ở mức rất cao, số trẻ kỹ năng tự phục vụ và hợp tác còn thấp. Vì vậy tôi đã suy nghĩtrăn trở làm thế nào để có biện pháp hữu hiệu nhất trong việc thực hiện nâng cao hiệuquả cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi có kỹ năng sống đạt hiệu quả cao.2.2. Các giải pháp2.2.1: Lập kế hoạch cho trẻ luyện tập thường xuyên để phát triển các kỹ năngsống.Tổ chức các hoạt động cho trẻ luyện tập thường xuyên đóng vai trò chủ đạo trongviệc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Ở lứa tuổi mẫu giáo 3-4 tuổi, khả năng tập trung chúý và ghi nhớ có chủ định rất kém. Trẻ nhanh nhớ nhưng cũng nhanh quên. Nếu các kỹnăng chúng ta dạy trẻ không được cũng cố bằng cách luyện tập thường xuyên thì chúngsẽ dần mất đi. Ngược lại nếu ta có kế hoạch cho trẻ luyện tập thường xuyên thì các kỹnăng đó sẽ thành kỹ xảo, phát triển bền vững và không bị lãng quên. Việc tổ chức chotrẻ luyện tập phải có kế hoạch cụ thể, được tiến hành thường xuyên và không ngừngsáng tạo, có như vậy mới gây được hứng thú cho trẻ.Ví dụ : Hàng tuần vào sáng thứ 2, tôi thường tổ chức hoạt động trò chuyện cùngtrẻ khoảng 10 phút với tên mục là “Chuyện của bé” nhằm phát triển kỹ năng giao tiếpcho trẻ. Qua hoạt động này trẻ biết tự giới thiệu mình, biết lắng nghe, biết dùng ngônngữ của mình để kể về những chuyện trong 2 ngày nghỉ ở nhà của bé hay trao đổi cùngcô về chủ đề đang học. Cuối tuần cho trẻ nhận xét câu chuyện nào hay nhất sẽ đựơcnhận phần thưởng của cô.( Phần thưởng có thể là một bông hoa , một bức tranh vẽ mộtcon vật hay một hạt giống cây nảy mầm….Các phần thưởng được thay đổi theo từng chủđề). Kết quả, trẻ lớp tôi rất hứng thú khi tham gia buổi trò chuyện đầu tuần. Trẻ đã cóthói quen trước khi nói biết thưa cô, chào bạn và đặc biệt rất mạnh dạn tự tin khi kể“chuyện của mình” cho bạn nghe.Trong giờ hoạt động chiều của mỗi ngày, sau khi cho trẻ ôn bài cũ hoặc làm quenvới bài mới, tôi luôn dành thời gian khoảng 10 phút để tổ chức cho trẻ luyện tập thựchành các kỹ năng dưới dạng trò chơi. Cụ thể:Chiều thứ 2, tôi thường tổ chức cho trẻ thực hành các kỹ năng chăm sóc bản thânnhư rửa tay, lấy nước uống, cho đồ vào cặp….Mỗi hoạt động tôi chọn một trò chơi khácnhau.Ví dụ: Khi dạy trẻ cách mặc áo, tôi cho trẻ chơi trò chơi “Ai nhanh hơn, khéohơn”, cách chơi như sau: Cho 2 trẻ lên thi mặc áo, đầu tiên tôi gợi mở, giới thiệu với trẻcác thao tác mặc áo sau đó tổ chức cho trẻ chơi. Cả lớp đếm ngược cùng cô từ 10 đến 1,khi nghe hết giờ phải dừng tay, cô và các bé kiểm tra kết quả và tặng quà. Việc xác địnhnội dung cho trẻ thực hành, tôi dựa trên nguyên tắc cho trẻ làm quen từ dễ đến khó, từđơn giản đến phức tạp. Chẳng hạn, cũng dạy trẻ cách mặc áo nhưng tuần đầu tôi dạy trẻcách mặc áo có khuy bấm, tuần tiếp theo tôi dạy trẻ cách mặc áo có khuy cài và nhữngtuần sau là áo có khoá kéo. Lúc đầu trẻ thực hiện rất vụng về lúng túng nhưng do luyệntập thường xuyên và có kế hoạch nên các thao tác của trẻ dần chính xác hơn. với cách tổchức có hệ thống và linh hoạt như vậy trẻ lớp tôi đã có kỹ năng chăm sóc bản thân tươngđối tốt.Chiều thứ 4, tôi tổ chức cho trẻ xem băng đĩa hoặc tranh ảnh có kèm những câuchuyện về các hành vi ứng xử đúng sai giữa con người với con người, giữa con ngườivới môi trường xung quanh trong chủ đề. Qua đó giáo dục trẻ kỹ năng ứng xử phù hợpvới xung quanh.Ví dụ: Dạy trẻ biết xếp ghế đúng nơi quy định như xếp nhẹ nhàng, không gây ồn,khi xếp ghế ngồi học phải xếp thẳng hàng theo đúng tổ của mình, khi ngồi ăn ghế phảixếp sát bàn, khi ra về phải xếp ghế vào góc lớp. Hoặc khi xếp dép phải xếp kẹp đôi, tổchim non xếp ngăn trên của giá dép, tổ hoa hồng xếp ngăn giữa, tổ thỏ con xếp ngăndưới… Nhờ được tham gia và nhắc nhở thường xuyên nên ý thức của trẻ trong việc chấphành các quy tắc cô đưa ra rất tốt.Chiều thứ 6, tôi tổ chức cho trẻ sắp xếp lại đồ dùng đồ chơi ở các góc nhằm pháttriền kỹ năng hợp tác và rèn thói quen sống gọn gàng ngăn nắp. Những tuần đầu, tôi chotrẻ quan sát cô và nghe cô giải thích vì sao phải làm như vậy? Cách sắp xếp như thế nàocho đẹp? Những tuần tiếp theo tôi chia tổ, yêu cầu mỗi tổ tự xếp mỗi góc chơi, thi xemđội nào xếp đúng, xếp đẹp và nhanh nhất. Rõ ràng khi tham gia hoạt động này, các kỹnăng hợp tác của trẻ được phát triển. Trẻ biết giúp đỡ nhau và nhắc nhở nhau cùng hoànthành nhiệm vụ một cách nhanh chóng. Từ việc tổ chức thường xuyên như vậy, các mốiquan hệ cũng như kỹ năng làm việc nhóm của trẻ được củng cố, bên cạnh đó đồ dùng đồchơi của lớp tôi luôn được xếp gọn gàng, ngăn nắp và rất khoa học.Với biện pháp này,các kỹ năng cần có luôn được củng cố và hoàn thiện một cách chính xác.2.2.2: Xác định nhiệm vụ cơ bản trong việc dạy trẻ kỹ năng sốngGiáo viên có thể làm được gì để dạy kỹ năng sống cho trẻ?- Giáo viên cần tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sựchuyên cần, tích cực của trẻ, giáo viên cần phải biết khai thác phát huy năng khiếu, tiềmnăng sáng tạo ở mỗi trẻ. Vì mỗi đứa trẻ là một nhân vật đặc biệt, phải giáo dục trẻ nhưthế nào để trẻ cảm thấy thoải mái trong mọi tình huống của cuộc sống.- Giáo viên cần thường xuyên tổ chức các họat động giáo dục chăm sóc giáo dụctrẻ một cách thích hợp tuân theo một số quan điểm: Giúp trẻ phát triển đồng đều các lĩnhvực: thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm- xã hội và thẩm mỹ. Phát huy tính tích cựccủa trẻ, giúp trẻ hứng thú, chủ động khám phá tim tòi, biết vận dụng vốn kiến thức, kỹnăng vào việc giải quyết các tinh huống khác nhau.- Giáo viên cần giúp trẻ có được những mối liên kết mật thiết với những bạn kháctrong lớp, trẻ biết chia sẻ chăm sóc, trẻ cần phải học về cách hành xử, biết lắng nghetrình bày và diễn đạt được ý của mình khi vào trong các nhóm trẻ khác nhau, giúp trẻluôn cảm thấy tự tin khi tiếp nhận các thử thách mới. Điều này liên quan tới việc đứa trẻcó cảm thấy thoải mái, tự tin hay không đối với mọi người xung quanh, cũng như việcmọi người xung quanh chấp nhận đứa trẻ đó như thế nào? Cần chuẩn bị cho trẻ sự tự tin,thoải mái trong mọi trường hợp nhất là trong việc ăn uống để chúng ta không phải xấuhổ vì những hành vi không đẹp của trẻ.- Thường xuyên liên hệ với phụ huynh để kịp thời nắm tình hình của trẻ, trao đổivới phụ huynh những nội dung và biện pháp chăm sóc và giáo dục trẻ tại nhà, bàn bạccách giải quyết những khó khăn gặp phải.2.2.3: Cụ thể hóa nội dung của những kỹ năng cơ bản mà giáo viên cần dạytrẻ:+ Kỹ năng sống tự tin : Một trong những kỹ năng đầu tiên cần chú tâm là pháttriển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả vềcá nhân cũng như trong mối quan hệ với những người khác. Kỹ năng sống này giúp trẻluôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống ở mọi nơi.+ Kỹ năng sống hợp tác: Bằng các trò chơi, câu chuyện, bài hát giúp trẻ học cáchcùng làm việc với bạn, đây là một công việc không nhỏ đối với trẻ lứa tuổi này. Khảnăng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cảm thông và cùng làm việc với các bạn.+ Kỹ năng thích tò mò, ham học hỏi, khả năng thấu hiểu: Đây là một trong nhữngkỹ năng quan trọng nhất cần có ở trẻ vào giai đoạn này là sự khát khao được học, sửdụng nhiều tư liệu và ý tưởng khác nhau để khêu gợi tính tò mò tự nhiên của trẻ. Nhiềunghiên cứu cho thấy rằng, các câu chuyện hoặc các hoạt động và tư liệu mang tính chấtkhác lạ thường khêu gợi trí não nhiều hơn là những thứ có thể đoán trước được.+ Kỹ năng giao tiếp: cần dạy trẻ biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng củamình cho người khác hiểu, trẻ cần cảm nhận được vị trí, kiến thức của mình trong thếgiới xung quanh nó.Đây là một kỹ năng cơ bản và khá quan trọng đối với trẻ. Nó có vị trí chính yếukhi so với tất cả các kỹ năng khác như đọc, viết, làm toán và nghiên cứu khoa học. Nếutrẻ cảm thấy thoải mái khi nói về một ý tưởng hay chính kiến nào đó, trẻ sẽ trở nên dễdàng học và sẽ sẵn sàng tiếp nhận những suy nghĩ mới. Đây chính là yếu tố cần thiết đểgiúp trẻ sẳn sàng học mọi thứ.Ví dụ: Giờ đón trẻ tôi trò chuyện cùng trẻ về cách giao tiếp để tự bảo vệ mình:Nếu lạc đường con sẽ tìm đến ai để hỏi? con hỏi như thế nào?Nếu bị ai bắt nạt con kêu cứu như thế nào?Hay có khách đến lớp các con phải làm gì?…Ngoài ra, ở trường mầm non giáo viên cần dạy trẻ nghi thức văn hóa trong ănuống qua đó dạy trẻ kỹ năng lao động tự phục vụ, rèn tính tự lập như: Biết tự rửa taysạch sẽ trước khi ăn, chỉ ăn uống tại bàn ăn, biết cách sử dụng những đồ dùng, vật dụngtrong ăn uống một cách đúng đắn, ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ khônggây tiếng ồn, ngậm miệng khi nhai thức ăn, biết mời trước khi ăn, cảm ơn sau khi ăn,biết tự dọn, cất đúng chỗ bát, chén, thìa … hoặc biết giúp người lớn dọn dẹp, ngồi ngayngắn, ăn hết suất. không làm ảnh hưởng đến người xung quanh.2.2.4 : Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mọi lúc mọi nơi. Phát triển các kỹ năngsống qua việc tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh trong nhà trường.Từ việc phối hợp với phụ huynh, tôi có thêm thông tin về các kỹ năng sống củatrẻ ở nhà . Từ đó tôi có kế hoạch cụ thể và lựa chọn phương pháp giáo dục kỹ năng sốngcho trẻ phù hợp bằng cách giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mọi lúc mọi nơi.Để việc làm có hiệu quả, trước tiên tôi thực hiện nghiêm túc chế độ giờ giấc trongsinh hoạt hàng ngày của trẻ. Đây là một trong những nhân tố giáo dục có tác dụng thúcđẩy mạnh mẽ phẩm chất cá nhân, khả năng tuân thủ yêu cầu của người lớn và khả năngđịnh hướng về thời gian cho trẻ. Tôi đã căn cứ vào nội dung cụ thể của từng hoạt độngđể lựa chọn nội dung lồng ghép cho phù hợp.Thông qua giờ đón trẻ, tôi lồng ghép giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ ( Biết lễphép chào cô, chào bố mẹ, hỏi han bạn….Hoặc tôi lồng ghép kỹ năng tự phục vụ bảnthân và chấp hành quy định của lớp.Ví dụ: Tôi dạy trẻ biết cất cặp vào giá, biết xếp dép lên giá, đi vệ sinh đúng nơiquy định…..)Thông qua hoạt động có chủ định, đây là một trong những hoạt động để tôi tíchhợp có hiệu quả nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Tôi căn cứ vào nội dung củatừng tiết học để tích hợp một cách hài hoà, không ôm đồm.Ví dụ: Qua việc trò chuyện quan sát Cầu trượt. Trẻ nhận biết được một số nguyênnhân gây ngã, gây tai nạn và biết cách phòng tránh nguy cơ gây ngã. Các kỹ năng tôidạy trẻ đó là:- Kỹ năng giao tiếp: Trẻ biết lắng nghe cô, bạn, nêu ý kiến, chia sẻ thông tin.- Kỹ năng xử lý tình huống: Khi ngồi trên cầu trượt bé cần làm gì?( Vịn hai tay vào 2thành của cầu trượt, rồi đẩy người cho trượt xuống. Nếu bạn nào trượt nhanh bị ngã thìthì bạn chơi cùng nhanh chóng đở bạn dậy hoặc chạy đến gọi cô …)- Kỹ năng ra quyết định: Làm gì hay không làm gì để phòng tránh ngã? ( Không trượtquá nhanh, không xô đẩy bạn khi ngồi trên Cầu trượt, vịn chắc thanh cầu trượt…)Ví dụ : Qua tiết học KPKH: Trò chuyện một số bộ phận trên cơ thể, tôi dạy trẻ kỹnăng sau: Kỹ năng chăm sóc bản thân: Trẻ có một số kỹ năng và có ý thức giữ gìn, bảovệ các bộ phận trên cơ thể. Kỹ năng giao tiếp tự tin: Khi trả lời phải đứng thẳng, mắtnhìn thẳng vào cô, nói to, rõ ràng….Kỹ năng tuân thủ quy tắc giờ học như muốn nóiphải giơ tay, chờ đến lượt cô mời mới được nói, không nói leo, tập chung chú ý nghecô…Chính vì thế trẻ lớp tôi học rất ngoan, trong giờ học biết chú ý lắng nghe, tuân thủtheo sự hướng dẫn của cô và đặc biệt rất tự tin khi trả lời câu hỏi cô đưa ra.-Thông qua hoạt động ngoài trời tôi đã lồng ghép dạy trẻ nhiều kỹ năng khác nhau.Ví dụ: Thông qua giờ hoạt động góc, chúng ta biết rằng: “Trẻ học bằng chơi, chơimà học”. Vì thế qua việc tham ra chơi ở các góc thì các kỹ năng sống đựơc trẻ tiếp thumột cách dễ dàng nhất. Hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non đó là hoạt động vui chơi,“Học mà chơi, chơi mà học”. Trong quá trình vui chơi trẻ được thể hiện mình. Đồng thờivui chơi cũng giúp trẻ được ôn luyện, củng cố những kiến thức đã được học của trẻ giúptrẻ ghi nhớ lâu nhất những gì trẻ tiếp thu được. Khi nội dung chơi lành mạnh hình thànhcho trẻ có thái độ tích cực đối với hiện thực, có tinh thần trách nhiệm với người khác, cólòng thương người…Thông qua chơi hình thành những hành vi xã hội, hình thành nhữngphẩm chất đạo đức quý giá và đúng đắn. Xuất phát từ đặc điểm trên của trẻ tôi nhận thấytrong quá trình hướng dẫn trẻ chơi, thông qua trò chơi người giáo viên tác động lên mọimặt của cá nhân trẻ và đặc biệt là hành vi lễ giáo của trẻ. Do vậy không thể cho trẻ chơitự do mà cô giáo hướng dẫn trẻ chơi để kịp thời uốn nắn những hành vi chưa tốt của trẻ.Ví dụ : Qua góc chơi phân vai mẹ con, trẻ học được các kỹ năng như: Kỹ nănggiao tiếp ( giao tiếp giữa mẹ với con, trẻ biết nói nựng con, dặn dò con), kỹ năng chămsóc ( biết lấy nước cho con uống, xúc bột cho con ăn), kỹ năng hợp tác ( trẻ học đượccách chơi trong nhóm như biết trò chuyện chia sẻ với bạn bên cạnh…. Sau khi chơixong trẻ biết cất đồ chơi đúng nơi quy định.Không chỉ ở góc phân vai trẻ mới học được các kỹ năng sống mà ở tất cả các gócchơi khác thì các kỹ năng của trẻ đều có thể được cũng cố và phát huy.Ví dụ: Ở góc xây dựng, trẻ có kỹ năng hợp tác, làm việc theo nhóm. Trẻ ở lớp tôiđã biết tự phân vai chơi cho nhau và chơi rất đoàn kết, không tranh giành đồ chơi củanhau và đã biết cùng nhau tạo nên công trình đẹp.Qua việc tổ chức bữa ăn cho trẻ, tôi tập cho trẻ làm một số công việc tự phục vụqua đó hình thành ở trẻ một số kỹ năng sử dụng đồ dùng ăn, uống đúng cách và hành vivăn hoá văn minh như:- Cách dùng ca, cốc, bát, thìa.- Cách rót nước, chia thức ăn.- Chuẩn bị bàn ghế cho bữa ăn (gấp khăn lau, tự chia đĩa, chia bát…)- Trẻ được tập luyện một số thói quen hành vi văn minh trong ăn uống ( Trẻ biết mời cô,mời bạn, biết vệ sinh cá nhân trước và sau khi ăn, biết giữ vệ sinh chung và hành vi vănhoá như không nói chuyện khi ăn, ho hoặc ngáp phải quay ra ngoài đồng thời lấy tay chemiệng, biết nhặt cơm rơi bỏ vào đĩa và lau tay…)Khi tổ chức giấc ngủ cho trẻ, tôi dạy trẻ biết tự mình lấy cất gối đúng nơi quyđịnh, biết lau chùi chân trước khi lên sạp, đi nhẹ, nói khẽ, không làm ồn khi bạn đangngủ.Ngoài ra tôi còn lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ vào các hoạt động kháctrong ngày như ăn phụ chiều, hoạt động chiều, vệ sinh, trả trẻ….Bằng việc tạo tìnhhuống có vấn đề để trẻ suy nghĩ và giải quyết qua đó trẻ được cũng cố các kỹ năng củamình.Tóm lại, cần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mọi lúc mọi nơi, đảm bảo tính liêntục để mỗi kỹ năng, phẩm chất mới được hình thành sẽ trở thành thói quen, thành thuộctính vững chắc trong nhân cách trẻ. Tuy nhiên không nên lạm dụng tích hợp quá nhiềusẽ làm ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động chính cũng như sẽ gây tâm lý nặng nề chotrẻ khi tham ra vào các hoạt động đó. Sau mỗi hoạt động, tôi nhận xét đánh giá các kỹnăng đạt được trên trẻ bởi đây cũng là một trong những biện pháp giáo dục kỹ năng sốngcho trẻ rất hiệu quả.Nội dung phong trào“ Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn và hiệuquả”, trong đó có nội dung: Nhà trường cần tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thaomột cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh. Tổ chứccác trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứatuổi của học sinh.- Làm đồ chơi dân gian; sáng tác bài hát, điệu múa thể loại dân ca cho trẻ ở lứatuổi mầm non.- Tăng cường tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động văn nghệ, vui chơigiải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi của trẻ mầm non. Đưa ca dao hò khoan LệThuỷ vào chương trình giáo dục trẻ.- Duy trì biện pháp tăng cường cho trẻ chơi các trò chơi dân gian trong giờ hoạtđộng ngoài trời, trẻ được xem các câu chuyện cổ tích, hỏi đáp về nội dung các câuchuyện.- Tổ chức các hoạt động văn nghệ, vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứatuổi của trẻ mầm non. Huy động và tạo điều kiện để có sự tham gia hoạt động đa dạngvà phong phú của cha mẹ trẻ em, các tổ chức, lực lượng xã hội, cá nhân trong việc giáodục văn hóa, truyền thống, giáo dục lòng yêu nước cho trẻ.-Tổ chức hoạt động nghệ thuật cho trẻ, tổ chức hoạt động phát triển tư duy để pháttriển kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống tự tin, phát triển tình cảm, nhận thức ở trẻ.- Tổ chức văn nghệ gồm nhiều thể loại, đa dạng nội dung, hình thức biểu diễnnhằm huy động sự tham gia của cha mẹ trẻ em, các tổ chức, lực lượng xã hội, cá nhântrong việc giáo dục văn hóa, truyền thống, giáo dục lòng yêu nước cho trẻ và qua đótuyên truyền về hiệu quả giáo dục mầm nonĐồng thời hàng tuần vào sáng thứ hai tổ chức cho toàn trường tập thể dục buổi sáng quanhững các nền nhạc, qua đó giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động và giáo dục trẻ lòngyêu quê hương, đất nước.2.2. 5: Tuyên truyền các bậc cha mẹ cách dạy trẻ kỹ năng sống cơ bản.Trước hết, giáo viên, phụ huynh phải là tấm gương cho trẻ noi theo, luôn gương mẫu,yêu thương, tôn trọng và đối xử công bằng với trẻ, tạo điều kiện tốt nhất để trẻ được vuichơi, học tập với môi trường an toàn, thân thiện.Cô giáo và cha mẹ cần thống nhất phương pháp để giáo dục trẻ như vậy trẻ mới học vàáp dụng được các kỹ năng trong cuộc sống hàng ngày.Việc dạy trẻ những kỹ năng đó phải là một quá trình. Nhiều phụ huynh cho rằng conmình còn quá bé để hiểu được những điều đó cũng như nghĩ rằng trẻ mẫu giáo vẫn đượcsống trong sự bao bọc, bảo vệ tuyệt đối của bố mẹ. Những trên thực tế, không phải lúcnào cha mẹ cũng ở bên con khi có tình huống xấu. Cô giáo phối hợp cùng phụ huynhkhéo léo dạy trẻ cách giữ gìn và bảo vệ các cơ quan, bộ phận trên cơ thể, giúp trẻ chủđộng, cảnh giác với tình huống khi có người quan tâm thái quá đến cơ thể của trẻ. Dạytrẻ một số cách phản kháng và bảo vệ bản thân.Song song với việc thực hiện biện pháp giáo dục trên, là giáo viên chủ nhiệm lớp, tôiluôn ý thức được tầm quan trọng của việc phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường. Việcdạy kỹ năng sống cho trẻ không phải là chuyện một sớm một chiều mà là cả một quátrình. Các kỹ năng sống phải được giáo dục, rèn luyện đồng nhất thì mới bền vững vàthành kỹ xảo. Nếu chỉ dạy kỹ năng sống cho trẻ ở trường thôi thì chưa đủ. Bên cạnh đó,môi trường gia đình rất thích hợp để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Trẻ được tiếp thucác kỹ năng thông qua gia đình một cách tự nhiên, nhẹ nhàng mà lại hiệu quả cao. Mặtkhác, nuôi dạy con luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh nhất là trongthời buổi hiện nay, ai cũng muốn con mình đạt thành tích cao trong học tập cũng nhưtrưởng thành hơn về mặt nhân cách. Tuy nhiên việc làm thế nào để có thể giúp trẻ pháthuy được khả năng tiềm ẩn? Làm thế nào để trẻ có những kỹ năng sống tốt nhất thìnhiều phụ huynh còn lúng túng trong vấn đề này. Trên thực tế nhiều phụ huynh chưa cókiến thức về kỹ năng sống, không biết kỹ năng sống bao gồm những kỹ năng nào? Cầngiáo dục trẻ từ đâu, dạy trẻ những gì? Chính vì vậy mà tôi phải tuyên truyền đến các bậcphụ huynh để họ hiểu tầm quan trọng của kỹ năng sống, những kiến thức cần dạy trẻ,phương pháp dạy trẻ như thế nào để trẻ tiếp thu một cách thoải mái, tự nhiên. Việc tuyêntruyền đến các bậc phụ huynh được tiến hành trong giờ đón, trả trẻ, thông qua bảngtuyên truyền, thông qua việc mời phụ huynh tham quan hoặc tham ra trực tiếp vào cáchoạt động của lớp hay thông qua buổi họp phụ huynh. Cụ thể:Thông qua giờ đón trẻ, tôi đã trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ, vệ sinh cánhân, những phản ứng kém linh hoạt cũng như những kỹ năng của trẻ để cùng phụhuynh giáo dục trẻ, giúp trẻ chủ động trong các hoạt động..Thông qua bảng tuyên truyền với phụ huynh. Đây là nơi trao đổi thông tin với phụhuynh rất hiệu quả. Theo từng chủ đề tôi có đánh máy nội dung giáo dục kỹ năng sốngcho trẻ mà cô đang dạy trẻ ở trên lớp. .Thông qua các buổi hợp phụ huynh, tôi cũng đã chủ động lồng ghép nội dung giáo dụckỹ năng sống cho trẻ đến các bậc phụ huynh.Cha mẹ cần phối hợp với giáo viên một cách chặt chẽ và hợp lý bằng việc tham giavào quá trình giáo dục trong nhà trường. Giáo viên mời cha mẹ tham gia vào các buổitrao đổi, tọa đàm, tham gia đầy đủ các buổi họp phụ huynh học sinh và dự một số hoạtđộng học của trẻ ở lớp.Tăng cường kể cho trẻ nghe các câu chuyện cổ tích qua đó rèn luyện đạo đức chotrẻ, giúp trẻ hoàn thiện mình, biết đọc sách, dạy trẻ yêu thương bạn bè, yêu thương conngười. Tạo hứng thú cho trẻ nhỏ qua các truyện bằng tranh tùy theo lứa tuổi, gợi mở tínhtò mò, ham học hỏi, phát triển khả năng thấu hiểu ở trẻ.Khi còn nhỏ cha mẹ cần dành ra 15 phút / ngày để trò chuyện, đọc sách cho trẻnghe các loại sách phù hợp với lứa tuổi. Khi trẻ có thể tự đọc được lúc đó việc đọc sáchtrở thành là niềm vui có giá trị và có ý nghĩa hơn giúp trẻ phát triển sự ham hiểu biết,tìm tòi phát triển nhân cách của trẻ.Cô giáo, cha mẹ giúp trẻ phát triển sở thích, ý thích của mình và đảm bảo rằngngười lớn có thể cung cấp thêm phương tiện để trẻ thực hiện ý thích đó.Ví dụ: như trẻ thích vẽ, ngoài việc cho trẻ học năng khiếu vẽ thì cô giáo, cha mẹcó thể cho trẻ thêm bút màu, giấy vẽ và hãy chỉ cho trẻ cách lưu giữ các bức tranh để tạothành một bộ sưu tập tranh vẽ của chính trẻ hoặc triển lãm tranh của trẻ ở góc nhỏ trongnhà.Cô giáo, cha mẹ cần dạy trẻ những nghi thức văn hóa trong ăn uống, biết cách sửdụng các đồ dùng ăn uống; hơn nữa trẻ sẽ được dạy cách sử dụng các đồ dung đúngchức năng một cách chính xác và thuần thục.Việc này được thực hiện trong giờ học, giờsinh hoạt hàng ngày của trẻ tại lớp và trong bửa cơm gia đình.Cụ thể: Trẻ được làm quen với những đồ dùng, vật dụng khác nhau, (bộ đồ bếp,bộ đồ ăn, bộ đồ uống). Sự sạch sẽ, gọn gàng, một thói quen nề nếp, sự sắp đặt ngăn nắp,ngay ngắn những bộ đồ dùng, vật dụng, thái độ, ăn uống từ tốn, không vội vã, không khícởi mở, thoải mái và đầm ấm, những cuộc trao đổi nhẹ nhàng, dễ chịu… tất cả nhữngyếu tố trên sẽ giúp trẻ có thói quen tốt để hình thành kỷ năng tự phục vụ và ý nghĩa hơnlà kỹ năng sống tự lập sau này.2.2. 6: Thực hiện nhiệm vụ dạy trẻ kỹ năng sống.Tôi thực hiện kế hoạch giáo dục, kế hoạch đánh giá trẻ bằng việc bảng đánh giátrẻ, quan sát ghi chép hàng ngày từng chi tiết về sự tiến bộ của trẻ, các mối quan hệ vớicô, với bạn, ghi chép những kỹ năng trẻ đạt được trong mỗi ngày làm căn cứ, thước đođể đánh giá cuối mỗi độ tuổi, cuối giai đoạn phát triển của trẻ theo từng độ tuổi. Cũng từbiện pháp này, giáo viên sẽ có điều kiện lưu trữ dữ liệu, sản phẩm để đánh giá trẻ, đồngthời có cơ sở để thay đổi, bổ sung các biện pháp giáo dục từng trẻ vì trẻ con rất khácnhau và giúp trẻ hình thành các kỹ năng sống.Nhiều bậc cha mẹ rất e ngại khi tham gia vào quá trình giáo dục trẻ, hơn nữaphần lớn cha mẹ thường lúng túng khi lựa chọn hình thức thực hiện. Tôi đã trang bị cácbảng thông tin dành cho phụ huynh , các bậc cha mẹ có thể đọc, quan sát theo dõi dễdàng giúp nhà trường tuyên truyền đến cha mẹ của trẻ những kết quả giáo dục ở conmình, tạo điều kiện cho giáo viên trao đổi hai chiều với các bậc cha mẹ những vấn đề cóliên quan đến trẻ, các thông tin của lớp, thông tin sức khỏe, ngược lại các bậc cha mẹ cóthể ghi chép những yêu cầu, đề nghị, thông tin cần trao đổi với giáo viên.Nhằm tạo môi trường đọc sách cho con trẻ, tôi đã trang bị, đóng các kệ sách thưviện tại góc học tập, trang trí đẹp với nhiều tên gọi khác nhau theo chủ đề : “Thư việntrường mầm non”; “tủ sách gia đình”; “dinh dưỡng trẻ thơ”; “những con vật đáng yêu”;thiết kế phân chia nhiều ngăn để sách, truyện nhiều kích cở, vừa tầm trẻ. Khuyến khíchcác bậc cha mẹ tăng cường đọc sách cho trẻ nghe.Tham gia hội thảo“ Trường học thân thiện, an toàn và hiệu quả” khi nhà trường tổchức. Đây cũng là cơ hội giúp tôi đúc rút kinh nghiệm mà tôi đang nghiên cứu, khai thácđể đánh giá kết quả, rút ra bài học kinh nghiệm.Lập kế hoạch, phổ biến những thông tin hỏi đáp trong việc thực hiện xây dựngphong trào“ Trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn và hiệu quả”; lập phương án triển khaiđến giáo viên, nhân viên về công tác đảm bảo an toàn cho trẻ, xây dựng các tiêu chíđánh giá và thực hiện cam kết đảm bảo an toàn cho trẻ giữa Hiệu trưởng và giáo viên,nhân viên nhằm giúp đội ngũ có định hướng thực hiện kế hoạch cụ thể và đạt kết quả.Trang trí sân trường các khẩu hiệu nhắc nhở giáo viên, người lớn phải gương mẫunhư: “Mỗi cô giáo là tấm gương sáng về đạo đức, tự học, sáng tạo” bằng chính hình ảnhgiáo viên và học sinh của trường, đặc biệt chú ý đưa hình ảnh đẹp của các trẻ giúp trẻ tựđiều chỉnh hành vi, giúp trẻ thể hiện bản thân và luôn biết giữ gìn, là điều kiện để khenngợi sự cố gắng của trẻ.*KẾT QUẢTừ những cố gắng nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, sự đồng thuậnhợp tác của tập thể sư phạm, sự ủng hộ tích cực của các bậc cha mẹ đã giúp tôi đạt đượcmột số kết quả trong việc dạy trẻ mầm non các kỹ năng sống cơ bản thể hiện ở các kếtquả sau:- Kết quả trên trẻ:- 100% trẻ đều được cha mẹ tạo mọi điều kiện khuyến khích khơi dậy tình tò mò,phát triển trí tưởng tượng, năng động, mạnh dạn, tự tin, 100% trẻ 3-4 tuổi được rènluyện khả năng sẳn sàng học tập ở trường phổ thông hiệu quả ngày càng cao.- 100% trẻ có thói quen lao động tự phục vụ, được rèn luyện kỹ năng tự lập; kỹnăng nhận thức; kỹ năng vận động thô, vận động tinh thông qua các hoạt động hàngngày trong cuộc sống của trẻ;- 100% trẻ được rèn luyện kỹ năng xã hội; kỹ năng về cảm xúc, giao tiếp; chungsống hòa bình, và tuyệt đối không xảy ra bạo hành trẻ em ở trường cũng như ở gia đình.- 100 % trẻ được giáo dục, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, được bảo vệ sức khỏe, đượcbảo đảm an toàn, phòng bệnh, được theo dõi cân đo bằng biểu đồ phát triển.- Trẻ đi học đều hơn, đạt tỷ lệ chuyên cần đạt từ 97% trở lên và ít gặp khó khăn khiđến lớp, có kỹ năng lao động tự phục vụ, trực nhật, sắp xếp bàn ăn, tự chuẩn bị khăn ăn,chén, tô, muỗng ….trong các giờ ăn, biết phân công trực nhật sắp xếp bàn ăn, tự xếp gốitrước và sau khi ngủ …Qua việc thực hiện các biện pháp mới sáng tạo trong việc dạy trẻ các kỹ năngsống tôi đã thu được kết quả sau:* Kết quả khảo sát cuối năm của lớp tôi như sau:TTKhả năngSố trẻ KSđầu năm+ Mạnh dạn tự tinh13/25+Kỹ năng hợp tác7/25+Phát âm rõ lời14/25+Kỹ năng tự lập, tự phục vụ 10/25+Lễ phép12/25+Kỹ năng vệ sinh14/25+Kỹ năng thích khám phá13/25học hỏi+Kỹ năng tự kiểm soát bản12/25thânĐạtSố trẻ KSĐạt52%28%56%40%48%56%cuối năm23/2521/2523/2522/2523/2524/2552%23/2592%48%22/2588%92%84%92%88%92%96%Nhìn vào bảng khảo sát trên tôi thấy số trẻ có các kỹ năng tự phục vụ trong cuộc sốngtăng lên rõ rệt, số trẻ ở các mức độ trung bình và yếu giảm xuống đáng kể. Vì vậy có thểkết luận rằng với những biện pháp thông thường rập khuôn, máy móc như thực trạnghiện nay thì chất lượng thu được trên trẻ rất thấp. Nếu chúng ta biết vận dụng sáng tạolinh hoạt các biện pháp như tôi đã làm ở trên thì hiệu quả của việc dạy trẻ các kỹ năngsống sẽ được nâng lên rõ rệt.-Kết quả từ phía các bậc cha mẹ:- Các bậc cha mẹ đã có thói quen liên kết phối hợp chặt chẽ với cô giáo trong việcdạy trẻ các kỹ năng sống, trao đổi với giáo viên bằng nhiều hình thức thông qua bảngthông tin dành cho cha mẹ, bảng đánh giá trẻ ở lớp, sổ bé ngoan;- Giao tiếp giữa cha mẹ và con cái tốt hơn, đa số cha mẹ dịu dàng, ít la mắng trẻ,thay đổi trong cách rèn kỹ năng cho trẻ, phân việc cho trẻ, không cung phụng trẻ tháiquá, không còn hình ảnh ba bế con, mẹ đi sau xách cặp cho con, tranh thủ đút cho conăn, ngược lại xuất hiện khá nhiều hình ảnh trẻ tự đeo ba lô, tự đi lên lầu, tự xúc cơm …..- Cha mẹ cảm thấy mản nguyện với thành công của trẻ, tin tưởng vào kết quả giáodục của nhà trường, chia sẻ những khó khăn của cô giáo, cung cấp vật liệu, phụ giúpgiáo viên trang trí lớp, làm đồ chơi.- Về phía giáo viên và nhà trườngCô giáo thường xuyên trò chuyện với trẻ, trả lời những câu hỏi của trẻ đặt rakhông la mắng, giải quyết hợp lý, công bằng với mọi tình huống xảy ra giữa các trẻtrong lớp.Trong giảng dạy, chú ý đến hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm nhiều hơn,Mạnh dạn, tự tin điều khiển các cuộc họp phụ huynh học sinh, biết tự chuẩn bị,phối hợp chặt chẽ, trao đổi thừơng xuyên với cha mẹ trẻ.Trong các năm qua, nhà trừơng đã tổ chức nhiều phong trào, hội thi, lễ hội dànhcho trẻ như: Lễ hội trăng rằm, hội thi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian…III. PHẦN KẾT LUẬN3.1. Ý nghĩa của đề tài:Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là quá trình giáo dục lâu dài , ở mọi lúcmọi nơi và rất quan trọng vì giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáodục quốc dân tạo những tiền đề cho việc hình thành nhân cách con người mới. Việc giáodục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi thông qua mọi hoạt động trong cuộc sống sinh hoạthàng ngày ở trường mầm non và ở gia đình trẻ. Vì vậy để giáo dục trẻ 3-4 tuổi kỹ năngsống ngay từ nhỏ giúp trẻ hiểu biết về môi trường giáo dục và môi trường xã hội, có ýthức, hành vi tốt và biết sống thân thiện, có trách nhiệm với cộng đồng xã hội.trẻ em như một tờ giấy trắng, ngây thơ, trong trắng nếu ta viết lên đó những điều tốt thìtrẻ sẽ tốt, nhưng khi ta viết lên đó những điều xấu thì tương lai của các em sẽ không tốtđẹp. trẻ em góp phần không nhỏ trong việc tiếp nối, lĩnh hội những tri thức mới là nềntảng của sự phát triển của đất nước sau này. Giáo dục trẻ biết chào hỏi khi gặp ngườilớn, biết dạ thưa khi trả lời, biết nhận lỗi và nói lời xin lỗi, cám ơn đúng tình huống.Giáo dục trẻ biết xếp hàng chờ tới lượt, không tranh giành đồ chơi của bạn, biết chia sẽ,nhường nhịn và giúp đỡ bạn cùng chơi. Môi trường trong nhà trường phải theo phươngchâm lấy trẻ làm trung tâm, tạo cho trẻ biết cách giải quyết vấn đề. Môi trường hoạtđộng để giáo dục trẻ ở đó người lớn phải luôn mẫu mực và làm gương cho trẻ noi theo.Tạo môi trường thân thiện với trẻ, gần gũi thương yêu và luôn giúp đỡ trẻ thấy tự tin ,thoải mái. Việc dạy cho trẻ biết lễ phép không chỉ có tác dụng uốn nắn khuôn khổ chotrẻ từ nhỏ mà còn có tác dụng giúp cho trẻ ngoan ngoãn và nghe lời cô giáo và bố mẹnhiều hơn.Với vai trò là người làm công tác giáo dục tôi nhận thức đúng đắn về vai trò vàtầm quan trọng của công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Qua việc áp dụng nhữngbiện pháp mới, tôi thấy trẻ linh động hơn, nhanh nhẹn hơn, Nhân cách ý chí tình cảmcủa trẻ được hình thành. Bằng sự chủ động linh hoạt vận dụng các nội dung giáo dục kỹnăng sống vào các hoạt động khác nhau làm cho trẻ hứng thú, tập trung, giúp trẻ thể hiệnđược sự khéo léo, óc tưởng tượng, sự giao lưu giữa bạn bè. Giáo viên sáng tạo hơn trongviệc làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ, biết tìm ra các giải pháp để thực hiện tốt chất lượngchăm sóc giáo dục trẻ. Bản thân tôi sẽ cố gắng học hỏi hơn nữa để tìm ra những giảipháp tối ưu nhằm đem lại kết quả tốt nhất cho trẻ.Cần khẳng định việc đứa trẻ thích nghi nhanh hay chậm, hình thành những kỹnăng sống diễn ra lâu hay mau phụ thuộc rất nhiều vào mức độ đúng đắn trong việcchuẩn của người lớn đối với đứa trẻ và góp phần hình thành cho trẻ những hành vi vănminh để dần dần hoàn thiện nhân cách tốt đẹp của truyền thống con người Việt Nam phùhợp với mọi chuẩn mực đạo đức xã hội một cách tự nguyện.3.2. Kiến nghị, đề xuất:Từ những việc làm cụ thể và kết quả đạt được như vậy để nâng cao chất lượngdạy kỹ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non nói chung và trường mầm non nơi tôigiảng dạy nói riêng. Tôi xin mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượngdạy kỹ năng sống cho trẻ. Cụ thể như sau:*Đối với Ban Giám hiệu:- Ban Giám hiệu luôn tổ chức các buổi hội thảo về chuyên đề dạy trẻ kỹ năng sống đểgiáo viên được trao đổi những vướng mắc trong việc dạy trẻ.* Đối với giáo viên:- Trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ, giáo viên phải linh hoạt, cóóc sáng tạo. Thường xuyên thay đổi các hình thức và sử dụng các thủ thuật, giúp trẻhứng thú và hoạt động một cách tích cực.- Thường xuyên bổ sung và thay đổi các hình thức trong dạy kỹ năng sống cho trẻmột cách sáng tạo.- Biết vận dụng biện pháp lồng ghép tích cực các hình thức tổ chức một cách khoahọc, nhẹ nhàng, thoải mái để khai thác tối đa hoạt động nhận thức về kỷ năng sống chotrẻ.- Bản thân mỗi giáo viên không ngừng học tập, trau dồi kiến thức để nâng caochuyên môn nghiệp vụ và trình độ nhận thức.* Đối với phụ huynh:- Đưa đón con em đi học đúng giờ và chuyên cần để đảm bảo trẻ được tiếp thukiến thức một cách có hệ thống, liên tục.- Phụ huynh cần trao đổi, phối hợp với giáo viên trong việc chăm sóc, nuôi dưỡngvà giáo dục trẻ để có biện pháp giáo dục mềm dẻo, phù hợp với trẻ ở nhà.- Phụ huynh cần tạo điều kiện giúp đỡ cho giáo viên trong việc sưu tầm cácnguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để phục vụ cho việc làm đồ dùng đồ chơi phát huyđược khả năng sáng tạo của trẻ.Trên đây là một số kinh nghiệm dạy trẻ kỷ năng sống mà tôi đã rút ra được trongquá trình giảng dạy nhằm giúp trẻ phát triển về mọi mặt đạo đức, nhân cách, phẩm chất,thẩm mỹ, trí tuệ và ngôn ngữ. Đồng thời trong quá trình viết vẫn còn những thiếu sótnhất định, tôi rất mong được sự góp ý xây dựng của các bạn đồng nghiệp, các cấp lãnhđạo giúp tôi ngày càng có nhiều sáng kiến kinh nghiệm hay trong giảng dạy bộ môn yêuthích.Tôi xin chân thành cảm ơn !