SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng nuôi dưỡng cho trẻ trường mầm non Hà Lan

Bạn đang xem tài liệu “SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng nuôi dưỡng cho trẻ trường mầm non Hà Lan”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỈM SƠN 
TRƯỜNG MẦM NON HÀ LAN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO 
CHẤT LƯỢNG NUÔI DƯỠNG CHO TRẺ 
TRƯỜNG MẦM NON HÀ LAN 
 	Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoa 
 	Chức vụ : 	Phụ trách trường 
	 	Đơn vị công tác: Trường Mầm non Hà Lan
 	SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý 
BỈM SƠN NĂM 2017
MỤC LỤC
STT
NỘI DUNG
TRANG
1
MỞ ĐẦU
2
2
1.1. Lý do chọn đề tài
2
3
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
 4
1.3. Đối tượng nghiên cứu
3
5
1.4. Phương pháp nghiên cứu
3
6
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
7
2.1.Cơ sở lý luận: 
3
8
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4
9
Thuận lợi
4
10
Khó khăn
4
11
 c. Kết quả thực trạng
5
12
2.3. Các giải pháp 
5
13
2.3.1- Công tác tham mưu
5
14
 2.3.2- Làm tốt công tác quản lý chỉ đạo về vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường
6
15
2.3.3- Chỉ đạo xây dựng thực đơn và tính khẩu phần ăn
7
16
2.3.4. Bồi dưỡng nâng cao công tác nuôi dưỡng cho đội ngũ giáo viên và tổ cấp dưỡng.
8
17
2.3.5- Công tác phối kết hợp với trạm y tế
9
18
2.3.6- Công tác phối hợp với các bậc phụ huynh
9
19
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
10
20
3.KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
12
21
*Kết luận
12
22
* Kiến nghị
12
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài: 
Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng cho trẻ chiếm vị trí rất quan trọng và được đặt lên hàng đầu trong môi trường chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Trẻ em sinh ra và lớn lên phụ thuộc hoàn toàn vào việc nuôi dưỡng của gia đình, bố, mẹ, những người thân và đặc biệt là sự chăm sóc nuôi dưỡng của các cô giáo mầm non khi trẻ còn dưới 6 tuổi.
Chính vì thế mà từ nhiều năm nay Vụ giáo dục Mầm non - Bộ GD&ĐT đã tổ chức các lớp tập huấn về dinh dưỡng trẻ em và chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non nấu ăn cho các cháu theo khẩu phần thực đơn, các món ăn thường xuyên được thay đổi để trẻ ăn ngon miệng, tăng sự tiêu hoá, hấp thu, giúp trẻ phát triển tốt, góp phần giảm tỉ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng trong trường mầm non. Mục tiêu chiến lược quốc gia về dinh dưỡng trong nhiều năm qua đã nêu rất rõ các quan điểm về định hướng chính của chiến lược: Hoạt động cải thiện dinh dưỡng là một hoạt động liên ngành, đòi hỏi sự chỉ đạo và trách nhiệm của nhà nước cũng như cộng đồng, của gia đình và toàn xã hội. Từ mục tiêu chiến lược quốc gia về dinh dưỡng, cũng như mục tiêu của Nghành giáo dục đã đưa chuyên đề dinh dưỡng rất cụ thể lồng ghép vào chương trình giáo dục mầm non. Hàng năm phòng giáo dục tổ chức tập huấn chuyên đề giáo dục dinh dưỡng vào dịp hè để bồi dưỡng nâng cao kiến thức nuôi dưỡng trẻ mầm non cho cán bộ giáo viên, nhân viên và nhấn mạnh tầm quan trọng của chuyên đề dinh dưỡng. Tôi nhận thấy rằng Là một cán bộ quản lý phải xác định được rõ vai trò, trách nhiệm của mình và cũng như của nhà trường, trong việc nuôi dưỡng để nâng cao chất lượng, phát triển thể lực cho trẻ. Một đứa trẻ phát triển tốt về mọi mặt thì đồng nghĩa với việc đầu tiên là trẻ được nuôi dưỡng tốt, trẻ được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng đảm bảo theo định lượng kcal, khẩu phần ăn phù hợp với từng lứa tuổi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường nuôi dưỡng an toàn, thân thiện hợp vệ sinh. 
Bản thân tôi là một cán bộ quản lý mới về nhận nhiệm vụ tại trường mầm non Hà Lan. Chính vì thế mà tôi luôn tìm hiểu, bám sát vào thực tế của nhà trường, của địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng trẻ mầm non. Sự phát triển toàn diện của trẻ và đặc biệt là phát triển thể chất giúp trẻ lớn lên khỏe mạnh sẽ là tiền đề cho sự phát triển tương lai sau này, đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển của xã hội. Xuất phát từ những yêu cầu trên, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng nuôi dưỡng cho trẻ” để nghiên cứu trong năm học 2016 – 2017.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trong nhà trường 
- Phát triển thể lực tốt cho trẻ ở các độ tuổi giúp trẻ phát triển toàn diện. 
- Nhằm nâng cao nghiệp vụ sư phạm về công tác nuôi dưỡng cho giáo viên và tìm ra những biện pháp hiệu quả và tối ưu nhất để chăm sóc các cháu.
- Thông qua nghiên cứu, học hỏi của bản thân để tích lũy được nhiều kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ quản lý và dần đưa chất lượng nuôi dưỡng nói riêng, các hoạt động chăm sóc giaó dục trong nhà trường nói chung ngày càng mang tính sát thực và đạt hiểu quả cao hơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Trẻ nhà trẻ và mẫu giáo học tại Trường mầm non Hà Lan
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp Quan sát
- Phương pháp tuyên truyền
- Phương pháp dùng lời
- Phương pháp Thực hành
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 2.1 Cơ sở lí luận
Xuất phát từ thực tế, công tác nâng cao sức khỏe cho trẻ mầm non và phòng chống suy dinh dưỡng là vấn đề mang tính xã hội, đòi hỏi các cấp, các nghành phải quan tâm và bắt tay vào cuộc. Tình trạng suy dinh dưỡng, hay bệnh béo phì ở trẻ em là vấn đề luôn được quan tâm và tìm ra hướng giải quyết. Nguyên nhân của những tình trạng này là do trẻ chưa được nuôi dưỡng với một điều kiện tốt nhất, trẻ chưa được chăm sóc chu đáo, hợp lý, khoa học. Một phần là do yếu tố chủ quan của gia đình, chưa coi trọng việc nuôi dưỡng trẻ, chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng là yếu tố quyết định cho mọi sự phát triển của một đứa trẻ. Một phần là do điều kiện hoàn cảnh của mỗi gia đình, không có đủ thời gian, kinh tế để quan tâm đến con em mình.
Dinh dưỡng là nhu cầu cần thiết cho sức khỏe của mỗi con người. Đặc biệt là đối với trẻ em, nếu trẻ không được nuôi dưỡng tốt sẽ chậm lớn, còi cọc, chậm phát triển. Ngược lại nếu trẻ em được chăm sóc tốt trẻ sẽ mau lớn khỏe mạnh, phát triển mạnh về mọi mặt, góp phần cho sự phát triển tương lai của đất nước. 
 Khoa học đã nghiên cứu và chứng minh sự cần thiết về dinh dưỡng cho cơ thể con người phải đảm bảo cung cấp được đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cho cơ thể đó là chất đạm, chất béo, chất bột đường, chất vitamin và muối khoángNếu dư thừa hoặc thiếu các chất này cơ thể sinh ra những bệnh tật nhất là đối với trẻ nhỏ. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý sẽ ảnh hưởng trực thiếp đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ. Xác định được tầm quan trọng của dinh dưỡng tôi đã chỉ đạo luôn duy trì và đảm bảo chế độ ăn hàng ngày và an toàn vệ sinh tuyệt đối, dinh dưỡng hợp lý, cân đối các chất trong các bữa ăn, cung cấp đầy đủ nhu cầu năng lượng của cơ thể trẻ. Chế biến các món ăn phong phú, thơm ngon, hấp dẫn, phù hợp với trẻ, tạo cảm giác ngon miệng cho trẻ khi ăn, trẻ ăn hết suất và đạt tiêu chuẩn về vệ sinh dinh dưỡng. Từ đó góp phần giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ trong nhà trường. Dựa vào tình hình thực tế của các bậc phụ huynh trong nhà trường, điều kiện gia đình bố, mẹ các cháu chủ yếu là làm nông nghiệp, một số gia đình làm công nhân ở các khu công nghiệp cho nên thời gian chăm chút cho các cháu là không có, thường để mặc cho ông bà chăm sóc và đưa đón trẻ đến trường. Vì thế mà đã có phần ảnh hưởng đến sự phát triển về thể lực của các cháu. Mặt khác là điều kiện kinh tế của từng gia đình, nên nhà trường xây dựng khẩu phần ăn theo thực đơn hàng ngày với mức giá cả thấp hơn so với mặt bằng chung của các trường mầm non trong thị xã. Mức ăn của các cháu nhà trẻ là 12.000đ/trẻ và các cháu mẫu giáo là 13.000đ/trẻ , gồm một bữa chính và một bữa phụ. Với mức ăn này để mà cân đối đảm bảo chất dinh dưỡng, đủ lượng đủ chất cho các cháu là có khó khăn. Đây cũng là những thách thức và khó khăn bước đầu đối với bản thân tôi khi nhận nhiệm vụ Phụ trách nhà trường. Nhưng không vì thế mà có thể làm cản trở và ảnh hưởng đến việc nuôi dưỡng các cháu. Tôi đã dần dần từng bước, xác định rõ từng nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách cần phải làm ngay. Quyết tâm cùng vơi tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, xây dựng được một môi trường nuôi dưỡng tốt trong nhà trường, tạo được lòng tin vớí Chính quyền địa phương, tạo được uy tín và sự tin tưởng tuyệt đối để thu hút sự quan tâm ủng hộ của các bậc phụ huynh.
2.2. Thực trạng của vấn đề
Năm học 2016 - 2017, được sự chỉ đạo của UBND và của Phòng giáo dục Thị xã Bỉm sơn, Phân công nhiệm vụ cho tôi Phụ trách trường mầm non Hà Lan, từ ngày 1/11/2016. Đây là niềm vinh dự và cũng là trọng trách rất lớn đối với bản thân tôi, năm đầu tiên đến một đơn vị mới với một chức vụ mới.Vì thế bước đầu có những bỡ ngỡ, băn khoăn, trăn trở của công tác quản lý mới. Trong quá trình công tác tôi đã gặp được rất nhiều thuận lợi và cũng gặp phải một số khó khăn.
a. Thuận lợi
	- Được sự quan tâm chỉ đạo tạo điều kiện giúp đỡ của Phòng GD&ĐT Thị xã Bỉm Sơn đã giúp tôi làm tốt công quản lý chỉ đạo chung các hoạt động của nhà trường, nhất là công tác nuôi dưỡng. 
	 - Là trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I vì thế cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ, đảm bảo phuc vụ cho công tác chăm sóc bán trú và nuôi dưỡng các cháu.
- Đội ngũ giáo viên của nhà trường trẻ,nhiệt tình, chu đáo, có trách nhiệm cao trong việc. 
- Khu dân cư của địa phương chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, vì thế mà nhà trường đã hợp đồng được một số loại thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc như rau, trứng, cá..để chế biến cho bữa ăn của các cháu.
-Bản thân luôn tâm huyết và quyết tâm đưa chất lượng nuôi dưỡng trong nhà trường đạt hiệu quả tốt nhất.
b. Khó khăn
 - Bản thân mới tiếp nhận công tác mới nên kinh nghiệm quản lý chưa nhiều, bước đầu tôi phải tìm hiểu và nắm bắt, làm quen với tình hình thực tế của nhà trường, của địa phương, của phụ huynh và các cháu.
- Trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho công tác nuôi dưỡng tuy đầy đủ, đảm bảo nhưng chưa được nâng cấp theo yêu cầu chuẩn. 
- Mức ăn đóng góp với số tiền còn thấp. 
 Trong bất kỳ một công việc nào cũng đều có những thuận lợi và khó khăn. Nhưng cái chính là sự nỗ lực của bản thân, tâm huyết với nghề, trách nhiệm cao với công việc. vì thế tôi luôn cố gắng khắc phục khó khăn để vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và mục đích quan trọng nhất là bằng mọi giá phải nâng cao chất lượng nuôi dưỡng cho các cháu.
c. Kết quả thực trạng
- Năm học 2016 – 2017 trường mầm non Hà Lan có 9 nhóm, lớp. trong đó có 3 nhóm trẻ và 6 lớp mẫu giáo với tổng số trẻ 230 cháu (Trong đó nhà trẻ 50 cháu và mẫu giáo là 180 cháu)
- Tổng số CBGV: 21 đồng chí. Trong đó (CBQL là 2đ/c. Nhà trẻ là 3đ/c. Mẫu giáo là 11 đ/c. Tổ cấp dưỡng có 4đ/c và 1 kế toán)
 - Trình độ chuyên môn: Đại học 10 đ/c. Cao đẳng 1đ/c. Trung cấp 3đ/c.
Qua khảo sát đầu năm cho thấy kết quả phát triển thể lực của các cháu được thể hiện cụ thể ở bảng đánh giá sau:
Tổng số trẻ được cân đo
Theo dõi sức khỏe trẻ
Cân nặng
Chiều cao
Kênh BT
Kênh SDD
Kênh BT
Kênh SDD
Số trẻ
Tỷ lệ%
Số trẻ
Tỷ lệ%
Số trẻ
Tỷ lệ%
Số trẻ
Tỷ lệ%
230
212
92
18
8
212
92
18
8
 Từ thực trạng trên tôi nhận thấy tỷ lệ trẻ đạt kênh A cân nặng, chiều cao chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra. Chính vì thế tôi đưa ra một số giải pháp để giải quyết vấn đề để giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng tới mức thấp nhất. Đem lại hiệu quả cao trong công tác nuôi dưỡng 
2.3. Các giải pháp 
2.3.1. Công tác tham mưu: 
- Với UBND Thị Xã Bỉm Sơn
Tôi đã có kế hoạch, làm tờ trình tham mưu trực tiếp với Phòng Tài chính về việc nhà trường thuộc địa phương vùng khó khăn nên cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu phục tốt cho công tác nuôi dưỡng. Vì thế mà nhà trường đã nhận được sự quan tâm hỗ trợ kinh phí mua thêm được hệ thống Máy lọc nước, Tủ cơm ga, Tủ lạnh, Bếp ga công nghiệp đảm bảo phục vụ cho công tác nuôi dưỡng, giảm bớt được phần nào công việc cho Tổ cấp dưỡng, giảm bớt được chất đốt độc hại như than, cải thiện được môi trường không khí trong lành, tốt cho mọi hoạt động của trẻ. Với sự quan tâm đó tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường rất phấn khởi là động lực cho các cô giáo làm việc với tinh thần trách nhiệm cao hơn nữa để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Ngoài việc tham mưu để hỗ trợ kinh phí, tôi còn tham mưu với Phòng giáo dục và đã quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ về công tác chuyên môn cũng như công tác nuôi dưỡng, giải quyết được những khó khăn của nhà trường như cung cấp thêm tài liệu và bồi dưỡng, bổ sung thêm kiến thức về công tác nuôi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, nhân viên, giúp cho chúng tôi vững tin làm tốt công tác nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục cho trẻ.
- Với chính quyền địa phương xã Hà Lan: Việc đảm bảo cơ sở vật chất là nhiệm vụ của chính quyền. Tuy nhiên dù đã quan tâm nhưng do địa phương khó khăn, không thể đáp ứng hết yêu cầu. Tôi đã có kế hoạch tham mưu từng bước để dần tháo gỡ khó khăn. Bước đầu UBND xã đã tạo điều kiện bổ sung thêm đồ dùng phục vụ cho công tác bán trú như giường ngủ, quạt, cải tạo lại hệ thống đường nướcGiúp cho nhà trường chúng tôi đảm bảo điều kiện trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Sự quan tâm và động viên của chính quyền địa phương là động lực cho chúng tôi phấn đấu hơn trong công tác.
- Bên cạnh đó tôi còn mạnh dạn liên hệ với Doanh nghiệp đã hỗ trợ thêm nhiên liệu nấu như củi, giảm bớt được chi phí khâu chất đốt trong quá trình chế biến thức ăn ( Như nấu cháo, đồ xôi, nấu nước..). Tận dụng được nguồn chất đốt cho nên kinh phí dư ra và tôi đã chỉ đạo bổ sung thêm lượng thức ăn vào các bữa ăn hàng ngày cho các cháu.
Như vậy bằng các giải pháp tôi đã sửa dụng để giải quyết vấn đề năng cao chất lượng nuôi dưỡng cho trẻ tại trường mầm non Hà Lan. Sau một thời gian chỉ đạo kết quả đã đem lại rất khả quan. Sức khỏe các cháu được nâng lên rõ rệt đội ngũ giáo viên phấn khởi, phụ huynh hài lòng và bản thân tôi cũng lấy đó làm động lực để nâng cao chất lượng các hoạt động tiếp theo trong nhà trường. 
2.3.2. Làm tốt công tác quản lý chỉ đạo về vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường. 
	Trước tình hình thực tế hiện nay, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề nổi cộm, thực phẩm bẩn, nhiều hóa chất luôn được bán trôi nổi trên thị trường. Chính vì thế mà giải pháp đầu tiên tôi lựa chọn là phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm mới đưa vào sử dụng trong bữa ăn hàng ngày cho các cháu.
Tôi lên kế hoạch chỉ đạo, kết hợp trực tiếp với bộ phận cấp dưỡng của nhà trường, lựa chọn các loại thực phẩm rõ nguồn gốc xuất sứ, đảm bảo chất dinh dưỡng, tươi ,ngon. Không sử dụng chất bảo quản, không hóa chất.Tìm nguồn thực phẩm sẵn có của địa phương như: Sử dụng thực phẩm gia cầm Thịt vịt, Thịt gà, Trứng vịt từ trang trại của hộ nông dân được cấp giấy phép chăn nuôi đảm bảo ngay địa bàn gần trường, nguồn thịt lợn, rau sạch, gạo chúng tôi cũng sử dụng từ nguồn sẵn có của địa phương. Sau khi đã lựa chọn được các địa điểm cung cấp thực phẩm tôi tiến hành ký cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm giữa người cung cấp thực phẩm với nhà trường. Ký giao nhận thực phẩm hàng ngày rõ ràng
	Để kiệm nghiệm vấn đề chất lượng thực phẩm, tôi thường xuyên theo dõi thực phẩm nhập trong ngày, thức ăn của từng bữa ăn sau khi chế biến để đánh giá chất lượng của thức ăn, mùi vị phải thơm ngon, trẻ ăn ngon miệng , ăn hết xuất không và lắng nghe ý kiến phản hồi của các cô giáo trực tiếp chăm sóc bữa ăn cho các cháu. Để từ đó có những điều chỉnh phù hợp cho bữa ăn ngày càng có chất lượng cao hơn. 
	Ngoài công việc trên tôi còn chỉ đạo cho Tổ cấp dưỡng luôn luôn lưu mẫu tất cả các thực phẩm trong ngày ở tủ lạnh trong 24h đồng hồ để theo dõi, tránh sự bất trắc không mong muốn sảy ra đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các cháu. Bếp ăn đảm bảo tiêu chuẩn bếp một chiều, Thực hiện đúng theo quy trình chế biến thức ăn, từ thực phẩm sống qua sơ chế, chế biến thành các món thức ăn chín. Khu vực bếp và dụng cụ chế biến thức ăn luôn được vệ sinh sạch sẽ theo lịch trình cụ thể từng ngày, từng tuần và được kiểm tra thường xuyên.
 (Khu nhà bếp một chiều của nhà trường)
2.3.3. Chỉ đạo Xây dựng thực đơn và tính khẩu phần ăn:
Khi tôi mới tiếp nhận công tác tại trường, việc tôi quan tâm là chế độ ăn của các cháu, sau một tuần tôi làm quen và kiểm tra thì thực trạng chung cho thấy là các cháu không hào hứng trong bữa ăn, trẻ ăn chậm, ngồi uể oải, thời gian ăn lâu, các cô phải thường xuyên nhắc nhở, thậm chí có nhiều chaú 5 tuổi mà vẫn phải cô đút cho ăn. Tôi nhận thấy chất lượng bữa ăn chưa cao, các cháu ăn không ngon miệng, chán ăn. Từ đó tôi tiến hành kiểm tra thực đơn trong ngày, trong tuần. Một vấn đề cho thấy đó là thực phẩm và món ăn được lập lại nhiều lần trong tuần ( Ví dụ như: Thịt lợn được sử dụng nhiều, món canh ngao nấu nhiều bữa trong tuần, thực phẩm và cách chế biến chưa phong phú, đa dạng. Bữa phụ chiều cũng chưa được cải thiện nhiều)
Từ thực trạng trên tôi đã chỉ đạo ngay việc thay đổi xây dựng thực đơn trong ngày, trong tuần để có được khẩu phần ăn cân đối, các món ăn đa dạng, hấp dẫn, chế biến phối hợp với nhiều loại thực phong phú, phù hợp với trẻ và đảm bảo năng lượng theo lứa tuổi, đảm bảo đầy đủ 4 nhóm thực phẩm. Nhằm cung cấp nhu cầu các chất dinh dưỡng cần thiết, giúp cơ thể trẻ khỏe mạnh , phòng tránh được bệnh tật.
 	Chỉ đạo xây dựng thực đơn và khẩu phần ăn, tôi dựa vào các yếu tố sau:
-Thực phẩm lựa chọn phải đảm bảo chất lượng và phù hợp với trẻ 
Đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng theo nhu cầu cơ thể
Các chất dinh dưỡng phải theo tỷ lệ cân đối và thích hợp (cân đối giữa các chất đạm, chất béo, chất vitamin và muối khoáng, chất tinh bột đường, giữa thức ăn nguồn gốc động vật và thực vật)
Cụ thể thực đơn tôi đã chỉ đạo xây dựng như sau:
Thứ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Bữa chính
Cơm tẻ,
Thịt kho tàu,
Canh cua rau
Cơm tẻ,
Ruốc cá thu
Canh bí xanh nấu xương
Cơm tẻ
Tôm biển rim thịt
Canh tôm rau
Cơm tẻ
Thịt bò sốt cà chua
Canh bí đỏ nấu xương
Cơm tẻ
Trứng đúc thịt
Canh cà chua trứng
Bữa phụ
Cháo vịt
Quả
Miến thịt
Quả
Xôi đậu(gấc)
Sữa đậu nành
Cháo lươn
Quả
Sữa Hà Lan
Bánh mỳ bơ
- Để xây dựng được thực đơn và khẩu phần ăn tôi đã bám sát và căn cứ theo Thông tư số 28 của Bộ GD&ĐT ngày 30/12/2016 (Thông tư sửa đổi một số nội dung của chương trình GDMN ban hành kèm theo thông tư só 17/2009 của Bộ GD&ĐT đã đưa ra thông số định mức của định lượng kcal trong ngày của trẻ ở trường mầm non là: Đôí với trẻ nhà trẻ phải đảm bảo từ 600 – 651 Kcal chiếm 60 – 70% nhu cầu năng lượng trong ngày. Đối với trẻ mẫu giáo phải đảm bảo từ 665 - 676 kcal chiếm 50-55% nhu cầu năng lượng của một ngày. 
2.3.4 Bồi dưỡng nâng cao công tác nuôi dưỡng cho đội ngũ giáo viên và tổ cấp dưỡng.
- Tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên, nhân viên tham gia, tập huấn đầy đủ các chuyên đề dinh dưỡng do nghành cũng như của Phòng giáo dục tổ chức.
- Lên kế hoạch để tổ chức các buổi sinh hoạt ngoài giờ để đúc rút kinh nghiệm về công tác nuôi dưỡng, đề ra những công việc cụ thể có hiệu quả hơn để tiến hành ngay cho những ngày và tuần tiếp theo. 
- Chỉ đạo Thực hiện tốt 10 lời khuyên vàng của tổ chức Y tế Thế giới về vệ sinh an toàn thực phẩm, Dinh dưỡng sức khoẻ trẻ em.
- Tập huấn cho đội ngũ cô nuôi cách chế biến các món ăn phù hợp với trẻ, đảm bảo dinh dưỡng đảm bảo khẩu phần ăn, đảm bảo vệ sinh cho trẻ, giúp trẻ ăn ngon miệng.
- Thường xuyên đến từng nhóm lớp dự giờ, kiểm tra, công tác tổ chức bữa ăn, cách chăm sóc cho cháu ăn để có những chỉ đạo kịp thời. 
- Chỉ đạo cho đội ngũ giáo viên luôn trau dồi, bồi dưỡng nghiệp vụ, nắm vững kiến thức, hình thức tổ chức cho trẻ ăn, ngủ đúng giờ giấc, khoa học, phù hợp với đặc điểm của từng lứa tuổi. Ân cần âu yếm trẻ, biết được đặc tính của từng trẻ để có cách chăm sóc trẻ chu đáo. Động viên trẻ ăn hết xuất, thực hiện đúng lịch sinh hoạt của trẻ một ngày ở trường mầm non. Nếu phát hiện thấy trẻ có biểu hiện chán ăn, mệt mỏi giáo viên cần phải tìm hiểu nguyên nhân ngay và có những hình thức chăm sóc cho cháu riêng. Song song việc quan tâm cho trẻ ăn, ngủ thì việc vệ sinh cho trẻ cũng cần phải hết sức trú trọng. Một đứa trẻ khỏe mạnh không chỉ được ăn, uống đầy đủ, ngủ đủ giấc mà phải được vệ sinh tốt. Tôi thường xuyên sát sao chỉ đạo, nhắc nhở, góp ý cho đội ngũ giáo viên làm tốt công tác này.
- Vệ sinh khu vực bếp ăn hàng ngày. Vệ sinh dụng cụ chế biến sau mỗi khi thực hiện khâu chế biến thực phẩm, luôn luôn đảm bảo vệ sinh an toàn.
- Sử lý chất thải bỏ theo đúng qu